letter of commitment
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày xyz
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép cán bộ nghỉ phép đi thăm thân nhân tại Pháp.
BỘ TRƯỞNG BỘ X
- Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ X;
- Căn cứ Nghị định 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
- Xét đề nghị tại Đơn ngày 20/2/2006 về việc xin phép đi thăm thân nhân tại Pháp của bà A;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cho phép bà A, chuyên viên Thanh tra Bộ được nghỉ phép đi thăm thân nhân tại Pháp từ ngày x đến y theo nguyện vọng cá nhân.
Điều 2: Trong thời gian ở nước ngoài, bà A có trách nhiệm thực hiện tốt luật pháp của nước sở tại, chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về quan hệ đối ngoại khi ra nước ngoài; về nước đúng thời hạn và báo cáo khi về nước;
Điều 3: Mọi chi phí do bà A tự túc.
Điều 4: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Hợp tác Quốc tế và bà A chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4
- Lưu VT, TCCB,
BỘ TRƯỞNG
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
Hanoi XY, 06
Ref: Regarding the request to allow the officer (below) to take a holiday trip to visit her family member in France
From: Vietnamese Minister of Agriculture
- According to the Decree of Function, Duty, Entitlement and Structure of the Vietnamese Agriculture Ministry (decree number 90/2002/NĐ-CP) issued on 11th November, 2002
- According to the Decree of Migration of Vietnamese Citizens (number 05/2000/NĐ-CP), issued on 3rd March, 2000
- Considering the application made on 20th February, 2006 regarding the request of Mrs. A to take holiday trip to visit her family member in France.
- According to the request made by the Head of Personnel Department of Ministry of Agriculture
Decisions have been made:
The first: Mrs. A, who is our inspection specialist, is allowed to take a trip to France to visit her family member as her own aspiration.
The second: During her time abroad, Mrs. A has a duty to respect the laws of the foreign country, to follow the rules applicable to Vietnamese diplomats in the foreign country, to return at the right time and to report before returning.
The third: She is responsible for paying all her own expenses
The forth: The chief officer, the head of personnel department, the head of foreign affair department and Mrs. A are responsible to execute these decisions
To whom the decisions are made
Same as the forth decision
- Lưu VT, TCCB,
Vietnamese Minister of Agriculture
Tia vẫn chưa có mặt trong diễn đàn Top Trả Lời Với Trích Dẫn
Wednesday, March 29, 2006
Acknowledgement
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?p=146996#post146996
One of the biggest things I’ve learned from last year is to appreciate everything in this beautiful world especially in science, even things I’ve considered as “tiny” and “obvious” because I rekon that behind everything, there is a process of a lot of works as well as obstacles and overcoming, difficulties and discoveries, exhausted and “eureka” moments.
To my supervisor Dr. GON, it’s very hard to find the words to express my appreciation for what you’ve done for me. In the future, I will try to help people around me with all my heart and can think proudly “I’ve learned that from my dear supervisor, who does that in very great and encouraging way to me”. I am so lucky to have you as my supervisor, colleague and friend, thank you so so much for the guides, the discussions, for keeping me in right tracks and for many great, joyful scientific moments I’ve got during the project.
A big thank to all members of the FAB and ORU family at CHW, to Je, La, Sc, Mo for helping me and encouraging me all the time, to Ga for so interesting discussions, to Sa for giving me your baby cells (so cute babies), to Je, Th, and St for being around me with music and funny chat ‘till late. A special thank to Prof. PG for being a really nice and warm big boss, to Ja who is very busy but still have time to help me.
At the uni, I’d like to thank Dr. PP- the man with a big heart, for the care and patience you gave me during the year. Thanks my co-supervisor Dr. MJ and all nice and friendly staff for the whole year I had at UWS.
I also would like to say thank you very much to my former supervisor Dr. S P for helping me to have a great chance to work with GON, you are the first person letting me know that science is hard, challenged but very glorious.
Many thanks to my classmates, my friends around, my fellows at the part-time work and all people I don’t know in the train, down the street… for sometimes driving me mad but always making this country to be really friendly, warm and cool place to live.
A special thought for my family, my Mum, my Dad, my brothers, sisters, nephews and little niece, my cousins, family is always the place I can come back whenever I feel life’s hard; to recharge my energy and be ready for the next journey.
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?p=146996#post146996
One of the biggest things I’ve learned from last year is to appreciate everything in this beautiful world especially in science, even things I’ve considered as “tiny” and “obvious” because I rekon that behind everything, there is a process of a lot of works as well as obstacles and overcoming, difficulties and discoveries, exhausted and “eureka” moments.
To my supervisor Dr. GON, it’s very hard to find the words to express my appreciation for what you’ve done for me. In the future, I will try to help people around me with all my heart and can think proudly “I’ve learned that from my dear supervisor, who does that in very great and encouraging way to me”. I am so lucky to have you as my supervisor, colleague and friend, thank you so so much for the guides, the discussions, for keeping me in right tracks and for many great, joyful scientific moments I’ve got during the project.
A big thank to all members of the FAB and ORU family at CHW, to Je, La, Sc, Mo for helping me and encouraging me all the time, to Ga for so interesting discussions, to Sa for giving me your baby cells (so cute babies), to Je, Th, and St for being around me with music and funny chat ‘till late. A special thank to Prof. PG for being a really nice and warm big boss, to Ja who is very busy but still have time to help me.
At the uni, I’d like to thank Dr. PP- the man with a big heart, for the care and patience you gave me during the year. Thanks my co-supervisor Dr. MJ and all nice and friendly staff for the whole year I had at UWS.
I also would like to say thank you very much to my former supervisor Dr. S P for helping me to have a great chance to work with GON, you are the first person letting me know that science is hard, challenged but very glorious.
Many thanks to my classmates, my friends around, my fellows at the part-time work and all people I don’t know in the train, down the street… for sometimes driving me mad but always making this country to be really friendly, warm and cool place to live.
A special thought for my family, my Mum, my Dad, my brothers, sisters, nephews and little niece, my cousins, family is always the place I can come back whenever I feel life’s hard; to recharge my energy and be ready for the next journey.
Tuesday, March 28, 2006
Tôi thấy mọi người thường dùng rapid share, uploader, usendit etc để upload file, vì thế khi download về (nếu chọn free) thì sẽ phải đợi một thời gian nhất định, nếu chỉ làm thế một lần thì không sao, nhưng làm đi làm lại nhiều lần thì khá mệt. Có một chương trình rất hay để giúp đỡ mọi người đấy là USDownloader.
http://www.dimonius.ru/dusd.php
Không rõ có chỗ nào có version mới hơn không, nhưng cứ giới thiệu cái tên đã rồi mọi người có thể google sau. Chương trình này bạn chỉ cần vứt link download vào cho nó, nó sẽ tự đợi cho mình, sau khi đợi xong sẽ tự động down về. Vì thế bạn có thể copy and paste hàng trăm link một lúc không vất vả gì cả.
=========
Một tiện ích khác muốn giới thiệu với mọi người là các chương trình share p2p. Có rất nhiều client p2p khác nhau, nhưng tổng chung lại thì chỉ có vài mạng p2p thôi, xin tạm kể ra như sau : edonkey, winmx, direct connect, ares, gnutella, soulSeek, IRC, MP2p,Fast track. Và quen thuộc nhất với mọi người có lẽ là gnutella (lạ chưa , vì tôi chắc là bạn chưa hề nghe đến nó,nhưng tôi lại bảo nó là quen thuộc). Vì đây chính là mạng của limeware, kazaa,sharezza.. (những cái này thì bạn quen rồi phải không nào ?).
Vì thế nên việc chọn cho mình một chương trình down p2p thích hợp thì việc đầu tiên là phải chọn mạng p2p thích hợp rồi mới chọn client tốt để sử dụng. Chứ ví dụ như bạn chọn dùng cả limeware và kazaa cùng lúc chẳng hạn thì cũng chả khác nhau là bao vì chúng cùng mạng.
Mỗi mạng p2p thì đều có điểm mạnh và yếu riêng. Bạn có thể tham khảo rất kỹ càng về các mạng p2p cũng như đánh giá về từn client một của nó tại
http://www.slyck.com/
Nhưng theo đánh giá của tôi thì như sau : để down các file lớn (các file iso, bin, img v..v. trên 500 MB đến vài GB) thì nên dùng bit torrent, và tôi khuyên nên sử dụng client bitcommet vì nó đơn giản và dễ sử dụng nhất. Down bằng bit torrent cũng tỏ ra là an toàn nhất, không sợ bị virus hay adware.
Để down các file bé hơn, và chủ yếu là phần mềm thì nên sử dụng edonkey . Và khuyên nên dùng client là emule. Và cũng hạn chế search trực tiếp file muốn down bằng client của nó, vì như thế tương đối nguy hiểm. Bạn có thể lên các website cung cấp link để down (trên site slyck.com có guides cho từng mạng một bạn nên đọc trước khi dùng)
Còn để down các bản nhạc (bài hát đơn lẻ) thì Gnutella là tốt nhất, và nên dùng limewire. Cái này thì cứ search và down về thôi, nhưng cẩn thận nhớ quét virus , đây là mạng nhiều virus và fake nhất.
Còn đây là một site khác cung cấp link để sử dụng các trình p2p rất hay (nhưng nên đọc kỹ cái slyck trước đã rồi hẵng vào đây mò mẫm):
http://www.lickmytaint.com/forum/forum.asp?FORUM_ID=5
(cái link này đang point đến chỗ dành cho bit torrent nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều thứ khác tại đây)
http://www.dimonius.ru/dusd.php
Không rõ có chỗ nào có version mới hơn không, nhưng cứ giới thiệu cái tên đã rồi mọi người có thể google sau. Chương trình này bạn chỉ cần vứt link download vào cho nó, nó sẽ tự đợi cho mình, sau khi đợi xong sẽ tự động down về. Vì thế bạn có thể copy and paste hàng trăm link một lúc không vất vả gì cả.
=========
Một tiện ích khác muốn giới thiệu với mọi người là các chương trình share p2p. Có rất nhiều client p2p khác nhau, nhưng tổng chung lại thì chỉ có vài mạng p2p thôi, xin tạm kể ra như sau : edonkey, winmx, direct connect, ares, gnutella, soulSeek, IRC, MP2p,Fast track. Và quen thuộc nhất với mọi người có lẽ là gnutella (lạ chưa , vì tôi chắc là bạn chưa hề nghe đến nó,nhưng tôi lại bảo nó là quen thuộc). Vì đây chính là mạng của limeware, kazaa,sharezza.. (những cái này thì bạn quen rồi phải không nào ?).
Vì thế nên việc chọn cho mình một chương trình down p2p thích hợp thì việc đầu tiên là phải chọn mạng p2p thích hợp rồi mới chọn client tốt để sử dụng. Chứ ví dụ như bạn chọn dùng cả limeware và kazaa cùng lúc chẳng hạn thì cũng chả khác nhau là bao vì chúng cùng mạng.
Mỗi mạng p2p thì đều có điểm mạnh và yếu riêng. Bạn có thể tham khảo rất kỹ càng về các mạng p2p cũng như đánh giá về từn client một của nó tại
http://www.slyck.com/
Nhưng theo đánh giá của tôi thì như sau : để down các file lớn (các file iso, bin, img v..v. trên 500 MB đến vài GB) thì nên dùng bit torrent, và tôi khuyên nên sử dụng client bitcommet vì nó đơn giản và dễ sử dụng nhất. Down bằng bit torrent cũng tỏ ra là an toàn nhất, không sợ bị virus hay adware.
Để down các file bé hơn, và chủ yếu là phần mềm thì nên sử dụng edonkey . Và khuyên nên dùng client là emule. Và cũng hạn chế search trực tiếp file muốn down bằng client của nó, vì như thế tương đối nguy hiểm. Bạn có thể lên các website cung cấp link để down (trên site slyck.com có guides cho từng mạng một bạn nên đọc trước khi dùng)
Còn để down các bản nhạc (bài hát đơn lẻ) thì Gnutella là tốt nhất, và nên dùng limewire. Cái này thì cứ search và down về thôi, nhưng cẩn thận nhớ quét virus , đây là mạng nhiều virus và fake nhất.
Còn đây là một site khác cung cấp link để sử dụng các trình p2p rất hay (nhưng nên đọc kỹ cái slyck trước đã rồi hẵng vào đây mò mẫm):
http://www.lickmytaint.com/forum/forum.asp?FORUM_ID=5
(cái link này đang point đến chỗ dành cho bit torrent nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều thứ khác tại đây)
Thư tháng ba
Khi muốn kể cho bạn xa nghe về Hà Nội những ngày tháng ba này, ý nghĩ đầu tiên chợt đến với tôi lại là về hoa loa kèn. Cũng chẳng có gì lạ, loa kèn hình như đã trở thành một cột mốc thời gian với rất nhiều người Hà Nội vậy nên nó cũng là nguyên cớ đẹp đẽ thôi thúc tôi kể chuyện. Liệu bạn có biết chăng Hà Nội mùa hoa loa kèn có gì chung, có gì khác với Hà Nội của mọi ngày.
Trước tiên là chuyện thời tiết, vâng, tất nhiên là thời tiết rồi. Thời tiết nó ảnh hưởng đến người ta lắm chứ. Tháng ba năm nay trời nồm gần như liên tục, mưa nhiều hơn nắng, những ngày khô ráo cũng khá hiếm hoi. Người ta không khỏi có cái cảm giác ngán ngẩm khi sờ vào bất cứ thứ gì cũng đầy hơi nước, ẩm ướt lượt sượt. Trời nồm làm các mẹ các chị ngại phơi đồ, các em gái ngại diện hơn khi ra phố, còn các chàng trai đôi khi bực tức vì vừa rửa xe sạch trời lại đổ mưa. Người ta ít đi lại hơn, chí thú với các bữa tối ở nhà, xem TV nhiều hơn, sách đọc nhiều hơn và cũng có thể gọi điện thoại cũng nhiều hơn. Những hôm trời hửng, người ta những muốn hát lên vì trời đẹp. Người ta đi lại trên phố thư thái lắm, ai ai nom cũng phơi phới rộn ràng.
Và rộn ràng đâu chỉ vì thời tiết, rộn ràng còn vì chuyện hoa, vâng, tháng ba rồi mà, hoa đẹp lắm. Có lẽ phải cảm ơn thời tiết mưa phùn ẩm ướt những ngày xuân bởi nhờ đó mà tháng ba nhiều hoa khoe sắc. Trời đã ấm lại mưa phùn, cây cỏ đua nhau bật mầm nảy lộc. Trong cái khoảnh khắc trời phú ấy, có một loài hoa báo mùa xuân sắp hết ngày hiển hiện và mùa hè chỉ lẩn quất đang đâu đó, ấy là hoa loa kèn. Khi mọi nẻo đường đều lấp ló những bó hoa loa kèn cao cao trên các quầy hoa, tôi như thấy nắng hè đang lấp ló. Loa kèn mùa ngắn lắm, chỉ khi nắng có chút gắt là hoa đã thôi mùa. Bù lại, những ngày mùa ngắn ngủi này khắp Hà Nội ngập tràn loa kèn, ở chợ và ở nhà. Để ý một chút bạn sẽ thấy từ các chợ cóc góc phố tới các quầy hoa giữa phố đều có một xô đầy những cành loa kèn vươn những nụ to tới độ tưởng rằng chỉ mang về nhà cắm vào bình là hoa sẽ nở bung ra. Loa kèn thật may mắn vì được nhiều người yêu thích, nhất là phái nữ. Trong chợ làng Thủ Lệ nhà tôi cũng thấy các cụ già tới các cô, các chị và cả những thiếu nữ nhất nhất đều chọn lấy vài cành. Giờ này dám chắc đến nhà ai chơi cũng có một bình loa kèn trắng trẻo, thơm tho.
Vẻ đẹp của hoa loa kèn có lẽ không cần phải kể thêm, mà đã có rất nhiều người kể. Ngay như tôi mùa nào cũng muốn kể ít nhất một lần cho ai đó, mà trong mùa thì ngày nào ngắm hoa cũng say mê hoa như ngày nào. Ai yêu hoa sẽ đều ngắm hoa với vẻ đẹp riêng trong mắt mình phải không. Người bảo hoa gầy, tôi lại bảo hoa thanh, người bảo hoa đơn điệu, tôi sẽ bảo là hoa đẹp đơn sơ, người bảo hoa không thắm, hương không đậm, tôi lại bảo hoa trắng trong, hương thanh khiết. Đấy, ví thử ôm bó loa kèn Trung Quốc, bông nào ra bông nấy, to nhé, cao nhé, rành mạch rõ ràng là thế. Vậy mà nếu được lựa chọn các cô lại chả dài ra chê hoa gì mà cứ sõng sượt cum cúp đều như đếm chả khác gì hoa giả, chả yêu nổi. Đúng là chả ai lại đi tranh cãi nhau về tình yêu.
Loa kèn chẳng kén người chơi, già trẻ gái trai chơi hoa đều vô cùng hợp lý. Thậm chí tôi thấy hình ảnh các mẹ các chị tay xách làn thức ăn, tay mang bó loa kèn về chợ thật thân quen chứ nom những bó hoa loa kèn gói trong giấy bóng kính đang chễm chệ trên quầy hoa sang trọng nào đó thì lấy làm lạ lắm. Tuy nhiên, có lẽ loa kèn hợp với tiết xuân nên dù không nhà cao, cửa rộng thì ai đó chớ nhốt hoa trong một phòng kín gió kẻo làm khổ vẻ đẹp của hoa lắm lắm.
Hành trình xa xôi từ xứ lạnh của hoa có lẽ để tìm được tri kỷ là những chiếc bình gốm thô mộc. Đặt vài cành hoa trong một chiếc bình ấy rồi mang tới góc bàn gần cửa sổ, ánh sáng như được cộng hưởng và hương thơm như thêm phất phơ nhẹ nhàng. Có lẽ với tôi loa kèn là loài hoa gần gũi, đơn giản mà rất có chất.
Ngẫm thêm về loa kèn tôi cứ băn khoăn không rõ đất Hà thành trồng loa kèn ở đâu nhiều nhất, mà ngoài Hà Nội ra có ở đâu mê hoa đến thế không. Nhớ dạo cuối năm về Nhật Tân xem hoa đã thấy nhiều luống loa kèn trái mua được che chắn rất cẩn thận. Hoa trái mùa có lẽ không được cao ráo và rộng rãi. Đầu năm về Tiền Phong thì thấy bạt ngàn những hoa hồng, chưa thấy loa kèn. Nhẽ nào hoa chỉ được trồng cận kề Hà thành, mạn Vĩnh Tuy, Tây Tựu, hay trồng chính ở Nhật Tân nhỉ ? Kỳ lạ thật, năm nào tôi cũng mua hoa loa kèn, nhưng mãi tới hôm nay vẫn chưa biết Hà Nội trồng loa kèn nơi nào nhiều nhất. Khéo lần sau phải gắng tìm một chị hàng hoa bán hoa chính gốc để hỏi thăm, biết đâu có dịp về thăm vườn giữa mùa đầy nụ trắng chúm chím cành cành vươn cao.
Vẫn còn một băn khoăn nữa về chuyện loa kèn là hoa liệu chỉ được trồng nhiều ở Hà Nội hay còn có nhiều ở các nơi khác nhỉ. Chợt nhớ những lần tới Lạng Sơn, Lao Bảo cứ sững sờ trước hàng hàng hoa sữa, giật mình tưởng Hà Nội loanh quanh đâu đó. Nay mai khéo lạc chốn biên cương nào gặp sắc trắng loa kèn, có lẽ tôi cũng xốn xang lắm lắm. Thật là con người ta rõ khéo cả nghĩ.
Con người ta thật lạ, nhiều khi bận chết người mà thấy hoa là lòng chùng lại, thậm chí cứ náo nức muốn đọc muốn viết cái gì đó. Và thế là tôi lại kể bạn nghe chút gì đó của Hà Nội vào những ngày loa kèn toả hương. Loa kèn như một nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là với những người được sinh ra vào khoảng tháng 3, tháng 4. Như một cô em ở lớp tôi sinh vào đúng giữa tháng 4 nên thấy loa kèn là ríu rít lắm, cứ như loa kèn dành riêng cho mình mình vậy. Giữa tuần trước cô bé háo hức khoe tôi rằng đã có hoa rồi và cứ luôn miệng khoe về bình hoa mới sắm. Trong lúc cao hứng bình hoa tôi bảo chị cũng thích loa kèn vì nó thanh lịch và đẹp như ánh trăng, ngắm bình hoa trên góc bàn sẫm màu cứ như ánh trăng lênh loang đổ. Rồi khoe đã sưu tập được một số bài viết về hoa loa kèn. Có lẽ phút cao hứng cũng hợp cảnh, thôi thì cô em cứ nức nở đòi cho xem ngay. Thế mà mấy ngày trôi qua rồi, giật mình vì cứ náo nức là thế mà vẫn chưa tròn lời hứa. Lại sẽ phải là ngày mai, may mà ngày mai loa kèn vẫn rộ.
Mùa loa kèn lại thường hay xảy ra những việc chẳng liên quan gì tới hoa cả bởi xuân qua hè tới cũng còn là mùa của những công trình nước rút, nhất là những việc dính dáng đến thuỷ lợi. Cầu cống nhiều nơi bị nạy lên thay sửa, lởm chởm nhiều khu tập thể. Mỗi lần nhìn thấy cảnh tượng này tôi đều thầm mong mùa mưa năm nay sẽ không còn phải cái cảnh sông trôi giữa phố.
Dẫu sao sắc xuân vẫn ngập tràn các nơi, trên các tuyến phố nhờ sự xuân qua hè tới của các cô gái và đó mới là thú vị. Sự thú vị hiển hiện trên sắc màu mà các cô mang. Trên phố Hà thành rạng rỡ những sắc áo sắc váy mang màu sắc của chồi non lộc biếc mùa xuân và những gam màu tươi tắn bừng sáng của muôn sắc hoa chào hạ.
Những ngày này các hiệu thời trang đang nhất loạt trưng ra quần áo xuân hè. Chưa hết tháng ba dương lịch, trời hửng lên có mấy bữa mà các chủ hiệu đã nói đồ mùa hè chạy lắm. Những chiếc áo khoác dày cộp đã bị nhấn tít vào trong góc hoặc yếu thế hơn thì nằm gọn trong những quầy hạ giá.
Ừ, loa kèn nở là hè gõ cửa. Hoa sưa sau vài đêm mưa cũng đã rụng hết cả rồi. Sân trường tổng hợp có mấy cây hoa sưa rất to và đẹp. Giữa tháng hoa còn nở tưng bừng trời đất đang nhăm nhe vác máy chụp thì chỉ sau đêm nặng hạt đã còn toàn là xơ xác.
Những ngày tháng ăn chơi đã qua, việc như nước chảy. Quanh bàn trà người ta đã ít nói tới những chuyến du xuân. Lẽ di nhiên đất trời xoay vần, xuân qua, hè tới, thời gian vùn vụt trôi đi.
Thời gian vùn vụt trôi một chiều mà lòng người lại chẳng dễ chiều. Thường thì người ta muốn kéo dài ngày xuân, nhưng đôi khi cháy lòng mong hạ, và có lúc lại muốn mãi thưởng thức cái se lạnh thi vị của đêm đông. Mưa ri rỉ mấy ngày đêm thì chán lắm, tưởng thà cứ nóng rát nóng bỏng luôn đi cũng được, miễn là khô ráo. Vậy mà có lúc mưa mưa lại thấy thú vị. Hãy tưởng xem, còn gì thú vị bằng cái cảnh, lửng tối, trong vài góc quán, dăm ba người bạn chụm đầu tâm tình đủ chuyện. Vài tách trà với chút mứt sen, bánh đậu. Cái se se thú vị của đêm đông như được tẩm hương, dài thêm và thực ấm cúng. Ngẫm tới đây thì cái sì sụt ẩm thấp của tháng ba bỗng cũng trở nên gần gũi, đáng nhớ.
TN, 28/3/06.
Khi muốn kể cho bạn xa nghe về Hà Nội những ngày tháng ba này, ý nghĩ đầu tiên chợt đến với tôi lại là về hoa loa kèn. Cũng chẳng có gì lạ, loa kèn hình như đã trở thành một cột mốc thời gian với rất nhiều người Hà Nội vậy nên nó cũng là nguyên cớ đẹp đẽ thôi thúc tôi kể chuyện. Liệu bạn có biết chăng Hà Nội mùa hoa loa kèn có gì chung, có gì khác với Hà Nội của mọi ngày.
Trước tiên là chuyện thời tiết, vâng, tất nhiên là thời tiết rồi. Thời tiết nó ảnh hưởng đến người ta lắm chứ. Tháng ba năm nay trời nồm gần như liên tục, mưa nhiều hơn nắng, những ngày khô ráo cũng khá hiếm hoi. Người ta không khỏi có cái cảm giác ngán ngẩm khi sờ vào bất cứ thứ gì cũng đầy hơi nước, ẩm ướt lượt sượt. Trời nồm làm các mẹ các chị ngại phơi đồ, các em gái ngại diện hơn khi ra phố, còn các chàng trai đôi khi bực tức vì vừa rửa xe sạch trời lại đổ mưa. Người ta ít đi lại hơn, chí thú với các bữa tối ở nhà, xem TV nhiều hơn, sách đọc nhiều hơn và cũng có thể gọi điện thoại cũng nhiều hơn. Những hôm trời hửng, người ta những muốn hát lên vì trời đẹp. Người ta đi lại trên phố thư thái lắm, ai ai nom cũng phơi phới rộn ràng.
Và rộn ràng đâu chỉ vì thời tiết, rộn ràng còn vì chuyện hoa, vâng, tháng ba rồi mà, hoa đẹp lắm. Có lẽ phải cảm ơn thời tiết mưa phùn ẩm ướt những ngày xuân bởi nhờ đó mà tháng ba nhiều hoa khoe sắc. Trời đã ấm lại mưa phùn, cây cỏ đua nhau bật mầm nảy lộc. Trong cái khoảnh khắc trời phú ấy, có một loài hoa báo mùa xuân sắp hết ngày hiển hiện và mùa hè chỉ lẩn quất đang đâu đó, ấy là hoa loa kèn. Khi mọi nẻo đường đều lấp ló những bó hoa loa kèn cao cao trên các quầy hoa, tôi như thấy nắng hè đang lấp ló. Loa kèn mùa ngắn lắm, chỉ khi nắng có chút gắt là hoa đã thôi mùa. Bù lại, những ngày mùa ngắn ngủi này khắp Hà Nội ngập tràn loa kèn, ở chợ và ở nhà. Để ý một chút bạn sẽ thấy từ các chợ cóc góc phố tới các quầy hoa giữa phố đều có một xô đầy những cành loa kèn vươn những nụ to tới độ tưởng rằng chỉ mang về nhà cắm vào bình là hoa sẽ nở bung ra. Loa kèn thật may mắn vì được nhiều người yêu thích, nhất là phái nữ. Trong chợ làng Thủ Lệ nhà tôi cũng thấy các cụ già tới các cô, các chị và cả những thiếu nữ nhất nhất đều chọn lấy vài cành. Giờ này dám chắc đến nhà ai chơi cũng có một bình loa kèn trắng trẻo, thơm tho.
Vẻ đẹp của hoa loa kèn có lẽ không cần phải kể thêm, mà đã có rất nhiều người kể. Ngay như tôi mùa nào cũng muốn kể ít nhất một lần cho ai đó, mà trong mùa thì ngày nào ngắm hoa cũng say mê hoa như ngày nào. Ai yêu hoa sẽ đều ngắm hoa với vẻ đẹp riêng trong mắt mình phải không. Người bảo hoa gầy, tôi lại bảo hoa thanh, người bảo hoa đơn điệu, tôi sẽ bảo là hoa đẹp đơn sơ, người bảo hoa không thắm, hương không đậm, tôi lại bảo hoa trắng trong, hương thanh khiết. Đấy, ví thử ôm bó loa kèn Trung Quốc, bông nào ra bông nấy, to nhé, cao nhé, rành mạch rõ ràng là thế. Vậy mà nếu được lựa chọn các cô lại chả dài ra chê hoa gì mà cứ sõng sượt cum cúp đều như đếm chả khác gì hoa giả, chả yêu nổi. Đúng là chả ai lại đi tranh cãi nhau về tình yêu.
