Monday, May 29, 2006

Mỹ từng muốn thử nghiệm một nhà tù "đùa" ở Stanford, để nghiên cứu hành vi của con người. Dự định những người tham gia sẽ thử ở trong tù 2 tuần để nghiên cứu, nhưng sự thật là cực thí nghiệm này chỉ diễn ra trong vòng chỉ 1 tuần là phải kết thúc vì nhà tù này đã thực sự trở thành 1 cái nhà tù thật!

Kể cũng ghê rợn phết.

Như vậy, hóa ra là đối với những kẻ bị coi là thú vật thì nó sẽ thực sự trở thành thú vật, những người bị coi là tội nhân thì sẽ thành tội nhân!

Trích:
http://www.damninteresting.com/?p=443

In 1963, a study about prisons was funded by the U.S. Navy to try to better understand problems in the Marine Corps.' prisons. The study was run by a group of researchers at Stanford, led by psychologist Philip G. Zimbardo. The idea was to create a controlled environment in the Stanford halls to simulate a prison. There would be participants recruited to play both the prisoners and the guards, and the experiment would last for two weeks.

No one thought the experiment would have any big problems - the participants were just playing a short game of prison. Yet in less than a week the prisoners were becoming psychologically disturbed, and the guards disturbingly sadistic. There were riots, hunger strikes, and abusive treatment - all in the mock-up jail cells created in the halls of the Stanford psychology department. The study had to be canceled early, leaving one critical question - how could a fake prison situation become real so quickly?

The problem couldn't have been the characteristics of the participants. The original twenty-four volunteers were picked for their stability of mind, out of a group of seventy. Also, the pick between the prisoners and prison guards was made at random via coin tosses. Thus, there was no bias when it came to the players.

Zimbardo did attempt to make the prison more real with some degrading tactics to simulate a real prison. Each prisoner was given a number that was their identification for duration of the experiment. As for clothing, a prisoner only got one ill-fitted Muslin smock, an uncomfortable pair of rubber thong sandals, and a nylon pantyhose cap (which was put over the head, as though they had a shaved their hair off). If that wasn't bad enough, each had a chain on their foot, its constant clinking specifically to remind them that they were not free.

The guards were made to be quite intimidating - they went to a military surplus to get their khaki outfits and wooden batons. Also, they each wore large, reflective glasses. This was not in order to look cool, but to prevent eye contact with the prisoners.

On the chosen start date, the prisoners were arrested for armed robbery and taken from their homes by the actual Palo Alto police, who cooperated with the project. Their arrival at the pseudo-jail was as nasty as in any prison - they were stripped naked and deloused, then given their uniforms and numbers. And so the simulation began.

The first day of the experiment was relatively peaceful. Then, on the second day, the prisoners got feisty and attempted a rebellion. They took off their stocking caps and numbers, as well as barricading their cells with their beds. The guards took this threat seriously, calling in reinforcements to solve the problem. In the end, they used fire extinguishers to blast the prisoners away from the doors, then rushed in, stripped them naked, and sent the ringleaders into solitary confinement.

To further break the rebellion they used some mind games on the remaining prisoners; some were put in "good" cells where they were treated nicely, where the rest were put into “bad” cells where they were mistreated. After half a day, some of the prisoners were switched, thoroughly confusing the prisoners. Had someone ratted on another? Were there informers in their midst? Further rebellions were crushed.

This was only the beginning of the problems, though. The guards became abusive in response to the prisoners' rebellion. Regular head counts were made into hour-long ordeals with torment and forced physical exercise. Bathroom usage became a right, and was often denied at night. Instead, prisoners had to do their thing into buckets in their cells, which the guards sometimes refused to throw out. The allowance of food became a tool for the guards. Prisoners were forced into humiliating and degrading circumstances, through nudity and forced acts. Guards would become more abusive during the night as well, when they thought the cameras were turned off.

This environment got to be too much for some of the participants. Within two days, one prisoner began to have an emotional breakdown. However, at this point the guards started taking their roles very seriously - they thought he was trying to get out of his time by acting crazy. The participant soon became convinced that there was no escape from the study and went into a rage, an action that was finally enough to prompt his release from the study. He was not the only one who was released from the study early, and many others who stayed suffered from uncontrollable crying and disorganized thought.

Tauntingly, there were offers made to the prisoners to go on early parole. When asked if they'd sacrifice their payment in the study to get out early, most said yes. However, all paroles were rejected. Even though they had no incentive to continue in the study, they went with it anyways - as though they were really stuck in prison. Not that the guards would have let them free– as time went on the guards became more involved with their end of the study as well.

There were a few more rebellions from individual prisoners, but nothing so organized as the initial riot. One participant that entered the study later, as a stand-by prisoner, quickly started a hunger strike upon hearing the terrible conditions in the prison. He was thrown in solitary confinement for hours. At the same time, the other prisoners were offered an opportunity to get him out - if they sacrificed their own blankets. A rather crude tactic, but it caused the others to turn against this lone rebel (and stay warm at night). The prisoner was eventually taken out of solitary confinement by Zimbardo himself, since the rule was that no prisoner spend more than one hour in solitary.

There were many more abuses, as each day the guards became more controlling and the prisoners more disturbed. Despite all of this, visitors to the study did not seem to see any serious problems with the experiment. One day the friends and family of the prisoners were invited to visit them. Though a few made small protests to the participants' treatment, no one insisted upon the end of the study. Later, a chaplain came to visit with each of the prisoners, and he also voiced no objections.

However, in the end the experiment was canceled when a woman named Christina Maslach came to visit the Stanford prison. After seeing the crazy state that the prison had fallen into, she was outraged at the terrible conditions of the whole situation. Photo courtesy Philip G. Zimbardo
Of the fifty people who had visited the "prison," she was the first to object to its morality. This argument was enough for Zimbardo to end the study early, after only six days of the prison. Of course, her concerns might have carried more weight due to the fact that she and Zimbardo were dating at the time.

The researchers' overall conclusion in the study was that people fit their roles to institutions surprisingly well, despite their individual differences. That is, their situation dictated how they acted, rather than their own dispositions. However, this study has been highly criticized due to its unethical nature as well as its generally unscientific nature (can you imagine tracking all the variables?)

Still, it's undeniable that there's something more to the human mind than we think if such normal, stable people can become so degraded or monstrous in only a week's time. The prisoners, normal before the study, were quickly trapped in their own real prison. The guards were vigilant and kept the prisoners from escaping, despite their disturbed states. And thus a controlled scientific simulation quickly deteriorated into reality.
__________________
Thời thế tạo anh hùng ???
Đối với người Việt Nam, mệnh đề "Thời thế tạo anh hùng" dường như đã thuộc về một chân lý không cần phải bàn cãi.

Vừa nhận được tin thằng bạn học chung phổ thông mới thăng chức, người ta sẽ nói "Thằng ấy trông thế mà xuân! Đúng là thời thế tạo anh hùng!" Và nếu như được hỏi "Tại sao bác lại bảo thằng ấy nó xuân?", lập tức câu trả lời sẽ là một đoạn hồi ký dài ba tập "Nhớ lại và suy nghĩ" kiểu như "À, tôi lạ gì nó. Ngày xưa ở lớp tôi nó là thằng học dốt nhất lớp. Nó toàn chép bài của tôi chứ đâu."

"Thằng ấy học dốt nhất lớp", "con ấy ngày xưa toàn quay bài", "trình bố con nhà nó tớ còn lạ"... Vô hình trung, thành tích thời phổ thông trở thành một tiêu chí quan trọng nhất, thậm chí với nhiều người là duy nhất, để đánh giá tài năng một con người. Tại sao nói dân Việt Nam thông minh? Vì chúng ta có một đội tuyển chuyên toán hùng mạnh. Tại sao nói cờ vua Việt Nam mạnh? Vì chúng ta có Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Và nếu vì một lý do gì đó những học sinh đạt giải toán quốc tế xưa không thành những nhà toán học lẫy lừng thế giới, vì lý do gì đó mà Nguyễn Ngọc Trường Sơn không thành Karparov, thì người ta sẽ bảo "Chẳng qua họ không gặp thời!"

Đặt câu hỏi ngược một chút: Tại sao thời thế lại chỉ ưu ái cho những anh hùng, còn những "anh hùng hụt" thì chẳng bao giờ gặp? Tại sao có những con người luôn thành công, trong khi người khác gặp toàn thất bại? Tại sao Stephen Hawking có thể đạt những thành tựu hoành tráng mặc dù ông bị bại liệt? Nếu nhìn nhận yếu tố thời thế thì ta phải nói rằng ông đã gặp may khi sinh ở nước Anh, được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông sinh ở Việt Nam. Chẳng khó khăn lắm người ta có thể hình dung ra ngay một tương lai vót tăm tre đang chờ ông, và có lẽ ông sẽ là đối tượng để bạn Tiểu Ninh Tử của chúng ta dành cho sự quan tâm đặc biệt. Và như thế lại nảy sinh ra một câu hỏi khác "Tại sao rất nhiều học sinh chuyên toán của chúng ta, mặc dù được ra nước ngoài, hưởng thụ một nền giáo dục đại học tiên tiến, vẫn chỉ là những nhà khoa học làng nhàng và hầu như vô danh trong giới của họ?"

Nếu mở rộng vấn đề ra đến tầm một dân tộc thì người ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng lịch sử Việt Nam chưa bao giờ là lịch sử của những người may mắn. Chúng ta chưa bao giờ là một quốc gia hùng mạnh trong bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Đôi khi những người miền Nam vẫn tiếc nuối cái thời mà kinh tế Việt Nam cách đây 40 năm chẳng kém gì Hàn Quốc, vượt hẳn Thái Lan, và họ đặt giả thiết rằng nếu như đất nước không thống nhất, hẳn miền Nam Việt Nam bây giờ sẽ là một bản sao của Hàn Quốc. Nhưng vấn đề là tại sao họ không tưởng tượng ra một miền Nam Việt Nam là bản sao của Philipins bởi cách đây 40 năm kinh tế Phi thậm chí còn hơn cả kinh tế Hàn? Điều này quả là hài hước bởi dường như tư duy của một dân tộc, cụ thể ở đây là dân tộc Việt Nam, có một cái gì đó tuyến tính một cách cực đoan giống hệt tư duy của chị Vìu. Một đứa trẻ từ bé thông minh, lớn lên ắt nó sẽ thông minh. Một dân tộc ngày xưa đã từng hùng mạnh sẽ mãi mãi hùng mạnh. Tất nhiên nếu điều đó không xảy ra thì nó thuộc về ý muốn của Thượng đế chứ không phải là hệ quả của những nỗ lực.

Nhìn vào ba quốc gia bị chia cắt ý thức hệ: Việt Nam, Hàn Quốc và Đức, chẳng khó khăn gì người ta không nhận ra rằng, dù đứng trong bất kỳ hệ thống nào, tư bản hay xã hội chủ nghĩa, người Hàn và người Đức luôn là những người đứng đầu. So với các nước trong hệ thống XHCN thời kỳ Liên Xô cũ, CHDC Đức và CHDCND Triều Tiên chưa bao giờ phải đứng cuối bảng như Việt Nam, Lào hay Campuchia. Phải chăng yếu tố may rủi cũng tác động lên một dân tộc giống hệt như cái cách mà nó ảnh hưởng đến từng cá nhân? Nghĩa là người Hàn và người Đức dù theo bất kỳ thể chế nào cũng sẽ gặp nhiều may mắn hơn người Việt hay người Miên.

Trong lý thuyết xác suất và thống kê, khi số phép thử tăng đến một giới hạn nhất định nào đó thì yếu tố ngẫu nhiên (tức là yếu tố may mắn) không còn ảnh hưởng đáng kể nữa. Hãy tưởng tượng hai người, một người cực kỳ may mắn, một người cực kỳ đen đủi, cùng chơi xúc sắc, một trò chơi hoàn toàn ngẫu nhiên, những phẩm chất cá nhân hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến kết quả. Trong thời gian đầu, có thể là một tuần hay một tháng, ưu thế sẽ nghiêng về người may mắn nhưng nếu trò chơi kéo dài đủ lâu, có thể là 1 năm hoặc 10 năm thì chắc chắn kết quả sẽ là hòa.

Và câu hỏi đặt ra là liệu giới hạn của số phép thử có lớn hơn dân số của một dân tộc không hay nói cách khác thời gian để hai người chơi xúc sắc có kết quả hòa liệu có dài hơn chặng đường mà lịch sử đã đi qua không?

Nếu câu trả lời là không, thì có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đi đến kết luận rằng "chỉ có anh hùng tạo ra anh hùng, thời thế chẳng tạo ra cái gì hết."


-------------------------------
"Thời thế tạo anh hùng" vốn là không đề cập đến yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, mà chính là cơ hội thuận tiện, hoàn cảnh phù hợp để một anh hùng thể hiện những bản chất anh hùng vốn có trong máu nhưng không thể thi thố được trong hoàn cảnh bình thường.

"Thời thế tạo anh hùng" cũng không nhắm vào loại mèo mù vớ cá rán, nột nho kim bảng quải danh thì, mà cốt chỉ những người chứa đầy các tố chất anh hùng, chưa gặp thời nên chưa thi thố được mà thôi.
-------------------------------
"Thời thế" và "anh hùng", bất kể là "thời thế tạo anh hùng" hay "anh hùng tạo thời thế" hay "anh hùng tạo anh hùng", rốt lại đều chỉ/ám chỉ tới điều kiện cần và đủ để những cá nhân xuất sắc tận dụng hoàn cảnh làm thay đổi lịch sử. Và cái sự xuất sắc này không phải là tố chất liên quan đến toàn thể đám đông, cái chiếm 99,9999% dân tộc, mà chỉ liên quan đến cái 0,0001% còn lại. Napoleon đã từng nói đại ý rằng quần chúng là những con số không (0) vô nghĩa, bao giờ cũng cần có số 1 đứng đầu. Một dân tộc vươn lên và phát triển như thế nào sau tai họa liên quan chặt chẽ đến tố chất cá nhân của người lãnh vai trò con số 1 ấy để đứng đầu dân tộc trong thời điểm đó. Mục đích của người lãnh đạo đặt ra là gì? Ý chí của người lãnh đạo áp đặt lên toàn dân để đạt được mục đích đó như thế nào? Những cái đó sẽ tạo ra một cái gọi là organization culture, và chính cái culture này sẽ đưa toàn thể đất nước phát triển theo hướng này hoặc hướng khác.
-------------------------------
1. Thời thế tạo Anh hùng.

2. Anh hùng kiệt xuất tạo nên thời thế.

3. Ai đem thành bại luận Anh hùng?
Nếu giả sử cụ Hồ Chí Minh có không thành công trong việc giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ thì cụ Hồ Chí Minh cũng vẫn là Anh hùng. Điều đó không phải bàn cãi. Cụ Hoàng Hoa Thám dấy binh thất bại, cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, bản thân ông bị bêu đầu giữa chợ. Nhưng, cụ Hoàng Hoa Thám vẫn là Anh hùng. Ai dám bảo ông không phải Anh hùng?

4. Bàn thêm về đạo làm Vua (tướng).
Một vị Vua (tướng) tài là người biết dùng những người tài.
Một vị Vua (tướng) kiệt suất là người biết dùng cả những người không có tài.

Một vị tướng tài sẽ biết tri bỉ tri kỷ để đạt tới khát vọng bách chiến bách thắng. Một vị tướng kiệt suất sẽ biết rằng dù có tri bỉ tri kỷ cũng không thể bách chiến bách thắng. Ông ta càng giỏi bao nhiêu, ông ta càng biết rõ rằng, trước khi ra trận, không bao giờ có thể nắm chắc 100% chiến thắng.
-------------------------------

Lâu nay lo dài mài kinh sử nên chỉ log in dạng "khách" để xem các bác bàn tán, đúng là TL mình không hổ danh "trí tuệ, hào hoa, dâm đãng"...
-Luận về cái topic này, em thấy nó bùng bùng, loằng ngoằng...cái việc thời thời thế tạo anh hùng...anh anh hùng tạo thời thế...
Theo ngu ý của em, ta phải minh định trước:
-Thế nào là anh hùng? anh hùng ở mức độ nào...cái này coi vậy cũng khó, có những anh hùng do bản chất danh hùng, hành động anh hùng, nhưng cũng có anh hùng vì "điếc không sợ súng" cứ xông lên và may mắn thành anh hùng...phải làm thế nào mới đạt chuẩn "anh hùng"...anh hùng của làng xã, tỉnh huyện, đất nước hay thế giới?
-Anh hùng giống như các anh hùng được phong ở nước ta?
-Anh hùng giống như các vị tiền bối Phan Bội Châu, Nguyễn Tri Phương...?
-Anh hùng có tầm ảnh hưởng nước khác như Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh?
-Anh hùng làm điên đảo nước khác và thế giới như Thành Cát? Hít-le? Napoleon?...

Nên anh hùng cũng có nhiều cấp độ, giống như Giáo sư hay Tiến sĩ là được đánh giá là cao siêu, nhưng trên thế giới và cả VN mình lượng GS và TS "đông như quân Nguyên" nhưng đâu phải là anh nào cũng phát minh phát sáng đâu...có nhiều anh còn lẩm ca lẩm cẩm, hâm hâm nữa mới chết chứ...trong khi đó nhiều anh lớp 4 lớp 3 lại phát minh đì đùng (giống như anh trai Anh-x-tanh của em vậy)...

-Anh hùng kiệt xuất có thể "xoay chuyển càn khôn", nghĩa là ai cũng nghĩ là "không" nhưng thực tế là "có" giống như mấy bác Hưng Đạo Vương, Hồ Chủ Tịch, Napoleon..và bên nước anh Khựa cũng có đồng chí Mao...nắm trong tay và mặc sức điều khiển một loạt "anh hùng con", ngay Đặng Tiểu Bình cũng bị xoay như chong chóng...3 lần lên voi xuống chó, Mao biết Đặng rất giỏi và sẽ thay Mao quản lý đất nước, phát triển đất nước, TQ không thể thiếu Đặng, nhưng Đặng không thể thể hiện cái giỏi khi Mao còn sống...chính vì vậy Mao không giết Đặng mà còn cứu Đặng khỏi kẻ cuồng sát Lâm Bưu (trong khi đó giết gần hết những người khác)...và Đặng thực sự chói sáng sau khi Mao tạch vào năm 1976, Mao còn cho "đảo chính trong tầm kiểm soát để làm suy yếu sức bầy hổ con"...(mịa..em hơi lan man tí).
-Anh hủng vừa vừa (em tạm gọi thế) phải nhờ vào thời thế, phải có thời và phải có thế nhưng cũng không thể phủ định sự phấn đấu của bản thân họ được, như chúng ta thấy nhiều "công chúa, hoàng tử" tất nhiên là ưu việt về thế nhưng không có thời lẫn không có sự nỗ lực bản thân nên không thể thành anh hùng.

-Thông thường, em vẫn nghiêng về quan điểm phải dung hòa các mặt "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" mới dẫn đến thành công...nên những người chớp được cơ hội, nhận thức được cơ hội, tận dụng được cơ hội thì sẽ thành công...vấn đề lại đặt ra ở đây là làm sao để có cơ hội? lào sao biết đó là cơ hội? làm sao tận dụng được cơ hội? nếu không có một sự "tích lũy cơ bản" về "nội công" thì cũng không làm nên trò trống gì cả.
-Những người có tài lại sẵn điều kiện (như "học trường Ha-vợt, bố vào TW, mẹ làm thứ trưởng" như bác gì đó nêu) tất nhiên là hơn hẳn người khác về thế..., chưa gì thì bác này đã có một vị trí cao cao để jump, nếu biết tận dụng thế của mình thì lợi thế hơn hẳn người khác, nhưng không có thời và không có sự nỗ lực bản thân cũng bằng cbn
-Những người có tài nhưng không có thế, sẽ phải cực hơn những người có thế, vì họ phải vất vả bươn trãi, vượt qua bao nhiêu dốc đá, gai góc, thú dữ.. để lên được cái thế để jump, những người này tất nhiên là thua hơn những người có thế (nếu 2 người cùng có gắng, mà thực tế thì anh có thế sẵn không cố gắng bằng anh không có thế sẵn), nên khi ra thực tiễn, đụng những vấn đề phát sinh thì anh này giải quyết ưu việt hơn anh kia (VD khi 2 người củng làm quan)...
-Ở VN mình, thường hay xét ngày xưa...nó như thế này...tao hơn nó...để tự an ủi và ngụy biện thôi..sao không nói ngày xưa tao đi chăn trâu chung với Đinh Bộ Lĩnh, nó bị tao đánh chạy té khói...ngày xưa Anh-x-tanh học bê bối, nghịch ngợm bị đuổi học...mà không thấy được quá trình nỗ lực rèn luyện tích lũy "võ công" của người khác...chỉ thấy người ta đoạt huy chương vàng mà không thấy sự luyện tập của người ta...
-Cũng có những anh hùng đã không có thế lại không gặp thời...nên đành uất hận...
Thế phải thế
-------------------------------


Đoạn này đọc nghe quen quen, hồi trước đã có một topic bàn về một chủ đề tương tự. Theo ý kiến của em thì dân tộc nào cũng có thời của nó, không gặp thời thì giỏi giang mấy cũng chả làm gì được. Khi hết thời thì anh hùng mấy cũng ra đi thôi. Thử nhìn lại các nền văn minh từ thời cổ đại đến giờ: nền văn minh Ai Cập với gần 6000 năm lịch sử thể mà bây giờ Ai Cập ra sao? Văn minh Hy Lạp chói lọi đã từng sản sinh ra bao nhiêu nhân tài kiệt xuất trong suốt gần 1000 năm vậy mà từ gần hàng chục thế kỉ trở lại đây có thấy vĩ nhân Hy Lạp nào đáng kể không? Họ biến đi đâu cả rồi? (Em đã từng hỏi một chú Hy Lạp câu tương tự - chú ấy chỉ cười cười mà bảo bọn nó đi tắm nắng trên bãi biển hết rồi ). Nước Đức vĩ đại là thế, cống hiến biết bao nhiêu nhân tài cho thế giới. Tuy nhiên cũng chỉ khoảng 1000 năm trở lại đây người Đức mới bắt đầu sản sinh ra nhân tài chứ vào thời La Mã thì dân Đức chỉ là những bộ tộc man rợ. Ngay cả Hàn Quốc cũng chỉ được biết đến khoảng 20 năm gần đây chứ trong suốt cả chiều dài 5000 năm lịch sử (như người Hàn vẫn tự hào) thử hỏi dân tộc Triều Tiên đã bao giờ đóng vai trò quan trọng trên thế giới hay trong khu vực hay chưa? Dân tộc Nga trước thế kỷ 15 có giữ vai trò gì quan trọng hay không? Dân Nhật trước thế kỷ 18 vẫn bị dân TQ gọi khinh miệt là Oa khấu (giặc lùn) chứ vẻ vang gì? ......



Trích:
Nguyên văn bởi Phương Thảo
Và câu hỏi đặt ra là liệu giới hạn của số phép thử có lớn hơn dân số của một dân tộc không hay nói cách khác thời gian để hai người chơi xúc sắc có kết quả hòa liệu có dài hơn chặng đường mà lịch sử đã đi qua không?

Nếu câu trả lời là không, thì có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đi đến kết luận rằng "chỉ có anh hùng tạo ra anh hùng, thời thế chẳng tạo ra cái gì hết."


Theo ý kiến chủ quan của riêng em, muốn tạo ra anh hùng phải có cả hai yếu tố: bản sắc của anh hùng và thời thế. Nếu thiếu một trong hai cái là không đủ. Câu hỏi khó hơn ở đây là làm thế nào để nhận diện được bản sắc (chúng ta có hay không bản sắc ấy) và thời thế (liệu đã đến lúc hay chưa). Cái này có lẽ chỉ có thời gian trả lời được mà thôi.

Sunday, May 28, 2006

"Em cứ chửi anh háo sắc đi. Nhưng em thử tưởng tượng sau này gia đình vợ con vào, tất nhiên thời buổi này đứa nào chả phải gánh vác gia đình, nhưng làm thằng đàn ông mà không cày như trâu kiếm tiền nuôi vợ thì nhục x tả được. Mình đã quần quật cả ngày, về nhà lại bị vợ mồm năm miệng mười lăn xả vào như con mụ hàng tôm hàng cá thì cũng cáu thật. Đấy là anh ví dụ thế vì đời chẳng có gì đảm bảo bình yên mãi mãi, phỏng ạ. Nếu nó xinh một tí, anh có điên tiết cũng chỉ dám đánh nó bằng nửa cành hoa. Nhưng nếu hiện ra trước mình là khuôn mặt cấm cảu như chó cắn ma của một em ô mai sấu thì chẳng biết lúc đấy anh sẽ làm gì."

Có điều cưng ạ. Nói cho cùng, vẻ đẹp thần thái và khí phách ấy mà, nói thì chỉ nói vậy thôi, những giai mà em biết, không mấy ai đề cao vụ này cả. Có lẽ một phần vì những người phụ nữ mang vẻ đẹp như thế kiếm trên đầu ngón tay cũng hiếm. Xưa nay em ngưỡng mộ nhất là Tạ Đạo Uẩn - Ngụy Tấn, người phụ nữ được cùng xướng danh với Mạnh Hạo Nhiên - Thịnh Đường, công khai đàm luận Huyền học với danh sĩ đương thời, là người dạy dỗ Vương Hiến chi về phép biện luận, là một nhà thư pháp danh tiếng, đồng thời cũng là một mỹ nhân nhan sắc hơn người. Có lẽ là người duy nhất đạt tới cảnh giới về tinh thần, vốn được người ta gọi là "Phong thái danh sĩ dưới rừng trúc". Thế nhưng suốt chiều dài lịch sử VN, có thể tìm ra một người giống như như nàng???

Cũng có phụ nữ, tuy yếu thế về nhan sắc nhưng vẫn có khí độ khác thường, khiến người ta kính nể. Lý thị - vợ cả Hứa Sung là một người như thế. Người vợ lẽ lúc nào cũng tự hào về nhan sắc, một lần trang điểm lộng lẫy, mang theo rất nhiều kẻ hầu người hạ sang vấn an, định dùng vẻ ngoài của mình lấn án Lý thị. Không ngờ khi giáp mặt, bị khí chất cao quý của nàng ta áp đảo, tự mình phải hành lễ trước nàng ta.

Thế nhưng đến thời buổi này, nhìn ra xung quanh, Tấm với Cám sao mà nhiều thế.

Saturday, May 13, 2006

When I'm Sixty-Four
The Beatles

When I get older losing my hair,
Many years from now.
Will you still be sending me a valentine
Birthday greetings bottle of wine.
If I'd been out till quarter to three
Would you lock the door,
Will you still need me, will you still feed me,
When I'm sixty-four.
You'll be older too,
And if you say the word,
I could stay with you.
I could be handy, mending a fuse
When your lights have gone.
You can knit a sweater by the fireside
Sunday mornings go for a ride,
Doing the garden, digging the weeds,
Who could ask for more.
Will you still need me, will you still feed me,
When I'm sixty-four.
Every summer we can rent a cottage,
In the Isle of Wight, if it's not too dear
We shall scrimp and save
Grandchildren on your knee
Vera Chuck & Dave
Send me a postcard, drop me a line,
Stating point of view
Indicate precisely what you mean to say
Yours sincerely, wasting away
Give me your answer, fill in a form
Mine for evermore
Will you still need me, will you still feed me,
When I'm sixty-four.
-----------
Khi anh khú đế
lời chàng John

Khi anh già khú đế
Tóc lơ thơ một chùm
Em còn mê anh nữa?
Gửi thơ tình luôn luôn?
Rượu ngon mừng sinh nhật
Thiệp chúc vẽ bánh kem
Tất cả còn hay mất
Khi anh mắt lèm nhèm?

Anh có lỡ đi nhậu
Nể bạn nỡ lòng nào
Em có đành khóa chặt
cửa để anh khỏi vào?

Khi anh già khú đế
Em cũng đã nhăn nheo
Nếu em chịu nói thật
Anh sẵn sàng nghe theo

Anh sẵn sàng nghe theo
Làm thợ-linh-tinh tất
Sửa bóng đèn, ống nước
Cuốc vườn hay leo trèo
Em nấu anh ăn tất
Chẳng bao giờ eo sèo

Em trả lời anh rõ
Điền vào mẫu đơn này
Bao giờ anh khú đế
Lòng em có lung lay?

Sunday, May 07, 2006

Nước mình nghèo có phải do chúng ta hoang phí hay lười biếng ?



Nói nước mình nghèo là đúng rồi.
Nói chúng ta hoang phí cũng đúng, nhưng nói người Việt lười biếng thì chưa chắc.

Mọi sự bắt đầu từ thân phân nô lệ hơn ngàn năm của người Việt. Tư tưởng
"Mình luôn thấp kém - Việt Nam thì ăn nhằm gì - Thôi đừng bày đặt, hão huyền" đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi tầng lớp, để rồi kết quả là chúng ta không dám suy nghĩ, không có ý chí quyết thắng, không có những khát vọng lớn và không dám hành động. Chúng ta đang là nô lệ trong chính những suy nghĩ của mình.

Ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng thấy dễ dàng người VIỆT đang làm công, làm"đầu sai" cho người nước ngoài. Gặp bất cứ người nước ngoài da trắng nào, dân ta cũng đều có thái độ sợ hãi, kính trọng (Bởi đó là 1 đại diện cho những kẻ đã cai trị chúng ta cả trăm năm, là đại diện cho những nền kinh tế vĩ đại - nơi mà lương một ngày công của họ bằng cả tháng lương của người Việt ta).

Khi thấy một người Việt đi với một "ông tây" những người Việt khác sẽ ngay tức khắc xếp anh Việt Nam vào giai cấp nô lệ làm thuê, còn "ông tây" chắc chắn sẽ được đối đãi như một đấng bề trên. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khác thể hiện cái tư tưởng nô lệ của người dân mình.

Có ai trong chúng ta đã từng dám "nghĩ lớn"?

Khi được hỏi ước mơ lớn nhất của bạn là gì? hầu hết mọi người chỉ dám mơ ước về nhà lầu, xe hơi, tiền đầy tài khoản, hoặc trở thành ông kia bà nọ. Có bao nhiêu người dám đặt cho mình một khát vọng lớn có tầm cỡ quốc gia hoặc tầm quốc tế?

Chúng ta nghèo không phải vì không có tiền, mà nói đúng hơn là không có tri thức.
Khi không có tri thức - người dân không biết phải làm gì với cuộc đời và trở thành kẻ lệ thuộc xã hội, lệ thuộc vào tầng lớp cai trị. (Cần hiểu rằng trong thời đại ngày nay - Sự đối kháng giai cấp giữa TưBản với Vô sản đã chuyển sang sự đối kháng giữa Giai cấp cầm quyền với Tầng lớp bị cai trị)

Đã không biết bao lần nhà nước thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, các hộ nghèo đói được cấp tiền cấp . Nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói, bởi người dân ngu dốt không biết làm gì hơn là thụ động sống theo bản năng cơ bản. Ai làm gì thì mình làm nấy - thấy người khác nuôi tôm, mình cũng nuôi tôm, thấy người khác đi buôn, mình cũng bắt chước đi buôn. Tệ hơn nữa thì đem tiền trợ cấp ra sắm xe máy, mua tivi, đầu máy nghe nhạc, hoặc nhậu nhẹt.