Loa kèn chẳng kén người chơi, già trẻ gái trai chơi hoa đều vô cùng hợp lý. Thậm chí tôi thấy hình ảnh các mẹ các chị tay xách làn thức ăn, tay mang bó loa kèn về chợ thật thân quen chứ nom những bó hoa loa kèn gói trong giấy bóng kính đang chễm chệ trên quầy hoa sang trọng nào đó thì lấy làm lạ lắm. Tuy nhiên, có lẽ loa kèn hợp với tiết xuân nên dù không nhà cao, cửa rộng thì ai đó chớ nhốt hoa trong một phòng kín gió kẻo làm khổ vẻ đẹp của hoa lắm lắm.
Hành trình xa xôi từ xứ lạnh của hoa có lẽ để tìm được tri kỷ là những chiếc bình gốm thô mộc. Đặt vài cành hoa trong một chiếc bình ấy rồi mang tới góc bàn gần cửa sổ, ánh sáng như được cộng hưởng và hương thơm như thêm phất phơ nhẹ nhàng. Có lẽ với tôi loa kèn là loài hoa gần gũi, đơn giản mà rất có chất.
Ngẫm thêm về loa kèn tôi cứ băn khoăn không rõ đất Hà thành trồng loa kèn ở đâu nhiều nhất, mà ngoài Hà Nội ra có ở đâu mê hoa đến thế không. Nhớ dạo cuối năm về Nhật Tân xem hoa đã thấy nhiều luống loa kèn trái mua được che chắn rất cẩn thận. Hoa trái mùa có lẽ không được cao ráo và rộng rãi. Đầu năm về Tiền Phong thì thấy bạt ngàn những hoa hồng, chưa thấy loa kèn. Nhẽ nào hoa chỉ được trồng cận kề Hà thành, mạn Vĩnh Tuy, Tây Tựu, hay trồng chính ở Nhật Tân nhỉ ? Kỳ lạ thật, năm nào tôi cũng mua hoa loa kèn, nhưng mãi tới hôm nay vẫn chưa biết Hà Nội trồng loa kèn nơi nào nhiều nhất. Khéo lần sau phải gắng tìm một chị hàng hoa bán hoa chính gốc để hỏi thăm, biết đâu có dịp về thăm vườn giữa mùa đầy nụ trắng chúm chím cành cành vươn cao.
Vẫn còn một băn khoăn nữa về chuyện loa kèn là hoa liệu chỉ được trồng nhiều ở Hà Nội hay còn có nhiều ở các nơi khác nhỉ. Chợt nhớ những lần tới Lạng Sơn, Lao Bảo cứ sững sờ trước hàng hàng hoa sữa, giật mình tưởng Hà Nội loanh quanh đâu đó. Nay mai khéo lạc chốn biên cương nào gặp sắc trắng loa kèn, có lẽ tôi cũng xốn xang lắm lắm. Thật là con người ta rõ khéo cả nghĩ.
Con người ta thật lạ, nhiều khi bận chết người mà thấy hoa là lòng chùng lại, thậm chí cứ náo nức muốn đọc muốn viết cái gì đó. Và thế là tôi lại kể bạn nghe chút gì đó của Hà Nội vào những ngày loa kèn toả hương. Loa kèn như một nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là với những người được sinh ra vào khoảng tháng 3, tháng 4. Như một cô em ở lớp tôi sinh vào đúng giữa tháng 4 nên thấy loa kèn là ríu rít lắm, cứ như loa kèn dành riêng cho mình mình vậy. Giữa tuần trước cô bé háo hức khoe tôi rằng đã có hoa rồi và cứ luôn miệng khoe về bình hoa mới sắm. Trong lúc cao hứng bình hoa tôi bảo chị cũng thích loa kèn vì nó thanh lịch và đẹp như ánh trăng, ngắm bình hoa trên góc bàn sẫm màu cứ như ánh trăng lênh loang đổ. Rồi khoe đã sưu tập được một số bài viết về hoa loa kèn. Có lẽ phút cao hứng cũng hợp cảnh, thôi thì cô em cứ nức nở đòi cho xem ngay. Thế mà mấy ngày trôi qua rồi, giật mình vì cứ náo nức là thế mà vẫn chưa tròn lời hứa. Lại sẽ phải là ngày mai, may mà ngày mai loa kèn vẫn rộ.
Mùa loa kèn lại thường hay xảy ra những việc chẳng liên quan gì tới hoa cả bởi xuân qua hè tới cũng còn là mùa của những công trình nước rút, nhất là những việc dính dáng đến thuỷ lợi. Cầu cống nhiều nơi bị nạy lên thay sửa, lởm chởm nhiều khu tập thể. Mỗi lần nhìn thấy cảnh tượng này tôi đều thầm mong mùa mưa năm nay sẽ không còn phải cái cảnh sông trôi giữa phố.
Dẫu sao sắc xuân vẫn ngập tràn các nơi, trên các tuyến phố nhờ sự xuân qua hè tới của các cô gái và đó mới là thú vị. Sự thú vị hiển hiện trên sắc màu mà các cô mang. Trên phố Hà thành rạng rỡ những sắc áo sắc váy mang màu sắc của chồi non lộc biếc mùa xuân và những gam màu tươi tắn bừng sáng của muôn sắc hoa chào hạ.
Những ngày này các hiệu thời trang đang nhất loạt trưng ra quần áo xuân hè. Chưa hết tháng ba dương lịch, trời hửng lên có mấy bữa mà các chủ hiệu đã nói đồ mùa hè chạy lắm. Những chiếc áo khoác dày cộp đã bị nhấn tít vào trong góc hoặc yếu thế hơn thì nằm gọn trong những quầy hạ giá.
Ừ, loa kèn nở là hè gõ cửa. Hoa sưa sau vài đêm mưa cũng đã rụng hết cả rồi. Sân trường tổng hợp có mấy cây hoa sưa rất to và đẹp. Giữa tháng hoa còn nở tưng bừng trời đất đang nhăm nhe vác máy chụp thì chỉ sau đêm nặng hạt đã còn toàn là xơ xác.
Những ngày tháng ăn chơi đã qua, việc như nước chảy. Quanh bàn trà người ta đã ít nói tới những chuyến du xuân. Lẽ di nhiên đất trời xoay vần, xuân qua, hè tới, thời gian vùn vụt trôi đi.
Thời gian vùn vụt trôi một chiều mà lòng người lại chẳng dễ chiều. Thường thì người ta muốn kéo dài ngày xuân, nhưng đôi khi cháy lòng mong hạ, và có lúc lại muốn mãi thưởng thức cái se lạnh thi vị của đêm đông. Mưa ri rỉ mấy ngày đêm thì chán lắm, tưởng thà cứ nóng rát nóng bỏng luôn đi cũng được, miễn là khô ráo. Vậy mà có lúc mưa mưa lại thấy thú vị. Hãy tưởng xem, còn gì thú vị bằng cái cảnh, lửng tối, trong vài góc quán, dăm ba người bạn chụm đầu tâm tình đủ chuyện. Vài tách trà với chút mứt sen, bánh đậu. Cái se se thú vị của đêm đông như được tẩm hương, dài thêm và thực ấm cúng. Ngẫm tới đây thì cái sì sụt ẩm thấp của tháng ba bỗng cũng trở nên gần gũi, đáng nhớ.
TN, 28/3/06.
Hoa loa kèn và tháng Tư Hà Nội
Nhật Mai
Sau một ngày nắng chói chang oi ả, tiếng mưa đêm rả rích như an ủi vỗ về, lại như kéo nỗi buồn không tên vào lòng người. Để rồi sáng tỉnh giấc, bước ra đường chợt ngơ ngẩn, dưới mặt đường lấp loáng, bầu trời vẫn trong xanh lạ! Và hoa loa kèn bỗng đâu ùa về khắp mọi ngả đường, duyên dáng khép mình sau những giỏ hoa rung rinh theo nhịp xe chầm chậm trên phố, khiến ai cũng phải ngẩn ngơ vì cái màu trắng tinh khôi và hương thơm thoang thoảng thanh khiết!
Phải mua vội vì sợ hoa hết mùa. Cái loài hoa đến lạ! Chỉ rộ lên rồi chợt biến mất đúng một tháng trong năm khiến bao người tiếc nuối. E ấp, nhẹ nhàng, duyên dáng... nói thế nào nhỉ! Hoa loa kèn là loài "nữ tính" và dễ làm mềm lòng người nhất. Lâu rồi, người ta không còn gọi nó là hoa huệ tây như những ngày mới du nhập vào Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20. Giữa muôn sắc rực rỡ của bao loài hoa khác, loa kèn vẫn là loài nổi bật. Có mặt trong hầu như mọi ngôi nhà, loa kèn ban phát cho không gian vẻ sang trọng, lãng mạn và thật thanh tao. Không biết có phải "tại" bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân hay không mà mỗi cành hoa loa kèn đều khiến ta liên tưởng tới bóng hình của một người con gái kiêu sa, hiền thục đang cúi đầu e ấp. Cầm trên tay là những búp hoa xanh dịu, lá xanh mảnh khảnh, từng nụ hoa khum khum, he hé một mầu trắng dịu dàng như còn ngần ngại! Có ai đó đã nói rằng: "Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhòa, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi, vẻ tinh khôi không thể che giấu hay bôi xóa...". Đẹp nhưng đến và đi nhanh như một cuộc tình lãng mạn, dịu êm nhưng vô cùng chóng vánh...
Chợt nhớ những câu thơ của Ngô Quân Miện:
Bàn tay trắng muốt em cầm
Một cành hoa nối mùa xuân - mùa hè
Mưa phùn vừa dứt, tiếng ve
Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây
Em đi, áo mỏng phô bày
Da thơm dịu thoáng giữa ngày dịu xanh
Mùa hoa đi vụt qua nhanh
Mùi hoa chưa kịp cho anh được cầm.
Hoa giao mùa, sao người ta không gọi như thế nhỉ?
Trong các loại hoa di thực được du nhập vào Việt Nam, có lẽ loa kèn là loài được yêu thích nhất. Vài chục năm trước, hoa chỉ được cắm trong những bình gốm đẹp bày biện trong những gia đình khá giả, giàu sang. Người ta cho rằng, nó được đến Việt Nam vào khoảng đầu những năm 30 cùng với hoa cẩm chướng (tên gốc là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp, sau này quen gọi tắt là hoa phăng). Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp và trước đây chỉ ưa Ðà Lạt - mảnh đất mang khí hậu ôn đới. Khi đó, nó được gọi là hoa huệ tây, chắc cũng vì nó là loài mang màu trắng và có hương thơm nồng nàn quyến rũ. Người Pháp cho rằng hoa huệ tây là biểu hiện của sự trinh tiết. Người đàn bà đẹp là người có nước da trắng màu hoa huệ...
Hoa loa kèn nay đã trở thành một loài hoa không thể thiếu mỗi khi nhắc về Hà Nội, nó được khoác lên mình vẻ tao nhã, thanh lịch, kín đáo như những gì người ta vẫn ngợi ca về con người Tràng An.
Đừng xao nhãng! Hãy dành cho lòng mình chút thời gian thư thả với những bông hoa trắng muốt. Đừng chỉ nhìn theo dọc đường mà hãy mang về nhà chút hương thơm hiếm hoi, kẻo, khi chợt nhớ ra, mùa hoa đã chia tay tự bao giờ. Phút giao mùa ngắn ngủi, ngoài kia, nắng mỗi lúc một chói chang, những tiếng ve đầu tiên lại đang chuẩn bị réo rắt!
---------------------------------------------------------------------------------
Mùa hoa loa kèn
Ngô Văn Phú
Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.
Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.
Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...
Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...
Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...
Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...
Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...
Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...
Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.
---------------------------------------------------------------------
Hoa loa kèn tháng tư
(Lưu Việt Thảo)
Ngày còn nhỏ xíu, ngắm bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của danh hoạ Tô Ngọc Vân, tôi từng thắc mắc: "sao lại là hoa huệ? Phải là loa kèn mới đúng chứ". Cha tôi rằng: "hoa này người Pháp mang tới trồng ở Việt Nam, các cụ gọi là hoa huệ Tây, để phân biệt với loài hoa huệ thường hay dùng để cúng. Sau này, người ta thấy hình dạng hoa giống chiếc loa kèn, nên gọi luôn thành thế".
Hoa loa kèn tháng tư- thứ hoa chỉ rộ lên một mùa trong một năm rồi thôi. Lỡ qua mất mùa hoa thì cũng đành để người ta phải chờ đợi một tri âm. Những ngày nắng mới, Hà nội oi nồng, chỉ có những nụ loa kèn trắng xanh, nghiêng mình trên miệng giỏ rong ruỗi sau xe đạp hay lắt lẻo nằm chơi trên đôi đầu quang gánh đi khắp phố phường. Và chỉ cần một cơn gió nồm sớm luồn qua khung cửa, là đã thấy cả một trời hương. Mùa hoa cũng là mùa ve sầu bắt đầu râm ran trên những ngọn bàng, ngọn sấu. Mới chỉ kịp để mắt trông theo thì loa kèn đã thôi không còn nở nữa.
Hoa loa kèn gắn với tuổi thơ Hà Nội của bao nhiêu đứa trẻ cũng như tôi? Ngày bé rình hoa nở ngắt nhuỵ phấn vàng bôi lên má búp bê. Rồi lớn lên, nâng niu trên tay những nụ hoa giấu kín những ước mơ đầu đời. Cha tôi hay mua loa kèn cắm trong chiếc bình gốm men ngọc. Ông bảo: "màu ngọc men tông xuyệc tông với màu hoa lá". Còn tôi lại thích ngắm những đoá loa kèn xoè cánh trắng trong chiếc bình đất nung. Màu nâu của bình gợi lên màu đất ấp ủ, nuôi nấng trăm ngàn loài hoa thảo mộc. Hoa đã đẹp thì hãy để chúng đẹp một cách tự nhiên nhất, dù vẫn biết rằng cắm một bài hoa giữa mọt căn phòng cũng là một cách đem thiên nhiên vào đời sống vốn nhiều hệ luỵ...
Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhoà, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi như thủa nào. Vẻ tinh khôi không thể che dấu hay bôi xoá.
Sài Gòn tháng tư. Trời xanh không một gợn mây. Tôi chạy xe trên đường Lê Thánh Tôn, ngang những hàng hoa bên hông chợ Bến Thành. Lẫn giữa trăm ngàn sắc màu của những loài hoa đắt tiền, những đoá loa kèn khiêm nhường và kiêu hãnh. Tôi gặp lại Hà Nội của tôi, tuổi thơ của tôi trong bóng dáng những đoá hoa. Tôi không dám hỏi người bán hàng về xuất xứ của những bông hoa loa kèn nọ. Tôi sợ phải nghe một câu trả lời. Tôi chỉ muốn tự an ủi, vỗ về giấc mơ tôi bằng những đoá hoa mà thôi.
Tháng tư, một người nhạc sỹ đã trả hết nợ trần gian, về làm cát bụi. Những lời hát của ông cũng tinh khôi như những đoá hoa loa kèn bởi nó chắt từ con tim nhân hậu. Chính ông, bằng những lời hát của mình đã dạy tôi biết yêu Sài Gòn, biết nhặt niềm vui để sống mỗi ngày.
Tôi muốn mang những đoá hoa trinh trắng đặt trên mộ ông để tỏ lòng tri ân và cũng bởi ông từng yêu Hà Nội vô cùng.
Nhật Mai
Sau một ngày nắng chói chang oi ả, tiếng mưa đêm rả rích như an ủi vỗ về, lại như kéo nỗi buồn không tên vào lòng người. Để rồi sáng tỉnh giấc, bước ra đường chợt ngơ ngẩn, dưới mặt đường lấp loáng, bầu trời vẫn trong xanh lạ! Và hoa loa kèn bỗng đâu ùa về khắp mọi ngả đường, duyên dáng khép mình sau những giỏ hoa rung rinh theo nhịp xe chầm chậm trên phố, khiến ai cũng phải ngẩn ngơ vì cái màu trắng tinh khôi và hương thơm thoang thoảng thanh khiết!
Phải mua vội vì sợ hoa hết mùa. Cái loài hoa đến lạ! Chỉ rộ lên rồi chợt biến mất đúng một tháng trong năm khiến bao người tiếc nuối. E ấp, nhẹ nhàng, duyên dáng... nói thế nào nhỉ! Hoa loa kèn là loài "nữ tính" và dễ làm mềm lòng người nhất. Lâu rồi, người ta không còn gọi nó là hoa huệ tây như những ngày mới du nhập vào Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20. Giữa muôn sắc rực rỡ của bao loài hoa khác, loa kèn vẫn là loài nổi bật. Có mặt trong hầu như mọi ngôi nhà, loa kèn ban phát cho không gian vẻ sang trọng, lãng mạn và thật thanh tao. Không biết có phải "tại" bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân hay không mà mỗi cành hoa loa kèn đều khiến ta liên tưởng tới bóng hình của một người con gái kiêu sa, hiền thục đang cúi đầu e ấp. Cầm trên tay là những búp hoa xanh dịu, lá xanh mảnh khảnh, từng nụ hoa khum khum, he hé một mầu trắng dịu dàng như còn ngần ngại! Có ai đó đã nói rằng: "Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhòa, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi, vẻ tinh khôi không thể che giấu hay bôi xóa...". Đẹp nhưng đến và đi nhanh như một cuộc tình lãng mạn, dịu êm nhưng vô cùng chóng vánh...
Chợt nhớ những câu thơ của Ngô Quân Miện:
Bàn tay trắng muốt em cầm
Một cành hoa nối mùa xuân - mùa hè
Mưa phùn vừa dứt, tiếng ve
Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây
Em đi, áo mỏng phô bày
Da thơm dịu thoáng giữa ngày dịu xanh
Mùa hoa đi vụt qua nhanh
Mùi hoa chưa kịp cho anh được cầm.
Hoa giao mùa, sao người ta không gọi như thế nhỉ?
Trong các loại hoa di thực được du nhập vào Việt Nam, có lẽ loa kèn là loài được yêu thích nhất. Vài chục năm trước, hoa chỉ được cắm trong những bình gốm đẹp bày biện trong những gia đình khá giả, giàu sang. Người ta cho rằng, nó được đến Việt Nam vào khoảng đầu những năm 30 cùng với hoa cẩm chướng (tên gốc là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp, sau này quen gọi tắt là hoa phăng). Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp và trước đây chỉ ưa Ðà Lạt - mảnh đất mang khí hậu ôn đới. Khi đó, nó được gọi là hoa huệ tây, chắc cũng vì nó là loài mang màu trắng và có hương thơm nồng nàn quyến rũ. Người Pháp cho rằng hoa huệ tây là biểu hiện của sự trinh tiết. Người đàn bà đẹp là người có nước da trắng màu hoa huệ...
Hoa loa kèn nay đã trở thành một loài hoa không thể thiếu mỗi khi nhắc về Hà Nội, nó được khoác lên mình vẻ tao nhã, thanh lịch, kín đáo như những gì người ta vẫn ngợi ca về con người Tràng An.
Đừng xao nhãng! Hãy dành cho lòng mình chút thời gian thư thả với những bông hoa trắng muốt. Đừng chỉ nhìn theo dọc đường mà hãy mang về nhà chút hương thơm hiếm hoi, kẻo, khi chợt nhớ ra, mùa hoa đã chia tay tự bao giờ. Phút giao mùa ngắn ngủi, ngoài kia, nắng mỗi lúc một chói chang, những tiếng ve đầu tiên lại đang chuẩn bị réo rắt!
---------------------------------------------------------------------------------
Mùa hoa loa kèn
Ngô Văn Phú
Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.
Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.
Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...
Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...
Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...
Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...
Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...
Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...
Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.
---------------------------------------------------------------------
Hoa loa kèn tháng tư
(Lưu Việt Thảo)
Ngày còn nhỏ xíu, ngắm bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của danh hoạ Tô Ngọc Vân, tôi từng thắc mắc: "sao lại là hoa huệ? Phải là loa kèn mới đúng chứ". Cha tôi rằng: "hoa này người Pháp mang tới trồng ở Việt Nam, các cụ gọi là hoa huệ Tây, để phân biệt với loài hoa huệ thường hay dùng để cúng. Sau này, người ta thấy hình dạng hoa giống chiếc loa kèn, nên gọi luôn thành thế".
Hoa loa kèn tháng tư- thứ hoa chỉ rộ lên một mùa trong một năm rồi thôi. Lỡ qua mất mùa hoa thì cũng đành để người ta phải chờ đợi một tri âm. Những ngày nắng mới, Hà nội oi nồng, chỉ có những nụ loa kèn trắng xanh, nghiêng mình trên miệng giỏ rong ruỗi sau xe đạp hay lắt lẻo nằm chơi trên đôi đầu quang gánh đi khắp phố phường. Và chỉ cần một cơn gió nồm sớm luồn qua khung cửa, là đã thấy cả một trời hương. Mùa hoa cũng là mùa ve sầu bắt đầu râm ran trên những ngọn bàng, ngọn sấu. Mới chỉ kịp để mắt trông theo thì loa kèn đã thôi không còn nở nữa.
Hoa loa kèn gắn với tuổi thơ Hà Nội của bao nhiêu đứa trẻ cũng như tôi? Ngày bé rình hoa nở ngắt nhuỵ phấn vàng bôi lên má búp bê. Rồi lớn lên, nâng niu trên tay những nụ hoa giấu kín những ước mơ đầu đời. Cha tôi hay mua loa kèn cắm trong chiếc bình gốm men ngọc. Ông bảo: "màu ngọc men tông xuyệc tông với màu hoa lá". Còn tôi lại thích ngắm những đoá loa kèn xoè cánh trắng trong chiếc bình đất nung. Màu nâu của bình gợi lên màu đất ấp ủ, nuôi nấng trăm ngàn loài hoa thảo mộc. Hoa đã đẹp thì hãy để chúng đẹp một cách tự nhiên nhất, dù vẫn biết rằng cắm một bài hoa giữa mọt căn phòng cũng là một cách đem thiên nhiên vào đời sống vốn nhiều hệ luỵ...
Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhoà, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi như thủa nào. Vẻ tinh khôi không thể che dấu hay bôi xoá.
Sài Gòn tháng tư. Trời xanh không một gợn mây. Tôi chạy xe trên đường Lê Thánh Tôn, ngang những hàng hoa bên hông chợ Bến Thành. Lẫn giữa trăm ngàn sắc màu của những loài hoa đắt tiền, những đoá loa kèn khiêm nhường và kiêu hãnh. Tôi gặp lại Hà Nội của tôi, tuổi thơ của tôi trong bóng dáng những đoá hoa. Tôi không dám hỏi người bán hàng về xuất xứ của những bông hoa loa kèn nọ. Tôi sợ phải nghe một câu trả lời. Tôi chỉ muốn tự an ủi, vỗ về giấc mơ tôi bằng những đoá hoa mà thôi.
Tháng tư, một người nhạc sỹ đã trả hết nợ trần gian, về làm cát bụi. Những lời hát của ông cũng tinh khôi như những đoá hoa loa kèn bởi nó chắt từ con tim nhân hậu. Chính ông, bằng những lời hát của mình đã dạy tôi biết yêu Sài Gòn, biết nhặt niềm vui để sống mỗi ngày.
Tôi muốn mang những đoá hoa trinh trắng đặt trên mộ ông để tỏ lòng tri ân và cũng bởi ông từng yêu Hà Nội vô cùng.
Monday, March 27, 2006
"Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên"
Thật ra phụ nữ có thể làm lãnh đạo được, và còn có thể làm tốt nữa kìa, tuy nhiên, điều này đòi hỏi một số điều kiện nhất định.
Các lý thuyết về leadership hiện nay vẫn còn chưa thống nhất, hay nói chính xác hơn là nó phản ánh khá lộn xộn nhưng lại rất chính xác về thế giới thực tế của cái gọi khả năng lãnh đạo. Hướng nội hay hướng ngoại, sôi nổi hay điềm tĩnh, khoa trương hay lặng lẽ, đều không phải là những tiêu chí xác định tiềm năng lãnh đạo. Ở trong lĩnh vực, này, câu nói của người xưa "Thời thế tạo anh hùng" xem ra lại có thể chính xác đến không ngờ.
Tuy nhiên, như thế không phải là không có một số tiêu chí nhất định xác định sự thành công của một nhà lãnh đạo trong một điều kiện môi trường nhất định. Thi xong là tớ quên sạch kiến thức cả rồi, nhưng vẫn còn nhớ mang máng được cái này:
Leadership = Vision (1) + Creativity (2) + good relationship with the followers (3)
Mặc dù 2 cái (1) và (2) khá mâu thuẫn với những thành tố tạo nên Nữ tính (bởi vì phụ nữ thường có khuynh hướng suy nghĩ đơn giản, thực tế, quan tâm đến những lợi ích thiết thực trước mắt hơn là tầm nhìn lâu dài). Tuy nhiên, sự đa cảm, tinh tế, khả năng giao tiếp tốt, và khuynh hướng thích dựa dẫm lẫn nhau lại là những thành tố tuyệt vời hỗ trợ cho cái thứ (3). Một leader chỉ có thể trở thành một leader đúng nghĩa khi mà các follower đồng ý đi theo anh ta. dĩ nhiên trừ một vài trường hợp không hẳn như vậy, đó là nhóm charismatic leadership.
Nhưng mà nói chung thì gần đây người ta không còn khuynh hướng phân biệt giữa Nam và Nữ nữa, mà chuyển sang phân biệt rõ hơn giữa Nam tính và Nữ tính. Người Nam vẫn có thể có nhiều nét Nữ tính, và ngược lại, người Nữ vẫn có thể có nhiều nét Nam tính. Và mô hình con người hoàn hảo nhất của thế giới hiện đại sẽ là con người có cả hai phần đó gộp lại, cũng như biết áp dụng phần tính cách phù hợp của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cá nhân tớ thì cảm thấy rằng điều này là đòi hỏi quá nhiều ở một con người. Cố gắng chung sống với cả hai phần cá tính đối lập như thế sẽ tạo ra sức ép rất lớn và dễ dẫn tới sự phát triển của một cá tính không lành mạnh. Và đó cũng là lý do tại sao cuộc sống hiện đại ngày càng khiến nhiều người mắc bệnh tâm lý hơn. Dĩ nhiên đó chỉ là nhận xét chủ quan của tớ, còn số liệu, lập luận để chứng minh và phản bác thì hiện nay tớ chưa đủ tầm để bàn.
Tóm lại thì phụ nữ có thể làm lãnh đạo được và vẫn có thể làm rất tốt. Bằng chứng là người mà tớ đang muốn cắp tráp theo hầu nhất hiện nay cũng là một phụ nữ. Nhưng các cô sẽ phải chịu áp lực rất lớn và cần phải học cách kiềm chế bớt cái tính tình nóng nảy xốc nổi nông cạn của các cô. Cái hay đáng phải học hỏi của Nam tính là sự tỉnh táo và khả năng kiểm soát tình cảm rất tốt, chứ không phải ở thái độ nóng nảy giận dữ nhằm dọa dẫm người khác. Khi chúng ta giận dữ, đó là biểu hiện của sự yếu đuối, vì chính là do chúng ta cảm thấy bị đe dọa. Người điềm tĩnh thì khả năng quan sát, phán đoán, và ra quyết định sáng suốt đều sẽ tốt hơn rất nhiều. Các cô nào muốn trở thành lãnh đạo thì hãy nhớ lấy điều này.
__________________
"We know more than what we know we know"
Thật ra phụ nữ có thể làm lãnh đạo được, và còn có thể làm tốt nữa kìa, tuy nhiên, điều này đòi hỏi một số điều kiện nhất định.
Các lý thuyết về leadership hiện nay vẫn còn chưa thống nhất, hay nói chính xác hơn là nó phản ánh khá lộn xộn nhưng lại rất chính xác về thế giới thực tế của cái gọi khả năng lãnh đạo. Hướng nội hay hướng ngoại, sôi nổi hay điềm tĩnh, khoa trương hay lặng lẽ, đều không phải là những tiêu chí xác định tiềm năng lãnh đạo. Ở trong lĩnh vực, này, câu nói của người xưa "Thời thế tạo anh hùng" xem ra lại có thể chính xác đến không ngờ.