Dân ta, đất nước ta được quản lý bởi những cán bộ phong trào. Bản thân họ cũng nghèo tri thức thì lấy gì mà họ chia sẻ lại cho người khác. Do tri thức không có, hàng trăm ngàn tỷ đồng đã bị đem tiêu xài hoang phí. Có bao nhiêu thiên quan chức sẵn sàng tham nhũng một chút mà bất chấp tới thiệt hại trị giá hàng ngàn lần lớn hơn cho nhà nước. Liệu đã có ai thống kê được hết con số thiệt hại và lãng phí hàng năm do các quan chức nghèo tri thức tạo ra trên đất nước Việt Nam.

Đất nước chúng ta đang rất nghèo, quá sức nghèo về những tri thức cần thiết để xây dựng và phát triển một xã hội hiện đại- mà những thứ này đang sẵn có ở khắp nơi trên thế giới.

Sống trong cuộc đời mà chỉ coi vật chất và các nhu cầu bản năng làm quan trọng. Chúng ta đang tiêu tốn thời gian và công sức của mình để tìm thêm một chút những giá trị vật chất phù phiếm, để rồi sau đó lại trăn trở không thỏa mãn với những gì mình kiếm được.

Cái mà chúng ta hoang phí ở đây chính là thời gian và sức người. Biết bao nhiêu người tài giỏi không được trọng dụng. Tất cả chỉ vì quan niệm "người lãnh đạo phải là Đảng viên". Chúng ta muốn có một xã hội trong sạch, nhưng làm sao để người công chức trong sạch khi mà mức lương bị cào bằng, chỉ đủ sống cầm hơi chưa tới nửa tháng. Tất cả điều này cũng lại bắt nguồn từ quan niệm cốt lõi của thể chế xã hội.

Nói về người Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đều khẳng định là người Việt ta rất cần cù, thông minh và chăm chỉ (chịu đựng). Nhưng bởi do thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo rằng mình nghèo nên phải bị lệ thuộc, mình chỉ là người bị trị - Do vậy, đại đa số chúng ta đều "không dám suy nghĩ, không dám ước mơ" để trở thành người nắm quyền cai trị chính cuộc đời của mình. Chúng ta đã và đang là nô lệ cho những suy nghĩ theo kiểu Khổng Giáo: Mình dốt thì mình phải chấp nhận làm tôi tớ cho đẳng cấp ở trên. Đa số chúng ta đang tiêu tốn thời gian để chờ đợi đấng bề nào đó trên rộng lượng hải hà ban phước lành cho cuộc đời tự chấp nhận làm nô lệ của mình.

Vậy đâu là giải pháp, là lối ra cho thân phận người Việt và cho dân tộc Việt??

Nắm bắt và truyền bá tri thức - Tự tin vào bản thân - Tự hào dám bước lên đầu những kẻ ngu dốt và dám trở thành người lãnh đạo không phải trong nước mà là trên trường quốc tế.

Thiển nghĩ : Tất cả mọi việc sẽ bắt đầu từ một hành động nhỏ: Hãy dám nghĩ và dám làm.
Trung Quốc: Khôi phục giá trị đạo Khổng để bảo vệ đất nước
01:29' 23/04/2006 (GMT+7)

“Bắc Kinh đang hy vọng việc khôi phục những giá trị của đạo Khổng sẽ làm giảm bớt những bất đồng có xu hướng ngày một tăng và khơi dậy lòng trung thành mới” - nhận định của tạp chí Newsweek. Đây có phải là cách để xây dựng một xã hội hài hoà nhằm giảm bớt mâu thuẫn trên con đường phát triển mau lẹ của Trung Quốc?

“Sự trở lại” của Khổng Tử

Từ được ưa chuộng tại Trung Quốc trong những ngày này là “hoà hợp”. Bất kể thính giả là người Trung Quốc hay người nước ngoài, người giàu hay người nghèo, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang truyền đi bức thông điệp: chẳng phải tất cả chúng ta đều có thể chung sống hoà thuận sao?

Sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2003, Hồ Cẩm Đào đã biến việc theo đuổi “xã hội hài hoà” thành "câu niệm chú" của riêng ông.

Đầu tháng 3/2006, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại quan điểm này trong phiên họp của Quốc hội Trung Quốc khi bàn về việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho người nghèo ở nông thôn - những người ngày càng bị bỏ lại đằng sau bởi sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh cũng tham gia bằng cách tuyên truyền cho bức thông điệp trên ở nước ngoài: “Dân tộc Trung Hoa luôn theo đuổi một cuộc sống hài hoà với các dân tộc khác, bất chấp những khác biệt.”

Tuy vậy, điều mà ít lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc công khai thừa nhận là bản chất trong khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào chính là sự quay trở về tư tưởng của con người nổi tiếng thời xa xưa: Khổng Tử.

Sau khoảng một thế kỷ phai nhạt trong chính trị ở Trung Quốc, Khổng Tử - người được cho là sống từ năm 551-479 trước Công nguyên - lại trở thành “mốt” ở đất nước này. Những giá trị của đạo Khổng như tinh thần đoàn kết, giá trị đạo đức, tôn trọng quyền lực, tầm quan trọng của các mối quan hệ tôn ti trật tự hiện đang được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tuyên truyền rùm beng chưa từng thấy.

Cách đây bốn thập kỷ, trong cuộc Cách mạng văn hoá, đạo Khổng đã bị gièm pha như trụ cột của chế độ phong kiến chuyên chế. Tuy vậy, tháng 9/2005, Chính phủ Trung Quốc đã kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử một cách trịnh trọng nhất kể từ năm 1949 với hàng nghìn người tham gia trong những bộ trang phục lộng lẫy. Trong số này có 100 học giả đang tham gia bàn bạc về việc làm thế nào để đạo Khổng có thể được vận dụng như một “nền tảng đạo đức” cho đất nước này.

Bản thân Hồ Cẩm Đào cũng chưa từng công khai tuyên bố rằng đạo Khổng sẽ lấp đầy khoảng trống về tư tưởng hiện nay của Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 2/2005, trong bài nói chuyện trước các cán bộ cao cấp về vấn đề liên kết xã hội sẽ giúp tránh khỏi “sự trì trệ kinh tế và biến động xã hội” như thế nào, Hồ Cẩm Đào đã nhắc đến tên nhà hiền triết này, chẳng hạn như “Khổng Tử nói rằng hoà hợp là điều cần phải gìn giữ “.

Vì sao?

Trước tiên phải kể đến những nguyên nhân từ trong nội tại. Cải cách thị trường, nền kinh tế quá nóng và một nền văn hoá bị ám ảnh bởi yêu cầu phải đi lên đã gây ra sự đố kỵ và bất mãn trong 1,3 tỷ dân Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc vẫn tồn tại những mâu thuẫn âm ỉ, đặc biệt là ở nông thôn, nơi người dân đang tỏ ra bất bình trước nạn tham nhũng, các chế độ quản lý đất đai và điều quan trọng nhất là thu nhập thấp.

Năm 2005, một cuộc điều tra cho thấy: có tới gần 3/4 số người được hỏi cho biết “tiền” là thứ họ mong muốn nhất. Giáo sư trường Đại học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đông, người tuyên bố mình thuộc dòng dõi con cháu nhà hiền triết cổ này, đã nêu ra những mâu thuẫn gay gắt: “Đó là sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, việc sa thải công nhân, việc ngày càng có thêm nhiều người dân công khai bộc lộ những nỗi bất bình của họ, tình hình an ninh xã hội xấu đi và nhiều mâu thuẫn khác.”

Như vậy, rõ ràng là Trung Quốc cần có một tư tưởng mới để hàn gắn những vết thương này. Suốt thời gian qua, "luật của lòng tham" đã thay thế chủ nghĩa tập thể và giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng một số chuyên gia cho rằng nó đang dần biến thành một hình thái chủ nghĩa tư bản rất nguy hiểm, bởi không chỉ mang tính chất TBCN, nó còn được phát triển dựa trên quan hệ thân quen.Điều đó khiến cho chủ nghĩa dân tộc trở thành chất keo duy nhất có thể kết dính đất nước Trung Quốc lại. Nhưng đó lại là con dao hai lưỡi.

Quả thực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại trước việc cuộc biểu tình chống Nhật và chống Mỹ đang bùng nổ và quyết liệt trong hơn nửa thập kỷ qua. Nó đẩy các mối quan hệ song phương với Tokyo vào tình trạng đóng băng nhanh chóng và với Washington vào một trạng thái cảnh giác dè chừng. Mặt khác, đạo Khổng không chỉ là phần tinh tuý dành cho người Trung Quốc mà còn mang tính hoà bình và không đe doạ các dân tộc khác. Theo giáo sư Khổng, người bắt đầu ủng hộ một “xã hội hài hoà” từ cách đây nhiều năm, thì đạo Khổng “nhấn mạnh ‘đại đồng’, với hy vọng tất cả mọi người trên thế giới sẽ trở thành thành viên trong một đại gia đình.

Học giả Khang Hiểu Quang, người nhiệt tình nhất trong việc đề xướng một nền giáo dục theo đạo Khổng của nước này, cho rằng: những giá trị của đạo Khổng cũng gần như câu trả lời cho một nền văn hoá mới đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Học giả này nhận xét: “Xã hội Trung Quốc ngày nay tồi tệ chưa từng thấy. Vấn đề đặt ra là không có chuẩn mực đạo đức nào có thể điều chỉnh được cách thức mà con người, đối tác kinh doanh, bạn bè và gia đình đối xử với nhau. Các mối quan hệ trở nên mơ hồ và chúng ta không có cách nào để đánh giá những gì tạo nên một cuộc sống hạnh phúc.”

Từng là cố vấn chính sách xã hội cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, Khang Hiểu Quang hy vọng nền giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh sẽ theo hướng Khổng học. Mọi việc chưa tiến xa được như vậy, nhưng Bộ Giáo dục Trung Quốc đã bật đèn xanh cho những đề nghị của Khang và đồng nghiệp của ông khi đồng ý cho các trường tổ chức khoá học (mỗi khoá 30 buổi) về văn hóa đạo Khổng truyền thống. Trên 5 triệu học sinh tiểu học hiện đang học về đạo Khổng. Ngoài ra, 18 trường đại học lớn ở nước này còn tổ chức các khoá học nghiên cứu triết lý của Khổng Tử, hoặc tổ chức các viện nghiên cứu Khổng Tử.

Tại Viện nghiên cứu đạo Khổng thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Hoa, các hoạt động tưởng nhớ đặc biệt được tổ chức trong hai năm qua mô tả việc trẻ em nước này đọc to tuyển tập đạo Khổng - một bộ tài liệu biên soạn gồm các bài thuyết giáo cơ bản của nhà triết học này. Giám đốc Viện nghiên cứu trên - Trương Lập Văn - nói: “Chúng tôi đã đẩy mạnh việc học đạo Khổng so với cách đây 10 năm, khi mà chỉ có một số ít người dám đề cập đến những nguyên lý của đạo Khổng.”

Về phần mình, Hồ Cẩm Đào và những người của ông hiện rõ ràng hy vọng rằng việc phục hồi đạo Khổng có thể giúp ngăn chặn những thách thức của dân chúng đối với quyền lực của chính phủ. Những thách thức này đang tăng nhanh đến mức các quan chức địa phương được cảnh báo rằng triển vọng thăng quan tiến chức của họ một phần tuỳ thuộc vào việc liệu họ có thể ngăn chặn được bạo động hay không. Đạo Khổng không chỉ đánh giá cao sự hài hoà xã hội, mà còn xác định rõ rằng các công dân cần phải tuân lệnh nhà vua nếu vị vua đó sử dụng cái gọi là quyền được Thượng đế trao cho một cách có đạo đức.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học California, ông Richard Baum nói: “Chính phủ nhận thấy rằng phương pháp trước đây là quá cứng nhắc, trong khi chính phủ dân chủ lại có khuynh hướng vô chính phủ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng rất bất ổn. Tư tưởng Khổng Tử về “sự uỷ thác của Thượng đế”, theo đó nhà vua cai trị với một quyền uy gần như tuyệt đối, quy định ông sẽ chăm nom cho dân chúng, hiện rất giống với khái niệm hiện đại về một chế độ chuyên quyền bao dung.”

Những tranh cãi

Có nhiều trớ trêu trong việc phục hồi đạo Khổng.

Dưới thời Mao Trạch Đông, đạo Khổng bị gièm pha bởi triết lý “Thượng đế là người sáng suốt nhất”. “Người cầm lái vĩ đại” thậm chí còn buộc tội rằng âm mưu ám sát kỳ cục của người kế nhiệm Lâm Bưu - người mà tự tay ông lựa chọn - được khích lệ bởi tư tưởng Khổng giáo. Nhà Hán học Bùi Mẫn Hân thuộc Tổ chức Carnegie vì hoà bình quốc tế nhận xét: “Trong các chiến dịch vận động chính trị chống Khổng Tử và chống Lâm, triết lý của Khổng Tử và nhân phẩm của ông đã hoàn toàn bị coi là rác rưởi.”

Vì một vài lý do tương tự mà Khổng Tử bị coi là từ ngữ "bẩn thỉu" dưới thời Mao, do đó không phải ai cũng hoan nghênh việc Khổng Tử lại được đánh giá cao, ví dụ những giá trị của đạo Khổng thường thiên về việc coi trọng đàn ông.

Nhà phê bình Hồ Tinh Đẩu, giảng viên Viện Kỹ thuật Bắc Kinh, cũng phàn nàn rằng: bằng việc nhấn mạnh đến cách hành xử đạo đức trong đời sống chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang né tránh việc giải quyết nguồn gốc có tính hệ thống dẫn đến tham nhũng và việc quản lý tồi tệ đang diễn ra những tác hại sâu sắc cho toàn dân tộc. Ông nói: “Người ta không thể sao chép hoàn toàn một hệ thống tín ngưỡng truyền thống trong kỷ nguyên hiện đại”. Vẫn theo ông Hồ Tinh Đẩu: “Đạo Khổng chú trọng nhất đến việc con người cần xử sự như thế nào, yêu cầu họ phải biết kiềm chế lòng ham muốn và tôn trọng tới mức cao quy tắc đạo đức. Đây là một điều không thực tế.”

Nhà Hán học người Mỹ Baum thừa nhận rằng việc say mê Khổng Tử hiện nay “là một sự thay thế yếu ớt cho cải cách thể chế thực sự… Mao thường có thói quen nhấn mạnh rằng người ta có thể thay đổi cả ý thức của họ thông qua việc tự phê bình, và hiện nay, các nhà chức trách cũng lại đang áp dụng việc này khi nói rằng giải pháp chống tham nhũng là giáo dục những con người có đạo đức. Nhưng đó chỉ là lớp vỏ bề ngoài.”

Việc Trung Quốc quay trở lại với quá khứ dường như không ăn nhập gì với những xã hội khác cũng chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Người Singapore không còn ca ngợi “những giá trị châu Á”, trong khi việc "đả phá Khổng Tử” đã trở thành mốt ở Hàn Quốc ngay từ đầu những năm 1999 với việc xuất bản cuốn sách nhan đề “Đất nước này sẽ sống nếu Khổng Tử chết.”