Tuy nhiên, như thế không phải là không có một số tiêu chí nhất định xác định sự thành công của một nhà lãnh đạo trong một điều kiện môi trường nhất định. Thi xong là tớ quên sạch kiến thức cả rồi, nhưng vẫn còn nhớ mang máng được cái này:
Leadership = Vision (1) + Creativity (2) + good relationship with the followers (3)
Mặc dù 2 cái (1) và (2) khá mâu thuẫn với những thành tố tạo nên Nữ tính (bởi vì phụ nữ thường có khuynh hướng suy nghĩ đơn giản, thực tế, quan tâm đến những lợi ích thiết thực trước mắt hơn là tầm nhìn lâu dài). Tuy nhiên, sự đa cảm, tinh tế, khả năng giao tiếp tốt, và khuynh hướng thích dựa dẫm lẫn nhau lại là những thành tố tuyệt vời hỗ trợ cho cái thứ (3). Một leader chỉ có thể trở thành một leader đúng nghĩa khi mà các follower đồng ý đi theo anh ta. dĩ nhiên trừ một vài trường hợp không hẳn như vậy, đó là nhóm charismatic leadership.
Nhưng mà nói chung thì gần đây người ta không còn khuynh hướng phân biệt giữa Nam và Nữ nữa, mà chuyển sang phân biệt rõ hơn giữa Nam tính và Nữ tính. Người Nam vẫn có thể có nhiều nét Nữ tính, và ngược lại, người Nữ vẫn có thể có nhiều nét Nam tính. Và mô hình con người hoàn hảo nhất của thế giới hiện đại sẽ là con người có cả hai phần đó gộp lại, cũng như biết áp dụng phần tính cách phù hợp của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cá nhân tớ thì cảm thấy rằng điều này là đòi hỏi quá nhiều ở một con người. Cố gắng chung sống với cả hai phần cá tính đối lập như thế sẽ tạo ra sức ép rất lớn và dễ dẫn tới sự phát triển của một cá tính không lành mạnh. Và đó cũng là lý do tại sao cuộc sống hiện đại ngày càng khiến nhiều người mắc bệnh tâm lý hơn. Dĩ nhiên đó chỉ là nhận xét chủ quan của tớ, còn số liệu, lập luận để chứng minh và phản bác thì hiện nay tớ chưa đủ tầm để bàn.
Tóm lại thì phụ nữ có thể làm lãnh đạo được và vẫn có thể làm rất tốt. Bằng chứng là người mà tớ đang muốn cắp tráp theo hầu nhất hiện nay cũng là một phụ nữ. Nhưng các cô sẽ phải chịu áp lực rất lớn và cần phải học cách kiềm chế bớt cái tính tình nóng nảy xốc nổi nông cạn của các cô. Cái hay đáng phải học hỏi của Nam tính là sự tỉnh táo và khả năng kiểm soát tình cảm rất tốt, chứ không phải ở thái độ nóng nảy giận dữ nhằm dọa dẫm người khác. Khi chúng ta giận dữ, đó là biểu hiện của sự yếu đuối, vì chính là do chúng ta cảm thấy bị đe dọa. Người điềm tĩnh thì khả năng quan sát, phán đoán, và ra quyết định sáng suốt đều sẽ tốt hơn rất nhiều. Các cô nào muốn trở thành lãnh đạo thì hãy nhớ lấy điều này.
__________________
"We know more than what we know we know"
Sunday, March 26, 2006
Blow his mind in the bedroom
Can we be brutally honest? As empowered as many sisters are in other areas of our lives, some of us can turn wimpy when it comes to pleasing our men in bed. We'd love to take the lead more often, but we feel timid, afraid or even ashamed once we get into the bedroom. We might even look at sex as a guilty pleasure. How do we break out of the intimacy rut that often leaves us playing follow the leader while he makes the first move?
Do you have to be a freak to make your man happy?
No, you don't--at least not all the time. Good old-fashioned sex is fine most of the time, but occasionally you should totally blow him away with your freaky side--just to keep him off balance and always looking forward to the next time you'll have sex. It's fun to keep him wondering what you'll do next.
What can you do for your man to really set off his nether regions in the bedroom?
Men like confident women who are willing to experiment. Let him know you can't wait to make love with him. Initiate sex. Strip his clothes off a piece at a time. Participate in the sexual experience. It's no time to be shy. He wants an active partner. Tell him you appreciate him and having sex with him--with words, moans, screams or other sexy sounds. Stimulate all his senses with scents, music, flavored lubes or food, sexy lingerie, and satin or good cotton sheets. Strip for him! Men love watching you undress; it's second only to intercourse.
How can a woman negotiate being a good girl while giving her man what he wants and needs in bed?
We need to get rid of the good-girl label. The good girl has always been the one who couldn't let her hair down and enjoy sex. Women should enjoy sex as much as men. Otherwise why bother?
If the lover is new, should a woman wait to show him that she really does have a naughty girl inside?
No way! Why wait? Show him right from the beginning that you are a sexual woman. He needs to know what it's going to take to keep you happy in the bedroom. If you play coy in the beginning, you risk his getting turned off or suspicious when you start showing him the real you.
What if he loses respect for you?
Then he is not worth your energy, and it's best to find out early in the relationship rather than later.
More questions? Yes we will have more of this in our next article.
Can we be brutally honest? As empowered as many sisters are in other areas of our lives, some of us can turn wimpy when it comes to pleasing our men in bed. We'd love to take the lead more often, but we feel timid, afraid or even ashamed once we get into the bedroom. We might even look at sex as a guilty pleasure. How do we break out of the intimacy rut that often leaves us playing follow the leader while he makes the first move?
Do you have to be a freak to make your man happy?
No, you don't--at least not all the time. Good old-fashioned sex is fine most of the time, but occasionally you should totally blow him away with your freaky side--just to keep him off balance and always looking forward to the next time you'll have sex. It's fun to keep him wondering what you'll do next.
What can you do for your man to really set off his nether regions in the bedroom?
Men like confident women who are willing to experiment. Let him know you can't wait to make love with him. Initiate sex. Strip his clothes off a piece at a time. Participate in the sexual experience. It's no time to be shy. He wants an active partner. Tell him you appreciate him and having sex with him--with words, moans, screams or other sexy sounds. Stimulate all his senses with scents, music, flavored lubes or food, sexy lingerie, and satin or good cotton sheets. Strip for him! Men love watching you undress; it's second only to intercourse.
How can a woman negotiate being a good girl while giving her man what he wants and needs in bed?
We need to get rid of the good-girl label. The good girl has always been the one who couldn't let her hair down and enjoy sex. Women should enjoy sex as much as men. Otherwise why bother?
If the lover is new, should a woman wait to show him that she really does have a naughty girl inside?
No way! Why wait? Show him right from the beginning that you are a sexual woman. He needs to know what it's going to take to keep you happy in the bedroom. If you play coy in the beginning, you risk his getting turned off or suspicious when you start showing him the real you.
What if he loses respect for you?
Then he is not worth your energy, and it's best to find out early in the relationship rather than later.
More questions? Yes we will have more of this in our next article.
Friday, March 24, 2006
HẠNH NHẪN NHỤC
1. ĐỊNH NGHĨA.
Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ.
Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục?
Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới mình.
Ví dụ, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng khi bị xúc phạm, chúng ta vẫn bình thản chịu đựng, không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một người "bằng vai phải lứa" với chúng ta lại nặêng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta, nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng, phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình, đó cũng là sự nhẫn nhục.
Trường hợp thứ hai, chúng ta là người nhỏ, bị người lớn chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, phải gánh chịu những vất vả, cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục.
Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu đựng, nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó. Chẳng hạn, gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, chúng ta không bi quan, không ngã gục, phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị người khác xúc phạm, chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân (nóng nảy). Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh, là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó, nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh, không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau.
Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng, người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình tĩnh, không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ nuôi trong lòng sự oán hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất nguy hiểm.
Có trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù bên ngoài họ có vẻ như trầm tĩnh, nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ hãi. Đó không phải là nhẫn nhục mà là nhu nhược.
Như vậy, nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy. Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc với tâm tha thứ, không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì vậy, khi gặp trường hợp bên ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn nhục, đâu là thâm hiểm, đâu là nhu nhược, yếu đuối.
Người tu hành phải biết nhẫn nhục, chịu đựng. Trong đại chúng đôi khi cũng xảy ra những va chạm nhỏ, mỗi người phải nhẫn nhục, không nuôi hờn giận trong lòng. Trong cuộc sống cũng vậy, không phải lúc nào bước ra làm Phật sự, chúng ta cũng gặp thuận lợi. Nhiều khi chúng ta phải đối mặt với những nghịch cảnh éo le. Có người do bất đồng quan điểm, tìm mọi cách công kích, chỉ trích, ngăn cản việc làm của mình. Thậm chí, có lúc chúng ta bị vu khống, bị người ta đặt điều nói xấu…Nhưng dù bị oan, lúc đó chúng ta cũng phải chịu đựng. Làm được điều này không phải dễ.
Như vậy, nếu không trang bị cho mình một sức nhẫn nhục cao, chúng ta sẽ không vượt lên được những khó khăn và sẽ chuốc lấy thất bại. Ngay từ bây giờ, mỗi người chúng ta phải tu tập, rèn luyện sức chịu đựng để đối phó với những khó khăn, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Ngày trước, người đi tu phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ thiếu lương thực, quần áo, thiếu những nhu yếu phẩm hằng ngày. Không xin được gạo, quý Thầy phải ăn rau rừng, phải tự cuốc đất trồng khoai lang chế biến để dành dùng trong những lúc đói. Chưa hết, họ còn bị cái rét giày vò, đêm không ngủ được. Khi ngồi thiền phải lấy y sa di quấn quanh chịu đựng. Đó là chịu đựng vì hoàn cảnh khốn khó.
Sau này, đời sống của những người tu hành đỡ khó khăn hơn vì xã hội ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải là sự chống đối hoặc những ác cảm của người khác. Chúng ta phải chuẩn bị một tâm tư để đón nhận. Trước hết, bây giờ chúng ta phải tập chịu đựng những bất như ý trong đời sống tu hành của mình. Khi bị một huynh đệ nào nói nặng lời hay hiếp đáp, chúng ta phải biết cảm ơn họ vì chính họ đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng ta tập hạnh nhẫn nhục
Chúng ta phải thấy rằng, những đau khổ, khó khăn trong cuộc sống thật vô cùng quý giá. Nếu sống một cuộc đời yên ả, dễ chịu, chúng ta sẽ mất hết ý chí, nghị lực, sẽ không có cơ hội rèn luyện sức chịu đựng. Bởi vậy, nhẫn nhục là một hạnh rất quan trọng để làm tăng đạo lực của người tu hành. Đó là lý do vì sao trong cuộc đời tu hành của Đức Phật luôn có ông Đề Bà Đạt Đa đi theo quấy phá. Đức Phật bị quấy phá từ bao nhiêu kiếp. Cho đến khi thành Phật, Ngài cũng không thoát khỏi sự quấy phá ấy. Sở dĩ như vậy vì trong mọi công phu tu tập, để có được Đạo lực, Đạo hạnh, nhẫn nhục và tinh tấn đóng một vai trò rất quan trọng. Để có hạnh nhẫn nhục, chúng ta rất cần nghịch cảnh để rèn luyện. Nhắc đến điều này, chúng ta nhớ lại câu thơ của một nhà sư:
Không đau khổ lấy chi làm chất liệu
Không buồn thương sao biết chuyện con người
Quả thật, không đau khổ chúng ta sẽ không có điều kiện rèn luyện bản thân mình. Liên hệ đến đời sống của những người lính trong quân ngũ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn giá trị của những gian khổ, khó khăn. Nếu không chịu đựng những tháng ngày huấn luyện nhọc nhằn, dầm mưa dãi nắng; nếu không chịu những hình phạt nặng nề, làm sao họ có thể đương đầu với hy sinh gian khổ, quyết sống mái với kẻ thù?
Người ta kể rằng, những trường võ bị, đào tạo sĩ quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam có kỷ luật rất nghiêm khắc. Trong thời gian huấn luyện, học viên phải trải qua một tuần lễ gọi là tuần huấn nhục. Khi bước vào tuần huấn nhục, gia đình, người thân không dám đến thăm, vì khi đó học viên bị đày đọa đủ điều mà không được từ nan bất cứ điều gì, kể cả những điều nhục nhã nhất. Họ rèn luyện cho con người sức chịu đựng, sức nhẫn nhục đến như vậy.
Môi trường tu hành cũng vậy. Nếu đào tạo không nghiêm khắc, không có phương pháp, Tăng Ni khi ra trường sẽ không có tài năng, Đạo đức lẫn bản lĩnh. Nếu không có bản lĩnh, chúng ta sẽ sợ hãi, khiếp nhược, rút lui khi lâm vào cảnh khổ. Như vậy, sẽ không ai dám dấn thân vào vùng sâu, vùng xa để làm việc đạo, giáo hóa chúng sinh.
Hiểu được điều này, chúng ta sẽ không tỏ ra khó chịu hay giận hờn mỗi khi bị huynh đệ xúc phạm. Nếu có bị người lớn chèn ép, chúng ta cũng vui mừng, coi như đó là những điều kiện thử thách lòng nhẫn nhục của mình. Có không ít trường hợp phiền não, đầy nước mắt nhưng chúng ta hãy xem đó là cơ hội để tu hành. Hãy tâm niệm rằng, chịu đựng như vậy, khi ra ngoài làm Phật sự, việc khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua được. Chỉ cần nhớ một điều, chịu đựng nhưng không phải sợ hãi, cũng không phải giận hờn nuôi dưỡng thù oán bên trong, mà là tâm tha thứ, tâm buông xả, không phiền não. Đó chính là tâm nhẫn nhục của đạo Phật.
2. NHẪN NHỤC LÀ THÀNH TỰU CỦA ĐẠO LỰC.
Người tu hành thường có đức nhẫn nhục. Chúng ta phân biệt hai loại nhẫn nhục: Nhẫn nhục bằng sức mạnh của Thiền định, bằng kết quả của Thiền định và nhẫn nhục bằng tư duy chân chính.
a. Về sức mạnh của Thiền định:
Chúng ta từng nghe câu chuyện về ngài Bạch Ẩn. Ông là tấm gương tiêu biểu về hạnh nhẫn nhục. Ngài Bạch Ẩn thuộc dòng Lâm tế, ở nước Nhật. Ngài khán công án. Một hôm, không hiểu vì lý do gì, ngài bị Thầy đánh một cái rơi từ trên thềm xuống. Vì chùa ở trên dốc núi nên Ngài bị rơi xuống rất sâu và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, Ngài đã ngộ Đạo. Ngài đến trình Thầy và được Thầy chấp nhận. Sau đó, Ngài về làng quê chăn bò thuê. Việc làm này không rõ nhằm mục đích gì, có thể là Ngài muốn rèn luyện hay hàm dưỡng điều gì đó. Khi sống ở làng, Ngài cũng ăn chay, tụng kinh lễ Phật, tỏ ra hiền lành nên mọi người gọi là ông sư, và ai cũng thương quý Ngài.
Ngài cất chòi ở và chăn bò thuê được một thời gian thì trong làng xảy ra chuyện. Một cô gái chưa chồng bỗng dưng bụng ngày một to. Khi cha mẹ tra hỏi, lúc đầu cô chối quanh co, sau đó cảm thấy không ổn nên cô đã đổ tội cho ông sư. Có lẽ cô cho rằng như vậy là đỡ rắc rối nhất. Cha mẹ cô nghe vậy, đến mắng chửi Ngài thậm tệ. Ngài chỉ hỏi :“Vậy à” rồi im lặng. Từ đó, người làng coi Ngài không ra gì nữa. Giá trị quan trọng nhất của một người tu là phạm hạnh trong sạch. Ngài phạm tội nặng như vậy, còn gì giá trị nữa. Khi đứa bé được sinh ra, người ta mang đến giao cho Ngài nuôi. Ngài nhận em bé nhưng không biết nuôi như thế nào. Hằng ngày, Ngài phải ẵm em bé đi xin sữa hàng xóm. Thời gian trôi qua chừng vài năm, cô gái cảm thấy ray rứt bèn thú thật, bố đứa bé không phải là vị sư tội nghiệp kia mà là anh chàng bán cá ngoài chợ. Biết sự thật, cha mẹ cô gái đến xin lỗi Ngài. Lúc này, Ngài cũng chỉ nói: “Vậy à”, rồi trả đứa bé lại cho mẹ nó, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Đó là một tấm gương nhẫn nhục tuyệt vời. Ngài đã chịu đựng sự vu khống, sự nhục nhã, mất thể diện, mất danh dự một cách bình an, không hề oán ghét giận hờn. Quả là một sự nhẫn nhục rất tiêu biểu, rất đúng nghĩa.
Trong bài Khiêm hạ, chúng ta đã bàn về vấn đề danh dự của người tu hành. Người tu không coi trọng danh dự, vì còn đặt vấn đề danh dự nghĩa là vẫn còn chấp ngã. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta sống bừa bãi, phóng túng. Dù không coi trọng danh dự nhưng chúng ta vẫn sống rất đàng hoàng, nghiêm túc. Sống như vậy là chúng ta muốn giữ tín tâm cho mọi người đối với Phật pháp. Nhìn gương tu hành đứng đắn, nghiêm túc của chúng ta, người đời sẽ tin con đường Phật pháp là chân chính. Mặt khác, lối sống nghiêm túc, có Đạo đức sẽ sớm đưa chúng ta đến sự giải thoát, giác ngộ. Chúng ta đừng nghĩ rằng, sống đàng hoàng, đứng đắn để được người đời ca ngợi, tôn trọng. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ tránh được sự nhầm lẫn, một lúc nào đó xem danh dự, thể diện là quan trọng.
Trở lại trường hợp Ngài Bạch Ẩn, chúng ta thấy Ngài tu rất đúng, không coi trọng danh dự, thể diện nên đã nhẫn nhục một cách phi thường. Trong khi đó, Ngài vẫn sống rất đàng hoàng, nghiêm túc. Đó là thái độ rất đúng của người tu theo đạo Phật. Bởi vậy, trong cuộc sống, có lúc bị người ta chỉ trích, nói xấu, chúng ta cũng không phản ứng, không trả đũa, không cải chính, không biện minh, lòng không hề oán hận, tiếp tục sống cuộc đời rất đàng hoàng, Đạo đức tốt đẹp. Người sống như vậy người biết nhẫn nhục cao độ.
b. Nhìn bên ngoài, nhẫn nhục có vẻ nhu nhược nhưng bên trong là sức mạnh của nội tâm.
Người có tâm hồn yếu đuối, hay xao động không thể gọi là người nhẫn nhục. Nhẫn nhục là có một sức mạnh, giữ tâm mình không bị xao động, lung lay, không bị hoang mang. Nghĩa là đứng trước lời nói xấu của người khác, chúng ta vẫn không hoang mang, lo lắng cho danh dự bị tổn thương và tìm cách cải chính. Khi bị người ta xúc phạm chửi mắng, chúng ta vẫn không dao động, không giận hờn, không buồn bã. Giữ được tâm vững vàng như vậy, phải có một sức mạnh nội tâm rất lớn.
Những người tâm còn ích kỷ không bao giờ nhẫn nhục được vì ích kỷ sẽ đưa đến chấp ngã nặng. Hễ chấp ngã nặng, khi bị xúc phạm, bị xâm phạm chúng ta sẽ rất khó chịu, không chịu đựng được sự xúc phạm.
Tâm tự ái cũng làm cho chúng ta không nhẫn nhục được. Vì tự ái là coi trọng thể diện. Người tu theo đạo Phật phải vô ngã mới nhẫn nhục được.
Tâm còn xao động cũng không thể nhẫn nhục được. Vì dễ xao động, khi người ta xúc phạm, chúng ta sẽ mất bình tĩnh và không còn nhẫn nhục. Muốn trị xao động, muốn nhẫn nhục được, chúng ta phải tu Thiền định.
Người hay giận hờn, thù hận cũng không chịu được xúc phạm nên không thể nhẫn nhục được.
Tóm lại, tâm còn ích kỷ, tự ái, xao động hay thù hận đều không thể chịu được sự xúc phạm của người khác nên không thể nhẫn nhục.
c. Nhẫn nhục khác với nhu nhược, yếu đuối, vô tàm quý.
Khi lầm lỗi, người ta góp ý nhưng chúng ta vẫn trơ ra, không biết hối hận, không biết lỗi, vẫn tiếp tục làm. Đó không phải là nhẫn nhục mà gọi là trơ lì. Trong đạo Phật, chúng ta gọi là vô tàm vô quý, không biết hổ thẹn.
Ví dụ, khi bị phát hiện, một người có tật ăn cắp vặt vẫn im lặng, tỏ ra bình tĩnh, không hổ thẹn, coi như không có gì xảy ra. Sự im lặng đó không phải là nhẫn nhục mà trơ lì .
Trong bài Hạnh chân thật, chúng ta đã nhắc đến ba hạng người. Hạng đầu tiên là vô tàm, hạng thứ hai là hối và thứ ba là bất hối.
Người vô tàm là người khi mắc phải lỗi lầm, được người khác chỉ lỗi vẫn không mắc cỡ, không hổ thẹn. Theo ngôn ngữ của người đời, đó là người “mặt dày”. Những người này thường không biết thiện ác tội lỗi, Nhân Quả, là người rất đáng sợ.
Hạng người thứ hai là người biết được Nhân Quả tội phước. Khi đã làm điều gì lầm lỗi, được người khác chỉ lỗi cho, họ thường hối hận. Đây là người biết tu, là người rất tốt.
Hạng người thứ ba là người khi lầm lỗi, biết mình có lỗi nhưng lòng không hề hối hận, không hề ray rứt. Không hối hận nhưng quyết tâm không bao giờ phạm lỗi nữa. Đây là hạng người chứng được Sơ thiền. Người chứng Sơ thiền sẽ đạt được bất hối. Quyết tâm không phạm lỗi của họ rất mạnh.
Đối với chúng ta, biết lỗi và biết hối hận cũng là một công phu tu hành nghiêm túc. Đạt được điều đó là chúng ta đã trở thành người tốt.
Trong cuộc sống, chúng ta gặp những trường hợp tương tự như nhẫn nhục nhưng thực chất đó là người không có lòng tự trọng, vì cầu danh lợi nên chịu hèn kém, nịnh bợ luồn cúi. Đó là hạng người vô liêm sỉ, không có tiết tháo. Trường hợp này thường xảy ra ngoài đời, trong Đạo ít khi gặp phải. Chẳng hạn, có người thấy người khác giàu sang, bèn lân la kết thân. Khi người giàu tỏ ra khinh thường, sai làm hết việc này sang việc khác, thậm chí chửi mắng, họ cũng cười trừ coi như chẳng có gì quan trọng. Như vậy, không thể gọi là nhẫn nhục . Đó là cầu cạnh, luồn cúi, nịnh bợ. Nhẫn nhục của đạo Phật là không có sự cầu cạnh, không mong muốn điều gì cho mình.
Những người chịu đựng nhục nhã, hạ thấp phẩm giá để mong được ích lợi cho mình mà dân gian gọi là “ chịu đấm ăn xôi”, là người không có liêm sỉ, là kẻ tiểu nhân với tư cách tầm thường, hèn hạ. Biểu hiện bên ngoài của hạng người này rất giống nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không phải. Chúng ta cần chú ý phân biệt cho đúng. Bởi vậy, khi tiếp xúc với những người giàu có, quyền thế, chúng ta phải kiểm soát tâm mình. Nếu bị người ta đối xử không đàng hoàng mà mình vẫn nhịn, phải xét lại tâm mình xem việc mình nhịn là nhẫn nhục hay nịnh bợ, muốn cầu cạnh điều gì.
Người đời có những kẻ tiểu nhân, sẵn sàng bán rẻ danh dự, phẩm giá để cầu danh lợi. Người tu theo đạo Phật luôn tỏ ra quân tử, có thái độ bất cần, thấy lợi không ham, thấy danh không màng. Chúng ta chỉ cần sự tinh tấn, cần có Đạo đức cao dày, cần có phước và trí tuệ để giáo hoá chúng sinh.
Người khiếp nhược, sợ hãi không biết làm gì khi bị chèn ép là người nhu nhược. Vì khi bị chèn ép, trong lòng họ cũng giận hờn, cũng uất ức nhưng không dám phản ứng vì người ta có thế lực hơn mình. Ví dụ, một tù nhân bị cai ngục đánh đập, hành hạ nhưng anh ta vẫn chịu đựng. Trường hợp này gọi là nhu nhược. Tuy có sự chịu đựng, nhưng là chịu đựng vì không có khả năng phản ứng, không có khả năng trả đũa nên không phải là nhẫn nhục theo đúng nghĩa của đạo Phật.
Có trường hợp, người ta không phản ứng lại việc người khác chèn ép hay xúc phạm mình không phải vì yếu thế mà không muốn sự việc trở nên phức tạp, để lại hậu quả xấu. Như thế gọi là người biết nhẫn nhục. Câu chuyện về hai đứa bé với một cái bóp nhặt được trên đường là một ví dụ.
Một thằng bé trông cũng to con đang đi trên đường, chợt thấy cái bóp của ai đó đánh rơi. Nó vừa nhặt lên xem thì một đứa bé khác, nhỏ hơn nó, ở đâu chạy tới đòi chia đôi số tiền có trong bóp. Nó không chịu vì muốn trả lại cho người bị mất. Đang dùng dằng, bỗng nó nhìn thấy một người đàn ông loay hoay tìm kiếm một vật gì. Hỏi ra, biết cái bóp nhặt được là của ông ta, nó vui vẻ trả lại. Người đàn ông mừng quá, mở ra xem. Tất cả tiền bạc, giấy tờ trong bóp vẫn còn nguyên. Ông bèn lấy ra năm chục ngàn để “hậu tạ” nó. Thằng bé dứt khoát không lấy. Nó giải thích ngắn gọn : Nếu con muốn thì đã lấy hết rồi, con không trả lại chú đâu. Nghe vậy, ông ta cảm ơn nó rối rít rồi đi. Người đàn ông vừa đi khỏi, thằng bé nhỏ hơn nói :
_ Mày đưa tao hai lăm ngàn.
- Tiền gì ?
- Vì tao với mày cùng nhặt được, ông ta cho năm chục thì phải chia đôi, mày hai lăm tao hai lăm.
- Lúc nãy mày không thấy tao trả lại hết cho ông ta rồi à?
- Tao không cần biết, ông ta cho năm chục tức mày hai lăm tao hai lăm, còn trả là việc riêng của mày, tao không biết.
Hai đứa cứ cãi qua cãi lại như vậy một lúc. Thằng nhỏ đòi đánh thằng lớn vì không đưa tiền cho nó. Thằng lớn bỗng đâm đầu chạy. Người ta hỏi nó: “Chẳng lẽ con không đánh lại nó hay sao mà bỏ chạy ?”. Nó trả lời: “Đâu có, nếu con đánh lại là nó chết, con phải chạy để đừng đánh nó”.
Đó chính là sự nhẫn nhục đúng nghĩa. So sánh với trường hợp thứ nhất, chúng ta thấy có sự khác biệt. Sở dĩ người tù bị cai ngục đánh mà phải cắn răng chịu đựng vì anh ta biết rằng mình không làm gì được người ta, quyền hành nằm trong tay họ. Trường hợp này, đứa bé lớn thừa khả năng đánh lại nhưng nó không đánh.
Như vậy, người có khả năng mà vẫn chịu đựng, không phản ứng, không trả đũa là người có sức nhẫn nhục rất cao. Trong cuộc sống, ta gặp không ít trường hợp chịu đựng bởi không dám hoặc không đủ sức phản ứng, nhưng trong lòng vẫn nuôi ấm ức, chờ cơ hội phục thù: “ rồi sẽ biết tay ta”. Đó không còn là nhẫn nhục nữa.
Chúng ta cần phân tích tâm để thấy sự khác nhau giữa hai trường hợp này. Tất nhiên, đây là điều không đơn giản. Vì cái khó là ở việc phân tích hai cái tâm. Một bên vì yếu thế nên phải nhịn nhưng trong tâm luôn luôn muốn trả đũa. Tâm muốn trả đũa khi bị người khác xúc phạm là tâm rất mạnh. Một bên thừa khả năng, dư thế lực mà vẫn nhịn, không trả đũa do tâm vui làm mất đi ước muốn trả đũa. Đa số chúng ta đều bị tâm trả đũa thôi thúc. Hễ bị xúc phạm, chúng ta muốn phản ứng lại ngay. Bởi vậy, tâm không trả đũa là tâm rất quý. Gốc nhẫn nhục là ở nơi tâm ấy.
Người tu hành phải tu làm sao trong thâm sâu của tâm không còn ý muốn trả đũa nữa ngay cả trong trường hợp dư thế lực. Như thế, chúng ta đã thành tựu được nhẫn nhục, không phiền não, không giận hờn, không phản ứng …, dù mình dư điều kiện để làm điều đó. Những người thoát được tâm muốn trả đũa rất đáng được ngợi ca, trân trọng.
Nhẫn nhục là phẩm chất của người biết tự trọng, biết giữ phẩm giá, không sợ hãi, nhưng giữ lòng bình thản tha thứ. Chỉ những người tu tập hạnh Vô Ngã khiêm hạ, tự xem mình là cỏ rác mới nhẫn nhục được. Chúng ta biết rằng, bao nhiêu công hạnh Đạo đức đều tập trung ở ba tâm hạnh ban đầu là Tôn kính Phật, Từ bi và Khiêm hạ. Từ ba tâm này, vô số tâm hạnh khác được mở ra.
Nhẫn nhục có liên quan đến tâm khiêm hạ. Người thấy mình như cỏ rác, cát bụi sẽ dễ nhẫn nhục hơn. Bởi vậy, mỗi đêm khi ngồi thiền, chúng ta đều quán mình là cát bụi, là cỏ rác. Khi bị người khác chửi mắng, xúc phạm, chúng ta sẽ bình thản, không thấy gì đáng giận nữa. Thậm chí, khi có người mắng mình là chó, mình vẫn không giận. Có khi còn trả lời nhẹ như không khiến người ta phải bất ngờ: “ Bạn nói không đúng sự thật, nếu là chó vẫn còn lớn lắm, thực ra tôi là cát bụi, cỏ rác”
Người ta kể rằng, vua Phillippe xứ Macédoine, cha của Alexandre Đại đế (người từng đem quân đi đánh từ Hi Lạp qua Ấn Độ, chiếm cả một vùng đế quốc rất rộng lớn qua Trung Đông, Ai Cập đến Ấn Độ) là người rất tinh tế. Ông cho rằng, bệnh chung của tất cả các ông vua trên thế giới này là kiêu ngạo. Bởi vậy, ông dặn người hầu đứng ở đầu giường, mỗi buổi sáng, khi ông vừa thức dậy, câu phải nói với ông đầu tiên là: Philip, ngươi phải nhớ rằng ngươi chỉ là một con người tầm thường mà thôi. Làm như vậy là ông muốn nhắc nhở mình suốt cuộc đời ông không được kiêu ngạo. Vì kiêu ngạo thường đem lại thất bại cho con người. Vì thế, trong cuộc đời làm vua, ông trị dân rất thành công. Con trai ông là Alêchxăng Đại đế, từng chinh phục khắp nơi cũng là người đa mưu, túc trí.
Thời đó, vua Philip muốn cất quân sang đánh chiếm một nước lân cận. Thấy nguy cơ vua Philip sẽ xâm lược đất nước mình, trong khi dân chúng lo vui chơi không phòng bị, nhà hùng biện Demothène đã đứng lên hô hào, kêu gọi dân chúng đoàn kết, rèn luyện đểø chống lại kẻ thù. Ông mắc tật nói ngọng nên hằng ngày, ông ra bờ biển để viên sỏi lên lưỡi gào thi với sóng biển để luyện giọng. Cứ như thế, sau này ông đã trở thành một nhà hùng biện nổi tiếng thời cổ. Ông đứng giữa đô thị khuyên dân chúng phải biết tai họa mà vua Philip sắp giáng xuống đất nước mình. Thám tử của vua Philip ghi lại tất cả những lời Demothène nói trước dân chúng và mang về trình cho vua Philip xem. Đó là những lời công kích gay gắt vua Philip. Đọc xong, nhà vua không giận lại khen Demothène nói hay: “ Trẫm mà trực tiếp nghe những lời này chắc trẫm cũng chống lại chính mình”. Tuy vậy, vua Philip vẫn cất quân sang đánh và thắng lợi vẻ vang. Ông chiến thắng bởi ông là một ông vua, vừa là một nhà minh triết. Cái sáng suốt của ông không chỉ thể hiện ở sự khôn ngoan, ở chiến thuật bên ngoài mà còn thể hiện ở sự kiểm soát trong tâm của mình. Người ta khâm phục vua Philip là như vậy.
Giỏi việc bên ngoài mà vẫn kiểm soát được tâm bên trong, đó là điều rất hay mà người tu theo đạo Phật cần để ý. Khi trở nên giỏi giang, gánh vác được mọi việc, chúng ta phải thường xuyên kiểm soát tâm mình, nhất là tâm kiêu mạn. Như vậy, tâm khiêm hạ là nền tảng để chúng ta tu tập được những tâm này.
d. Có trường hợp nhẫn nhục vì từ bi.
Chúng ta từng nghe câu chuyện vị vua tiền thân của Phật, bỏ ngai vua để dân chúng thoát khỏi cảnh chiến tranh. Ông nhường nước của ông cho vua nước địch. Đức Phật vô lượng kiếp từng làm vua do Ngài có phước lớn. Ngài làm vua cai trị thiên hạ với tất cả lòng thương yêu. Lúc bấy giờ, dân số vẫn còn ít nên vua thường trực tiếp đến thăm từng người dân. Ai có chuyện gì, Ngài đều chăm sóc chu đáo. Do ngân quỹ quốc gia thường dành cứu trợ dân nên nhà vua không trang bị cho việc võ bị quân sự. Lực lượng, quân sự của Ngài rất yếu. Nước láng giềng biết điều đó nên cất quân sang đánh chiếm. Khi thám tử ở biên giới chạy về cấp báo, vua ngồi suy nghĩ rất lâu. Ngài thấy rằng, nếu chống lại chắc chắn chín mươi phần trăm thất bại thuộc về nước mình. Như vậy, sự hy sinh xương máu của dân chúng là quá lớn. Hơn nữa, vị vua kia cũng là người biết cai trị dân. Nghĩ vậy, Ngài đã hạ lệnh cho quân sĩ không cầm vũ khí. Các quan tướng, lính tráng mở cửa thành đứng hai bên chờ quân nước kia tiến tới. Xong đâu đấy, Ngài nhảy lên lưng ngựa chạy trốn.
Khi dẫn quân ầm ầm kéo đến, ông vua nước kia vô cùng ngạc nhiên khi thấy dân chúng yên lặng, binh sĩ không ai chiến đấu. Ông tiến vào thành, quan lại cũng đứng yên như đang đón tiếp. Ngai vàng trống rỗng, hỏi ra mới biết ông vua kia đã chạy mất rồi. Ông ngửa mặt lên trời cười và nói rằng : “Thằng kia nghe tiếng đã sợ chạy mất rồi, nhưng biết đâu nó lại kết tập lực lượng, quay lại đánh mình”. Ông ra lệnh truy nã và hứa sẽ trọng thưởng cho ai bắt được vị vua này.
Sau khi rời thành, Ngài đi lang thang trong rừng, đào củ, ăn lá cây sống cho qua ngày. Quần áo Ngài cũng đã rách rưới trông thật thảm hại. Một hôm, trên đường rừng, Ngài gặp một người Bà la môn. Người ấy hỏi thăm Ngài có biết đường về kinh thành xứ đó hay không. Ngài hỏi : “Để làm gì ? ”. Ông ta trả lời : “ Dạ, tôi nghe đồn ông vua trị vì xứ ấy là người rất tốt, thường giúp đỡ mọi người. Tôi ở xa đến, hoàn cảnh của tôi vô cùng bi đát. Bây giờ, năm sáu bà vợ và mấy chục đứa con tôi đều rơi vào hoàn cảnh như vậy. Nếu không được giúp đỡ, chắc gia đình tôi phải chấp nhận một kết cục bi thảm là chết đói. Nghe tiếng ông vua ấy tốt, tôi quyết tìm đến để được giúp đỡ”. Nghe vậy, Ngài thốt lên: “ Trời ơi, ông vua đó chính là ta đây”. Người Bà la môn ôm nhà vua vừa khóc vừa nói: “ Trời ơi! Tôi đi tìm Ngài để Ngài giúp đỡ tôi, không ngờ Ngài thân tàn ma dại như vậy biết làm sao được”. Suy nghĩ một lúc, Ngài nói: “ Thôi được, ta còn cách giúp ngươi. Ngươi trói ta lại, đem nộp cũng được một món tiền kha khá”. Người đàn ông hoảng hốt: “Trời ơi, làm sao con làm được điều đó”.“Ngươi cứ làm theo lời ta đi. Ta chỉ có một thân, một mình không sao, năm sáu bà vợ với mấy chục đứa con ngươi mới quan trọng”. Nghe Ngài phân tích, người đàn ông xiêu lòng, lấy dây thừng trói vua dẫn về. Ông vua đang ngự trị ngai vàng lúc bấy giờ mừng quá, vì nghĩ sẽ trừ được hậu hoạ. Sau khi ban thưởng rất trọng hậu cho người Bà la môn, ông hỏi : “ Ngươi làm thế nào bắt được hắn? ”. Người Bà la môn kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, nhà vua rất xúc động. Ngài không ngờ trên đời này còn có người tốt đến thế, luôn sẵn sàng hi sinh vì người khác, không nghĩ đến bản thân mình. Ông cảm thấy bao nhiêu năm chinh chiến, tranh giành, chiếm đoạt, mình không cao cả bằng con người ấy, con người lúc nào cũng chỉ biết hy sinh, nhường nhịn. Nhà vua thức tỉnh, Ngài xin lỗi và cởi trói cho vị vua nhân đức kia. Sau khi trả lại ngôi vua, hai bên kết nghĩa bang giao.
Như vậy, hành động của Ngài là biểu hiện của Đức nhẫn nhục cao cả. Sự nhẫn nhục ấy xuất phát từ tâm từ bi chứ không vì lợi ích cá nhân.
Từ chuyện vị vua rời bỏ ngai vàng (tiền thân của Đức Phật) ấy, chúng ta liên hệ đến trường hợp vua Trần Thái Tông ở Việt Nam. Khi ông mới lên ngôi, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nuớc ta. Lịch sử còn ghi lại, vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó. Quân Mông Cổ rất hùng mạnh. Chúng đem quân xâm chiếm khắp nơi, từ châu Á đến châu Âu. Bởi vậy, khi nghe tin Mông Cổ sắp đem quân sang đánh nước ta, vua Trần Thái Tông rất lo sợ. Ngài nghĩ rằng, nếu đương đầu với chúng, chắc chắn sẽ tắm máu không biết bao nhiêu sinh linh vô tội. Ngài bàn với Thái sư Trần Thủ Độ nên đầu hàng cho muôn dân thoát khỏi cảnh núi xương sông máu. Ông Trần Thủ Độ trả lời một cách cương quyết : “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã”. Lúc đó, ông Trần Thủ Độ cương quyết chiến đấu vì ông có niềm tin là mình sẽ chiến thắng. Dù có quyết đoán và đôi khi thủ đoạn, nhưng quyết tâm của ông đã giúp chúng ta chiến thắng quân Mông Cổ, mở ra một trang sử oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cho đến bây giờ, thế giới vẫn chưa hết băn khoăn, không hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé như Việt Nam lại chiến thắng được quân Mông Cổ. Người ta đặt vấn đề nghiên cứu lại những bài học chiến thắng quân Mông Cổ của Việt Nam.
Chúng ta đã ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Hai lần sau là công của vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Có nhiều nguyên nhân đem lại những chiến thắng vẻ vang ấy. Trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là cuộc kháng chiến được dẫn dắt bởi những vị minh quân, có đạo đức cao dày. Trong “ Bạch Đằng giang phú”, ông Trương Hán Siêu đã ngợi ca:
Anh minh hai vị Thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
Trương Hán Siêu là một mưu thần của Hưng Đạo Vương, cùng với Vương vạch ra những quyết sách đánh giặc, nhưng lại cũng là người thầm lặng ít bộc lộ.
Một điều chúng ta phải ghi nhận là các bậc vua quan đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo…đều ngưỡng mộ đạo Phật. Họ đều là những Thiền sư, có đạo đức. Trần Hưng Đạo là người có sở đắc tâm linh rất sâu. Ông có đạo đức, có tu tập, và có công lớn với đất nước. Vì thế, người đời tôn thờ ông như một vị Thánh (Đức Thánh Trần).
Như vậy, việc Trần Thủ Độ cũng như các đời vua Trần sau này quyết tâm chiến đấu chống Mông Cổ mà không nhẫn nhục là đúng hay sai ? Phải chăng, hành động chống lại ngoại xâm một cách ngoan cường như vậy là không đúng với hạnh nhẫn nhục của đạo Phật ?
Ở đây, chúng ta cần lưu ý một điều, ở vào hoàn cảnh của các vị ấy thì không thể nghĩ đến cá nhân nữa mà phải đặt vấn đề đại thể, vấn đề của quốc gia, dân tộc. Cho nên, vị vua (trong câu chuyện tiền thân Đức Phật) nhịn nhục là vì dân. Các vua Trần quyết đánh cũng vì dân chứ không phải vì sự nghiệp của riêng mình.
Vẫn biết rằng, nhẫn nhục là Đạo ïđức cao quý mà mỗi chúng ta phải tu tập, rèn luyện nhưng không phải trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến quyền lợi của nhiều người mà có thái độ ứng xử phù hợp. Với bản thân mình, một khi đã tu hạnh vô ngã, khiêm hạ thì chúng ta sẽ nhẫn nhục được. Nhưng khi biết thái độ, quyết định của mình có liên quan đến quyền lợi của mọi người, chúng ta phải cân nhắc. Trong đánh giá người khác cũng vậy, chúng ta phải xem thái độ ứng xử của họ liên quan đến lợi ích cá nhân hay quyền lợi của nhiều người, không được đánh giá một cách phiến diện, một chiều.
3. NHẪN NHỤC LÀ BIẾT TRẢ CHO HẾT NGHIỆP.
Trong vô lượng kiếp luân hồi, chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp. Có thể trong vô lượng kiếp trước, chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu điều không tốt, làm khổ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ rằng, mình có mặt trên cuộc đời này là để trả cho hết những nghiệp đó. Nếu gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, chúng ta cũng phải nhẫn nhục, chịu đựng để trả những nghiệp mà mình đã gây ra trong quá khứ. Đó là sự công bình. Chúng ta chỉ mong như vậy thôi, mong nhẫn nhục tu hành để thành Con người đúng nghĩa, đừng nghĩ đến điều gì xa xôi, tu để thành Thánh, hay thành Bồ Tát. Có những nghiệp chúng ta đã tạo nên trong quá khứ, kiếp này hiện ra cho chúng ta trả. Nhưng cũng có những nghiệp không hiện ra kiếp này, mà hẹn đến mấy kiếp sau. Đừng nghĩ hễ kiếp này gieo điều gì, chúng ta trả liền ngay điều đó. Có những nghiệp hẹn đến năm mười kiếp sau, có khi một trăm kiếp sau, chúng ta mới gặp nhân duyên để trả.
Chúng ta còn nhớ chuyện ngài Triệu Thố Viên án- Ngộ Đạt Quốc sư trong Thuỷ Sám. Mười đời trước khi làm Ngộ Đạt Quốc sư, Ngài đã từng làm Viên án. Vì tâu oan, Ngài đã giết chết một người. Oan hồn theo đuổi mãi đến mười kiếp mới báo thù được, bằng cách nhập vào thân Ngài làm thành mụt ghẻ mặt người khiến Ngài đau đớn vô cùng.
Như vậy, không phải mỗi nghiệp đều được trả liền. Không ai trong chúng ta lại không từng gây nghiệp. Có nhiều nghiệp, chúng ta đã tạo nên trong vô lượng kiếp quá khứ nên bây giờ phải có sức mạnh chịu đựng, trả cho hết những nghiệp ấy. Biết vậy, khi bị xúc phạm đến bản thân, chúng ta phải chịu đựng, không phản ứng, không oán thù để tránh tạo thêm tạo thêm nghiệp mới, tạo thêm oan trái mới cho đời sau.
Có câu chuyện tiền thân của Phật lúc còn là Đạo sĩ tu trong rừng. Thời đó có một ông vua tên là Ca Lợi. Một hôm, ông cùng các cung nữ vào rừng dạo chơi. Khi mọi người tản ra dạo chơi, ngắm cảnh, các cung nữ đến bệ đá thấy một Đạo nhân đang ngồi bất động, gương mặt an tĩnh, hiền lành. Các cô liền đặt cây trái lên cúng dường, đảnh lễ và hỏi pháp. Vị Đạo sĩ thuyết pháp cho các cô nghe. Lần lượt, các cung nữ khác đến rất đông, ngồi quanh vị Đạo sĩ để nghe thuyết pháp. Lúc đó, nhà vua đang dạo chơi bỗng nhận ra xung quanh mình không còn một ai. Ông đi tìm và bắt gặp hình ảnh một Đạo sĩ ngồi giữa đang say sưa nói, chung quanh là các cung nữ yêu quý của mình chăm chú lắng nghe. Lòng tự ái trỗi dậy (cũng là nghiệp xưa nay đã đến lúc đòi), ông hỏi Đạo sĩ một cách xấc xược : “ Ông ở đây làm gì ?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục” . “Được”, vua vừa nói vừa rút gươm ra chặt đứt cánh tay phải của ngài Đạo sĩ. Cánh tay rơi xuống, máu tuôn xối xả. Vua hỏi: “ Sao, nhẫn được không?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Ông vua vung gươm lần nữa, cánh tay trái rơi xuống. Ông lại hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Nhà vua lại vung gươm lên chém và hỏi: “Sao nhẫn được không?”. “Dạ được”. Vua lại vung gươm lần nữa và hỏi “Nhẫn được không?”. Đạo sĩ vẫn bình thản: “Dạ nhẫn được”. Lúc này, hình như nghiệp quá khứ đòi xong rồi, nhà vua bỗng thấy hối hận. Ngài buông gươm quỳ xuống trước mặt Đạo sĩ xin sám hối.
Máu ra nhiều quá không cứu được, vị Tiên nhân đã chết. Trước khi nhắm mắt, Ngài nói: “Tôi nhẫn nhục được, tôi không oán thù Đại vương, tôi vẫn thương yêu Đại vương như mọi người, và tôi nguyện sau này khi thành Phật, người đầu tiên tôi độ sẽ là Đại vương.”
Quả thật, sau này thành Phật, Ngài đã độ cho vị vua ấy. Kiều Trần Như, người đệ tử đắc A La Hán đầu tiên chính là ông vua đã chém Ngài khi xưa. Ngài đã giữ lời hứa, không oán thù vì Ngài hiểu đó là nghiệp quá khứ mà mình phải trả.
Các vị Bồ tát nhẫn nhục vì hơn ai hết, các Ngài nhớ đích xác mình đã làm gì, chuyện đã xảy ra ở đâu, bây giờ là lúc phải trở lại trả nghiệp…Vì vậy, các Ngài không bao giờ giận, cũng không động tâm, không phiền não. Chúng ta cũng vậy, đã gây ra nhiều nghiệp từ quá khứ, bây giờ gặp lại những oan trái, phải biết kiên nhẫn chịu đựng. Đó là thái độ đúng nhất của người đệ tử Phật.
Ví dụ, khi gặp một người nào đó, dù chúng ta không làm điều gì sai trái nhưng tự nhiên họ ghét mình cay đắng, chúng ta cảm thấy rất khổ tâm. Nhưng đến lúc nào đó, trong một giấc mơ bất chợt chúng ta thấy được trong tiền kiếp đã có oan trái với họ. Có thể mình với họ đã từng gặp nhau trong chiến trận, Khi đó, mình là người chiến thắng, hả hê vui sướng, còn họ thất bại ôm buồn giận cho đến kiếp này. Bởi vậy, khi gặp lại, họ thù ghét và tìm cách hại mình đủ điều. Vì giấc mơ đã hiện ra cho biết điều đó nên bây giờ chúng ta hiểu và không còn buồn giận nữa. Đây là trường hợp nhẫn nhục do nhớ đích xác được nghiệp quá khứ mình đã gây ra.
Thời Đức Phật, tại làng nọ có một gia đình sinh được một cô con gái rất xinh đẹp. Người cha biết coi tướng số. Nhìn con gái quý tướng đầy đặn, ông nói rằng, con gái ông phải làm đến ngôi Hoàng hậu, nghĩa là danh vọng tột đỉnh. Bởi vậy, ông phải kén một chàng rể đàng hoàng, danh giá. Đang trong giai đoạn kén rể, một hôm trên đường đi, cô gái gặp Đức Phật đang đi khất thực. Nhìn Ngài, cô ngạc nhiên quá đỗi vì không ngờ trên đời này lại có một người đẹp trai, hảo tướng đến như vậy. Cô vội vàng chạy về nói với cha: “Thưa cha, con đã gặp người xứng đáng”. “Người đó như thế nào?”. “Con người vô cùng tốt, vô cùng đẹp, tướng vô cùng quý, chỉ có điều là đang đi tu” Ông nói: “Để cha xem sao”. Nói rồi, ông đi vào rừng hướng về nơi Đức Phật đang đi. Đức Phật biết được tâm ông ta nên dùng thần thông in lại dấu chân Ngài lên mặt đất ( bình thường Ngài đi rất nhẹ).
Bàn chân Đức Phật có một cái xoáy ở giữa, như là bánh xe pháp. Khi vào rừng, nhìn thấy dấu chân, ông già nói: “Không xong rồi” và quay về. Ông nói với vợ: “Không được rồi bà ơi, người này là vị Thánh, bàn chân rất đầy lại có xoáy ở giữa”. Bà vợ thương con gái quá nên thuyết phục chồng : “Thôi kệ, Thánh thì Thánh, tu thì tu, cũng có thể làm vua được. Con mình đã thích rồi, đừng để nó buồn”. Hai vợ chồng cùng với con gái dắt nhau vào rừng gặp Ngài. Lúc ấy, Đức Phật đang bình lặng ngồi Thiền. Ông già đứng chào và nói: “ Thưa ông, tôi là người giàu có ở làng này, tôi có một đứa con gái duy nhất, sắc đẹp của nó cũng không thua kém ai. Đã đến lúc cần phải chọn cho nó một nơi xứng đáng để gởi tấm thân. Nó có quý tướng đặc biệt. Thấy Ngài cũng rất quý, tôi muốn chọn Ngài làm con rể. Mặc dù Ngài đang tu hành, nhưng nếu Ngài đồng ý về làm rể của tôi thì Ngài sẽ được tất cả”. Ông huyên thuyên, hứa hẹn rất nhiều. Đức Phật trả lời: “ Từ rất lâu, Như Lai đã vứt bỏ tất cả mọi tham muốn tầm thường ở thế gian này. Ái dục chỉ làm cho người ta đau khổ. Còn tấm thân gọi là đẹp, mỹ miều có nghĩa lý gì đâu. Đó chẳng qua là cái túi da mỹ miều chứa đựng bên trong những điều hôi thối. Một ngày kia, thân sẽ già nua, tàn tạ héo úa, da sẽ nhăn nheo, tóc bạc, mắt tí hí, lưng còng…Nếu nhìn kỹ bản chất, sẽ không có gì là đẹp, đừng chấp vào sắc đẹp. Như Lai từ lâu đã vượt qua những ham muốn tầm thường như vậy”.
Biết không thuyết phục được, hai vợ chồng tiu nghỉu ra về. Cô gái nghe vậy, không hiểu rõ đó là đạo lý, cứ tưởng rằng người kia chê mình xấu, chửi mình bên ngoài đẹp đẽ mỹ miều nhưng bên trong hôi thối. Cô đâm ra giận và nuôi lòng oán hận. Quả thật, ông già coi tướng đúng. Sau này vua Udena (tức vua U Điền) rước bà về làm Hoàng hậu. Nhưng trong lòng bà vẫn nuôi mối căm thù đó.
Một lần, nghe tin Đức Phật tới xứ mình, bà ra lệnh toàn dân đứng hai bên đường để chửi Ngài. Lúc đó, đường sá rất hẹp. Người đứng hai bên chỉ tay vào gần chạm mặt Ngài. Cứ thế, họ xếp hàng hai bên chửi mắng Ngài thậm tệ. Ai chửi hay đều được Hoàng hậu trọng thưởng. Ngài A Nan đi với Ngài không chịu nổi cảnh người ta xúc phạm Đức Phật bèn thưa:
- Bạch Thế Tôn, dân xứ này không ưa mình, thôi chúng ta đi nơi khác.
- Đi đâu, nếu nơi đó người ta chửi nữa thì sao?
- Dạ, mình đi chỗ khác nữa.
- Nếu đi nữa cũng gặp người ta chửi thì sao?
- Dạ, mình lại đi nữa.
Đức Phật nói:
- “ Không phải, nghiệp xuất hiện chỗ nào sẽ hết ở chỗ đó”.
Nói rồi, Ngài ôm bình bát đi tiếp. Nơi nào có người đang chờ Ngài đến để chửi, là Ngài đến nơi đó. Cứ thế, nghe người ta chửi chỗ này xong, Ngài lại đến chỗ khác tiếp tục nghe chửi. Ngài A Nan vẫn lẽo đẽo theo sau để được nghe chửi cùng Ngài.
Ngày hôm đó, không ai cúng vật gì, hai thầy trò nghe chửi no và nhịn đói trở về. Hôm sau, vẫn ôm bình bát, Ngài đi vào làng. Dân chúng cũng đứng xếp hàng chờ chửi. Không một chút ngần ngại, Ngài đến ngay những chỗ họ đang đứng. Qua hết con đường này, rồi lại đến con đường kia, người người đang đứng chờ Ngài để chửi, Ngài vẫn không nói gì. Thêm một ngày nữa, Ngài nhịn đói để nghe chửi rồi trở về nhà.
Ngài A Nan vô cùng đau khổ. Đến ngày thứ tư, dân chúng bắt đầu không chửi nổi nữa. Thấy Ngài vẫn tiếp tục ôm bình bát đi một cách thong dong, họ chỉ đứng nhìn với ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn niềm thán phục mặc cho Hoàng hậu ra lệnh tiếp tục chửi. Ngài cứ lặng lẽ đi. Người ta cứ lặng lẽ nhìn. Thấy dân chúng không chửi nữa, Hoàng hậu hạ lệnh quyết liệt hơn. Cũng chỉ được một vài người chửi một hai câu rồi dừng lại. Họ không dám chửi nữa vì nhìn thấy gương mặt của Ngài rạng rỡ, bình an, mà từ bi quá. Dần dần, Ngài đã hoá độ được dân chúng xứ này.
Sở dĩ Đức Phật nhẫn nhục phi thường như vậy vì Ngài biết trong một kiếp xa xưa nào đó, Ngài đã xúc phạm đến danh dự của người khác. Không chỉ xúc phạm Hoàng hậu, Ngài còn chạm đến dân xứ đó. Chuyện người ta đến đòi hỏi cưới xin chỉ là một cái mốc, một cái duyên của hiện tại để quả báo xuất hiện. Đó không phải là Nhân chánh. Cái Nhân chánh đã nằm ở nhiều kiếp trước, lúc Ngài xúc phạm cả một xứ dân.
Chúng ta không nên nhầm lẫn nhẫn nhục với thái độ ươn hèn, cầu an, ích kỷ khi nhìn thấy người khác bị ức hiếp, bị nguy hại.
Chẳng hạn, trên đường đi gặp tên cướp đang giật dây chuyền của một cô gái, chúng ta không được nhẫn nhục mà bỏ qua. Đó là thái độ ươn hèn, cầu an, ích kỷ, chứ không phải nhẫn nhục. Trong trường hợp này, nếu có học được món võ nào, chúng ta hãy làm người anh hùng cứu giúp người ta. Nếu lượng sức mình không làm nổi, chúng ta phải tri hô, kêu cứu để mọi người giúp đỡ. Hãy nhớ rằng, nhẫn nhục chỉ vì mình là điều đơn giản, nhưng liên quan đến người khác chúng ta phải cẩn thận, cần chọn thái độ ứng xử thích hợp.
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh điều ấy. Không phải lúc nào cha ông ta cũng nhịn nhục. Dù rất yêu chuộng hòa bình, nhưng khi cần thiết, nhân dân ta cũng đứng lên chiến đấu ngoan cường để bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc. Có những người có thể được chúng ta cảm hóa bởi thái độ nhẫn nhục. Khi họ nặng lời, xúc phạm, chúng ta vẫn hiền lành, nhẫn nhục, dần dần họ đổi tâm thương cảm. Nhưng với không ít người, chúng ta cần có thái độ nghiêm khắc để dạy cho họ bài học, ngăn không cho họ tiếp tục gây ra lầm lỗi. Bởi những người ấy thường có bản chất hung dữ. Thấy chúng ta nhịn nhục, họ tự rút ra một chân lý, sống ở đời muốn thành công phải hung dữ, phải biết lấn lướt người khác giành quyền lợi về mình. Chúng ta từng nghe những kẻ không có lương tri quan niệm: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” hoặc “Mạnh được yếu thua”. Với những con người như vậy, đức nhẫn nhục của chúng ta không thể cảm hoá được, nên phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát kẻo đôi khi sự nhẫn nhục của mình lại gây nên tai hoạ cho người khác. Đối với kẻ thù xâm lược, nhẫn nhục càng không đem lại hiệu quả, chúng ta cần mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn vì bản chất của bọn xâm lược, dù ở bất kỳ thời đại nào, cũng đều tàn bạo.