Nhưng những chỉ trích trên không ngăn cản được những người ủng hộ Khổng Tử nhiệt tình nhất. Một bức tượng cao 5 mét được dựng sừng sững giữa sân trường tiểu học Phủ Học ở Bắc Kinh. Được thành lập năm 1358 để làm một trường tôn giáo nhỏ cho học sinh học Kinh cổ, Phủ Học đã trở thành trường kiểu mẫu sau khi trường này đưa đạo Khổng vào giảng dạy trong các lớp học vào năm 2003.

Hiệu trưởng trường Phủ Học, Vương Hiểu Xuân, cho biết một cặp vợ chồng đã ghi tên xin học cho cậu con trai của họ sau khi họ hoảng hốt phát hiện ra rằng cậu bé không thể nhận ra được bức tượng của nhà hiền triết này. Trong một căn phòng phụ nhỏ bé có một bảo tàng mô tả chi tiết cuộc sống của Khổng Tử. Một bức tượng của nhà sư phạm này được trạm trổ bằng kính, với bộ râu lưa thưa được khắc hoạ sinh động, đang đứng chào đón khách khi họ bước ngang qua cửa.

Vai trò của Khổng Tử đối với hình ảnh của Trung Quốc

Khang Hiểu Quang có những ý tưởng lớn về việc tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng cuộc tranh luận diễn ra bên trong chính phủ không phải là về việc liệu có phục hồi thầy Khổng Tử hay không mà là tôn thờ những lời răn dạy của ông đến mức nào – như một phần của hệ thống giáo dục, một phần của tư tưởng chính trị hay như một tín ngưỡng của dân tộc.

Vung vẩy điếu thuốc lá quanh mình giống như vung vẩy chiếc gậy thần của pháp sư, vị học giả nghiện thuốc lá của Trung tâm nghiên cứu quốc tế Trung Quốc này gợi lên những hình ảnh đặc trưng của nhà hiền triết vĩ đại. Ông Khang nhận xét: “Tôi không hy vọng các nước khác sẽ chấp nhận Khổng Tử, nhưng nếu Trung Quốc và thế giới dùng lý luận của đạo Khổng làm cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế thì sẽ mang lại lợi ích cho mọi người, do tính đúng đắn về đạo đức sẽ vượt qua được tính tư lợi.” Ông gọi phần này là “sự trỗi dậy của quyền bá chủ văn hoá của Trung Quốc.”

Cách diễn đạt trên không phù hợp với các quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - những người dành hầu hết thời gian để tránh bất kỳ sự liên hệ nào với bá quyền dưới mọi hình thức. Quả thực, vấn đề liệu Trung Quốc có thể hy sinh quyền lợi riêng hẹp hòi của nước này vì lợi ích quốc tế không hiện vẫn đang là chủ đề nóng bỏng được các nhà phân tích theo dõi sự trỗi dậy của Trung Quốc thảo luận.

Tháng 9/2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick trong một bài phát biểu quan trọng về chính sách đã đặt câu hỏi: liệu Bắc Kinh đã sẵn sàng chưa trong việc đóng vai trò là một “cổ đông có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế? Ông cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ của một chiến lược “theo đường lối trọng thương” tìm cách giành giật các nguồn tài nguyên năng lượng toàn cầu và việc thiết lập các mối quan hệ thân thiện với các "chế độ tai tiếng".

Đề phần nào xoa dịu những nỗi lo ngại trên, hơn hai năm qua, Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã lặng lẽ thiết lập hàng loạt các trung tâm văn hoá Trung Quốc trên khắp thế giới nhằm thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung và cải thiện hình ảnh của Bắc Kinh ở nước ngoài, rất giống cái cách mà các viện Goethe đã làm cho Đức, hoặc các Hội đồng Anh đã làm cho Vương quốc Anh.

Một chương trình trị giá 10 tỷ USD được đưa ra nhằm thiết lập cái gọi là 100 Viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào năm 2010. Học viện đầu tiên đã được lập ở Hàn Quốc, và các học viện khác cũng được mở ở Mỹ, Canađa, CHLB Đức và Kenya. Để phục vụ nhu cầu quốc tế ngày càng tăng đối với việc học tiếng Trung Quốc, Chính phủ nước này hy vọng trong một thập kỷ sẽ có 200 trường xúc tiến giảng dạy tiếng Trung Quốc, nghệ thuật, âm nhạc và văn hoá Trung Quốc, bao gồm cả di sản của Khổng Tử.

Hình ảnh về Khổng Tử có thể làm giảm bớt phần nào những quan niệm trên thế giới cho rằng Trung Quốc là một đất nước tham lam và hung hăng. Baum cho rằng, để thay đổi cách nhìn đó, Trung Quốc sẽ đưa ra một vẻ ngoài theo đạo Khổng mềm mại hơn so với bộ mặt cứng rắn trước đây. Chế độ của Hồ Cẩm Đào rõ ràng đang hy vọng rằng sức hấp dẫn của lịch sử cũng như vẻ bề ngoài nhân từ của một nhà hiền triết cổ sẽ giúp Bắc Kinh giành thêm được bạn bè và gây tác động tới nhiều người trên thế giới.

Nhưng ngay cả khi Khổng Tử "đắt khách" ở nước ngoài thì một vấn đề lớn hơn được đặt ra là: liệu việc quay về với Khổng Tử có mang lại cho Trung Quốc một kết quả như mong đợi?

Thế Anh
Biên tập từ: Can the sage save China?
Tác giả: Benjamin Robertson & Melinda Liu
Nguồn: Newsweek, 20/03/2006.

Can the Sage Save China?
Beijing is hoping a return to Confucian values will help quell growing dissent, and inspire new loyalty.



By Benjamin Robertson and Melinda Liu
Newsweek International

March 20, 2006 issue - China's official buzzword these days is "harmony." Whether the audience is Chinese or foreign, rich or poor, Beijing's leaders are spreading the message: can't we all just get along? After becoming president in 2003, Hu Jintao made the pursuit of a "harmonious society" his personal mantra. Last week Prime Minister Wen Jiabao echoed the same sentiment before the current session of China's Parliament; the gathering has focused on improving health care and education for the rural poor, who have increasingly been left behind by China's economic boom. Foreign Minister Li Zhaoxing has got into the act, too, trying to market the message abroad. "The Chinese nation has always pursued a life in harmony with other nations, despite differences," he said recently. What few of China's top leaders acknowledge out loud, however, is that Hu's slogan actually harks back to a famous—and ancient—Chinese personality: Confucius.

After about a century in the political wilderness, the Great Sage, who is believed to have lived from 551 to 479 B.C., is in vogue again in China. Confucian values—unity, morality, respect for authority, the importance of hierarchical relationships—are being touted by Beijing's communist leaders as never before. Four decades ago, during the Cultural Revolution, Confucianism was vilified as a pillar of feudal despotism. But last September, the government's birthday bash for Confucius was the most lavish since 1949, replete with costumed pageantry and tens of thousands of participants. Among them were 100 scholars who discussed how Confucianism could serve as the "moral foundation" for the country. Hu himself has not publicly declared that Confucianism should fill China's current ideological void. In February 2005, however, he evoked the sage's name—"Confucius said, 'Harmony is something to be cherished'"—in a speech to senior cadres on how social cohesion would help stave off "economic stagnation and social upheaval."

The domestic reasons for Hu's campaign are self-evident. Market reforms, a white-hot economy and a culture obsessed with getting ahead have unleashed envy and discontent among China's 1.3 billion people. There is simmering social unrest, especially in the countryside, where residents are unhappy about corruption, land confiscations and, perhaps most important, stagnant incomes. In a 2005 survey, nearly three quarters of respondents said "money" was what they desired most. Beijing University professor Kong Qingdong, who claims to be a descendant of the ancient sage, ticks off the flash points: "The rich-poor gap, job layoffs, more and more petitioners publicly airing grievances, deteriorating social security and other contradictions."

Clearly the Communist Party needs a new ideology to heal these wounds. Marxism no longer inspires, and the "gospel of greed" that replaced collectivism and has helped power economic growth is morphing into what some experts say is a virulent form of crony capitalism. That leaves only the glue of nationalism to hold China together. But it's a double-edged sword. Indeed, Chinese leaders were deeply rattled by eruptions of violent anti-Japanese and anti-U.S. riots over the past half decade, which helped put bilateral relations with Tokyo into the deep freeze and ties with Washington into a wary holding pattern. Confucianism, on the other hand, is not only quintessentially Chinese, but also pacifist and nonthreatening to other nations. "It stresses datong, which proposes that all the world's people should become one big family," says Kong, who began advocating a "harmonious society" years ago.

Scholar Kang Xiaoguang, the country's top proponent of Confucian education, thinks Confucian values are similarly the answer to China's new go-go culture. "Chinese society today is at its worst ever," he says. "The problem is that there are no moral standards to regulate how people treat each other, their business partners, their friends and families. Relationships are ambiguous and we have no way of judging what makes a happy life."

Once a social-policy adviser to the then Prime Minister Zhu Rongji, Kang hopes to see Confucian education become mandatory for all schoolchildren. Things haven't gotten that far yet, but the Education Ministry has given the green light to proposals by Kang and his colleagues for schools to adopt 30-session courses in traditional Confucian culture. More than 5 million primary-school students now study Confucius in the classroom. What's more, 18 major universities hold courses in Confucian philosophy, or host Confucius research institutes. At the Confucius Research Academy of China's People's University, special commemorative activities held the last two years feature children reading aloud from The Analects—a compilation of the philosopher's basic teachings. "We've increased Confucian learning greatly compared with 10 years ago, when few people dared to mention Confucian principles," says academy Dean Zhang Liwen.

For their part, Hu & Co. are clearly hoping a Confucian revival can help dampen grass-roots challenges to government authority, which are mounting so fast that local officials are being told their promotion prospects depend partly on whether they can keep a lid on unrest. Confucianism not only prizes social harmony, but dictates that citizens should obey the emperor if he, in turn, wields the so-called mandate of heaven in a moral way. "The government has found that a Leninist method of government is too rigid, while democratic government has an anarchic quality that is too destabilizing," says Richard Baum, director of the UCLA Center for Chinese Studies. "The Confucian idea of a 'mandate of heaven,' where the emperor ruled with a virtually absolute mandate, provided he took care of the people, is very close to the modern-day notion of a benevolent despotism."

There is rich irony in the rehabilitation of Confucius. During Mao's day, Confucianism was reviled for its "father knows best" philosophy. The Great Helmsman even charged that a bizarre assassination plot by his handpicked successor Lin Biao was intellectually inspired by Confucian thought. "During the 'anti-Lin and anti-Confucius' political campaigns, the Great Sage's philosophy and personal integrity were thoroughly trashed," says Sinologist Minxin Pei of the Carnegie Endowment for International Peace (following story).

For some of the same reasons that Confucius was a dirty word in Mao's day, not everyone welcomes his return. Confucian values, for example, often show a gender bias favoring males. Critic Hu Xingdou, a lecturer at the Beijing Institute of Technology, also complains that by emphasizing moral conduct in political life, China's leaders are avoiding tackling the systematic origins of corruption and poor governance that deeply afflict the nation. "You cannot completely copy a traditional belief system in the modern era," he says. "Confucius places a priority on how people should behave, asking them to suppress desire and adhere to a high level of moral etiquette. This is unrealistic." U.S. Sinologist Baum agrees that the current Confucius craze "is a weak substitute for real institutional reform... Mao always used to stress that people could change their consciousness through self-criticism—and now [authorities] are doing it again by saying the solution to corruption is to educate moral people. It's a coat of paint." China's retrogression also seems out of step with other Confucian-influenced societies; Singaporeans no longer tout "Asia values," while Confucius-bashing became fashionable in South Korea as early as 1999, with the publication of a book titled "The Country Lives If Confucius Dies."

Such criticisms don't deter Confucius' most ardent advocates. A five-meter-tall Confucius statue stands in the courtyard of Beijing's Fuxue Primary School. Founded in 1358 as a temple school for students of ancient scriptures, Fuxue became a showcase primary school after it brought Confucius into the classroom in 2003. Head instructor Wang Xiaochun says one couple enrolled their son after they were horrified to discover he couldn't recognize a statue of the famous sage. In a small side room, a museum details Confucius' life. A glass engraving of the educator, portrayed with a stereotypically wispy beard, greets visitors as they step over the raised doorway.

Kang Xiaoguang has grand ideas for expanding the philosopher's reach. Already, he says, the debate within the government is not whether to resurrect Master Kong, as Confucius was known, but on which pedestal to enshrine his teachings—as part of the education system, as a political ideology or as a national religion. Waving his cigarette around like a magician's wand, the chain-smoking scholar, who works for the China International Research Center, conjures up images of the Great Sage's ethos making a great leap overseas as well. "I don't expect other countries to accept Confucius, but if China and the world uses Confucian theory as a basis for international relations, it would benefit everyone, as moral rightness would overcome self-interest." He calls this part of "the rise of Chinese cultural hegemony."

That phrase doesn't sit well with officials of the Foreign Ministry, who spend much of their time trying to avoid any connection with hegemony of any kind. Indeed, the question of whether China can sacrifice its narrow self-interests for the sake of the international good is a hot topic among analysts watching China's rise. —Last September, U.S. Deputy Secretary of State Robert Zoellick made an important policy speech that asked whether Beijing was ready to play the role of a "responsible stakeholder" in the international community. He warned China about the dangers of a "mercantilist" strategy toward nailing down global energy resources, and of forging intimate ties to regimes of ill repute.

Partly to assuage such concerns, over the past two years China's Foreign and Education ministries have been quietly establishing a worldwide series of Chinese cultural centers aimed at promoting Chinese-language instruction and Beijing's image abroad, much the same way Goethe Institutes do for Germany, or British Councils for the United Kingdom. A $10 billion program envisages the creation of 100 so-called Confucius Institutes worldwide by 2010. The first was built in South Korea, and others have opened in the United States, Canada, Germany and Kenya. Catering to a growing international demand for Chinese-language study, the government hopes within a decade to have 200 schools promoting and teaching Chinese, arts, music and culture, including the legacy of Confucius.

The avuncular image of Confucius could help temper overseas perceptions of China as a rapacious juggernaut. Instead, says Baum, China will present a "softer Confucian face rather than the hard-line communist face." Hu's regime clearly hopes that the historical appeal and benign trappings of the ancient sage will help Beijing win friends and influence people overseas. But even if Confucius sells well abroad, the bigger question is whether his comeback will have the desired effect back home.

With bureau reports

Saturday, May 06, 2006

When you are old


W.B.Yeats



When you are old and grey and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;


How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false or true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;

And bending down beside the glowing bars,
Murmur, a little sadly, how Love fled
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.



Khi em về già

Khi em về già tóc hoa râm mỏi mệt
Bên bếp lửa ngủ quên, hãy lấy xuống cuốn sách này
Và chậm rãi đọc lên, và mơ lại ánh dịu dàng
Xưa trong đôi mắt em, với bóng râm sâu thẳm.

Bao kẻ đã yêu những khi em nhí nhảnh
Yêu vẻ đẹp của em cả giả dối lẫn chân thành
Những chỉ có một người yêu những gì em suy tưởng
Và yêu vẻ muộn sầu trên thay đổi nét mặt em.

Rồi nghiêng mình xuống bên bếp lửa
Thì thầm, chút buồn, tình yêu đi vội sao
Và bay qua những đỉnh núi cao
Úp mặt vào những chòm tinh tú.
__________________

WHEN I AM SIXTY FOUR Lyrics
Categorize Send to a friend THE BEATLES Lyrics

When I get older losing my hair
Many years from now
Will you still be sending me a valentine
Birthday greetings, bottle of wine?

If I'd been out till quarter to three
Would you lock the door?
Will you still need me, will you still feed me
When I'm sixty-four?

You'll be older too
And if you say the word
I could stay with you


I could be handy, mending a fuse
When your lights have gone
You can knit a sweater by the fireside
Sunday mornings go for a ride
Doing the garden, digging the weeds



~~~~~~~~~~~~`
In a field by the river my love and I did stand,
And on my leaning shoulder she laid her snow-white hand.
She bid me take life easy, as the grass grows on the weirs;
But I was young and foolish, and now am full of tears.

Còn đây là thơ của mình, đem tặng cho bạn Chloe đây.

No one has eyes so black
The way they search the soul.
Sincere and meaningful
I sink in to never look back.

No one has a heart so pure
Without a sour thought or feeling
I find myself stealing
As many moments as I can endure.

If you saw the way you look at me
You would understand why I endeavor
To linger in your gaze for eternity
And be in your heart forever.
__________________

Friday, May 05, 2006

Ishmael. Một quyển sách nói về một con Gorilla dạy học sinh - một người đàn ông muốn cứu thế giới. Ishmael không phải là một câu chuyện li kì, nó như một lập luận triết học khá chặt chẽ về thế giới mà chúng ta đang sống. Liệu chúng ta (human) thực sự là conqueror of the world?



" 'Man's destiny was to conquer and rule the world, and this is what he's done--almost. He hasn't quite made it, and it looks as though this may be his undoing. The problem is that man's conquest of the world has itself devastated the world. And in spite of all the mastery we've attained, we don't have enough mastery to stop devastating the world--or to repair the devastation we've already wrought. We've poured our poisons into the world as though it were a bottomless pit--and we go on gobbling them up. It's hard to imaging how the world could survive another century of this abuse, but nobody's really doing anything about it. It's a problem our children will have to solve, or their children.

" 'Only one thing can save us. We have to increase our mastery of the world. All this damage has come about through our conquest of the world, but we have to go on conquering it until our rule is absolute. Then, when we're in complete control, everything will be fine. We'll have fusion power. No pollution. We'll turn the rain on and off. We'll grow a bushel of wheat in a square centimeter. We'll turn the oceans into farms. We'll control the weather--no more hurricanes, no more tornadoes, no more droughts, no more untimely frosts. We'll make the clouds release their water over the land instead of dumping it uselessly into the oceans. All the life processes of this planet will be where they belong-- where the gods meant them to be--in our hands. And we'll manipulate them the way a programmer manipulates a computer.

" 'And that's where it stands right now. We have to carry the conquest forward. And carrying it forward is either going to destroy the world or turn it into a paradise--into the paradise it was meant to be under human rule.' "
Những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống (1)

Lo lắng, stress, tức giận, mất ngủ, nghi ngờ chính bản thân, bực dọc, bồn chồn…là một trong số những vấn đề quấy rầy cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi, vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó để loại bỏ những yếu tố tiêu cực này ra khỏi cuộc sống.


Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình hay các chuyên gia y tế khác nếu bạn thấy sức khoẻ của mình có dấu hiệu không ổn. Bởi vì có thể chỉ có họ mới xác định rõ bạn đang bị gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Trong phạm vi tự lực, chúng ta có thể có rất nhiều cách để cải thiện bản thân. Những ý tưởng sau đây đã được viết và viết lại bởi rất nhiều nhà tư tưởng lớn trong quá khứ cũng như các tác giả nổI tiếng nhất hiện nay. Trong nhiều trường hợp thì những gì viết hai nghìn năm trước đây có thể có hiệu quả hơn cả những gì được viết hiện nay, nguyên nhân là do chúng đã có sự đứng vững qua thời gian.

Những ý tưởng này có thể rất dễ hiểu nhưng không dễ để thực hiện. Điểm khởi đầu tốt nhất ở đây là sự tự lực hay sự tự cải thiện bằng cách đến thư viện hay các cửa hàng sách báo. Hãy bắt đầu với những quyển sách bán chạy nhất, đọc càng nhiều càng tốt, sau đó đọc lại quyển tốt nhất, nhấn mạnh các cụm từ đáng chú ý nhất và ghi chép lại. Như một sự khởi đầu, những trang như vậy luôn chứa những thông tin ngắn gọn và đầy đủ nhất.

“Một suy nghĩ thực sự thông minh là suy nghĩ đã được tư duy hàng nghìn lần nhưng để biết nó thực sự là của mình, chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều lần một cách chân thực cho đến khi nào nó trở thành nguồn gốc cho khinh nghiệm cá nhân của chúng ta”. (Johann von Goethe 1749-1832)

1) Lo lắng

“Một điều vô hình nhưng có quyền lực vô hạn, nó có thể làm biến mất sự rạng rỡ của khuôn mặt, sự ổn định trong nhịp tim, làm mất sự ngon miệng và khiến tóc bạc rất nhanh” Benjamin Disraeli (1804-1881) đã định nghĩa như vậy về sự lo lắng.

Nhưng lo lắng không chỉ gây ra những hậu quả như Benjamin nói mà thậm chí còn nhiều hơn cả như thế! Những gì mà sự lo lắng mang đến cho chúng ta đã được chứng minh bằng tài liệu cụ thể của rất nhiều tác giả, các chuyên gia về sức khoẻ và những nhà triết học. Sự lo lắng có thể làm chúng ta suy yếu và chán nản và biến cuộc sống thành những cơn ác mộng. Điều tối thiểu mà nó gây ra là khiến chúng ta không thể sống vui vẻ như chúng ta đã từng còn tối đa là sẽ khiến chúng ta suy sụp dần dần cho đến khi kiệt sức.

Có rất nhiều phương pháp để làm giảm hay loại bỏ sự lo lắng cùng một số triệu chứng có liên quan đến nó. Lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra có thể làm mất một phần lớn thời gian của đời người, nó chẳng mang lại điều gì tốt cả mà chỉ mang lại những điều không có lợi cho chúng ta” . Michel de Montaigne (1533-1599) đã phát biểu : ”Cuộc đời tôi đầy những bất hạnh khủng khiếp mà phần lớn không bao giờ xảy ra”.

Phần lớn nỗi lo lắng không có cơ sở cụ thể. Phần còn lại, sau khi được nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể giải quyết được. Trong số phần trăm rất nhỏ ở trường hợp chúng không thể giải quyết được thì những sự lo lắng này không thể chi phối cuộc sống cuả chúng ta. Nếu như chúng ta không thể làm gì, hãy nghĩ tới những gì tốt đẹp và thú vị trong cuộc sống và giữ tinh thần sảng khoái và dễ chịu nhất. Không bao giờ là muộn để loại bỏ sự lo lắng cả.

2) Thái độ

Chắn chắn tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ lâm vào những tình huống khó khăn. Chúng ta cảm thấy mình thật vô dụng và tuyệt vọng. Bạn nên có suy nghĩ rằng bản thân những tình huống này không hề đáng sợ mà là chính thái độ của chúng ta với chúng. Suy nghĩ tới những gì tích cực hơn có thể đem lại hiệu quả cực kì lớn tới tâm trạng. Điều này đã được chứng minh qua nhiều năm bởi nhiều tác giả vĩ đại.

Michel de Montaigne (1553-1592) đã nói: “Con người ta không bị tổn thương nhiều bởi những gì xảy ra mà bởi chính những suy nghĩ của họ về chúng”. Bằng cách suy nghĩ về những gì tốt đẹp trong cuộc sống cùng với những nỗ lực mới chúng ta sẽ cảm thấy thỏai mái ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào suy nghĩ và chúng ta có thể kiểm soát chúng.

John Miton cũng đã từng nói: ”Tâm hồn tạo ra chính nó, có thể là thiên đàng hay địa ngục”. Hãy nhìn những đứa trẻ, chúng ngã và tự đứng dậy cứ như vậy chúng sẽ biết đi. Chúng luôn cười vui vẻ cho dù đó là chuyện nhỏ nhặt nhất. Chúng luôn thích thú trước những gì mới lạ và luôn ngủ rất ngon.

3) Nỗi tức giận

“Nếu như không kiềm chế sự tức giận, chúng sẽ làm chúng ta tổn thương nhiều hơn là những gì gây ra chúng” Một trong những nguyên nhân gây ra sự lo lắng và nghi ngờ bản thân chính là thái độ thù địch với mọi người. Khi một người nào đó tức giận thì họ không nên biểu lộ thái quá ra ngoài hay quá giữ chúng trong lòng nhưng điều tốt nhất ở đây là không nên tức giận thì hơn. Có thể có lí do chính đáng để tức giận nhưng có đáng để như thế không? Rất nhiều người thông minh biết rằng câu trả lời là không.

“Những gì bắt đầu trong cơn tức giận sẽ kết thúc trong sự xấu hổ“ (Ben Franklin). Do đó khi tức giận bạn nên cân nhắc cảm xúc của mình. Hãy nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác mặc dù nó có thể bất hợp lí. Bạn có thể làm gì để tìm ra điều khiến bạn tức giận ? Đừng ngại khi phải hỏi xin lời khuyên hay sự giúp đỡ. Đôi khi nếu như đó là sự khó chịu nhỏ do thói quen xấu của người khác, bạn nên nhẫn nhịn một chút - điều này rất hiệu quả . Sự căm ghét chính là lòng tức giận được kéo dài thêm của con người. Hầu như chắc chắn là nó sẽ không khiến người khác làm sao cả mà khiến chính bản thân chúng ta mệt mỏi. “Căm ghét chính là sự tự trừng phạt của bản thân“ (Housea Ballou).

Có rất nhiều kiểu căm ghét khác nhau, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và không cần lí do nào cả để thực hiện. Tin đồn một trong những sự tấn công với tính cách của con người vì vậy đừng tạo điều kiện để người khác nói xấu nhau khi họ không có mặt.

4) Suy nghĩ

Cuộc sống là những suy nghĩ, khi chúng ta ngừng suy nghĩ thì không có cuộc sống. Dù nghĩ như thế nào thì đó cũng là những suy nghĩ của chúng ta về cuộc sống xung quanh. Bởi vì chúng ta có thể kiểm soát suy nghĩ của mình nên chúng ta có thể quyết định cuộc sống của mình. Luôn suy nghĩ tích cực và làm theo chúng là điều rất quan trọng, chúng khiến cuộc sống của chúng ta thật vui vẻ và dễ chịu. Nếu như chúng ta không có những suy nghĩ đúng đắn, chúng ta sẽ khiến cuộc sống của mình trở thành những gì hoàn toàn không mong muốn. “Chúng ta là những gì mà chúng ta nghĩ “ - Đức phật đã từng dạy như vậy.

Cuộc sống hàng ngày có những suy nghĩ gắn liền với trách nhiệm công việc, người khác hay việc giải quyết các khó khăn. Nếu có thể, hãy cố gắng đừng quá suy nghĩ về nhiều thứ khác nhau, đừng suy nghĩ hay hành động quá nhanh. Hãy bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách vạch ra các kế hoạch để đến khi ngủ bạn hoàn toàn thoải mái, hài lòng và sẵn sàng cho một giấc ngủ tuyệt vời.

Ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh có thể đem lại cho bạn rất nhiều thứ : học hỏi, hoàn thành trách nhiệm và công việc, nhữngkinh nghiệm thú vị… hãy nghĩ về hạnh phúc, những mục tiêu của bạn, cuộc sống và những điều thú vị quanh nó, nguyên tắc và cách cư xử của bạn.

5) Tình bạn

“Tình bạn khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn và giảm bớt đau khổ bằng cách nhân đôi niềm vui và giảm một nửa nỗi buồn” (Marcus Cicero).

Đối xử hoà nhã với gia đình và bạn bè là một phương pháp giảm stress tuyệt vời. Thay vì việc lo lắng thái quá về những khó khăn hãy giành thời gian quan tâm tới người khác. Có tình bạn đẹp giống như có sức khoẻ tốt vậy, hãy trân trọng nếu như bạn may mắn có nó.

“Cách duy nhất để có một người bạn tốt là hãy làm một người bạn tốt”

Làm cho mọi người yêu quý bạn chỉ là điều khởi đầu và điều này tương đối dễ thực hiện. Mọi người đều có bản năng muốn được yêu quý và bằng cách biểu lộ rằng bạn đánh giá cao họ, họ sẽ đáp trả bạn như vậy. Hãy cư xử hoà nhã, tốt bụng và biết lắng nghe. Hãy nhìn ra các điểm tốt chứ không phải xấu ở mọi người và hãy luôn mỉm cười.

“Nguyên tắc của tình bạn là phải có sự thông cảm lẫn nhau, người này bổ xung cho người kia và luôn giúp đỡ nhau, luôn sử dụng những từ ngữ chân thành và thân thiện” (Đức phật).

Khi là bạn, đừng bao giờ có những nhận xét thiếu thiện chí trong đầu. Tất cả chúng ta đều có những lúc mắc lỗi lầm hay làm những việc ngu ngốc, sẽ thật tuyệt nếu như trong những lúc như vậy chúng ta được thông cảm. Đó mới chính là một người bạn thực sự.

6. Hiện tại

“Chúng ta không hưởng thụ cuộc sống hiện tại nếu thường hay mơ mộng xa xôi’’ – Voltaire (1694 –1778)

Thay vì hưởng thụ cuộc sống hiện tại chúng ta luôn mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Chúng ta muốn có nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn, tìm được công việc tốt hơn, nghỉ ngơi và giải trí. Nhưng nếu không quý trọng những gì đang có, mọi thứ sẽ biến mất và không bao giờ trở lại.

“Dù phía trước còn nhiều khó khăn, nếu bạn có thể hãy hưởng thụ những gì đang có, sống chan hoà cùng bè bạn và cảm ơn Chúa vì điều đó. Không nên quá ảo tưởng về tương lai bởi ta chỉ biết chắc về hiện tại mà thôi .” - Henry Ward Beecher (1813-1878)

Sự phân tích về những vấn đề tồi tệ đã và có thể xảy ra rất có ích để chúng ta có thể điều khiển hành vi của mình. Hơn nữa lo lắng nhiều là vô ích, tốn thời gian và có hại cho sức khoẻ. Lo lắng không giúp gì cho tương lai và cũng không thể thay đổi quá khứ.

“Việc hôm nay chớ để ngày mai. Tốt nhất là bạn hãy làm những việc có thể. Quên đi mọi buồn phiền nếu không bạn sẽ bắt đầu ngày mới với nhiều lo toan của ngày cũ. Hoàn thành việc hôm nay trước khi làm việc ngày mai’’ - Ralph Wandor Emerson (1803-1882)