Có khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, sức khỏe hao tổn mà vẫn đủ ý chí chịu đựng, đó là con người dũng, có hùng lực. Người tu chúng ta cần được như vậy. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, khổ sở, bệnh hoạn…tâm chúng ta vẫn không lay chuyển, không mất ý chí, không từ bỏ lý tưởng.
4. CÁI NHẪN CỦA NGƯỜI CÓ TU TẬP THIỀN ĐỊNH.
a. Người đạt được Sơ thiền, khi bị xúc phạm, thường không động tâm. Người ngoài nhìn vào thấy họ rất trầm tĩnh, không động tâm và cho là họ rất nhẫn. Nhưng thực chất, họ không cảm thấy mình nhẫn vì tâm không có bụi phiền não khởi lên. Họ rất bình thản, bình an. Khi chúng ta nói họ rất nhẫn nhục dù bị xúc phạm, họ cho rằng không có gì để nhẫn. Đó là sức mạnh của Thiền định. Người chứng từ Sơ thiền trở lên bắt đầu có được điều đó.
b. Tâm nhẹ nhàng nên có thể khởi thành từ bi hoặc khôi hài để hóa giải thù oán. Thường khi gặp nghịch cảnh, gặp chuyện trái lòng, chúng ta phải chịu đựng. Nếu sức chịu đựng chưa mạnh, chúng ta phải dùng hết cả tâm mình để chịu đựng. Như vậy, chúng ta không còn tâm để làm được gì nữa.
Ví dụ, có người nào đó vô cớ chửi mắng mình. Họ rất thô lỗ, giận dữ, nói những lời xúc phạm. Lúc đó, chúng ta cũng nhịn, cũng chịu đựng, cúi đầu im lặng, nhưng sự chịu đựng đó che hết cả tâm. Chỉ chịu đựng thôi cũng gọi là nhẫn nhục, nhưng như vậy, Đạo lực của chúng ta chưa nhiều.
Ngược lại, có trường hợp bị xúc phạm, chúng ta chịu đựng nhưng tâm còn “dư”, nghĩa là chúng ta không phải dùng nhiều tâm lực để chịu đựng. Lúc đó, chúng ta có thể nghĩ ra điều gì vui vẻ, nói một câu khôi hài để hoá giải sự căng thẳng.
Một ví dụ đơn giản nhất: Hôm nay đến phiên mình nấu cơm, không hiểu sao Sư huynh luôn tỏ ra khó chịu, cứ phiền trách mình ngay trước mặt các cư sĩ. Khi thì Huynh chê cơm sống, khi cho rằng nấu thức ăn không ngon….Lúc ấy, sức chịu đựng của mình cũng cao, mình bèn khôi hài một câu:“ Vậy mà hôm qua có người khen em giống Sư huynh đó”. Nghe vậy, tất cả mọi người cùng cười. Chính câu nói đùa rất đúng lúc này đã làm mất đi không khí căng thẳng ban đầu. Trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta vẫn nghĩ được câu khôi hài là do tâm mình còn “dư”, không phải là sự chịu đựng quá sức đến nổi che hết cả tâm, khiến chúng ta cúi đầu chịu đựng, ôm buồn khổ trong lòng.
c. Người xuất gia phải có khả năng nhẫn nhục cao độ để làm gương cho Phật tử. Nếu vào chùa, thấy chúng ta phiền trách nhau, nói qua nói lại, giận hờn nhau, Phật tử sẽ cho là chúng ta tu chưa tốt, chùa không thanh tịnh, họ sẽ nản chí, và dễ thoái tâm. Bởi vậy, nhiều khi nghĩ đến thể diện của chùa, chúng ta phải nhẫn nhịn. Đó cũng cũng là công đức lớn. Trong hoàn cảnh khó khăn, Phật tử thấy chúng ta vẫn bình thản, vẫn chịu đựng được, họ sẽ tin ở Phật Pháp.
Trước khi nhẫn nhục được bằng Thiền định, chúng ta nên tập nhẫn nhục bằng tư duy chân chính.
Ví dụ, khi bị người ta mắng chửi, chúng ta nhịn vì nghĩ theo Nhân quả, chắc đây là là chuyện oan gia đời trước, do mình đã từng xúc phạm đến họ nên bây giờ họ mắng lại. Đó là tư duy thứ nhất, theo Nhân quả mà nhịn. Tư duy thứ hai, chúng ta biết ơn người này vì nhờ họ chửi mắng mà mình tập được sức chịu đựng. Đây là thiện trí thức nhắc chúng ta nhớ lúc nào mình cũng là cỏ rác, là cát bụi. Hoặc có khi đó là suy nghĩ, nhờ sự nhẫn nhịn của mình mà người ta hiểu ra và được cảm hóa. Đây là vì từ bi mà nhịn. Cao hơn, chúng ta nhịn vì nghĩ đến thể diện của chùa, của Phật pháp, đến niềm tin của Phật tử. Công đức của sự nhịn nhục vì mục đích này rất lớn. Như vậy, trước khi đạt đựơc Thiền định để có được nhẫn nhục tự nhiên, chúng ta nên nhẫn nhục bằng tư duy.
Cần phân biệt từng trường hợp để thực hiện nhẫn nhục một cách đúng nghĩa. Trước sự công kích của ngừơi khác, lúc nào chúng ta cũng phải bình tĩnh suy xét, xem người ta nói sai hay đúng. Nếu thấy điều người ta phê bình, công kích là đúng, chúng ta nên dừng việc đang làm lại, thay đổi và tìm cách sửa sai. Chúng ta cần tránh cả hai thái độ: phản ứng, chống lại một cách gay gắt hoặc im lặng, không để ý đến lời người khác. Biết sai mà vẫn cố gắng đến cùng sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, cuối cùng chuốc lấy thất bại thảm hại. Trường hợp thấy việc mình làm hoàn toàn đúng, người ta góp ý, chỉ trích sai, chúng ta vẫn chịu đựng sự công kích của họ để tiếp tục công việc đang làm. Như vậy gọi là giữ lập trường kiên định.
Nói đến nhẫn nhục, người ta thường nhắc lại câu chuyện nổi tiếng: “Tây Thi- Nữ hoàng Ngô quốc”. Thời đó, Ngô Vương Phù Sai đem quân đánh chiếm nước Việt (không phải Việt Nam bây giờ) và bắt Việt Vương Câu Tiễn về làm nô lệ. Đó là mối nhục lớn đối với một vị vua. Việt Vương Câu Tiễn ngày ngày vẫn hầu hạ vua Ngô một cách chu đáo, tận tuỵ. Thậm chí, một lần Phù Sai bị bệnh rất nặng, các Thái y hoang mang không biết phải làm thế nào, Câu Tiễn đã xin được nếm phân Phù Sai để định bệnh. Việc làm của Câu Tiễn khiến vua Phù Sai và các quan trong triều vô cùng cảm phục. Ngô Vương Phù Sai tin rằng vua nước Việt đã hoàn toàn quy phục, không còn ý định trả thù. Sau khi khỏi bệnh, Phù Sai cho Câu Tiễn trở về nước. Việt Vương Câu Tiễn hằng năm vẫn dâng cống phẩm đều đặn cho vua Ngô. Lúc đầu là vàng bạc, châu báu, sau là các loại gỗ quý để vua Ngô xây Cô Tô đài, cuối cùng là tiến cống mỹ nhân để vua vui chơi giải trí. Trong số các mỹ nhân được dâng nạp có nàng Tây Thi sắc đẹp “nghiêng thành, đổ nước”. Một mặt, vua Câu Tiễn dặn những người đẹp phải làm cho Ngô Vương Phù Sai mê đắm, suốt ngày vui chơi trong Cô Tô đài mà quên hết mọi công việc triều chính. Một mặt, ông củng cố binh lực và rèn luyện ý chí bằng cách “nằm gai nếm mật”. Khi thời cơ đến, quân đội của Câu Tiễn kéo sang đánh, Phù Sai không kịp trở tay. Cả thành Cô Tô chìm trong biển lửa và Phù Sai cũng chết một cách bi thảm.
Giai đoạn làm nô lệ cho Phù Sai, Câu Tiễn đã nhẫn nhục chịu đựng một cách đáng khâm phục. Nhưng đó không phải là sự chịu đựng nhẫn nhục của đạo Phật. Đó là sự thâm hiểm, nhẫn nhục nhằm mục đích trả thù.
Hàn Tín ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên bẩm. Ông rất giỏi về quân sự, nghiên cứu binh thơ đồ trận, gặp ai cũng bàn bạc. Một lần, ra chợ, ông ta gặp một kẻ du côn. Hắn đứng dạng chân và yêu cầu ông phải chui qua, nếu không hắn sẽ giết. Hàn Tín suy nghĩ một lát rồi chui qua. Người kia cười đắc chí. Hắn cho rằng, như vậy không phải anh hùng. Nếu thực sự là anh hùng thì thà chết chứ không chịu nhục. Hắn không biết rằng Hàn Tín là con người nuôi chí lớn. Con người ấy sẵn sàng nhịn nhục để bảo toàn thân mình, tránh rắc rối với những việc trước mắt, dấu diếm khả năng võ nghệ siêu phàm của mình để sau này còn làm được việc lớn trong thiên hạ. Sau này, được làm tướng, chẳng những không giận, ông còn thưởng cho người kia. Ông muốn cho thiên hạ biết mình không phải là kẻ tiểu nhân. Đây là trường hợp người có chí lớn nên nhịn được những điều nhỏ nhặt.
Trường hợp Mạc Đĩnh Chi của nước ta cũng là tấm gương về nhẫn nhục. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, cha chết sớm, bản thân lại xấu xí. Tuy vậy, ông vẫn cố gắng học hành và đỗ Trạng nguyên. Khi đi sứ bên Tàu, ông được vua nước ấy nể phục và phong làm Trạng nguyên. Như vậy, ông được làm Trạng nguyên cả hai nước . Sự chịu đựng gian khổ để học thành tài của Mạc Đĩnh Chi tuy còn vì mục đích cầu sự nghiệp, nhưng tâm ông tốt, không làm điều gì ác nên vẫn gần với nhẫn nhục của đạo Phật.
Người tu theo đạo Phật luôn nhẫn nhịn được mọi điều, từ điều nhỏ đến điều lớn. Chúng ta nhẫn nhục không phải để cầu mong sự nghiệp, mong danh dự. Vì chúng ta quan niệm cái ta này không có thật nên nhẫn nhục của đạo Phật vẫn khác so với nhẫn nhục của người đời. Nhưng nếu nghĩ sâu hơn, chúng ta có chí lớn là cầu thành Phật thì những chuyện khác là nhỏ nhặt, cần bỏ qua.
Trong Thoát vòng tục lụy có câu chuyện về Ngọc Lâm Quốc Sư. Một lần, bị vu cáo là giết người, bị bắt giam vào ngục nhưng ông vẫn không biện minh. Đối với người tu hành, bị vu khống giết người là tội rất nặng. Sau đó, Sư huynh Ngọc Lam đã minh oan cho ông.
Tại sao bị hàm oan mà ông không cãi, lại rất bình an? Lý do rất đơn giản. Với ông, danh dự chỉ là cái hão huyền nên ông không cần. Người tu hành chúng ta cũng không cần. Điều đem lại bình an cho chúng ta chính là sự vô tội, sự trong sạch của mình. Khi thực sự trong sạch, chúng ta sẽ bình an, mọi chuyện khác chỉ là Nhân quả, Nghiệp duyên. Điều đáng ngại là lúc trả nghiệp chúng ta lại tạo tội, làm cho tâm bất an. Nếu lúc trả nghiệp, bị người ta vu khống nhưng thật sự trong thâm sâu mình không có tội, hoàn toàn trong sạch thì tâm chúng ta sẽ rất bình an. Như vậy, sống một đời trong sạch, không tội lỗi là chỗ dựa để người tu chúng ta được bình an trong cuộc sống này.
http://www.vietmaisau.org/
1. ĐỊNH NGHĨA.
Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ.
Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục?
Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới mình.
Ví dụ, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng khi bị xúc phạm, chúng ta vẫn bình thản chịu đựng, không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một người "bằng vai phải lứa" với chúng ta lại nặêng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta, nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng, phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình, đó cũng là sự nhẫn nhục.
Trường hợp thứ hai, chúng ta là người nhỏ, bị người lớn chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, phải gánh chịu những vất vả, cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục.
Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu đựng, nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó. Chẳng hạn, gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, chúng ta không bi quan, không ngã gục, phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị người khác xúc phạm, chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân (nóng nảy). Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh, là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó, nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh, không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau.
Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng, người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình tĩnh, không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ nuôi trong lòng sự oán hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất nguy hiểm.
Có trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù bên ngoài họ có vẻ như trầm tĩnh, nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ hãi. Đó không phải là nhẫn nhục mà là nhu nhược.
Như vậy, nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy. Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc với tâm tha thứ, không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì vậy, khi gặp trường hợp bên ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn nhục, đâu là thâm hiểm, đâu là nhu nhược, yếu đuối.
Người tu hành phải biết nhẫn nhục, chịu đựng. Trong đại chúng đôi khi cũng xảy ra những va chạm nhỏ, mỗi người phải nhẫn nhục, không nuôi hờn giận trong lòng. Trong cuộc sống cũng vậy, không phải lúc nào bước ra làm Phật sự, chúng ta cũng gặp thuận lợi. Nhiều khi chúng ta phải đối mặt với những nghịch cảnh éo le. Có người do bất đồng quan điểm, tìm mọi cách công kích, chỉ trích, ngăn cản việc làm của mình. Thậm chí, có lúc chúng ta bị vu khống, bị người ta đặt điều nói xấu…Nhưng dù bị oan, lúc đó chúng ta cũng phải chịu đựng. Làm được điều này không phải dễ.
Như vậy, nếu không trang bị cho mình một sức nhẫn nhục cao, chúng ta sẽ không vượt lên được những khó khăn và sẽ chuốc lấy thất bại. Ngay từ bây giờ, mỗi người chúng ta phải tu tập, rèn luyện sức chịu đựng để đối phó với những khó khăn, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Ngày trước, người đi tu phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ thiếu lương thực, quần áo, thiếu những nhu yếu phẩm hằng ngày. Không xin được gạo, quý Thầy phải ăn rau rừng, phải tự cuốc đất trồng khoai lang chế biến để dành dùng trong những lúc đói. Chưa hết, họ còn bị cái rét giày vò, đêm không ngủ được. Khi ngồi thiền phải lấy y sa di quấn quanh chịu đựng. Đó là chịu đựng vì hoàn cảnh khốn khó.
Sau này, đời sống của những người tu hành đỡ khó khăn hơn vì xã hội ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải là sự chống đối hoặc những ác cảm của người khác. Chúng ta phải chuẩn bị một tâm tư để đón nhận. Trước hết, bây giờ chúng ta phải tập chịu đựng những bất như ý trong đời sống tu hành của mình. Khi bị một huynh đệ nào nói nặng lời hay hiếp đáp, chúng ta phải biết cảm ơn họ vì chính họ đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng ta tập hạnh nhẫn nhục
Chúng ta phải thấy rằng, những đau khổ, khó khăn trong cuộc sống thật vô cùng quý giá. Nếu sống một cuộc đời yên ả, dễ chịu, chúng ta sẽ mất hết ý chí, nghị lực, sẽ không có cơ hội rèn luyện sức chịu đựng. Bởi vậy, nhẫn nhục là một hạnh rất quan trọng để làm tăng đạo lực của người tu hành. Đó là lý do vì sao trong cuộc đời tu hành của Đức Phật luôn có ông Đề Bà Đạt Đa đi theo quấy phá. Đức Phật bị quấy phá từ bao nhiêu kiếp. Cho đến khi thành Phật, Ngài cũng không thoát khỏi sự quấy phá ấy. Sở dĩ như vậy vì trong mọi công phu tu tập, để có được Đạo lực, Đạo hạnh, nhẫn nhục và tinh tấn đóng một vai trò rất quan trọng. Để có hạnh nhẫn nhục, chúng ta rất cần nghịch cảnh để rèn luyện. Nhắc đến điều này, chúng ta nhớ lại câu thơ của một nhà sư:
Không đau khổ lấy chi làm chất liệu
Không buồn thương sao biết chuyện con người
Quả thật, không đau khổ chúng ta sẽ không có điều kiện rèn luyện bản thân mình. Liên hệ đến đời sống của những người lính trong quân ngũ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn giá trị của những gian khổ, khó khăn. Nếu không chịu đựng những tháng ngày huấn luyện nhọc nhằn, dầm mưa dãi nắng; nếu không chịu những hình phạt nặng nề, làm sao họ có thể đương đầu với hy sinh gian khổ, quyết sống mái với kẻ thù?
Người ta kể rằng, những trường võ bị, đào tạo sĩ quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam có kỷ luật rất nghiêm khắc. Trong thời gian huấn luyện, học viên phải trải qua một tuần lễ gọi là tuần huấn nhục. Khi bước vào tuần huấn nhục, gia đình, người thân không dám đến thăm, vì khi đó học viên bị đày đọa đủ điều mà không được từ nan bất cứ điều gì, kể cả những điều nhục nhã nhất. Họ rèn luyện cho con người sức chịu đựng, sức nhẫn nhục đến như vậy.
Môi trường tu hành cũng vậy. Nếu đào tạo không nghiêm khắc, không có phương pháp, Tăng Ni khi ra trường sẽ không có tài năng, Đạo đức lẫn bản lĩnh. Nếu không có bản lĩnh, chúng ta sẽ sợ hãi, khiếp nhược, rút lui khi lâm vào cảnh khổ. Như vậy, sẽ không ai dám dấn thân vào vùng sâu, vùng xa để làm việc đạo, giáo hóa chúng sinh.
Hiểu được điều này, chúng ta sẽ không tỏ ra khó chịu hay giận hờn mỗi khi bị huynh đệ xúc phạm. Nếu có bị người lớn chèn ép, chúng ta cũng vui mừng, coi như đó là những điều kiện thử thách lòng nhẫn nhục của mình. Có không ít trường hợp phiền não, đầy nước mắt nhưng chúng ta hãy xem đó là cơ hội để tu hành. Hãy tâm niệm rằng, chịu đựng như vậy, khi ra ngoài làm Phật sự, việc khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua được. Chỉ cần nhớ một điều, chịu đựng nhưng không phải sợ hãi, cũng không phải giận hờn nuôi dưỡng thù oán bên trong, mà là tâm tha thứ, tâm buông xả, không phiền não. Đó chính là tâm nhẫn nhục của đạo Phật.
2. NHẪN NHỤC LÀ THÀNH TỰU CỦA ĐẠO LỰC.
Người tu hành thường có đức nhẫn nhục. Chúng ta phân biệt hai loại nhẫn nhục: Nhẫn nhục bằng sức mạnh của Thiền định, bằng kết quả của Thiền định và nhẫn nhục bằng tư duy chân chính.
a. Về sức mạnh của Thiền định:
Chúng ta từng nghe câu chuyện về ngài Bạch Ẩn. Ông là tấm gương tiêu biểu về hạnh nhẫn nhục. Ngài Bạch Ẩn thuộc dòng Lâm tế, ở nước Nhật. Ngài khán công án. Một hôm, không hiểu vì lý do gì, ngài bị Thầy đánh một cái rơi từ trên thềm xuống. Vì chùa ở trên dốc núi nên Ngài bị rơi xuống rất sâu và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, Ngài đã ngộ Đạo. Ngài đến trình Thầy và được Thầy chấp nhận. Sau đó, Ngài về làng quê chăn bò thuê. Việc làm này không rõ nhằm mục đích gì, có thể là Ngài muốn rèn luyện hay hàm dưỡng điều gì đó. Khi sống ở làng, Ngài cũng ăn chay, tụng kinh lễ Phật, tỏ ra hiền lành nên mọi người gọi là ông sư, và ai cũng thương quý Ngài.
Ngài cất chòi ở và chăn bò thuê được một thời gian thì trong làng xảy ra chuyện. Một cô gái chưa chồng bỗng dưng bụng ngày một to. Khi cha mẹ tra hỏi, lúc đầu cô chối quanh co, sau đó cảm thấy không ổn nên cô đã đổ tội cho ông sư. Có lẽ cô cho rằng như vậy là đỡ rắc rối nhất. Cha mẹ cô nghe vậy, đến mắng chửi Ngài thậm tệ. Ngài chỉ hỏi :“Vậy à” rồi im lặng. Từ đó, người làng coi Ngài không ra gì nữa. Giá trị quan trọng nhất của một người tu là phạm hạnh trong sạch. Ngài phạm tội nặng như vậy, còn gì giá trị nữa. Khi đứa bé được sinh ra, người ta mang đến giao cho Ngài nuôi. Ngài nhận em bé nhưng không biết nuôi như thế nào. Hằng ngày, Ngài phải ẵm em bé đi xin sữa hàng xóm. Thời gian trôi qua chừng vài năm, cô gái cảm thấy ray rứt bèn thú thật, bố đứa bé không phải là vị sư tội nghiệp kia mà là anh chàng bán cá ngoài chợ. Biết sự thật, cha mẹ cô gái đến xin lỗi Ngài. Lúc này, Ngài cũng chỉ nói: “Vậy à”, rồi trả đứa bé lại cho mẹ nó, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Đó là một tấm gương nhẫn nhục tuyệt vời. Ngài đã chịu đựng sự vu khống, sự nhục nhã, mất thể diện, mất danh dự một cách bình an, không hề oán ghét giận hờn. Quả là một sự nhẫn nhục rất tiêu biểu, rất đúng nghĩa.
Trong bài Khiêm hạ, chúng ta đã bàn về vấn đề danh dự của người tu hành. Người tu không coi trọng danh dự, vì còn đặt vấn đề danh dự nghĩa là vẫn còn chấp ngã. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta sống bừa bãi, phóng túng. Dù không coi trọng danh dự nhưng chúng ta vẫn sống rất đàng hoàng, nghiêm túc. Sống như vậy là chúng ta muốn giữ tín tâm cho mọi người đối với Phật pháp. Nhìn gương tu hành đứng đắn, nghiêm túc của chúng ta, người đời sẽ tin con đường Phật pháp là chân chính. Mặt khác, lối sống nghiêm túc, có Đạo đức sẽ sớm đưa chúng ta đến sự giải thoát, giác ngộ. Chúng ta đừng nghĩ rằng, sống đàng hoàng, đứng đắn để được người đời ca ngợi, tôn trọng. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ tránh được sự nhầm lẫn, một lúc nào đó xem danh dự, thể diện là quan trọng.
Trở lại trường hợp Ngài Bạch Ẩn, chúng ta thấy Ngài tu rất đúng, không coi trọng danh dự, thể diện nên đã nhẫn nhục một cách phi thường. Trong khi đó, Ngài vẫn sống rất đàng hoàng, nghiêm túc. Đó là thái độ rất đúng của người tu theo đạo Phật. Bởi vậy, trong cuộc sống, có lúc bị người ta chỉ trích, nói xấu, chúng ta cũng không phản ứng, không trả đũa, không cải chính, không biện minh, lòng không hề oán hận, tiếp tục sống cuộc đời rất đàng hoàng, Đạo đức tốt đẹp. Người sống như vậy người biết nhẫn nhục cao độ.
b. Nhìn bên ngoài, nhẫn nhục có vẻ nhu nhược nhưng bên trong là sức mạnh của nội tâm.
Người có tâm hồn yếu đuối, hay xao động không thể gọi là người nhẫn nhục. Nhẫn nhục là có một sức mạnh, giữ tâm mình không bị xao động, lung lay, không bị hoang mang. Nghĩa là đứng trước lời nói xấu của người khác, chúng ta vẫn không hoang mang, lo lắng cho danh dự bị tổn thương và tìm cách cải chính. Khi bị người ta xúc phạm chửi mắng, chúng ta vẫn không dao động, không giận hờn, không buồn bã. Giữ được tâm vững vàng như vậy, phải có một sức mạnh nội tâm rất lớn.
Những người tâm còn ích kỷ không bao giờ nhẫn nhục được vì ích kỷ sẽ đưa đến chấp ngã nặng. Hễ chấp ngã nặng, khi bị xúc phạm, bị xâm phạm chúng ta sẽ rất khó chịu, không chịu đựng được sự xúc phạm.
Tâm tự ái cũng làm cho chúng ta không nhẫn nhục được. Vì tự ái là coi trọng thể diện. Người tu theo đạo Phật phải vô ngã mới nhẫn nhục được.
Tâm còn xao động cũng không thể nhẫn nhục được. Vì dễ xao động, khi người ta xúc phạm, chúng ta sẽ mất bình tĩnh và không còn nhẫn nhục. Muốn trị xao động, muốn nhẫn nhục được, chúng ta phải tu Thiền định.
Người hay giận hờn, thù hận cũng không chịu được xúc phạm nên không thể nhẫn nhục được.
Tóm lại, tâm còn ích kỷ, tự ái, xao động hay thù hận đều không thể chịu được sự xúc phạm của người khác nên không thể nhẫn nhục.
c. Nhẫn nhục khác với nhu nhược, yếu đuối, vô tàm quý.
Khi lầm lỗi, người ta góp ý nhưng chúng ta vẫn trơ ra, không biết hối hận, không biết lỗi, vẫn tiếp tục làm. Đó không phải là nhẫn nhục mà gọi là trơ lì. Trong đạo Phật, chúng ta gọi là vô tàm vô quý, không biết hổ thẹn.
Ví dụ, khi bị phát hiện, một người có tật ăn cắp vặt vẫn im lặng, tỏ ra bình tĩnh, không hổ thẹn, coi như không có gì xảy ra. Sự im lặng đó không phải là nhẫn nhục mà trơ lì .
Trong bài Hạnh chân thật, chúng ta đã nhắc đến ba hạng người. Hạng đầu tiên là vô tàm, hạng thứ hai là hối và thứ ba là bất hối.
Người vô tàm là người khi mắc phải lỗi lầm, được người khác chỉ lỗi vẫn không mắc cỡ, không hổ thẹn. Theo ngôn ngữ của người đời, đó là người “mặt dày”. Những người này thường không biết thiện ác tội lỗi, Nhân Quả, là người rất đáng sợ.
Hạng người thứ hai là người biết được Nhân Quả tội phước. Khi đã làm điều gì lầm lỗi, được người khác chỉ lỗi cho, họ thường hối hận. Đây là người biết tu, là người rất tốt.
Hạng người thứ ba là người khi lầm lỗi, biết mình có lỗi nhưng lòng không hề hối hận, không hề ray rứt. Không hối hận nhưng quyết tâm không bao giờ phạm lỗi nữa. Đây là hạng người chứng được Sơ thiền. Người chứng Sơ thiền sẽ đạt được bất hối. Quyết tâm không phạm lỗi của họ rất mạnh.
Đối với chúng ta, biết lỗi và biết hối hận cũng là một công phu tu hành nghiêm túc. Đạt được điều đó là chúng ta đã trở thành người tốt.
Trong cuộc sống, chúng ta gặp những trường hợp tương tự như nhẫn nhục nhưng thực chất đó là người không có lòng tự trọng, vì cầu danh lợi nên chịu hèn kém, nịnh bợ luồn cúi. Đó là hạng người vô liêm sỉ, không có tiết tháo. Trường hợp này thường xảy ra ngoài đời, trong Đạo ít khi gặp phải. Chẳng hạn, có người thấy người khác giàu sang, bèn lân la kết thân. Khi người giàu tỏ ra khinh thường, sai làm hết việc này sang việc khác, thậm chí chửi mắng, họ cũng cười trừ coi như chẳng có gì quan trọng. Như vậy, không thể gọi là nhẫn nhục . Đó là cầu cạnh, luồn cúi, nịnh bợ. Nhẫn nhục của đạo Phật là không có sự cầu cạnh, không mong muốn điều gì cho mình.
Những người chịu đựng nhục nhã, hạ thấp phẩm giá để mong được ích lợi cho mình mà dân gian gọi là “ chịu đấm ăn xôi”, là người không có liêm sỉ, là kẻ tiểu nhân với tư cách tầm thường, hèn hạ. Biểu hiện bên ngoài của hạng người này rất giống nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không phải. Chúng ta cần chú ý phân biệt cho đúng. Bởi vậy, khi tiếp xúc với những người giàu có, quyền thế, chúng ta phải kiểm soát tâm mình. Nếu bị người ta đối xử không đàng hoàng mà mình vẫn nhịn, phải xét lại tâm mình xem việc mình nhịn là nhẫn nhục hay nịnh bợ, muốn cầu cạnh điều gì.
Người đời có những kẻ tiểu nhân, sẵn sàng bán rẻ danh dự, phẩm giá để cầu danh lợi. Người tu theo đạo Phật luôn tỏ ra quân tử, có thái độ bất cần, thấy lợi không ham, thấy danh không màng. Chúng ta chỉ cần sự tinh tấn, cần có Đạo đức cao dày, cần có phước và trí tuệ để giáo hoá chúng sinh.
Người khiếp nhược, sợ hãi không biết làm gì khi bị chèn ép là người nhu nhược. Vì khi bị chèn ép, trong lòng họ cũng giận hờn, cũng uất ức nhưng không dám phản ứng vì người ta có thế lực hơn mình. Ví dụ, một tù nhân bị cai ngục đánh đập, hành hạ nhưng anh ta vẫn chịu đựng. Trường hợp này gọi là nhu nhược. Tuy có sự chịu đựng, nhưng là chịu đựng vì không có khả năng phản ứng, không có khả năng trả đũa nên không phải là nhẫn nhục theo đúng nghĩa của đạo Phật.
Có trường hợp, người ta không phản ứng lại việc người khác chèn ép hay xúc phạm mình không phải vì yếu thế mà không muốn sự việc trở nên phức tạp, để lại hậu quả xấu. Như thế gọi là người biết nhẫn nhục. Câu chuyện về hai đứa bé với một cái bóp nhặt được trên đường là một ví dụ.
Một thằng bé trông cũng to con đang đi trên đường, chợt thấy cái bóp của ai đó đánh rơi. Nó vừa nhặt lên xem thì một đứa bé khác, nhỏ hơn nó, ở đâu chạy tới đòi chia đôi số tiền có trong bóp. Nó không chịu vì muốn trả lại cho người bị mất. Đang dùng dằng, bỗng nó nhìn thấy một người đàn ông loay hoay tìm kiếm một vật gì. Hỏi ra, biết cái bóp nhặt được là của ông ta, nó vui vẻ trả lại. Người đàn ông mừng quá, mở ra xem. Tất cả tiền bạc, giấy tờ trong bóp vẫn còn nguyên. Ông bèn lấy ra năm chục ngàn để “hậu tạ” nó. Thằng bé dứt khoát không lấy. Nó giải thích ngắn gọn : Nếu con muốn thì đã lấy hết rồi, con không trả lại chú đâu. Nghe vậy, ông ta cảm ơn nó rối rít rồi đi. Người đàn ông vừa đi khỏi, thằng bé nhỏ hơn nói :
_ Mày đưa tao hai lăm ngàn.
- Tiền gì ?
- Vì tao với mày cùng nhặt được, ông ta cho năm chục thì phải chia đôi, mày hai lăm tao hai lăm.
- Lúc nãy mày không thấy tao trả lại hết cho ông ta rồi à?
- Tao không cần biết, ông ta cho năm chục tức mày hai lăm tao hai lăm, còn trả là việc riêng của mày, tao không biết.
Hai đứa cứ cãi qua cãi lại như vậy một lúc. Thằng nhỏ đòi đánh thằng lớn vì không đưa tiền cho nó. Thằng lớn bỗng đâm đầu chạy. Người ta hỏi nó: “Chẳng lẽ con không đánh lại nó hay sao mà bỏ chạy ?”. Nó trả lời: “Đâu có, nếu con đánh lại là nó chết, con phải chạy để đừng đánh nó”.
Đó chính là sự nhẫn nhục đúng nghĩa. So sánh với trường hợp thứ nhất, chúng ta thấy có sự khác biệt. Sở dĩ người tù bị cai ngục đánh mà phải cắn răng chịu đựng vì anh ta biết rằng mình không làm gì được người ta, quyền hành nằm trong tay họ. Trường hợp này, đứa bé lớn thừa khả năng đánh lại nhưng nó không đánh.
Như vậy, người có khả năng mà vẫn chịu đựng, không phản ứng, không trả đũa là người có sức nhẫn nhục rất cao. Trong cuộc sống, ta gặp không ít trường hợp chịu đựng bởi không dám hoặc không đủ sức phản ứng, nhưng trong lòng vẫn nuôi ấm ức, chờ cơ hội phục thù: “ rồi sẽ biết tay ta”. Đó không còn là nhẫn nhục nữa.
Chúng ta cần phân tích tâm để thấy sự khác nhau giữa hai trường hợp này. Tất nhiên, đây là điều không đơn giản. Vì cái khó là ở việc phân tích hai cái tâm. Một bên vì yếu thế nên phải nhịn nhưng trong tâm luôn luôn muốn trả đũa. Tâm muốn trả đũa khi bị người khác xúc phạm là tâm rất mạnh. Một bên thừa khả năng, dư thế lực mà vẫn nhịn, không trả đũa do tâm vui làm mất đi ước muốn trả đũa. Đa số chúng ta đều bị tâm trả đũa thôi thúc. Hễ bị xúc phạm, chúng ta muốn phản ứng lại ngay. Bởi vậy, tâm không trả đũa là tâm rất quý. Gốc nhẫn nhục là ở nơi tâm ấy.
Người tu hành phải tu làm sao trong thâm sâu của tâm không còn ý muốn trả đũa nữa ngay cả trong trường hợp dư thế lực. Như thế, chúng ta đã thành tựu được nhẫn nhục, không phiền não, không giận hờn, không phản ứng …, dù mình dư điều kiện để làm điều đó. Những người thoát được tâm muốn trả đũa rất đáng được ngợi ca, trân trọng.
Nhẫn nhục là phẩm chất của người biết tự trọng, biết giữ phẩm giá, không sợ hãi, nhưng giữ lòng bình thản tha thứ. Chỉ những người tu tập hạnh Vô Ngã khiêm hạ, tự xem mình là cỏ rác mới nhẫn nhục được. Chúng ta biết rằng, bao nhiêu công hạnh Đạo đức đều tập trung ở ba tâm hạnh ban đầu là Tôn kính Phật, Từ bi và Khiêm hạ. Từ ba tâm này, vô số tâm hạnh khác được mở ra.
Nhẫn nhục có liên quan đến tâm khiêm hạ. Người thấy mình như cỏ rác, cát bụi sẽ dễ nhẫn nhục hơn. Bởi vậy, mỗi đêm khi ngồi thiền, chúng ta đều quán mình là cát bụi, là cỏ rác. Khi bị người khác chửi mắng, xúc phạm, chúng ta sẽ bình thản, không thấy gì đáng giận nữa. Thậm chí, khi có người mắng mình là chó, mình vẫn không giận. Có khi còn trả lời nhẹ như không khiến người ta phải bất ngờ: “ Bạn nói không đúng sự thật, nếu là chó vẫn còn lớn lắm, thực ra tôi là cát bụi, cỏ rác”
Người ta kể rằng, vua Phillippe xứ Macédoine, cha của Alexandre Đại đế (người từng đem quân đi đánh từ Hi Lạp qua Ấn Độ, chiếm cả một vùng đế quốc rất rộng lớn qua Trung Đông, Ai Cập đến Ấn Độ) là người rất tinh tế. Ông cho rằng, bệnh chung của tất cả các ông vua trên thế giới này là kiêu ngạo. Bởi vậy, ông dặn người hầu đứng ở đầu giường, mỗi buổi sáng, khi ông vừa thức dậy, câu phải nói với ông đầu tiên là: Philip, ngươi phải nhớ rằng ngươi chỉ là một con người tầm thường mà thôi. Làm như vậy là ông muốn nhắc nhở mình suốt cuộc đời ông không được kiêu ngạo. Vì kiêu ngạo thường đem lại thất bại cho con người. Vì thế, trong cuộc đời làm vua, ông trị dân rất thành công. Con trai ông là Alêchxăng Đại đế, từng chinh phục khắp nơi cũng là người đa mưu, túc trí.
Thời đó, vua Philip muốn cất quân sang đánh chiếm một nước lân cận. Thấy nguy cơ vua Philip sẽ xâm lược đất nước mình, trong khi dân chúng lo vui chơi không phòng bị, nhà hùng biện Demothène đã đứng lên hô hào, kêu gọi dân chúng đoàn kết, rèn luyện đểø chống lại kẻ thù. Ông mắc tật nói ngọng nên hằng ngày, ông ra bờ biển để viên sỏi lên lưỡi gào thi với sóng biển để luyện giọng. Cứ như thế, sau này ông đã trở thành một nhà hùng biện nổi tiếng thời cổ. Ông đứng giữa đô thị khuyên dân chúng phải biết tai họa mà vua Philip sắp giáng xuống đất nước mình. Thám tử của vua Philip ghi lại tất cả những lời Demothène nói trước dân chúng và mang về trình cho vua Philip xem. Đó là những lời công kích gay gắt vua Philip. Đọc xong, nhà vua không giận lại khen Demothène nói hay: “ Trẫm mà trực tiếp nghe những lời này chắc trẫm cũng chống lại chính mình”. Tuy vậy, vua Philip vẫn cất quân sang đánh và thắng lợi vẻ vang. Ông chiến thắng bởi ông là một ông vua, vừa là một nhà minh triết. Cái sáng suốt của ông không chỉ thể hiện ở sự khôn ngoan, ở chiến thuật bên ngoài mà còn thể hiện ở sự kiểm soát trong tâm của mình. Người ta khâm phục vua Philip là như vậy.
Giỏi việc bên ngoài mà vẫn kiểm soát được tâm bên trong, đó là điều rất hay mà người tu theo đạo Phật cần để ý. Khi trở nên giỏi giang, gánh vác được mọi việc, chúng ta phải thường xuyên kiểm soát tâm mình, nhất là tâm kiêu mạn. Như vậy, tâm khiêm hạ là nền tảng để chúng ta tu tập được những tâm này.
d. Có trường hợp nhẫn nhục vì từ bi.
Chúng ta từng nghe câu chuyện vị vua tiền thân của Phật, bỏ ngai vua để dân chúng thoát khỏi cảnh chiến tranh. Ông nhường nước của ông cho vua nước địch. Đức Phật vô lượng kiếp từng làm vua do Ngài có phước lớn. Ngài làm vua cai trị thiên hạ với tất cả lòng thương yêu. Lúc bấy giờ, dân số vẫn còn ít nên vua thường trực tiếp đến thăm từng người dân. Ai có chuyện gì, Ngài đều chăm sóc chu đáo. Do ngân quỹ quốc gia thường dành cứu trợ dân nên nhà vua không trang bị cho việc võ bị quân sự. Lực lượng, quân sự của Ngài rất yếu. Nước láng giềng biết điều đó nên cất quân sang đánh chiếm. Khi thám tử ở biên giới chạy về cấp báo, vua ngồi suy nghĩ rất lâu. Ngài thấy rằng, nếu chống lại chắc chắn chín mươi phần trăm thất bại thuộc về nước mình. Như vậy, sự hy sinh xương máu của dân chúng là quá lớn. Hơn nữa, vị vua kia cũng là người biết cai trị dân. Nghĩ vậy, Ngài đã hạ lệnh cho quân sĩ không cầm vũ khí. Các quan tướng, lính tráng mở cửa thành đứng hai bên chờ quân nước kia tiến tới. Xong đâu đấy, Ngài nhảy lên lưng ngựa chạy trốn.
Khi dẫn quân ầm ầm kéo đến, ông vua nước kia vô cùng ngạc nhiên khi thấy dân chúng yên lặng, binh sĩ không ai chiến đấu. Ông tiến vào thành, quan lại cũng đứng yên như đang đón tiếp. Ngai vàng trống rỗng, hỏi ra mới biết ông vua kia đã chạy mất rồi. Ông ngửa mặt lên trời cười và nói rằng : “Thằng kia nghe tiếng đã sợ chạy mất rồi, nhưng biết đâu nó lại kết tập lực lượng, quay lại đánh mình”. Ông ra lệnh truy nã và hứa sẽ trọng thưởng cho ai bắt được vị vua này.
Sau khi rời thành, Ngài đi lang thang trong rừng, đào củ, ăn lá cây sống cho qua ngày. Quần áo Ngài cũng đã rách rưới trông thật thảm hại. Một hôm, trên đường rừng, Ngài gặp một người Bà la môn. Người ấy hỏi thăm Ngài có biết đường về kinh thành xứ đó hay không. Ngài hỏi : “Để làm gì ? ”. Ông ta trả lời : “ Dạ, tôi nghe đồn ông vua trị vì xứ ấy là người rất tốt, thường giúp đỡ mọi người. Tôi ở xa đến, hoàn cảnh của tôi vô cùng bi đát. Bây giờ, năm sáu bà vợ và mấy chục đứa con tôi đều rơi vào hoàn cảnh như vậy. Nếu không được giúp đỡ, chắc gia đình tôi phải chấp nhận một kết cục bi thảm là chết đói. Nghe tiếng ông vua ấy tốt, tôi quyết tìm đến để được giúp đỡ”. Nghe vậy, Ngài thốt lên: “ Trời ơi, ông vua đó chính là ta đây”. Người Bà la môn ôm nhà vua vừa khóc vừa nói: “ Trời ơi! Tôi đi tìm Ngài để Ngài giúp đỡ tôi, không ngờ Ngài thân tàn ma dại như vậy biết làm sao được”. Suy nghĩ một lúc, Ngài nói: “ Thôi được, ta còn cách giúp ngươi. Ngươi trói ta lại, đem nộp cũng được một món tiền kha khá”. Người đàn ông hoảng hốt: “Trời ơi, làm sao con làm được điều đó”.“Ngươi cứ làm theo lời ta đi. Ta chỉ có một thân, một mình không sao, năm sáu bà vợ với mấy chục đứa con ngươi mới quan trọng”. Nghe Ngài phân tích, người đàn ông xiêu lòng, lấy dây thừng trói vua dẫn về. Ông vua đang ngự trị ngai vàng lúc bấy giờ mừng quá, vì nghĩ sẽ trừ được hậu hoạ. Sau khi ban thưởng rất trọng hậu cho người Bà la môn, ông hỏi : “ Ngươi làm thế nào bắt được hắn? ”. Người Bà la môn kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, nhà vua rất xúc động. Ngài không ngờ trên đời này còn có người tốt đến thế, luôn sẵn sàng hi sinh vì người khác, không nghĩ đến bản thân mình. Ông cảm thấy bao nhiêu năm chinh chiến, tranh giành, chiếm đoạt, mình không cao cả bằng con người ấy, con người lúc nào cũng chỉ biết hy sinh, nhường nhịn. Nhà vua thức tỉnh, Ngài xin lỗi và cởi trói cho vị vua nhân đức kia. Sau khi trả lại ngôi vua, hai bên kết nghĩa bang giao.
Như vậy, hành động của Ngài là biểu hiện của Đức nhẫn nhục cao cả. Sự nhẫn nhục ấy xuất phát từ tâm từ bi chứ không vì lợi ích cá nhân.
Từ chuyện vị vua rời bỏ ngai vàng (tiền thân của Đức Phật) ấy, chúng ta liên hệ đến trường hợp vua Trần Thái Tông ở Việt Nam. Khi ông mới lên ngôi, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nuớc ta. Lịch sử còn ghi lại, vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó. Quân Mông Cổ rất hùng mạnh. Chúng đem quân xâm chiếm khắp nơi, từ châu Á đến châu Âu. Bởi vậy, khi nghe tin Mông Cổ sắp đem quân sang đánh nước ta, vua Trần Thái Tông rất lo sợ. Ngài nghĩ rằng, nếu đương đầu với chúng, chắc chắn sẽ tắm máu không biết bao nhiêu sinh linh vô tội. Ngài bàn với Thái sư Trần Thủ Độ nên đầu hàng cho muôn dân thoát khỏi cảnh núi xương sông máu. Ông Trần Thủ Độ trả lời một cách cương quyết : “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã”. Lúc đó, ông Trần Thủ Độ cương quyết chiến đấu vì ông có niềm tin là mình sẽ chiến thắng. Dù có quyết đoán và đôi khi thủ đoạn, nhưng quyết tâm của ông đã giúp chúng ta chiến thắng quân Mông Cổ, mở ra một trang sử oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cho đến bây giờ, thế giới vẫn chưa hết băn khoăn, không hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé như Việt Nam lại chiến thắng được quân Mông Cổ. Người ta đặt vấn đề nghiên cứu lại những bài học chiến thắng quân Mông Cổ của Việt Nam.
Chúng ta đã ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Hai lần sau là công của vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Có nhiều nguyên nhân đem lại những chiến thắng vẻ vang ấy. Trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là cuộc kháng chiến được dẫn dắt bởi những vị minh quân, có đạo đức cao dày. Trong “ Bạch Đằng giang phú”, ông Trương Hán Siêu đã ngợi ca:
Anh minh hai vị Thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
Trương Hán Siêu là một mưu thần của Hưng Đạo Vương, cùng với Vương vạch ra những quyết sách đánh giặc, nhưng lại cũng là người thầm lặng ít bộc lộ.
Một điều chúng ta phải ghi nhận là các bậc vua quan đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo…đều ngưỡng mộ đạo Phật. Họ đều là những Thiền sư, có đạo đức. Trần Hưng Đạo là người có sở đắc tâm linh rất sâu. Ông có đạo đức, có tu tập, và có công lớn với đất nước. Vì thế, người đời tôn thờ ông như một vị Thánh (Đức Thánh Trần).
Như vậy, việc Trần Thủ Độ cũng như các đời vua Trần sau này quyết tâm chiến đấu chống Mông Cổ mà không nhẫn nhục là đúng hay sai ? Phải chăng, hành động chống lại ngoại xâm một cách ngoan cường như vậy là không đúng với hạnh nhẫn nhục của đạo Phật ?
Ở đây, chúng ta cần lưu ý một điều, ở vào hoàn cảnh của các vị ấy thì không thể nghĩ đến cá nhân nữa mà phải đặt vấn đề đại thể, vấn đề của quốc gia, dân tộc. Cho nên, vị vua (trong câu chuyện tiền thân Đức Phật) nhịn nhục là vì dân. Các vua Trần quyết đánh cũng vì dân chứ không phải vì sự nghiệp của riêng mình.
Vẫn biết rằng, nhẫn nhục là Đạo ïđức cao quý mà mỗi chúng ta phải tu tập, rèn luyện nhưng không phải trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến quyền lợi của nhiều người mà có thái độ ứng xử phù hợp. Với bản thân mình, một khi đã tu hạnh vô ngã, khiêm hạ thì chúng ta sẽ nhẫn nhục được. Nhưng khi biết thái độ, quyết định của mình có liên quan đến quyền lợi của mọi người, chúng ta phải cân nhắc. Trong đánh giá người khác cũng vậy, chúng ta phải xem thái độ ứng xử của họ liên quan đến lợi ích cá nhân hay quyền lợi của nhiều người, không được đánh giá một cách phiến diện, một chiều.
3. NHẪN NHỤC LÀ BIẾT TRẢ CHO HẾT NGHIỆP.
Trong vô lượng kiếp luân hồi, chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp. Có thể trong vô lượng kiếp trước, chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu điều không tốt, làm khổ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ rằng, mình có mặt trên cuộc đời này là để trả cho hết những nghiệp đó. Nếu gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, chúng ta cũng phải nhẫn nhục, chịu đựng để trả những nghiệp mà mình đã gây ra trong quá khứ. Đó là sự công bình. Chúng ta chỉ mong như vậy thôi, mong nhẫn nhục tu hành để thành Con người đúng nghĩa, đừng nghĩ đến điều gì xa xôi, tu để thành Thánh, hay thành Bồ Tát. Có những nghiệp chúng ta đã tạo nên trong quá khứ, kiếp này hiện ra cho chúng ta trả. Nhưng cũng có những nghiệp không hiện ra kiếp này, mà hẹn đến mấy kiếp sau. Đừng nghĩ hễ kiếp này gieo điều gì, chúng ta trả liền ngay điều đó. Có những nghiệp hẹn đến năm mười kiếp sau, có khi một trăm kiếp sau, chúng ta mới gặp nhân duyên để trả.
Chúng ta còn nhớ chuyện ngài Triệu Thố Viên án- Ngộ Đạt Quốc sư trong Thuỷ Sám. Mười đời trước khi làm Ngộ Đạt Quốc sư, Ngài đã từng làm Viên án. Vì tâu oan, Ngài đã giết chết một người. Oan hồn theo đuổi mãi đến mười kiếp mới báo thù được, bằng cách nhập vào thân Ngài làm thành mụt ghẻ mặt người khiến Ngài đau đớn vô cùng.
Như vậy, không phải mỗi nghiệp đều được trả liền. Không ai trong chúng ta lại không từng gây nghiệp. Có nhiều nghiệp, chúng ta đã tạo nên trong vô lượng kiếp quá khứ nên bây giờ phải có sức mạnh chịu đựng, trả cho hết những nghiệp ấy. Biết vậy, khi bị xúc phạm đến bản thân, chúng ta phải chịu đựng, không phản ứng, không oán thù để tránh tạo thêm tạo thêm nghiệp mới, tạo thêm oan trái mới cho đời sau.
Có câu chuyện tiền thân của Phật lúc còn là Đạo sĩ tu trong rừng. Thời đó có một ông vua tên là Ca Lợi. Một hôm, ông cùng các cung nữ vào rừng dạo chơi. Khi mọi người tản ra dạo chơi, ngắm cảnh, các cung nữ đến bệ đá thấy một Đạo nhân đang ngồi bất động, gương mặt an tĩnh, hiền lành. Các cô liền đặt cây trái lên cúng dường, đảnh lễ và hỏi pháp. Vị Đạo sĩ thuyết pháp cho các cô nghe. Lần lượt, các cung nữ khác đến rất đông, ngồi quanh vị Đạo sĩ để nghe thuyết pháp. Lúc đó, nhà vua đang dạo chơi bỗng nhận ra xung quanh mình không còn một ai. Ông đi tìm và bắt gặp hình ảnh một Đạo sĩ ngồi giữa đang say sưa nói, chung quanh là các cung nữ yêu quý của mình chăm chú lắng nghe. Lòng tự ái trỗi dậy (cũng là nghiệp xưa nay đã đến lúc đòi), ông hỏi Đạo sĩ một cách xấc xược : “ Ông ở đây làm gì ?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục” . “Được”, vua vừa nói vừa rút gươm ra chặt đứt cánh tay phải của ngài Đạo sĩ. Cánh tay rơi xuống, máu tuôn xối xả. Vua hỏi: “ Sao, nhẫn được không?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Ông vua vung gươm lần nữa, cánh tay trái rơi xuống. Ông lại hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Nhà vua lại vung gươm lên chém và hỏi: “Sao nhẫn được không?”. “Dạ được”. Vua lại vung gươm lần nữa và hỏi “Nhẫn được không?”. Đạo sĩ vẫn bình thản: “Dạ nhẫn được”. Lúc này, hình như nghiệp quá khứ đòi xong rồi, nhà vua bỗng thấy hối hận. Ngài buông gươm quỳ xuống trước mặt Đạo sĩ xin sám hối.
Máu ra nhiều quá không cứu được, vị Tiên nhân đã chết. Trước khi nhắm mắt, Ngài nói: “Tôi nhẫn nhục được, tôi không oán thù Đại vương, tôi vẫn thương yêu Đại vương như mọi người, và tôi nguyện sau này khi thành Phật, người đầu tiên tôi độ sẽ là Đại vương.”
Quả thật, sau này thành Phật, Ngài đã độ cho vị vua ấy. Kiều Trần Như, người đệ tử đắc A La Hán đầu tiên chính là ông vua đã chém Ngài khi xưa. Ngài đã giữ lời hứa, không oán thù vì Ngài hiểu đó là nghiệp quá khứ mà mình phải trả.
Các vị Bồ tát nhẫn nhục vì hơn ai hết, các Ngài nhớ đích xác mình đã làm gì, chuyện đã xảy ra ở đâu, bây giờ là lúc phải trở lại trả nghiệp…Vì vậy, các Ngài không bao giờ giận, cũng không động tâm, không phiền não. Chúng ta cũng vậy, đã gây ra nhiều nghiệp từ quá khứ, bây giờ gặp lại những oan trái, phải biết kiên nhẫn chịu đựng. Đó là thái độ đúng nhất của người đệ tử Phật.
Ví dụ, khi gặp một người nào đó, dù chúng ta không làm điều gì sai trái nhưng tự nhiên họ ghét mình cay đắng, chúng ta cảm thấy rất khổ tâm. Nhưng đến lúc nào đó, trong một giấc mơ bất chợt chúng ta thấy được trong tiền kiếp đã có oan trái với họ. Có thể mình với họ đã từng gặp nhau trong chiến trận, Khi đó, mình là người chiến thắng, hả hê vui sướng, còn họ thất bại ôm buồn giận cho đến kiếp này. Bởi vậy, khi gặp lại, họ thù ghét và tìm cách hại mình đủ điều. Vì giấc mơ đã hiện ra cho biết điều đó nên bây giờ chúng ta hiểu và không còn buồn giận nữa. Đây là trường hợp nhẫn nhục do nhớ đích xác được nghiệp quá khứ mình đã gây ra.
Thời Đức Phật, tại làng nọ có một gia đình sinh được một cô con gái rất xinh đẹp. Người cha biết coi tướng số. Nhìn con gái quý tướng đầy đặn, ông nói rằng, con gái ông phải làm đến ngôi Hoàng hậu, nghĩa là danh vọng tột đỉnh. Bởi vậy, ông phải kén một chàng rể đàng hoàng, danh giá. Đang trong giai đoạn kén rể, một hôm trên đường đi, cô gái gặp Đức Phật đang đi khất thực. Nhìn Ngài, cô ngạc nhiên quá đỗi vì không ngờ trên đời này lại có một người đẹp trai, hảo tướng đến như vậy. Cô vội vàng chạy về nói với cha: “Thưa cha, con đã gặp người xứng đáng”. “Người đó như thế nào?”. “Con người vô cùng tốt, vô cùng đẹp, tướng vô cùng quý, chỉ có điều là đang đi tu” Ông nói: “Để cha xem sao”. Nói rồi, ông đi vào rừng hướng về nơi Đức Phật đang đi. Đức Phật biết được tâm ông ta nên dùng thần thông in lại dấu chân Ngài lên mặt đất ( bình thường Ngài đi rất nhẹ).
Bàn chân Đức Phật có một cái xoáy ở giữa, như là bánh xe pháp. Khi vào rừng, nhìn thấy dấu chân, ông già nói: “Không xong rồi” và quay về. Ông nói với vợ: “Không được rồi bà ơi, người này là vị Thánh, bàn chân rất đầy lại có xoáy ở giữa”. Bà vợ thương con gái quá nên thuyết phục chồng : “Thôi kệ, Thánh thì Thánh, tu thì tu, cũng có thể làm vua được. Con mình đã thích rồi, đừng để nó buồn”. Hai vợ chồng cùng với con gái dắt nhau vào rừng gặp Ngài. Lúc ấy, Đức Phật đang bình lặng ngồi Thiền. Ông già đứng chào và nói: “ Thưa ông, tôi là người giàu có ở làng này, tôi có một đứa con gái duy nhất, sắc đẹp của nó cũng không thua kém ai. Đã đến lúc cần phải chọn cho nó một nơi xứng đáng để gởi tấm thân. Nó có quý tướng đặc biệt. Thấy Ngài cũng rất quý, tôi muốn chọn Ngài làm con rể. Mặc dù Ngài đang tu hành, nhưng nếu Ngài đồng ý về làm rể của tôi thì Ngài sẽ được tất cả”. Ông huyên thuyên, hứa hẹn rất nhiều. Đức Phật trả lời: “ Từ rất lâu, Như Lai đã vứt bỏ tất cả mọi tham muốn tầm thường ở thế gian này. Ái dục chỉ làm cho người ta đau khổ. Còn tấm thân gọi là đẹp, mỹ miều có nghĩa lý gì đâu. Đó chẳng qua là cái túi da mỹ miều chứa đựng bên trong những điều hôi thối. Một ngày kia, thân sẽ già nua, tàn tạ héo úa, da sẽ nhăn nheo, tóc bạc, mắt tí hí, lưng còng…Nếu nhìn kỹ bản chất, sẽ không có gì là đẹp, đừng chấp vào sắc đẹp. Như Lai từ lâu đã vượt qua những ham muốn tầm thường như vậy”.