“Đừng nhìn lại quá khứ, đừng quá mơ tưởng về tương lai, hãy nhìn thẳng vào hiện tại’’- Đức Phật (trước Công Nguyên)

7. Hạnh phúc

Hạnh phúc ở trong chúng ta, trong tư tưởng, trong suy nghĩ, nó không phải là những vật chất bên ngoài mà là cảm xúc mãn nguyện trong ý nghĩ, trong cảm giác. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc vào ta.

“Hạnh phúc có trong niềm vui nho nhỏ mỗi ngày nhiều hơn là cơ may hiếm có trong đời người’’ - Ben Franhklin (1706-1790)

Khi chúng ta không còn cảm giác hạnh phúc, chúng ta có thể khắc phục được bởi ta có thể điều khiển tình cảm của mình bằng cách suy nghĩ tích cực hơn. Bất cứ khi nào những suy nghĩ buồn bực xuất hiện bạn hay loại bỏ chúng và thay vào đó những suy nghĩ vui vẻ hơn. Bởi chúng ta luôn có những kỷ niệm đẹp hay những niềm vui nho nhỏ để nhớ lại. Bạn thậm chí có thể tưởng tượng ra những điều tuyệt vời, cách này cũng có hiệu qủa tích cực tương tự .

“Hạnh phúc giống như con bướm vậy, bạn càng đuổi theo càng không bắt được nhưng khi bạn kiên trì chờ đợi có thể hạnh phúc sẽ đến với bạn’’ - Nathaniel Howthorne (1804-1864).

Vậy hãy đặt ra các quy tắc để điều chỉnh hành vi của mình. Yêu thương hoặc chí ít là khoan dung với mọi người. Đừng phí sức với những việc mà rốt cục chưa chắc đã làm bạn hạnh phúc hơn.

“Niềm hạnh phúc lớn lao nhất đời là làm được những gì mình mong muốn’’ – Desiderius Erasmus (1465-1536)

“Một cuộc sống hạnh phúc là khi ta thấy thanh thản trong tâm hồn’’ - Cicero (trước Công Nguyên)

8. Biết hài lòng với những gì mình có

“Cách duy nhất để có hạnh phúc là đừng quá tham vọng’’ - Epictetus (55-135)

Có đôi khi bạn không tìm ra giải pháp cho những vấn đề quan trọng hãy lường trước những hậu quả có thể xảy ra và chấp nhận nó, điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

“Chúa đã ban cho tôi sự bình thản để chấp nhận những gì mình không thể thay đổi được, dũng khí để thay đổi những gì có thể và sự thông thái để phán quyết mọi việc’’ (Kinh cầu)

Sau mỗi việc xảy ra bạn học được những gì ? Vững bước sau những khó khăn chúng ta sẽ khôn ngoan và mạnh mẽ hơn. Việc gì sắp xảy ra thì dù có lo lắng đến mấy cũng không ngăn nó xảy ra được. Lo lắng về những việc ta không thể thay đổi chỉ làm cho ta căng thẳng và mệt mỏi .

“Lo nghĩ mà không giải quyết được vấn đề thì thà đừng nghĩ còn hơn, việc gì đến sẽ đến’’ –William Shakepeare (1564-1616)

Mọi việc có thể không quá tệ như bạn nghĩ phải không ? Thậm chí bạn vẫn nhớ mọi chuyện ? Vậy mọi người thì sao ? Họ có còn nhớ ? Cam chịu số phận là một trong những phương châm sống. Nó giúp ta chấp nhận kể cả những việc tưởng như không thể, mọi vấn đề dường như đơn giản hơn. Ta nên nhẫn nhịn chờ cơ hội.

“Nhẫn nại là điều đầu tiên một đứa trẻ cần học, đó là đức tính cần thiết phải học’’ –Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

“Nếu mọi điều không may đến cùng một lúc chúng ta nên chấp nhận và vượt qua nó bởi số phận luôn công bằng với ta’’ – Sosrates (trước Công Nguyên)

9. Nỗi tuyệt vọng

Cảm giác thất vọng có thể xảy ra nhưng bạn nên biết rằng vẫn có nhiều người cũng gặp khó khăn như mình, họ vẫn vượt qua tất cả và bạn cũng sẽ làm được như vậy.

“Càng đến gần thành công mọi việc càng khó khăn hơn
Những việc chưa tốt rồi sẽ tốt

10. Hãy sửa chữa sai lầm
Rồi mọi việc sẽ trở nên tốt hơn’’ - Henry Longfellow (1807-1882)

Mọi việc rồi sẽ qua, như từ xưa đến nay vẫn vậy. Để tránh cảm giác mất hy vọng bạn hãy nghĩ về những gì mình đang có như: gia đình, bạn bè, tuổi trẻ, sức khoẻ, công việc, thiên nhiên, con vật cưng của bạn, khu vườn, âm nhạc, niềm tin cũng như những quyển sách hay vân vân …

“Dẫu cho mọi thứ mất đi tương lai vẫn còn phía trước’’ – Christian Bovee (1820-1904)

Cảm giác tội lỗi gây ra mệt mỏi, chán nản. Chúng ta nên suy nghĩ kỹ về những gì ta đã làm để ý thức về hành động của mình và sửa chữa nếu có thể. Việc duy nhất chúng ta có thể làm là chắc chắn không lặp lại những lỗi sai như vậy một lần nữa. Hơn nữa nếu cứ suy nghĩ quá nhiều về một sự việc sẽ chẳng đem lại kết quả gì, nó thực sự vô ích.

Tránh những việc làm không tốt như: chỉ trích, lên án hoặc hạ nhục người khác. Phát hiện ra những đức tính tốt của mọi người và bình tĩnh khi phán xét. Thừa nhận là mình có lỗi nhưng cũng không nên dằn vặt, chỉ trích bản thân. Một trong những cách tốt nhất tránh tình trạng mệt mỏi, chán nản là có gì đó làm khiến ta bận rộn.

11. Tự tin
Đối với một số người thì tự tin là một việc đến rất tự nhiên và dễ dàng nhưng với rất nhiều người khác thì đó dường như là điều không thể. Tuy nhiên thật may mắn vì tự tin là một kĩ năng chúng ta có thể học được. Dĩ nhiên nó sẽ mất thời gian để học tập và thực hành nhưng ai dám phủ nhận một điều là không đáng để làm thế ?

“Việc kiểm soát guồng máy suy nghĩ là hoàn toàn có thể và bởi vì không có điều gì xảy ra ở bên ngoài trí óc của chúng ta, không gì có thể làm tổn thương và đem lại cho chúng ta sự dễ chịu ngoại trừ trí óc. Tầm quan trọng nhất của việc có thể kiểm soát điều gì xảy ra trong bộ não bí ẩn là hiển nhiên. Nếu như thiếu sức mạnh để ra lệnh cho bộ não về nhiệm vụ của chúng và đảm bảo sự quản lí thì cuộc sống thật sự là không thể.” (Arnold Bennet)

Việc sử dụng sự tự ám thị, bằng cách lặp đi lặp lại những suy nghĩ tích cực và dễ chịu có thể dẫn đến các kết quả tích cực. Hãy hình dung trong đầu bạn càng sinh động càng tốt một khung cảnh mà ở đó bạn cảm thấy mình có thể họat động thành công nhất. Hình dung khung cảnh này lại nhiều lần cho đến khi sự tự tin xâm chiếm hoàn toàn tâm trí của bạn. Việc này sẽ xua tan mọi sự hồ nghi về bản thân vì bạn sẽ không có không gian để suy nghĩ về cả hai vấn đề cùng một lúc. Bất cứ khi nào trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ dễ chịu ngay lập tức.

Sự khẳng định là một biện pháp tương tự có thể mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đó là việc lập đi lặp lại những từ ngữ tích cực về bản thân bạn và có liên quan tới những việc bạn mong muốn thực hiện. Những từ ngữ này có thể khiến đầu óc bạn tràn đầy những suy nghĩ tự tin có hiệu quả trực tiếp tới hành động của bạn. Ví dụ như khi bạn phải trình bày một bài thuyết trình, bạn có thể khẳng định những câu như: “Mình có thể làm mọi thứ một cách từ từ, chắc chắn. Mình hoàn toàn thoải mái bằng cách thư giãn và thở sâu. Mình cảm thấy tự tin về điều này. Mình có thể kiểm soát được bản thân. Mọi người cũng giống mình cả thôi. Mình cảm thấy rất tốt và hoàn toàn thoái mái với những người ngồi dưới kia. Mình phải tập trung vào họ chứ không phải vào bản thân. Họ ở đây bởi vì họ muốn vậy”

“Chúng ta có thể làm được mọi thứ bởi vì chúng ta nghĩ mình có thể làm được” (Vergil)

12. Thư giãn

“Một tâm hồn bình yên có thể giải quyết mọi thứ”

Tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bạn hãy tạo ra một nơi hoàn toàn yên tĩnh trong tâm trí mình để tìm kiếm cảm giác thanh thản. Hãy hình dung nó với các chi tiết sống động nhất. Có thể đó là một căn phòng với tiếng nhạc êm dịu, một hồ câu cá yên tĩnh hay một nơi thanh bình ở trong rừng hoặc một khu vườn nhỏ với hoa, cây cối, chim chóc, thác nước… Những nơi như vậy không phải là khó tìm lắm, bạn hãy loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu và chỉ nghĩ đến việc mình đang ở đâu mà thôi.

Cùng với lúc đó hãy thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể như căng các cơ, thở sâu, không suy nghĩ gì hết và thả lỏng. Đừng có cố gắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể cảm thấy stress hay lo lắng bởi vì các cơ của bạn đang được thư giãn. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể khiến bạn có những giấc ngủ ngắn tuyệt vời - một cách cực kì hiệu quả để thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.

Khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, có thể bạn sẽ thấy các cơ trở nên căng hơn, thường là ở giữa cánh tay, vai hay chân. Bạn hãy chủ ý để các cơ này thư giãn khi bạn cảm thấy chúng bị căng. Thở chậm và sâu bất kì khi nào bạn có thể.

Chúng ta rất dễ bị bỏ lỡ không tận hưởng cuộc sống nếu như lúc nào chúng ta cũng quay cuồng cố gắng làm mọi thứ xung quanh cho đến khi kiệt sức mà thôi. Do đó hãy loại bỏ những gì không cần thiết và hãy nhớ thở chậm và sâu trong các tình huống khó khăn. Đồng thời hãy có những thú vui thư giãn như nghe nhạc hay đi bộ.

13. Mục đích

“Người nào sống không có mục đích giống như con tàu không có bánh lái vậy” (Thomas Carlyle).

Tính trung bình chúng ta chỉ mất một phần tương đối nhỏ trong cuộc sống để làm việc do đó đừng để điều này thống trị hoàn toàn cuộc sống của bạn. Nếu như bạn quá mệt mỏi và không có thời gian để thư giãn vào buổi tối thì nhịp sống hàng ngày của bạn đang thiếu cân bằng và bạn nên điều chỉnh chúng. Có thể công việc của bạn là quá khó hay không thích hợp hoặc bạn không biết cách tận dụng thời gian trong suốt cả ngày của mình. Điều nên làm là phải có sự cân bằng thời gian giữa lao động và giải trí. Các công việc hàng ngày nên được vạch kế hoạch kĩ càng và sau đó phải làm theo đúng kế hoạch.

Bận rộn sẽ khiến cho bạn ít khi phải lo lắng bởi vì chúng ta không thể cùng một lúc nghĩ về hai việc khác nhau được. Chúng ta có thể tận dụng những lúc không phải làm việc để cải thiện kiến thức về cuộc sống và mọi thứ xung quanh, để tận hưởng sở thích riêng , để cảm thấy thoải mái và hài lòng. Có thể sẽ không có nhiều thời gian để vận động đặc biệt khi bạn vẫn còn độc thân nhưng trong một tuần làm việc bận rộn, chẳng nhẽ bạn lại không có vài giờ đồng hồ để làm những gì mình thích hay là đi thư giãn với bạn bè ? Hãy hăng hái lên và nghĩ rằng các nỗ lực của bạn là đáng giá và dành cho một nhiệm vụ cực kì quan trọng và đó là tài sản quý giá nhất của bạn.

Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lực của mình nhưng thật ra chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Tìm hiểu những cái mới khiến chúng ta có mục đích sống và cảm giác hoàn thành. Hãy đọc những quyển sách không hư cấu để tăng tri thức của bạn về cuộc sống và học hỏi những kĩ năng mới hay cải thiện những kĩ năng bạn đang có. Hãy làm một điều gì đó khác hẳn những gì hàng ngày bạn đang làm.Trong công việc kinh doanh, hãy khởi đầu từ những gì nhỏ nhất và hoàn thành chúng. Điều này sẽ khiến bạn không có cảm giác chán nản ngay từ đầu và có cảm giác cực kì mãn nguyện khi hoàn thành công việc.

Nếu như bạn bị stress quá nhiều trong công việc kinh doanh, hãy dành một ngày trong tuần, một giờ trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể đi dạo trong công viên, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc tiểu thuyết, làm vườn hay xem ti vi.Tránh việc đọc những tin tức hay xem các trò giải trí mang tính bạo lực. làm gì cũng được nhưng miễn là bạn đừng nên ngồi một chỗ và rầu rĩ là được.

14. Quá khứ

“Chúng ta không nên nghĩ về quá khứ trừ khi nó đem lại những bài học có ích từ những sai lầm hoặc những kinh nghiệm quý giá” (George Washington).

Việc lo lắng về những gì đã xảy ra rồi là một việc hoàn toàn vô ích và lãng phí thời gian bởi vì thực ra lúc đó bạn chẳng thể làm được gì nữa. Hãy coi đó như là một kinh nghiệm khiến bạn trở nên khôn khoan và hoàn thiện hơn. Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra (ở mức độ vừa đủ để bạn có kết luận nên làm gì và không làm gì trong tương lai nếu như điều tương tự xảy ra). Sau đó hãy quên chúng hoàn toàn.

“Chúng ta không thể thay đổi những gì xảy ra nhưng tương lai nằm trong tay chúng ta” (Hugh White)

15. Đánh giá

“Chúng ta hiếm khi nghĩ về những gì chúng ta đang có mà chỉ nghĩ về những gì chúng ta thiếu” (Arthur Schopenauer)

Chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơm nếu như chúng ta không còn phải lo lắng đến việc cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Luôn tham vọng nhiều hơn nữa là sự tự chuốc lấy thất bại bởi vì nó khiến chúng ta lúc nào cũng hi vọng và mong chờ hạnh phúc sẽ đến với mình nhưng khi không được như vậy chúng ta cảm thấy thất vọng tràn trề. Như vậy đánh giá như nào là quan trọng? Đủ chứ không phải là hơn !

“Hãy nghĩ tới những gì bạn đang có chứ không phải những gì bạn thiếu. Đối với những gì bạn có, hãy chọn ra những điều tốt nhất và hãy suy nghĩ xem bạn sẽ hăng hái như nào để tìm kiếm chúng nếu như bạn không có chúng?”(Marcus Aurelius).

Có rất nhiều thứ trong cuộc sống để đánh giá, đó là chính bản thân cuộc sống và những điều tự nhiên xung quanh nó. Chúng ta chỉ việc nhìn xung quanh và có đánh giá đúng về chúng mà thôi. Khi bạn đi dạo,chẳng nhẽ bạn không thấy rằng có rất nhiều thứ cho bạn nhìn, nghe và ngửi ? Có rất nhiều thứ cho bạn đánh giá và cảm thấy dễ chịu ? Cây cối và hoa lá, một chú chó nhỏ dễ thương, một đứa trẻ đáng háo hức chơi đùa, những đám mây trên bầu trời…

“Người giàu có nhất là người có những thú vui đơn giản nhất”

16. Lòng tốt

“Đối xử tốt với người khác có nghiã là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin Franklin)

Nhiều triết gia và nhà tâm lí học đã tuyên bố rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa cảm giác của chúng ta với người khác và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không nghĩ đến bản thân và những gì gây lo lắng cho chúng ta nữa. Đó là một điều kì diệu.