Biết không thuyết phục được, hai vợ chồng tiu nghỉu ra về. Cô gái nghe vậy, không hiểu rõ đó là đạo lý, cứ tưởng rằng người kia chê mình xấu, chửi mình bên ngoài đẹp đẽ mỹ miều nhưng bên trong hôi thối. Cô đâm ra giận và nuôi lòng oán hận. Quả thật, ông già coi tướng đúng. Sau này vua Udena (tức vua U Điền) rước bà về làm Hoàng hậu. Nhưng trong lòng bà vẫn nuôi mối căm thù đó.
Một lần, nghe tin Đức Phật tới xứ mình, bà ra lệnh toàn dân đứng hai bên đường để chửi Ngài. Lúc đó, đường sá rất hẹp. Người đứng hai bên chỉ tay vào gần chạm mặt Ngài. Cứ thế, họ xếp hàng hai bên chửi mắng Ngài thậm tệ. Ai chửi hay đều được Hoàng hậu trọng thưởng. Ngài A Nan đi với Ngài không chịu nổi cảnh người ta xúc phạm Đức Phật bèn thưa:
- Bạch Thế Tôn, dân xứ này không ưa mình, thôi chúng ta đi nơi khác.
- Đi đâu, nếu nơi đó người ta chửi nữa thì sao?
- Dạ, mình đi chỗ khác nữa.
- Nếu đi nữa cũng gặp người ta chửi thì sao?
- Dạ, mình lại đi nữa.
Đức Phật nói:
- “ Không phải, nghiệp xuất hiện chỗ nào sẽ hết ở chỗ đó”.
Nói rồi, Ngài ôm bình bát đi tiếp. Nơi nào có người đang chờ Ngài đến để chửi, là Ngài đến nơi đó. Cứ thế, nghe người ta chửi chỗ này xong, Ngài lại đến chỗ khác tiếp tục nghe chửi. Ngài A Nan vẫn lẽo đẽo theo sau để được nghe chửi cùng Ngài.
Ngày hôm đó, không ai cúng vật gì, hai thầy trò nghe chửi no và nhịn đói trở về. Hôm sau, vẫn ôm bình bát, Ngài đi vào làng. Dân chúng cũng đứng xếp hàng chờ chửi. Không một chút ngần ngại, Ngài đến ngay những chỗ họ đang đứng. Qua hết con đường này, rồi lại đến con đường kia, người người đang đứng chờ Ngài để chửi, Ngài vẫn không nói gì. Thêm một ngày nữa, Ngài nhịn đói để nghe chửi rồi trở về nhà.
Ngài A Nan vô cùng đau khổ. Đến ngày thứ tư, dân chúng bắt đầu không chửi nổi nữa. Thấy Ngài vẫn tiếp tục ôm bình bát đi một cách thong dong, họ chỉ đứng nhìn với ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn niềm thán phục mặc cho Hoàng hậu ra lệnh tiếp tục chửi. Ngài cứ lặng lẽ đi. Người ta cứ lặng lẽ nhìn. Thấy dân chúng không chửi nữa, Hoàng hậu hạ lệnh quyết liệt hơn. Cũng chỉ được một vài người chửi một hai câu rồi dừng lại. Họ không dám chửi nữa vì nhìn thấy gương mặt của Ngài rạng rỡ, bình an, mà từ bi quá. Dần dần, Ngài đã hoá độ được dân chúng xứ này.
Sở dĩ Đức Phật nhẫn nhục phi thường như vậy vì Ngài biết trong một kiếp xa xưa nào đó, Ngài đã xúc phạm đến danh dự của người khác. Không chỉ xúc phạm Hoàng hậu, Ngài còn chạm đến dân xứ đó. Chuyện người ta đến đòi hỏi cưới xin chỉ là một cái mốc, một cái duyên của hiện tại để quả báo xuất hiện. Đó không phải là Nhân chánh. Cái Nhân chánh đã nằm ở nhiều kiếp trước, lúc Ngài xúc phạm cả một xứ dân.
Chúng ta không nên nhầm lẫn nhẫn nhục với thái độ ươn hèn, cầu an, ích kỷ khi nhìn thấy người khác bị ức hiếp, bị nguy hại.
Chẳng hạn, trên đường đi gặp tên cướp đang giật dây chuyền của một cô gái, chúng ta không được nhẫn nhục mà bỏ qua. Đó là thái độ ươn hèn, cầu an, ích kỷ, chứ không phải nhẫn nhục. Trong trường hợp này, nếu có học được món võ nào, chúng ta hãy làm người anh hùng cứu giúp người ta. Nếu lượng sức mình không làm nổi, chúng ta phải tri hô, kêu cứu để mọi người giúp đỡ. Hãy nhớ rằng, nhẫn nhục chỉ vì mình là điều đơn giản, nhưng liên quan đến người khác chúng ta phải cẩn thận, cần chọn thái độ ứng xử thích hợp.
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh điều ấy. Không phải lúc nào cha ông ta cũng nhịn nhục. Dù rất yêu chuộng hòa bình, nhưng khi cần thiết, nhân dân ta cũng đứng lên chiến đấu ngoan cường để bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc. Có những người có thể được chúng ta cảm hóa bởi thái độ nhẫn nhục. Khi họ nặng lời, xúc phạm, chúng ta vẫn hiền lành, nhẫn nhục, dần dần họ đổi tâm thương cảm. Nhưng với không ít người, chúng ta cần có thái độ nghiêm khắc để dạy cho họ bài học, ngăn không cho họ tiếp tục gây ra lầm lỗi. Bởi những người ấy thường có bản chất hung dữ. Thấy chúng ta nhịn nhục, họ tự rút ra một chân lý, sống ở đời muốn thành công phải hung dữ, phải biết lấn lướt người khác giành quyền lợi về mình. Chúng ta từng nghe những kẻ không có lương tri quan niệm: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” hoặc “Mạnh được yếu thua”. Với những con người như vậy, đức nhẫn nhục của chúng ta không thể cảm hoá được, nên phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát kẻo đôi khi sự nhẫn nhục của mình lại gây nên tai hoạ cho người khác. Đối với kẻ thù xâm lược, nhẫn nhục càng không đem lại hiệu quả, chúng ta cần mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn vì bản chất của bọn xâm lược, dù ở bất kỳ thời đại nào, cũng đều tàn bạo.
Có khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, sức khỏe hao tổn mà vẫn đủ ý chí chịu đựng, đó là con người dũng, có hùng lực. Người tu chúng ta cần được như vậy. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, khổ sở, bệnh hoạn…tâm chúng ta vẫn không lay chuyển, không mất ý chí, không từ bỏ lý tưởng.
4. CÁI NHẪN CỦA NGƯỜI CÓ TU TẬP THIỀN ĐỊNH.
a. Người đạt được Sơ thiền, khi bị xúc phạm, thường không động tâm. Người ngoài nhìn vào thấy họ rất trầm tĩnh, không động tâm và cho là họ rất nhẫn. Nhưng thực chất, họ không cảm thấy mình nhẫn vì tâm không có bụi phiền não khởi lên. Họ rất bình thản, bình an. Khi chúng ta nói họ rất nhẫn nhục dù bị xúc phạm, họ cho rằng không có gì để nhẫn. Đó là sức mạnh của Thiền định. Người chứng từ Sơ thiền trở lên bắt đầu có được điều đó.
b. Tâm nhẹ nhàng nên có thể khởi thành từ bi hoặc khôi hài để hóa giải thù oán. Thường khi gặp nghịch cảnh, gặp chuyện trái lòng, chúng ta phải chịu đựng. Nếu sức chịu đựng chưa mạnh, chúng ta phải dùng hết cả tâm mình để chịu đựng. Như vậy, chúng ta không còn tâm để làm được gì nữa.
Ví dụ, có người nào đó vô cớ chửi mắng mình. Họ rất thô lỗ, giận dữ, nói những lời xúc phạm. Lúc đó, chúng ta cũng nhịn, cũng chịu đựng, cúi đầu im lặng, nhưng sự chịu đựng đó che hết cả tâm. Chỉ chịu đựng thôi cũng gọi là nhẫn nhục, nhưng như vậy, Đạo lực của chúng ta chưa nhiều.
Ngược lại, có trường hợp bị xúc phạm, chúng ta chịu đựng nhưng tâm còn “dư”, nghĩa là chúng ta không phải dùng nhiều tâm lực để chịu đựng. Lúc đó, chúng ta có thể nghĩ ra điều gì vui vẻ, nói một câu khôi hài để hoá giải sự căng thẳng.
Một ví dụ đơn giản nhất: Hôm nay đến phiên mình nấu cơm, không hiểu sao Sư huynh luôn tỏ ra khó chịu, cứ phiền trách mình ngay trước mặt các cư sĩ. Khi thì Huynh chê cơm sống, khi cho rằng nấu thức ăn không ngon….Lúc ấy, sức chịu đựng của mình cũng cao, mình bèn khôi hài một câu:“ Vậy mà hôm qua có người khen em giống Sư huynh đó”. Nghe vậy, tất cả mọi người cùng cười. Chính câu nói đùa rất đúng lúc này đã làm mất đi không khí căng thẳng ban đầu. Trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta vẫn nghĩ được câu khôi hài là do tâm mình còn “dư”, không phải là sự chịu đựng quá sức đến nổi che hết cả tâm, khiến chúng ta cúi đầu chịu đựng, ôm buồn khổ trong lòng.
c. Người xuất gia phải có khả năng nhẫn nhục cao độ để làm gương cho Phật tử. Nếu vào chùa, thấy chúng ta phiền trách nhau, nói qua nói lại, giận hờn nhau, Phật tử sẽ cho là chúng ta tu chưa tốt, chùa không thanh tịnh, họ sẽ nản chí, và dễ thoái tâm. Bởi vậy, nhiều khi nghĩ đến thể diện của chùa, chúng ta phải nhẫn nhịn. Đó cũng cũng là công đức lớn. Trong hoàn cảnh khó khăn, Phật tử thấy chúng ta vẫn bình thản, vẫn chịu đựng được, họ sẽ tin ở Phật Pháp.
Trước khi nhẫn nhục được bằng Thiền định, chúng ta nên tập nhẫn nhục bằng tư duy chân chính.
Ví dụ, khi bị người ta mắng chửi, chúng ta nhịn vì nghĩ theo Nhân quả, chắc đây là là chuyện oan gia đời trước, do mình đã từng xúc phạm đến họ nên bây giờ họ mắng lại. Đó là tư duy thứ nhất, theo Nhân quả mà nhịn. Tư duy thứ hai, chúng ta biết ơn người này vì nhờ họ chửi mắng mà mình tập được sức chịu đựng. Đây là thiện trí thức nhắc chúng ta nhớ lúc nào mình cũng là cỏ rác, là cát bụi. Hoặc có khi đó là suy nghĩ, nhờ sự nhẫn nhịn của mình mà người ta hiểu ra và được cảm hóa. Đây là vì từ bi mà nhịn. Cao hơn, chúng ta nhịn vì nghĩ đến thể diện của chùa, của Phật pháp, đến niềm tin của Phật tử. Công đức của sự nhịn nhục vì mục đích này rất lớn. Như vậy, trước khi đạt đựơc Thiền định để có được nhẫn nhục tự nhiên, chúng ta nên nhẫn nhục bằng tư duy.
Cần phân biệt từng trường hợp để thực hiện nhẫn nhục một cách đúng nghĩa. Trước sự công kích của ngừơi khác, lúc nào chúng ta cũng phải bình tĩnh suy xét, xem người ta nói sai hay đúng. Nếu thấy điều người ta phê bình, công kích là đúng, chúng ta nên dừng việc đang làm lại, thay đổi và tìm cách sửa sai. Chúng ta cần tránh cả hai thái độ: phản ứng, chống lại một cách gay gắt hoặc im lặng, không để ý đến lời người khác. Biết sai mà vẫn cố gắng đến cùng sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, cuối cùng chuốc lấy thất bại thảm hại. Trường hợp thấy việc mình làm hoàn toàn đúng, người ta góp ý, chỉ trích sai, chúng ta vẫn chịu đựng sự công kích của họ để tiếp tục công việc đang làm. Như vậy gọi là giữ lập trường kiên định.
Nói đến nhẫn nhục, người ta thường nhắc lại câu chuyện nổi tiếng: “Tây Thi- Nữ hoàng Ngô quốc”. Thời đó, Ngô Vương Phù Sai đem quân đánh chiếm nước Việt (không phải Việt Nam bây giờ) và bắt Việt Vương Câu Tiễn về làm nô lệ. Đó là mối nhục lớn đối với một vị vua. Việt Vương Câu Tiễn ngày ngày vẫn hầu hạ vua Ngô một cách chu đáo, tận tuỵ. Thậm chí, một lần Phù Sai bị bệnh rất nặng, các Thái y hoang mang không biết phải làm thế nào, Câu Tiễn đã xin được nếm phân Phù Sai để định bệnh. Việc làm của Câu Tiễn khiến vua Phù Sai và các quan trong triều vô cùng cảm phục. Ngô Vương Phù Sai tin rằng vua nước Việt đã hoàn toàn quy phục, không còn ý định trả thù. Sau khi khỏi bệnh, Phù Sai cho Câu Tiễn trở về nước. Việt Vương Câu Tiễn hằng năm vẫn dâng cống phẩm đều đặn cho vua Ngô. Lúc đầu là vàng bạc, châu báu, sau là các loại gỗ quý để vua Ngô xây Cô Tô đài, cuối cùng là tiến cống mỹ nhân để vua vui chơi giải trí. Trong số các mỹ nhân được dâng nạp có nàng Tây Thi sắc đẹp “nghiêng thành, đổ nước”. Một mặt, vua Câu Tiễn dặn những người đẹp phải làm cho Ngô Vương Phù Sai mê đắm, suốt ngày vui chơi trong Cô Tô đài mà quên hết mọi công việc triều chính. Một mặt, ông củng cố binh lực và rèn luyện ý chí bằng cách “nằm gai nếm mật”. Khi thời cơ đến, quân đội của Câu Tiễn kéo sang đánh, Phù Sai không kịp trở tay. Cả thành Cô Tô chìm trong biển lửa và Phù Sai cũng chết một cách bi thảm.
Giai đoạn làm nô lệ cho Phù Sai, Câu Tiễn đã nhẫn nhục chịu đựng một cách đáng khâm phục. Nhưng đó không phải là sự chịu đựng nhẫn nhục của đạo Phật. Đó là sự thâm hiểm, nhẫn nhục nhằm mục đích trả thù.
Hàn Tín ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên bẩm. Ông rất giỏi về quân sự, nghiên cứu binh thơ đồ trận, gặp ai cũng bàn bạc. Một lần, ra chợ, ông ta gặp một kẻ du côn. Hắn đứng dạng chân và yêu cầu ông phải chui qua, nếu không hắn sẽ giết. Hàn Tín suy nghĩ một lát rồi chui qua. Người kia cười đắc chí. Hắn cho rằng, như vậy không phải anh hùng. Nếu thực sự là anh hùng thì thà chết chứ không chịu nhục. Hắn không biết rằng Hàn Tín là con người nuôi chí lớn. Con người ấy sẵn sàng nhịn nhục để bảo toàn thân mình, tránh rắc rối với những việc trước mắt, dấu diếm khả năng võ nghệ siêu phàm của mình để sau này còn làm được việc lớn trong thiên hạ. Sau này, được làm tướng, chẳng những không giận, ông còn thưởng cho người kia. Ông muốn cho thiên hạ biết mình không phải là kẻ tiểu nhân. Đây là trường hợp người có chí lớn nên nhịn được những điều nhỏ nhặt.
Trường hợp Mạc Đĩnh Chi của nước ta cũng là tấm gương về nhẫn nhục. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, cha chết sớm, bản thân lại xấu xí. Tuy vậy, ông vẫn cố gắng học hành và đỗ Trạng nguyên. Khi đi sứ bên Tàu, ông được vua nước ấy nể phục và phong làm Trạng nguyên. Như vậy, ông được làm Trạng nguyên cả hai nước . Sự chịu đựng gian khổ để học thành tài của Mạc Đĩnh Chi tuy còn vì mục đích cầu sự nghiệp, nhưng tâm ông tốt, không làm điều gì ác nên vẫn gần với nhẫn nhục của đạo Phật.
Người tu theo đạo Phật luôn nhẫn nhịn được mọi điều, từ điều nhỏ đến điều lớn. Chúng ta nhẫn nhục không phải để cầu mong sự nghiệp, mong danh dự. Vì chúng ta quan niệm cái ta này không có thật nên nhẫn nhục của đạo Phật vẫn khác so với nhẫn nhục của người đời. Nhưng nếu nghĩ sâu hơn, chúng ta có chí lớn là cầu thành Phật thì những chuyện khác là nhỏ nhặt, cần bỏ qua.
Trong Thoát vòng tục lụy có câu chuyện về Ngọc Lâm Quốc Sư. Một lần, bị vu cáo là giết người, bị bắt giam vào ngục nhưng ông vẫn không biện minh. Đối với người tu hành, bị vu khống giết người là tội rất nặng. Sau đó, Sư huynh Ngọc Lam đã minh oan cho ông.
Tại sao bị hàm oan mà ông không cãi, lại rất bình an? Lý do rất đơn giản. Với ông, danh dự chỉ là cái hão huyền nên ông không cần. Người tu hành chúng ta cũng không cần. Điều đem lại bình an cho chúng ta chính là sự vô tội, sự trong sạch của mình. Khi thực sự trong sạch, chúng ta sẽ bình an, mọi chuyện khác chỉ là Nhân quả, Nghiệp duyên. Điều đáng ngại là lúc trả nghiệp chúng ta lại tạo tội, làm cho tâm bất an. Nếu lúc trả nghiệp, bị người ta vu khống nhưng thật sự trong thâm sâu mình không có tội, hoàn toàn trong sạch thì tâm chúng ta sẽ rất bình an. Như vậy, sống một đời trong sạch, không tội lỗi là chỗ dựa để người tu chúng ta được bình an trong cuộc sống này.
http://www.vietmaisau.org/
Wabisabi vốn dĩ là từ ghép của 2 từ wabi và sabi.
- Wabi (侘)có nghĩa là chỉ trạng thái đơn giản, không phức tạp, không hoàn thiện. Vốn dĩ trong tiếng Nhật nó có nghĩa ko tốt nhưng lại mang ý nghĩa tích cực trong cảm thụ về cái đẹp(mỹ học). Trong quyển The book of tea của tác giả Okakura thì ông dùng từ Imperfect để chỉ wabi.
- Sabi(寂) có nghĩa là hoang sơ, cũ kỹ. Tức là chỉ trạng thái ngày một xấu đi cùng với sự trôi đi của thời gian. Trong tiếng Nhật thì từ cùng là từ sabi(nhưng chữ hán khác) mang nghĩa là rỉ sét, tức cũng cùng một ý nghĩa.
==> Một cách cảm nhận cái đẹp, chỉ những vật mộc mạc, giản gị, thuần khiết.
Đây là một ý niệm thuộc về tư tưởng thẩm mỹ của người Nhật. Thông thường, có thể hiểu khái quát triết lý thẩm mỹ của dân xứ hoa anh đào gồm 2 ý chính: (1) hòa đồng với thiên nhiên và (2) tinh thần vô thức Phật giáo. Tuy nhiên, cách biểu hiện thẩm mỹ cũng khác nhau tùy theo tinh thần của từng thời đại lịch sử.
Nhìn chung, có thể chia thành 4 loại mà wabi-sabi là một trong số đó, như sau:
1. Bi thảm (Mono no aware)
Thời đại Heian (Bình An, 794 - 1185) là thời kỳ người Nhật xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bắt đầu từng bước tạo lập một nền văn hóa, tư tưởng riêng của mình. Đây là thời kỳ mà Phật giáo suy tàn, một thời đại được gọi là thời Mạt Pháp, với tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo là bi thảm. Mọi vật trên đời này đều được nhìn nhận chỉ là thứ phù du, sớm nở tối tàn, làm mềm lòng cả những trái tim quả cảm nhất. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Genji monogatari (Nguyên Thị Vật Ngữ) - Murasaki Sikibu và các truyện khác thuộc thời đại này.
2. Wabi - Sabi
Sau thời Chiến quốc, khi những trận đẫm máu của cuộc nội chiến tạm lắng, những người hùng - các chiến binh - không còn giữ được quyền lực xã hội nữa, và vai trò này rơi vào tay của các cư dân thành thị, những người làm nghề buôn bán. Đương nhiên, vì thế, tư tưởng thẩm mỹ chung của xã hội cũng chính là thẩm mỹ của tầng lớp này. "Wabi" là khái niệm thẩm mỹ bắt nguồn từ trà đạo, nó ẩn chứa một tinh thần phong phú và tĩnh tại ngay bên trong vẻ đơn giản, thuần khiết. Nó được gói gọn trong hình ảnh một nhành hoa dại và những đồ trang trí mộc mạc trong các trà thất của các bậc thầy trà đạo như Thiên Lợi Hưu (Sen no Rikyuu),... "Sabi" là vẻ đẹp trong những bài thơ haiku như của Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu),... thể hiện một tâm cảnh hùng vĩ mà tĩnh lặng. Cả "Wabi" và "Sabi" đều gắn liền với cảnh giới của Thiền, vô vi mà giác ngộ....
Một bài haiku nổi tiếng của Ba Tiêu:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
3. Lịch lãm (Iki)
Đây là tư tưởng thẩm mỹ thịnh hành ở thời Edo trong tầng lớp thương gia và thị dân. Tổng quát thì tư tưởng này có 3 điều kiện: Hari, ada và akanuke. Hari có nghĩa là kiên trì với suy nghĩ của chính mình; ada nghĩa là không có những hành động, cử chỉ thô tục; còn akanuke tức là thông hiểu được những góc cạnh, sân si trên đời.
4. Maku no uchi
Tư tưởng thẩm mỹ truyền thống này được hòa hợp với nền văn minh hiện đại, trở thành tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo thời nay của người Nhật. Tuy nhiên, nó vốn bắt nguồn từ những hộp cơm (bento) do Ekuan Kenji (Vinh Cữu Am Hiến Tư) thiết kế. Những hộp cơm này kết hợp tư tưởng triết lý của cả wabi, sabi và iki. Nhìn đồ điện tử, ô tô, hay bất kỳ một sản phẩm nào của người Nhật thiết kế, bạn có thể cảm nhận được phần nào tư tưởng thẩm mỹ của họ...
Wabi-sabi (in Kanji: 侘寂) represents a comprehensive Japanese world view or aesthetic. It is difficult to explain wabi-sabi in Western terms, but the aesthetic is sometimes described as one of beauty that is imperfect, impermanent, or incomplete. A concept derived from the Buddhist assertion of the first noble truth - Dukkha, or in Japanese, 無上(mujyou), impermanence.
According to Leonard Koren, wabi-sabi is the most conspicuous and characteristic feature of what we think of as traditional Japanese beauty and it "occupies roughly the same position in the Japanese pantheon of aesthetic values as do the Greek ideals of beauty and perfection in the West." Andrew Juniper claims, "if an object or expression can bring about, within us, a sense of serene melancholy and a spiritual longing, then that object could be said to be wabi sabi." Richard R. Powell summarizes by saying "It (wabi-sabi) nurtures all that is authentic by acknowledging three simple realities: nothing lasts, nothing is finished, and nothing is perfect."
Examining the meanings of the component words wabi and sabi, we find sentiments of desolation and solitude. In a Mahayana Buddhist view of the universe, these may be viewed as positive characteristics, representing liberation from a material world and transcendence to a simpler life. Mahayana philosophy itself, however, warns that genuine understanding cannot be achieved through words or language, so accepting wabi-sabi on nonverbal terms may be the most appropriate approach.
Kyoto - thiền & geisha
Thứ sáu, 24/3/2006, 19:40 GMT+7
Vườn khô và mắt kỹ nữ ướt, vườn ướt những ký ức khô, Kyoto quyến rũ giữa hai chiều đối nghịch.
Nemo còn nhớ rất rõ lần đầu tiên mình được thấy một geisha. Đó là ở Gion một quận nhỏ của Kyoto, quê hương của các loại kịch kabuki và là nơi ở của các geisha từ thế kỷ 17. Lúc đó khoảng 7 giờ tối, mặt trời đang bỡn cợt với đường chân trời còn Nemo đang thả bộ trên kênh đào Shirakawa.
Ngọn đèn của các quán bar và phòng trà nhấp nháy sáng. Rẽ ngang qua một góc phố, một cô gái như đang đi lướt trên vỉa hè với đôi bàn chân nhỏ xíu. Nổi bật trên gương mặt trắng rất ấn tượng là màu đỏ tươi của đôi môi xinh xắn. Chiếc áo thụng dài phất phơ muôn vàn màu sắc. Những đóa hoa màu trắng và hồng gài rủ xuống từ những nấc tóc đen...
Kyoto
Phố - Sáu năm sau, Nemo trở lại Kyoto với mong muốn được gặp lại hình ảnh đã nằm trong tâm trí đó. Nhưng Utagawa, người bạn bản địa của Nemo, lại cho rằng sẽ rất thiếu sót nếu đến Kyoto mà không tìm hiểu về Wabi-sabi.
Khi Nemo có ý hỏi Wabi-sabi là gì, Utagawa chỉ một chữ "O" màu đen - biểu tượng của Wabi-sabi - viết theo lối thư pháp trên tường một ngôi đền và nói rằng "đó là một khái niệm rất khó giải thích, nhưng nó hiển hiện trong tất cả mọi thứ." Wabi có nghĩa là sự sảng khoái và mộc mạc, trong khi sabi miêu tả một vẻ đẹp ngày càng sáng lên theo thời gian. Đó chính là ý niệm của Zen - một vẻ đẹp thân thiết, tự nhiên, mộc mạc nhưng cũng thật phù du.
Kyoto mang trong mình hai khuôn mặt. Một khuôn mặt là Kyoto, thành phố lớn thứ bảy của Nhật, với đầy rẫy những tiệm fast-food, các cafe Internet có những bàn phím loằng ngoằng ký tự qoái dị như của người ngoài hành tinh, hai đường tàu điện ngầm, năm đường ray xe lửa, những tòa nhà công sở cao vút và những cơn đau đầu - không loại trừ vô số nút kẹt xe.
Còn khuôn mặt kia phảng phất nét cổ kính của một cố đô may mắn thoát khỏi những trận bom tấn trong Thế Chiến II nên vẫn giữ được vô số những đền thờ và lăng mộ cổ.
Có tới 17 di sản thế giới nằm ở Kyoto - con số chỉ đứng sau Rome của nước Ý. Trong phép so sánh với Tokyo chỉ toàn quyền lực, với khuôn mặt này, Kyoto đầy dịu dàng và tinh tế. Thành phố luôn kiếm tìm vẻ đẹp cho đôi mắt và phẩm chất cho tâm hồn, như một cách để nuôi dưỡng Wabi-sabi.
Thiền - Nếu để ý nhìn và không nhìn, và nghe không nghe, ngửi và không ngửi, sờ và không sờ, nếm và không nếm, bạn sẽ gặp tinh thần của wabi-sabi ở rất nhiều nơi. Nó tối giản trong ngôi nhà gỗ Taraya - một quán trọ đã 300 năm tuổi và hiện là sở hữu của thế hệ thứ II của một gia đình - nơi tất cả các tiện nghi hiện đại đều giấu mình khiêm nhường.
Nó nhập vào bức tượng gỗ 1,500 năm tuổi của Miroku Bosatsu ở Đền Koryuji. Nó ẩn khuất trong những bức họa, những cánh cửa dày và sàn "chim sơn ca" kêu cót két mỗi khi bước qua lâu đài cổ Nijo mà mỗi năm chỉ mở cửa hai lần cho khách tham quan.
Nó náu mình trong tổ của những con diệc bạch trên mấy hòn đá nhỏ trong ngôi đền mái vàng Rokuonji - một bản sao ngôi nhà của các tướng quân Nhật hồi thế kỷ 14.