“Hàng ngày hãy cư xử tốt. Mỗi một hành động tốt sẽ đem đến nụ cười và sự vui vẻ cho người khác “ (Mohammed).

Giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự trả ơn chính là hành động thật sự của lòng tốt. Không chỉ giúp đỡ người khác mà còn chúng ta còn giúp đỡ chính bản thân mình vì lòng tốt sẽ khiến chúng đỡ stress và cảm thấy tốt hơn.

“Nếu như bạn cho vay tiền chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác bao giờ mình được hoàn trả nhưng nếu bạn ban tặng lòng tốt, bạn sẽ nhận lại gấp trăm lần như thế” (Saskya Pandita).

17. Nỗi sợ hãi

“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chắng làm được gì’’- Michel de Montaigne (1553 –1592)

Cảm giác sợ hãi làm xáo trộn tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta có cảm giác vô dụng, chán nản, mệt mỏi, chán chường. Nó không phải là nguồn gốc của rắc rối nhưng nó là nỗi sợ hãi về những rắc rối có thể xảy ra.

“Những khó khăn hay thậm chí là cái chết không phải là điều sợ hãi nhất mà chính là nỗi sợ hãi về những điều đó’’- Epictetus (55-135)

Chính những lời bình phẩm từ đồng nghiệp hay bạn bè bạn chứng tỏ họ đố kỵ và thiếu tự tin. Họ thậm chí còn hạ nhục người khác để làm vui. Bạn có thể thông cảm, bỏ qua cho họ và vui vẻ trở lại. Ngoài ra, nếu chúng ta biết được họ đã phí thời gian như thế nào để ngồi bình luận chúng ta thì chúng ta càng không nên suy nghĩ quá nhiều về nó.

Sự thiếu tự tin thể hiện một cách rõ ràng nhất trong phản ứng của chúng ta đối với những lời bình phẩm của đồng nghiệp về công việc, sở thích hay thời trang. Họ có thể gây áp lực, làm ta không thoải mái nhưng điều quan trọng là ở chúng ta, ta nên sống sao cho thoải mái nhất. Có đôi khi ta cảm thấy buồn phiền khi một ai đó bình phẩm về mình nhưng cũng có thể ta lại tự hào về bản thân mình, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.

Bạn có thể loại bỏ cảm giác lo sợ thất bại bằng cách đừng làm gì cả nhưng bạn sẽ chẳng làm được gì hết.

“Để không bị chỉ trích thì hãy đừng làm gì cả, đừng nói gì cả và cũng sẽ chẳng có gì cả’’- Elbert Hubbard (1859-1915)

18.Trách nhiệm

“Tôi làm chủ số phận và tâm hồn của tôi’’- William Henley (1849-1903)

Cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa khi ta sống hết mình. Chúng ta nên đề ra những kế hoạch nhỏ hay lớn rồi thực hiện chúng. Chính những kế hoạch cùng lòng quyết tâm quyết định số phận và đây là trách nhiệm của chúng ta. Khi mọi việc không thành công ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai bởi nếu ta không thừa nhận khuyết điểm thì sẽ không bao giờ thành công được. Nên xem xét lại hành vi của mình rồi hãy quyết định mọi việc.

“Hãy để con người ấy cải tạo cả thế giới nhưng trước hết họ hãy cải tạo bản thân mình’’- Socrates (trước Công Nguyên)

“Đừng buồn khi bạn không thể chuyển biến người khác như bạn mong muốn bởi chính bạn còn không thể chuyển biến bản thân mình’’- Thomas Kempis (1380-1471)

Chúng ta nên cố gắng đạt được những gì mình muốn, hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình. Hãy sống tốt và chân thành. “Dù làm hay không chúng ta đều có trách nhiệm với công việc’’ - Moliere (1622-1673)

Hãy độc lập và làm những gì bạn cho là đúng. Đồng thời có trách nhiệm với việc làm của mình. Tự tin vào bản thân, tưởng tượng như bạn cũng có thể chỉ đạo mọi việc và bạn muốn thay đổi những gì ?

“Chỉ có bản thân bạn mới đem lại cho bạn những gì bạn muốn’’- Ralph Waldo Emerson (1803-1882)

19. Những giá trị

“Cuộc sống giản dị mà thanh thản còn hơn là cuộc sống xa hoa mà xô bồ’’- Aesop (trước Công Nguyên)

Sống ở trên đời chúng ta luôn mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn và ý thức vươn tới nó lúc nào cũng rất mạnh mẽ. Mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân hay cho gia đình là hoàn toàn chính đáng nhưng chúng ta cần phải biết cân bằng giữa ước mơ và hiện thực. Đâu là động lực, mục tiêu, thời gian nghỉ ngơi cho chúng ta? Rồi những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi của hiện tại, tương lai hay sắp tới?

“Giá trị của một vật hay thậm chí là giá trị của cuộc sống đều do đánh đổi, ngay lúc đó hoặc sau này, mà có’’- Henry Thoreau (1817-1862)

Cộng tác và quảng cáo đều nhằm mục tiêu kiếm tiền. Quảng cáo là phương thức truyền đạt thông tin một chiều có sức hấp dẫn ta mua hàng dù ta có cần hay là không cần. Những điều tốt đẹp của cuộc sống là chính bản thân cuộc sống, sự tự do, tình bạn và thiên nhiên. Tất cả những gì chúng ta có được rồi chúng ta cũng phải bỏ lại phía sau.

“Đừng quá tự mãn với những gì mình đạt được đồng thời cũng đừng ghen tỵ với thành công của người khác. Những người thường hay ghen tỵ với người khác không bao gìơ có thể sống thoải mái. Những ham muốn tầm thường luôn tìm cơ hội len lỏi vào đầu óc chúng ta. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống yên bình việc đầu tiên là gạt bỏ những suy nghĩ tầm thường đó’’ - Đức Phật (trước Công Nguyên)

Chúng ta ngày càng lầm tưởng về các giá trị vật chất, như thành công, mà quên mất các giá trị đích thực của cuộc sống. “Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc dù họ có là vua của muôn loài’’- Epicurus ( trước Công Nguyên)

Tiền rất quan trọng song không nên quá đề cao vai trò của nó. Tiêu tiền đúng mức ta sẽ không bao giờ phải quá lo lắng về nó, bởi vậy nên “Chi tiêu hợp lý bởi chỉ một kẽ nứt nhỏ thôi cũng có thể làm chìm cả con thuyền lớn’’- Ben Franklin (1706-1790)

20. Sự căng thẳng

“Đây là căn bệnh kỳ lạ gây ra cảm giác căng thẳng và mâu thuẫn của cuộc sống hiện đại’’ - Matthew Arnold (1822-1888)

Căng thẳng là căn bệnh thường gặp hiện nay bởi hầu hết chúng ta đều phải đi nhiều nơi, làm việc với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi. Để tránh tình trạng này chúng ta có thể điều chỉnh lại công việc hay các kế hoạch của mình. Nếu được hãy loại bỏ những công việc không cần thiết, làm như vậy có thể giảm bớt căng thẳng. Hãy sống thật thoải mái như thế sẽ tốt cho sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và tận hưởng được cuộc sống.

Hãy làm vui lòng mọi người bằng cách giúp đỡ, sống chan hoà và luôn luôn mỉm cười. Như thế sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi cứ phải cố gắng gây ấn tượng với người khác hay cố tỏ ra là một người hoàn hảo. Thật là tuỵêt vời khi quan tâm, giúp đỡ mọi người, đặc biệt là khi nó hoàn toàn xuất phát từ chính đáy lòng bạn và không hề vụ lợi.

Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tưởng tượng như là mình đang ở một nơi yên bình, thoáng đãng, êm dịu và hoàn toàn thanh thản. Mường tượng về nó thật sống động và duy trì cảm giác này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trí tưởng tưởng của mình để giảm căng thẳng theo nhiều cách ví dụ như: nằm trong bồn tắm hay tắm dưới vòi hoa sen để cho mọi buồn phiền, căng thẳng và lo âu trôi theo dòng nước tan biến đi.

Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng ngay lập tức ban hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, suy nghĩ về những việc nhẹ nhàng, đơn giản, những việc riêng hay như những ưu điểm của mình,những niềm vui. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống. Quan sát, lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên muôn mầu, vô tận quanh bạn.

21. Tương lai

“Nếu cứ luôn lo lắng về tương lai thì thật là mệt mỏi’’ - Lucius Seneca (3-65)

Đối với những khó khăn sắp tới hoặc những tình huống xấu có thể xảy ra, nếu có thể làm được gì để giảm bớt thì hãy làm ngay. Nhưng nếu không thể làm gì hoặc không thể tránh được việc đó xảy ra thì hãy chấp nhận thực tế và nghĩ ngay tới một giải pháp khác. Cứ quá lo lắng không chỉ mất thời gian mà còn làm ta thêm căng thẳng, mọi việc sẽ trở lên tồi tệ hơn mà thôi.

“Đừng quá lo lắng về tương lai, cái gì đến sẽ đến’’ - Bible

“Công việc của chúng ta không phải là ngồi đoán về những gì sắp xảy ra mà hãy quan tâm tới những việc đang diễn ra’’ - Thomas Carlyle (1795-1881)

Phải chăng chúng ta không nên hưởng thụ cuộc sống? Nếu chúng ta không hưởng thụ, cuộc sống sẽ trôi qua mau và không trở lại.

“Chúng ta không sống mà chúng ta lại luôn hy vọng được sống, được hạnh phúc nhưng đáng tiếc là điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra’’- Blaise Pascal (1623-1662)

“Bí quyết để có thể sống khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác là đừng tiếc nuối về quá khứ cũng đừng lo lắng về tương lai hay lo sợ về những điều tồi tệ có thể xảy ra mà hãy sống hết mình và hưởng thụ cuộc sống hiện tại’’- Đức Phật (trước Công Nguyên)

22. Sự thù hận

“Lòng thù hận sẽ giết chết cả hai ’’ - Ngạn ngữ Trung Quốc Có lẽ sẽ thật là ngốc nghếch khi bị tổn thương mà không đánh trả. Tuy nhiên trên thực tế thì ai mới là nạn nhân của cơn nóng giận và sự trả thù? Nếu chúng ta tự hành hạ bản thân bằng cách đòi lại công bằng thì sau đó sẽ như thế nào? Vậy nên với những người khôn ngoan thì có rất nhiều cách để không làm đau chính bản thân mình.

“Trân trọng tình cảm để giữ những người bạn và để thu phục kẻ thù’’- Ben Franklin (1706-1790)

“Nợ máu không thể trả bằng máu, thù hận không thể trả bằng thù hận vậy nên quên đi mọi thù hận’’ - Đức Phật (trước Công Nguyên)

“Nếu cứ mãi nuôi thù hận chúng ta cũng chẳng khác kẻ thù của chúng ta nhưng nếu ta dẹp bỏ thù hận ta sẽ là người cao thượng hơn’’ - Francis Bacon (1561-1626)

“Ai cũng có sai lầm nhưng tệ hại hơn cả là bạn vẫn tiếp tục mắc sai lầm’’ - Khổng Tử ( trước Công Nguyên)

“Sự thù hận luôn ẩn chứa trong những tâm hồn nhỏ nhen, hẹp hòi’’ - Juvenal (50-130).

23.Khó khăn

Để giảm thiểu tối đa sự lo lắng về việc ra quyết định, hãy phân tích rõ hoàn cảnh và quyết định xem có thể làm gì để giải quyết khó khăn.

Với những khó khăn cá nhân cũng như các khó khăn trong công việc, hãy cân nhắc mọi quan điểm ngay cả những quan điểm mà thoạt đầu bạn không muốn cân nhắc. Hãy tiến hành từng bước một, từ từ chậm rãi để hoàn thành nhiệm vụ sau đó các bước tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng có rơi vào tình cảnh việc bé xé ra to.

“Các kế hoạch của chúng ta thất bại khi chúng ta không có mục đích. Khi một người không biết rõ mình đang làm gì, mọi nỗ lực đều là vô nghĩa” (Lucius).

Thường thì ngay cả khi quyết định đã được đưa ra, chúng ta vẫn rất lo lắng mặc dù điều này chẳng giúp ích gì cho chúng ta cả.Thất bại có thể là một kinh nghiệm cay đắng nhưng điều này cho chúng ta biết rằng chúng ta là những người chưa hoàn hảo, nó tạo cho chúng ta cơ hội để học hỏi những cái mới. Hãy để điều này biến mất càng nhanh càng tốt và tiếp tục tin tưởng vào bản thân.

“Tất cả những gì chúng ta phải học, chúng ta học bằng cách thực hiện chúng” (Aristot).

24. Tình yêu thương

“Một trái tim biết yêu thương là sự thông thái thực sự nhất” (Charles Dickens )

“Có một từ giải thoát chúng ta ra khỏi mọi nỗi đau khổ trong cuộc sống. Đó chính là từ : yêu thương” (Sophocles).

Rất nhiềù khó khăn trong tình bạn, hôn nhân… có thể dễ dàng giải quyết được nhờ sự nhẫn nhịn lẫn nhau. Có thể một số ý tưởng của người này không phù hợp với người khác và sẽ không bao giờ có sự thoả hiệp giữa những người như vậy nhưng bằng cách chấp nhận thực tế thì bằng cách này hay cách khác mọi thứ cũng sẽ trở nên chấp nhận được. Cuối cùng là, nhờ có sự nhẫn nhịn, các ý kiến xung đột không còn là vấn đề và điều này sẽ tạo ra sự hiểu biết và yêu quý lẫn nhau. Dứt khoát là sẽ có những tình huống đặc biệt không bao giờ có thể hoà giải được. Đối với những trường hợp như này chúng ta vẫn còn tương lai để hướng tới.

“ Giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi là những lúc tôi được trở về nhà với sự yêu thương của cả gia đình” (Thomas Jefferson).

“Nếu như bạn muốn được yêu, hãy yêu !” (Lucius).

Lòng yêu thương sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn.

25. Lòng tự trọng

Thiếu tự trọng là một điều đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay của chúng ta. Nó có thể là cản trở tiến bộ của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy stress và nói chung khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống rất tồi tệ. Có thể nó được hình thành trong chúng ta qua nhiều năm với sự trợ giúp của những suy nghĩ tiêu cực nhưng những suy nghĩ tiêu cực này có thể được thay thế bằng các suy nghĩ tích cực khác.

“Người nào nghi ngờ chính bản thân mình thì đã tự cầm vũ khí chống lại mình. Chính anh ta đã tạo ra thất bại cho cuộc đời mình bằng cách đoán chắc về thất bại đó” (Alexandre Dumas)

Điều đầu tiên ở đây là : hãy luôn là chính bạn ! Là chính mình bao giờ cũng tốt hơn là bắt chước ai đó.Chúng ta nên chấp nhận rằng chúng ta chỉ là con người và hãy cố quên việc cố gắng trở nên hoàn hảo trong mắt người khác.

“Theo tôi cuộc sống tốt đẹp nhất là những người sống như bao người khác cùng với nhân loại chứ không phải những điều thần bí (Michel de Montaigne)

Bất cứ khi nào khi sự nghi ngờ bản thân xuất hiện, bạn hãy ngay lập tức thay thế những suy nghĩ đó bằng hình ảnh tốt đẹp về bản thân và những hành động của bạn. Hãy tránh xa những suy nghĩ về rắc rối và khó khăn.

Nói thẳng ra ý kiến của mình là một trong những điều khó khăn nhất khi chúng ta sa lầy trong sự nghi ngờ bản thân. Hãy dừng ngay việc chỉ trích bản thân ! Đừng quá cẩn thận về những gì bạn muốn nói, hãy nói ra và cũng đừng nên chỉ trích người khác, hãy chứng tỏ với mọi người là bạn có thái độ thân thiện với họ

26. Hợp tác

“Con người ta sẽ thành công khi giữ vững nguyên tắc và vượt xa tính ích kỉ để thoải mái hợp tác với những người cùng quan điểm cũng như những ai không cùng quan điểm với mình” ( Iching)

Bằng cách lắng nghe và nỗ lực hiểu quan điểm của người khác, chúng ta sẽ gặp ít áp lực hơn. Khi chúng ta lắng nghe, chúng ta đã có cơ hội rất tốt để học hỏi bởi vì nếu như chỉ nói không thôi thì chúng ta chỉ lặp lại những gì mình đã biết mà thôi.

“Gặp bất kì ai tôi cũng thấy cái để học từ họ” ( Galile).

Trong công việc, một mối quan hệ tốt với cấp trên, bạn đồng nghiệp , cấp dưới …là yếu tố quan trọng để làm việc hiệu quả và cảm thấy thoải mái sau giờ làm việc.Hãy luôn biết quan tâm và thân thiện với mọi người.

“Hãy đối xử với mọi người như cách họ muốn và giúp họ trở thành những gì mà họ có thể “ (Johann V. Geothe)

Khi chỉ trích người khác, chúng ta đã làm bản thân trở nên tồi tệ. Nếu chúng ta loan tin đồn thì chúng ta chẳng khác nào loài rắn độc ác.

“ Khi nóng giận, mọi sự thật đều biến mất” (Publilius Syrus)

27. Giấc ngủ

Hoàn toàn kiệt sức, không thể thư giãn hay ngủ ngon được là tình trạng khiến chúng ta hoàn toàn suy sụp. Cũng giống như các khó khăn khác, vấn đề này có thể giải quyết được nhờ các biện pháp y học chuyên nghiệp hay những quyển sách hay về các chủ đề thư giãn và các biện pháp làm thế nào để có thể ngủ ngon được. Nghỉ ngơi thư giãn yên tĩnh vào buổi chiều là một biện pháp rất hữu ích để chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon. Hãy quên đi mọi thứ khiến bạn bị lo lắng và stress trong ngày và buổi tối là thời điểm thích hợp nhất để có một giấc ngủ ngon. Hãy đặt ra một chương trình để giảm tối đa sự lo lắng của bạn trong cuộc sống. Bạn có thể khởi đầu bằng cách đọc và nghiên cứu các quyển sách tự giúp đỡ bản thân chứa hàng loạt các thông tin bổ ích.



“Cố gắng” ép bản thân ngủ có thể sẽ đem lại hiệu quả hoàn toàn trái ngược lại. Trong rất nhiều trường hợp mọi người không cần ngủ nhiều như mức họ nghĩ. Nếu như bạn cân nhắc được việc mình không cần ngủ quá nhiều thì áp lực “cố gắng” ép bản thân phải ngủ sẽ biến mất. Điều này sẽ khiến bạn thư giãn và cảm thấy khá hơn thậm chí có thể ngủ gà ngủ gật nữa.

Khi bạn cứ thao thức suốt cả đêm mà vẫn không chợp mắt được thì một vài thay đổi nhỏ về suy nghĩ hay cảnh vật có thể giúp ích cho bạn. Hãy bước ra khỏi giường, đi tắm hay uống một thứ gì đấy không chứa cồn hoặc xem TV, đọc báo một lúc. Hãy cố tận hưởng chứ đừng quá vội vã ép bản thân chợp mắt. Thường thì khoảng từ nửa tiếng đến một tiếng sau, trạng thái buồn ngủ sẽ xuất hiện. Rượu cồn có thể giúp bạn thư giãn và ngủ được nhưng điều này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và kết quả cuối cùng là bạn ngày càng ngủ ít đi. Nhiều người thấy rằng khi họ uống một vài chén rượu thì họ thường bị tỉnh giấc vào lúc 2 hoặc 3 giờ sáng do đó bạn hãy tránh xa chúng.

28. Niềm tin

Hãy có niềm tin vào bản thân bạn, gia đình, bạn bè và chúa trời. ”Hãy có niềm tin, sự hi vọng và lòng khoan dung. Đó là cách để có cuộc sống thành công” ( lời một bài hát trong thập kỉ 50).

Hãy tin tưởng vào bản thân bởi vì mỗi một cá nhân đều có những tài năng và sở thích riêng của mình. Hãy có lòng tin tưởng sâu sắc rằng khi bạn thực sự mong muốn và tin tưởng thì chẳng có gì là không thể cả. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn và tích cực tới hành động của bạn. Mặc dù đây không phải là một sự bảo đảm nhưng nó khiến bạn nắm được những ưu thế của mình để tận dụng trong mọi cơ hội của cuộc sống.

“Người nào có lòng can đảm sẽ tràn đầy lòng tin” (Marcus Cicero).

“Cuộc sống chỉ đáng sống khi có lòng tin và sự nhiệt thành với điều gì đó” (Oliver Welldel)

Lòng tin có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó nâng chúng ta dậy khi vấp ngã và khiến chúng ta có sự chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy tin tưởng vào những người xung quanh, những người đặc biệt với những cá tính riêng. Hãy sống bằng các quy tắc vàng, dù có ở đâu và tôn giáo nào thì về cơ bản đó vẫn là “Hãy đối xử với mọi người như cách mà bạn muốn được đối xử”

29. Sự vui vẻ

Người ta thường nói rằng tiếng cười là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất. Đó là một phương thuốc tuyệt vời. Khi bạn cảm thấy chán nản và hối tiếc cho bản thân, hãy cố tìm ra một điều gì đó vui vẻ để có thể mỉm cười vì bạn không thể vừa cười và thấy tồi tệ vào cùng một thời điểm được.

“Điều hối tiếc nhất trong ngày đó là khi con người ta hoàn toàn không nở nụ cười nào cả” (Nicolas Chamfort).

Có thể chúng ta không thể cười được vì có quá nhiều thứ lo lắng và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện tình trạng này “bằng cách điều chỉnh hành động, dưới sự kiểm soát trực tiếp hơn của ý chí , chúng ta có thể gián tiếp điều chỉnh cảm xúc - thứ mà ta không thể điều khiển được. Do đó đây là con đường tự nguyện hoàn toàn hiệu nhất để đi đến sự vui vẻ. Nếu bạn mất sự vui vẻ hãy hành động và nói như thể chúng vẫn đang ở quanh bạn vậy” (William James).

30. Khiêm tốn

“ Chẳng có gì đáng khâm phục trong việc tỏ ra hơn người cả. Điều đáng khâm phục thật sự ở đây chính là bạn tỏ ra hơn chính bản thân mình.” (tục ngữ Ấn Độ).

Một chút khiêm tốn sẽ giúp bạn vượt qua các giai đoạn của cuộc đời. Nó khiến chúng ta có sự tiếp cận thực tế với mọi người trong thế giới này. Đấu tranh với bản thân để chứng tỏ rằng chúng ta là những gì mà chúng ta không phải, sẽ khiến chúng ta có những xung đột cảm xúc và rơi vào trạng thái liên tục thất vọng. Cân bằng khiếm tốn và tự tin là một phương pháp lí tưởng để tồn tại.

“Đánh giá bản thân quá cao hay quá thấp đều là sai lầm “ (Johann V. Goethe). Chấp nhận việc chúng ta có thể gây ra sai lầm khiến chúng ta thoát khỏi việc giả bộ hoặc mong muốn mọi thứ đừng xảy ra. Chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta đã học được điều gì đó từ những sai lầm và chấm dứt việc lo lắng.

31. Sức khoẻ

Các lời khuyên y tế chuyên nghiệp luôn luôn là sự cân nhắc đầu tiên khi bạn gặp các vấn đề về thể chất và tinh thần. Có những trường hợp mà chỉ có những chuyên gia đủ khả năng mới có thể đưa ra giải pháp được.

Có rất nhiều loại sách do các bác sĩ và các nhà chuyên môn viết có thể cho chúng ta những ý kiến để cải thiện sức khoẻ của bạn. Điều chung trong các quyển sách như thế này là thái độ tinh thần đã có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ thể chất của chúng ta.

“Đừng vội vàng, hãy tập thể dục nhiều, luôn vui vẻ và ngủ đầy đủ, bạn sẽ sống khoẻ mạnh hơn!” (James F Clarke) và dĩ nhiên cần có một chế độ ăn uống hợp lí nữa !

Các chất kích thích, rượu, thuốc lá là kẻ thù của sức khoẻ. Mặc dù sẽ rất khó để bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ này nhưng nếu bỏ được, nó sẽ rất có ích cho bạn. Hãy đọc những quyển sách về phương pháp tự cai hay nhờ người khác giúp đỡ bạn .

Bạn cũng nên biết rằng ngay cả khi mọi người nói rằng trông bạn rất khoẻ mạnh thì bạn cũng đang già đi do đó hãy tận hưởng cuộc sống !

32. Thiền

Từ lâu ngồi thiền đã là một phương pháp được biết đến ở nhiều quốc gia, nhiều nền văn hoá, nhiều tôn giáo khác nhau như là một phương pháp tuyệt vời để giảm tình trạng căng thẳng và tìm kiếm trạng thái yên ổn trong tâm hồn. Đề tài này sẽ có rất ích cho bạn khi bạn gặp khó khăn trong việc phá vỡ sự căng thẳng hay các thói quen gây stress. Có nhiều cách thực hiện khác nhau nhưng phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất là:

+ Tìm một nơi yên tĩnh chỉ có mình bạn.
+ Ở trong trạng thái thư giãn.
+ Để mắt bạn nhìn xuống, khép hờ chứ không khép chặt.
+ Thở chậm và tự nhiên.
+ Không nghĩ đến bất kì điều gì khác ngoài việc bạn đang thực hiện.
+ Thực hiện trong vòng 15 đến 20 phút.

Khi nằm trên giường hay chuẩn bị đi chợp mắt hãy cố gắng nhắm mắt và tập trung chú ý của bạn vào một điểm bất kì nào đó trên tường, một điểm sáng nhỏ hay thậm chí là một cái bóng. Hãy cố gắng tập trung vào những điểm này và không suy nghĩ gì hết. Điều này sẽ khiến bạn dần dần chìm vào giấc ngủ (chúng tôi không khuyên bạn thực hiện điều này khi đang làm việc hay ở trong lớp học).


St

Sống lạc quan, tại sao không?
Sống lạc quan là liều thuốc bổ cho sức khoẻ của bạn. Bỏ qua lỗi lầm của người khác và cả thói quen tán gẫu, sống lạc quan, sống cho hiện tại không chỉ làm cho bạn thêm yêu đời mà còn làm mọi người xung quanh bạn vui vẻ. Một trong mười điều sau bạn đã có chưa?



1. Thái độ là tất cả.
Bạn đang sống bi quan? đang nhuốm màu cuộc sống của mình bằng những lo sợ? Thay đổi cách nhìn với mọi việc, bạn sẽ “ổn” ngay thôi.

2. Tôn trọng và nhân hậu với mọi người.
Ai cũng đáng quý và cần được đối xử một cách lịch sự. Bạn có thái độ khác với họ vì họ khác bạn ư? Họ cũng có cảm giác và có quan điển riêng vì thế họ khác bạn. Hãy tôn trọng mọi người nếu như bạn muốn mình được tôn trọng.

3. Tránh so sánh.
Đừng mang ai ra để so sánh. Thay vì việc ngồi xem ai giỏi hơn ai bạn hãy nhìn những việc họ đang làm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

4. Nhận trách nhiệm trong công việc và cuộc sống.
Đổ lỗi hay biện minh cho mình chỉ làm bạn thêm kém hoạt động. Nhận trác nhiệm nhưng cũng không có nghĩa là cứ dằn vặt mình mãi về khuyết điểm đó. Phải rút được kinh nghiệm và giúp mình tiến lên.

5. “Chẳng ảnh hưởng đến tôi đâu”
Nếu ai đó chê bai bạn, đừng vội nản lòng nhé. Hãy giữ nó như một lời khích lệ vì giá trị của bạn là do bạn, là chính bạn, và là thực chất của bạn. Họ sẽ không thể dùng chiêu “thọc gậy bánh xe” để hại bạn được vì bạn luôn biết “chẳng ảnh hưởng đến tôi đâu”.

6. Tôn trọng thời gian của người khác.
“Một ngày tồi tệ” bạn thốt lên và muốn trì hoãn mọi công việc. Nhưng đâu phải ai cũng như bạn nên hãy chắc chắn rằng bạn không ảnh hưởng đến thời gian của người khác. Thời gian là thứ quý nhất chúng ta có, nếu bạn muốn lãng phí nó thì hãy làm một mình.

7. Lên danh sách (list) những việc phải làm.
Chắc bạn đã từng lên danh sách cho mình một núi công việc nhưng cũng không ít lần thất vọng vì việc làm được quá ít. List công việc bạn phải làm nhưng đồng thời cũng phải tạo nên một list khác cụ thể hơn cho từng ngày như làm việc gì, cần bao lâu…Bạn sẽ nhận ra một ngày của bạn trôi qua như thế nào, những công việc quan trọng nào bạn đã hoàn thành và núi công việc kia sẽ không còn là nỗi ám ảnh.

8. Chú ý đến những người xung quanh.
Hàng ngày bạn vẫn tiếp xúc với khách hàng, các bạn đồng nghiệp, và tất cả mọi người xung quanh bạn. Thay vì giữ một thái độ lạnh nhạt bạn thử cảm ơn họ vì đã mua hàng, vì đã giúp đỡ bạn, vì mối quan hệ họ tạo ra và vì cả công việc tốt đẹp bạn đang có. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn bạn nghĩ.

9. Cảm nhận những điều nhỏ bé xảy ra với bạn.
Một ánh mắt khích lệ của đồng nghiệp, một nụ cười thật tươi của khách hàng sẽ giúp bạn nhận ra “mình làm việc tốt đấy chứ”. Những điều nhỏ bé đó có sức mạnh hơn cả lời nói.

10. Một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn.
Khi bạn lạc quan bạn sẽ nỗ lực hết mình cho công việc. Mọi người sẽ nhận ra bạn và công nhận khả năng đích thực của bạn.


ST

Quy luật 7T làm thay đổi cuộc sống
Cuộc sống luôn phức tạp hơn chúng ta tưởng. Con người sinh ra là để được sống và mưu cầu hạnh phúc. Đây là quy luật 7T đơn giản giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống.



1. Tình bạn. Tình bạn là giọt mật, rất cần có những người bạn tốt. Nếu không nhiều thì cũng cần có một người mà chúng ta có thể tâm sự mọi điều.

2. Thoải mái. Âm nhạc là thần dược, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể nghe nhạc, nhất là khi buồn. Nếu có điều kiện, bạn nên nghe nhạc cổ điển, như nhạc của Mozart và bài Bốn mùa của Vivaldi. Ở đâu thiếu vắng ngôn ngữ thì ở đó âm nhạc lên tiếng.

3. Tự tin. Dù bạn có ngoại hình “khiêm tốn” thì cũng đừng quá ngại ngùng. Làm việc chăm chỉ và không ngừng nghiên cứu, bạn có thể trở nên thông minh và có kiến thức rộng. Nó giúp bạn tự tin hơn.

4. Tình thân. Hãy cố gắng hòa hợp với người thân trong gia đình. Tình cảm gia đình luôn cần thiết và bất diệt.

5. Thành công. Hãy cần mẫn làm việc, chuyên cần học tập, và đừng bao giờ thúc thủ. Thành công ở một mức độ nào đó sẽ làm cho bạn tự tin, có thêm nghị lực.

6. Trang phục. Màu sắc của trang phục ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Nếu có tâm trạng buồn, bạn nên mặc trang phục có màu sáng và hợp mốt để bạn cảm thấy vui hơn.

7. Tình yêu. Có một người để yêu thương hết lòng là điều cần thiết. “Sỏi đá cũng cần có nhau” kia mà! Frank Tyger nói: “Tình yêu chiến thắng tất cả”.

Để thay đổi mọi thứ, đơn giản là hãy thay đổi các động thái của chính mình. Sống là sống cho, sống vì và sống với. Đó là hạnh phúc đích thực.


St