Nó tĩnh lại trong dáng xiêu vẹo của một cái cây đứng đơn lẻ hàng trăm năm nay trong quần thể đền Kiyomizudera - một báu vật của quốc gia. Và nó sẽ đưa bạn về với thanh khiết trong đền Ryoanji, một trong những karesansui (vườn khô) lừng danh.
Mười lăm khối đá ở đây được xếp đắt theo một nguyên lý kỳ ảo và dù có ngồi ở bất cứ chỗ nào trong vườn, bạn sẽ thấy đủ mười bốn khối đá.
Nhưng chỉ qua thiền bạn mới có thể có đủ lý trí và tinh thần để nhìn thấy khối đá thư mười lăm, bằng con mắt của tâm hồn. Chúng tôi ngồi xuống, như bị thôi miên, hoàn toàn bị lạc trong các chi tiết, những đường cong, vết nứt, những mảng rêu xanh, bóng của những tảng đá thạch anh, những máng nước nghiêng về phía sau, những bờ tường bám bùn, những nóc nhà phủ sỏi.
Cảm thấy thất bại và nhượng bộ, Nemo và Utagawa quay về tập trung vào hơi thở của mình. Và chợt thấy mình nhẹ bỗng trong tiếng xào xạc của lá cây, trong âm thanh đều đều của những chiếc chổi tre.
"Đây là nơi rồng yên nghỉ", Utagawa nói khi chúng tôi ra về. Nemo hỏi điều đó có ý nghĩa gì, Utagawa chỉ nhún vai "đó là nơi có thể đem yên bình đến cho những gì hung bạo nhất".
Nhưng vườn khô Ryoanji vẫn chưa ăn nhằm gì so với khu vườn rêu trong đền Saihoji. Utagawa gọi đây là một trong những khu vườn đặc biệt nhất thế giới, nơi mà Waba-sabi tinh khiết nhất.
Các thiền sư ở đây muốn bảo tồn sự tĩnh lặng của không gian nên họ tuyệt đối tránh những cuộc viếng thăm đông đúc, ồn ào. Muốn vào thăm, bạn phải làn đơn, phải công đức 300 yên, phải chờ đến thời điểm đặc biệt mới được chấp thuận. Và trước khi vào vườn, bạn sẽ phải tuân thủ một yêu cầu kỳ quặc.
Có thể coi yêu cầu đó là một cuộc "hành xác" nhỏ. Mỗi khách thăm quan sẽ được phát một tờ giấy nhỏ trong đó có 278 ký tự Nhật Bản, một hộp nước nhỏ, một thỏi mực và một chiếc bút tre.
Sau khi mài mực, Nemo bắt đầu quỳ quỳ xuống chăm chú vẽ lại từng nét sổ và chấm của các ký tự. Phải tập trung. Và nắn nót. Đầu gối Nemo bắt đầu đau nhức. Cảm giác thật của Nemo lúc này là tiếng lúi ríu của những chú chim, tiếng gió lào xào thổi qua mái hiên bên ngoài và tiếng tụng kinh bên trong.
Mười, hai mươi rồi ba mươi phút trôi qua. Nemo viết tên, địa chỉ, ngày tháng và ước nguyện vào tờ giấy đã được tô xong rồi đặt nó trứoc mọt điện thờ. Vái lạy rồi lui ra.
Nemo cảm thấy choáng váng. Và nhẹ bẫng. "Mục đích của việc này là để đặt con người vào một tâm thức mở để sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp xung quanh mình," Utagawa nói.
Điều đó có lẽ đúng. Chúng Nemo tản bộ quanh khu vườn rêu. Được hình thành trong một khái niệm khá cao xa, dường như nơi đây tất cả đều lạnh hơn, sáng hơn và cẩn trọng đến từng chi tiết.
Một trăm hai mươi loài rêu sống giữa những ngón tay của nước. Rêu dày, rêu mỏng, rêu có bướu. Rêu bám vào vách đá, thân cây, thành cầu. Rêu phủ quanh con thuyền bên ờ ao. Cả cánh đồng rêu, cả núi reu. Rêu ở khắp mội nơi.
Thiên đường rêu này đã được trồng từ 700 năm nay - nhưng chúng đã theo đúng nguyên lý Wabi-sabi, xâm phạm lãnh thổ của nhau để tạo nên một vẻ đẹp bất ngờ. Saihoji chợt trở nên thật ngây thơ và vụng dại - cái thơ dại trong trẻo của một thiên đường nơi trần thế.
Geisha - Nhưng không ai có thể sống mãi trong thiên đường. Nemo vẫn muốn tìm lại geisha, như một cách tìm về ký ức. Có thể đến Gion để xem một buổi trình diễn nhưng đấy không phải là những gì Nemo muốn. Rồi Nemo cũng sắp xếp dược một buổi tối với geisha.
Tối đó, sau tiếng gõ cửa, một cô gái 16 tuổi bước vào. Toshiaya chỉ là cái tên cô lấy khi rời khỏi bố mẹ để bắt đầu khóa huấn luyện geisha. Cô trông thật rực rỡ với gương mặt mỏng manh như sứ.
Những bông hoa cúc rủ xuống rừ mái tóc đen. Bộ kimono màu xanh biển. Môi dưới thắm đỏ trong khi môi trên hoàn toàn trắng - dấu hiệu của maiko (hay geissha thực tập). Chỉ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện thì môi trên mới được quyền tô son đỏ.
Toshiaya có một lịch làm việc khá dày đặc: ban ngày là theo các lớp học, buổi tối tới nhà hàng đã hẹn để múa giải trí. Cô thường trở về nhà vào lúc 1h sáng, tắm và nghỉ ngơi mà không ăn uống gì.
Toshiaya rót rượu sake cho chúng tôi, cười một cách e dè, rúc rích với Utagawa trong khi họ trò chuyện bằng tiếng Nhật.
Cô bắt đầu múa, trói chặt chúng tôi bằng ánh mắt đen láy và cánh tay duyên dáng. "Cặp mắt và đôi tay làm nên tất cả", Utagawa thầm thì, "chúng kể cho ta nghe nhiều chuyện, nhưng đôi chân mới là động cơ. Những chuyển động của đôi chân sẽ tạo nên vũ điệu".
Rồi chúng tôi chơi tora tora, trò chơi uống rợu của geisha. Đây là một kiểu oẳn tù tì, giữa hai người chơi ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn nhỏ là một chén rượu sake. Người nào thua phải uống chén rượu trên bàn và phải nhường chỗ cho người khác.
Cứ chơi đi, bạn sẽ hiểu tại sao geisha lại luôn đem lại sự vui thú bên bàn rượu. Và cứ đến Kyoto đi, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điểm chung giữa phố, thiền và geisha.
- Wabi (侘)có nghĩa là chỉ trạng thái đơn giản, không phức tạp, không hoàn thiện. Vốn dĩ trong tiếng Nhật nó có nghĩa ko tốt nhưng lại mang ý nghĩa tích cực trong cảm thụ về cái đẹp(mỹ học). Trong quyển The book of tea của tác giả Okakura thì ông dùng từ Imperfect để chỉ wabi.
- Sabi(寂) có nghĩa là hoang sơ, cũ kỹ. Tức là chỉ trạng thái ngày một xấu đi cùng với sự trôi đi của thời gian. Trong tiếng Nhật thì từ cùng là từ sabi(nhưng chữ hán khác) mang nghĩa là rỉ sét, tức cũng cùng một ý nghĩa.
==> Một cách cảm nhận cái đẹp, chỉ những vật mộc mạc, giản gị, thuần khiết.
Đây là một ý niệm thuộc về tư tưởng thẩm mỹ của người Nhật. Thông thường, có thể hiểu khái quát triết lý thẩm mỹ của dân xứ hoa anh đào gồm 2 ý chính: (1) hòa đồng với thiên nhiên và (2) tinh thần vô thức Phật giáo. Tuy nhiên, cách biểu hiện thẩm mỹ cũng khác nhau tùy theo tinh thần của từng thời đại lịch sử.
Nhìn chung, có thể chia thành 4 loại mà wabi-sabi là một trong số đó, như sau:
1. Bi thảm (Mono no aware)
Thời đại Heian (Bình An, 794 - 1185) là thời kỳ người Nhật xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bắt đầu từng bước tạo lập một nền văn hóa, tư tưởng riêng của mình. Đây là thời kỳ mà Phật giáo suy tàn, một thời đại được gọi là thời Mạt Pháp, với tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo là bi thảm. Mọi vật trên đời này đều được nhìn nhận chỉ là thứ phù du, sớm nở tối tàn, làm mềm lòng cả những trái tim quả cảm nhất. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Genji monogatari (Nguyên Thị Vật Ngữ) - Murasaki Sikibu và các truyện khác thuộc thời đại này.
2. Wabi - Sabi
Sau thời Chiến quốc, khi những trận đẫm máu của cuộc nội chiến tạm lắng, những người hùng - các chiến binh - không còn giữ được quyền lực xã hội nữa, và vai trò này rơi vào tay của các cư dân thành thị, những người làm nghề buôn bán. Đương nhiên, vì thế, tư tưởng thẩm mỹ chung của xã hội cũng chính là thẩm mỹ của tầng lớp này. "Wabi" là khái niệm thẩm mỹ bắt nguồn từ trà đạo, nó ẩn chứa một tinh thần phong phú và tĩnh tại ngay bên trong vẻ đơn giản, thuần khiết. Nó được gói gọn trong hình ảnh một nhành hoa dại và những đồ trang trí mộc mạc trong các trà thất của các bậc thầy trà đạo như Thiên Lợi Hưu (Sen no Rikyuu),... "Sabi" là vẻ đẹp trong những bài thơ haiku như của Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu),... thể hiện một tâm cảnh hùng vĩ mà tĩnh lặng. Cả "Wabi" và "Sabi" đều gắn liền với cảnh giới của Thiền, vô vi mà giác ngộ....
Một bài haiku nổi tiếng của Ba Tiêu:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
3. Lịch lãm (Iki)
Đây là tư tưởng thẩm mỹ thịnh hành ở thời Edo trong tầng lớp thương gia và thị dân. Tổng quát thì tư tưởng này có 3 điều kiện: Hari, ada và akanuke. Hari có nghĩa là kiên trì với suy nghĩ của chính mình; ada nghĩa là không có những hành động, cử chỉ thô tục; còn akanuke tức là thông hiểu được những góc cạnh, sân si trên đời.
4. Maku no uchi
Tư tưởng thẩm mỹ truyền thống này được hòa hợp với nền văn minh hiện đại, trở thành tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo thời nay của người Nhật. Tuy nhiên, nó vốn bắt nguồn từ những hộp cơm (bento) do Ekuan Kenji (Vinh Cữu Am Hiến Tư) thiết kế. Những hộp cơm này kết hợp tư tưởng triết lý của cả wabi, sabi và iki. Nhìn đồ điện tử, ô tô, hay bất kỳ một sản phẩm nào của người Nhật thiết kế, bạn có thể cảm nhận được phần nào tư tưởng thẩm mỹ của họ...
Wabi-sabi (in Kanji: 侘寂) represents a comprehensive Japanese world view or aesthetic. It is difficult to explain wabi-sabi in Western terms, but the aesthetic is sometimes described as one of beauty that is imperfect, impermanent, or incomplete. A concept derived from the Buddhist assertion of the first noble truth - Dukkha, or in Japanese, 無上(mujyou), impermanence.
According to Leonard Koren, wabi-sabi is the most conspicuous and characteristic feature of what we think of as traditional Japanese beauty and it "occupies roughly the same position in the Japanese pantheon of aesthetic values as do the Greek ideals of beauty and perfection in the West." Andrew Juniper claims, "if an object or expression can bring about, within us, a sense of serene melancholy and a spiritual longing, then that object could be said to be wabi sabi." Richard R. Powell summarizes by saying "It (wabi-sabi) nurtures all that is authentic by acknowledging three simple realities: nothing lasts, nothing is finished, and nothing is perfect."
Examining the meanings of the component words wabi and sabi, we find sentiments of desolation and solitude. In a Mahayana Buddhist view of the universe, these may be viewed as positive characteristics, representing liberation from a material world and transcendence to a simpler life. Mahayana philosophy itself, however, warns that genuine understanding cannot be achieved through words or language, so accepting wabi-sabi on nonverbal terms may be the most appropriate approach.
Kyoto - thiền & geisha
Thứ sáu, 24/3/2006, 19:40 GMT+7
Vườn khô và mắt kỹ nữ ướt, vườn ướt những ký ức khô, Kyoto quyến rũ giữa hai chiều đối nghịch.
Nemo còn nhớ rất rõ lần đầu tiên mình được thấy một geisha. Đó là ở Gion một quận nhỏ của Kyoto, quê hương của các loại kịch kabuki và là nơi ở của các geisha từ thế kỷ 17. Lúc đó khoảng 7 giờ tối, mặt trời đang bỡn cợt với đường chân trời còn Nemo đang thả bộ trên kênh đào Shirakawa.
Ngọn đèn của các quán bar và phòng trà nhấp nháy sáng. Rẽ ngang qua một góc phố, một cô gái như đang đi lướt trên vỉa hè với đôi bàn chân nhỏ xíu. Nổi bật trên gương mặt trắng rất ấn tượng là màu đỏ tươi của đôi môi xinh xắn. Chiếc áo thụng dài phất phơ muôn vàn màu sắc. Những đóa hoa màu trắng và hồng gài rủ xuống từ những nấc tóc đen...
Kyoto
Phố - Sáu năm sau, Nemo trở lại Kyoto với mong muốn được gặp lại hình ảnh đã nằm trong tâm trí đó. Nhưng Utagawa, người bạn bản địa của Nemo, lại cho rằng sẽ rất thiếu sót nếu đến Kyoto mà không tìm hiểu về Wabi-sabi.
Khi Nemo có ý hỏi Wabi-sabi là gì, Utagawa chỉ một chữ "O" màu đen - biểu tượng của Wabi-sabi - viết theo lối thư pháp trên tường một ngôi đền và nói rằng "đó là một khái niệm rất khó giải thích, nhưng nó hiển hiện trong tất cả mọi thứ." Wabi có nghĩa là sự sảng khoái và mộc mạc, trong khi sabi miêu tả một vẻ đẹp ngày càng sáng lên theo thời gian. Đó chính là ý niệm của Zen - một vẻ đẹp thân thiết, tự nhiên, mộc mạc nhưng cũng thật phù du.
Kyoto mang trong mình hai khuôn mặt. Một khuôn mặt là Kyoto, thành phố lớn thứ bảy của Nhật, với đầy rẫy những tiệm fast-food, các cafe Internet có những bàn phím loằng ngoằng ký tự qoái dị như của người ngoài hành tinh, hai đường tàu điện ngầm, năm đường ray xe lửa, những tòa nhà công sở cao vút và những cơn đau đầu - không loại trừ vô số nút kẹt xe.
Còn khuôn mặt kia phảng phất nét cổ kính của một cố đô may mắn thoát khỏi những trận bom tấn trong Thế Chiến II nên vẫn giữ được vô số những đền thờ và lăng mộ cổ.
Có tới 17 di sản thế giới nằm ở Kyoto - con số chỉ đứng sau Rome của nước Ý. Trong phép so sánh với Tokyo chỉ toàn quyền lực, với khuôn mặt này, Kyoto đầy dịu dàng và tinh tế. Thành phố luôn kiếm tìm vẻ đẹp cho đôi mắt và phẩm chất cho tâm hồn, như một cách để nuôi dưỡng Wabi-sabi.
Thiền - Nếu để ý nhìn và không nhìn, và nghe không nghe, ngửi và không ngửi, sờ và không sờ, nếm và không nếm, bạn sẽ gặp tinh thần của wabi-sabi ở rất nhiều nơi. Nó tối giản trong ngôi nhà gỗ Taraya - một quán trọ đã 300 năm tuổi và hiện là sở hữu của thế hệ thứ II của một gia đình - nơi tất cả các tiện nghi hiện đại đều giấu mình khiêm nhường.
Nó nhập vào bức tượng gỗ 1,500 năm tuổi của Miroku Bosatsu ở Đền Koryuji. Nó ẩn khuất trong những bức họa, những cánh cửa dày và sàn "chim sơn ca" kêu cót két mỗi khi bước qua lâu đài cổ Nijo mà mỗi năm chỉ mở cửa hai lần cho khách tham quan.
Nó náu mình trong tổ của những con diệc bạch trên mấy hòn đá nhỏ trong ngôi đền mái vàng Rokuonji - một bản sao ngôi nhà của các tướng quân Nhật hồi thế kỷ 14.
Nó tĩnh lại trong dáng xiêu vẹo của một cái cây đứng đơn lẻ hàng trăm năm nay trong quần thể đền Kiyomizudera - một báu vật của quốc gia. Và nó sẽ đưa bạn về với thanh khiết trong đền Ryoanji, một trong những karesansui (vườn khô) lừng danh.
Mười lăm khối đá ở đây được xếp đắt theo một nguyên lý kỳ ảo và dù có ngồi ở bất cứ chỗ nào trong vườn, bạn sẽ thấy đủ mười bốn khối đá.
Nhưng chỉ qua thiền bạn mới có thể có đủ lý trí và tinh thần để nhìn thấy khối đá thư mười lăm, bằng con mắt của tâm hồn. Chúng tôi ngồi xuống, như bị thôi miên, hoàn toàn bị lạc trong các chi tiết, những đường cong, vết nứt, những mảng rêu xanh, bóng của những tảng đá thạch anh, những máng nước nghiêng về phía sau, những bờ tường bám bùn, những nóc nhà phủ sỏi.
Cảm thấy thất bại và nhượng bộ, Nemo và Utagawa quay về tập trung vào hơi thở của mình. Và chợt thấy mình nhẹ bỗng trong tiếng xào xạc của lá cây, trong âm thanh đều đều của những chiếc chổi tre.
"Đây là nơi rồng yên nghỉ", Utagawa nói khi chúng tôi ra về. Nemo hỏi điều đó có ý nghĩa gì, Utagawa chỉ nhún vai "đó là nơi có thể đem yên bình đến cho những gì hung bạo nhất".
Nhưng vườn khô Ryoanji vẫn chưa ăn nhằm gì so với khu vườn rêu trong đền Saihoji. Utagawa gọi đây là một trong những khu vườn đặc biệt nhất thế giới, nơi mà Waba-sabi tinh khiết nhất.
Các thiền sư ở đây muốn bảo tồn sự tĩnh lặng của không gian nên họ tuyệt đối tránh những cuộc viếng thăm đông đúc, ồn ào. Muốn vào thăm, bạn phải làn đơn, phải công đức 300 yên, phải chờ đến thời điểm đặc biệt mới được chấp thuận. Và trước khi vào vườn, bạn sẽ phải tuân thủ một yêu cầu kỳ quặc.
Có thể coi yêu cầu đó là một cuộc "hành xác" nhỏ. Mỗi khách thăm quan sẽ được phát một tờ giấy nhỏ trong đó có 278 ký tự Nhật Bản, một hộp nước nhỏ, một thỏi mực và một chiếc bút tre.
Sau khi mài mực, Nemo bắt đầu quỳ quỳ xuống chăm chú vẽ lại từng nét sổ và chấm của các ký tự. Phải tập trung. Và nắn nót. Đầu gối Nemo bắt đầu đau nhức. Cảm giác thật của Nemo lúc này là tiếng lúi ríu của những chú chim, tiếng gió lào xào thổi qua mái hiên bên ngoài và tiếng tụng kinh bên trong.
Mười, hai mươi rồi ba mươi phút trôi qua. Nemo viết tên, địa chỉ, ngày tháng và ước nguyện vào tờ giấy đã được tô xong rồi đặt nó trứoc mọt điện thờ. Vái lạy rồi lui ra.
Nemo cảm thấy choáng váng. Và nhẹ bẫng. "Mục đích của việc này là để đặt con người vào một tâm thức mở để sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp xung quanh mình," Utagawa nói.
Điều đó có lẽ đúng. Chúng Nemo tản bộ quanh khu vườn rêu. Được hình thành trong một khái niệm khá cao xa, dường như nơi đây tất cả đều lạnh hơn, sáng hơn và cẩn trọng đến từng chi tiết.
Một trăm hai mươi loài rêu sống giữa những ngón tay của nước. Rêu dày, rêu mỏng, rêu có bướu. Rêu bám vào vách đá, thân cây, thành cầu. Rêu phủ quanh con thuyền bên ờ ao. Cả cánh đồng rêu, cả núi reu. Rêu ở khắp mội nơi.
Thiên đường rêu này đã được trồng từ 700 năm nay - nhưng chúng đã theo đúng nguyên lý Wabi-sabi, xâm phạm lãnh thổ của nhau để tạo nên một vẻ đẹp bất ngờ. Saihoji chợt trở nên thật ngây thơ và vụng dại - cái thơ dại trong trẻo của một thiên đường nơi trần thế.
Geisha - Nhưng không ai có thể sống mãi trong thiên đường. Nemo vẫn muốn tìm lại geisha, như một cách tìm về ký ức. Có thể đến Gion để xem một buổi trình diễn nhưng đấy không phải là những gì Nemo muốn. Rồi Nemo cũng sắp xếp dược một buổi tối với geisha.
Tối đó, sau tiếng gõ cửa, một cô gái 16 tuổi bước vào. Toshiaya chỉ là cái tên cô lấy khi rời khỏi bố mẹ để bắt đầu khóa huấn luyện geisha. Cô trông thật rực rỡ với gương mặt mỏng manh như sứ.
Những bông hoa cúc rủ xuống rừ mái tóc đen. Bộ kimono màu xanh biển. Môi dưới thắm đỏ trong khi môi trên hoàn toàn trắng - dấu hiệu của maiko (hay geissha thực tập). Chỉ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện thì môi trên mới được quyền tô son đỏ.
Toshiaya có một lịch làm việc khá dày đặc: ban ngày là theo các lớp học, buổi tối tới nhà hàng đã hẹn để múa giải trí. Cô thường trở về nhà vào lúc 1h sáng, tắm và nghỉ ngơi mà không ăn uống gì.
Toshiaya rót rượu sake cho chúng tôi, cười một cách e dè, rúc rích với Utagawa trong khi họ trò chuyện bằng tiếng Nhật.
Cô bắt đầu múa, trói chặt chúng tôi bằng ánh mắt đen láy và cánh tay duyên dáng. "Cặp mắt và đôi tay làm nên tất cả", Utagawa thầm thì, "chúng kể cho ta nghe nhiều chuyện, nhưng đôi chân mới là động cơ. Những chuyển động của đôi chân sẽ tạo nên vũ điệu".
Rồi chúng tôi chơi tora tora, trò chơi uống rợu của geisha. Đây là một kiểu oẳn tù tì, giữa hai người chơi ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn nhỏ là một chén rượu sake. Người nào thua phải uống chén rượu trên bàn và phải nhường chỗ cho người khác.
Cứ chơi đi, bạn sẽ hiểu tại sao geisha lại luôn đem lại sự vui thú bên bàn rượu. Và cứ đến Kyoto đi, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điểm chung giữa phố, thiền và geisha.
Câu hỏi của em là việc dùng P2P và ổ cứng chết là có quan hệ với nhau đúng không ạ?
Đọc/viết không quan trọng.
Quan trọng là load và unload nghĩa là khi nó thò ra và cất vào, cái này xảy ra khi power on/off hoặc standby, sleep, soft shutdown..
Standby, Sleep... nó tính là normal load/unload và giới hạn cho 300.000 lần cả đời với bé HITACHI cổ quái của anh.
Trong khi power on/off bất ngờ, nghĩa là khi tháo pin rút nguồn, cũng bé ấy chỉ cho 20.000 lần emergency unload.
Đọc/viết không quan trọng.
Quan trọng là load và unload nghĩa là khi nó thò ra và cất vào, cái này xảy ra khi power on/off hoặc standby, sleep, soft shutdown..
Standby, Sleep... nó tính là normal load/unload và giới hạn cho 300.000 lần cả đời với bé HITACHI cổ quái của anh.
Trong khi power on/off bất ngờ, nghĩa là khi tháo pin rút nguồn, cũng bé ấy chỉ cho 20.000 lần emergency unload.
Thursday, March 23, 2006
Phụ nữ đang ngày càng có xu hướng làm lãnh đạo! Được giải phóng khỏi vai trò nội trợ truyền thống, được khuyến khích bởi các phương tiện truyền thông, và được trợ giúp bởi những thành tựu khoa học tân tiến, hơn bao giờ hết, phụ nữ đang có cơ hội để lấn án và "đè bẹp" cánh đàn ông. Vai trò của phụ nữ và đàn ông đang ngày càng đảo lộn, ko chỉ ở trong gia đình, ngoài xã hội, mà còn ở ngay nơi "mà che, trướng rủ"
1. Xã hội có chấp nhận để phụ nữ làm lãnh đạo hay không?
2. Bản thân phụ nữ có muốn làm lãnh đạo hay không?
3. Phụ nữ có khả năng làm lãnh đạo hay không?
Đối với câu hỏi 1, thì có thể nói là ít nhiều xã hội VN hiện tại vẫn khó chấp nhận để phụ nữ làm lãnh đạo, một phần vì tàn dư của chế độ phong kiến, quan điểm trọng nam khinh nữ để lại. Đơn giản là ngay từ nhỏ, các gia đình đã chú trọng đứa con trai nhiều hơn con gái. Nếu gia đình có một trai một gái, thì đứa con trai chắc chắn sẽ được chăm chút, cho ăn học tử tế, còn đứa con gái sẽ phải làm lụng vất vả và nếu gia đình nghèo quá sẽ kô được cho đi học đến nơi đến chốn. Nghĩa là sự phân biệt đối xử đã xảy ra ngay từ hồi còn trẻ thơ, mà đó là nền tảng cho bất cứ sự nghiệp nào của con người. Tức để có thêm nhiều phụ nữ làm lãnh đạo thì trước hết phải chú trọng vào việc tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ được học hành tử tế.
Quan điểm của xã hội nói chung vẫn coi công việc của người phụ nữ là người lo giữ gìn hạnh phúc gia đình, cần quan tâm nhiều đến gia đình, chồng con hơn. Nếu người phụ nữ mưu cầu đường công danh ắt việc kia sẽ không được vẹn toàn. Điều này có phần đúng, có phần không. Điều kiện xã hội ngày nay cho phép thuê người trông trẻ, làm nội trợ và kể cả quản gia, như thế cũng đã giải phóng người phụ nữ khỏi những công việc như thế. Tuy vậy, tâm lý chung của xã hội vẫn chưa chấp nhận mô hình này - nhưng đó chỉ là thời gian mà thôi, cũng như các thủ tục rườm rà trong xã hội cũ mà ta gọi là hủ tục, vẫn cần thời gian để xóa bỏ nó.
Đối với câu hỏi 2 thì câu trả lời không khó: không ai lại từ chối vai trò lãnh đạo. Việc phần lớn phụ nữ từ chối con đường công danh, âu phần lớn cũng do các sức ép xã hội mà thôi. Một trong những cản trở lớn đó là người phụ nữ chưa tự tin vào bản thân mình, mà luôn nghĩ rằng mình cần một người đàn ông làm chỗ dựa. Tính chất yếu đuối này ở người phụ nữ sẽ bớt đi nếu như các quan điểm về sự trinh tiết, quan hệ tình dục, cũng như cuộc sống độc thân không bị coi là băng hoại đạo đức thì người phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin hơn. Trong xã hội VN hiện nay thì người phụ nữ đang chịu một sự thiệt thòi vô cùng lớn trong lĩnh vực này.
Đối với câu hỏi thứ 3: phần lớn trong các gia đình, người vợ thông minh và đảm đang hơn người chồng. Theo quan sát và ghi chép (trong đầu) của mình thì phần lớn các ông chồng ở VN khá đần độn trong cuộc sống, chủ yếu làm chân một thằng cửu vạn, xe ôm kiêm vệ sĩ (nếu là giới lao động), hoặc là một thằng cán bộ quèn (nếu là hơi trí thức). Ngay cả những ông chồng làm lãnh đạo, thì người lãnh đạo chính vẫn là người phụ nữ. Điều này kô có nghĩa là đàn ông VN kém cỏi, đây chỉ nói lên số đông là như vậy, chứ nếu xét về thành phần ưu tú thì đàn ông sẽ chiếm đa số (lý do đã nói ở trên: do được quan tâm, chăm sóc, đào tạo tốt hơn ngay từ bé).
Tuy thế, không thể kể đến các yếu điểm của người phụ nữ như dễ bị lung lay (phụ nữ ít có khả năng làm tình báo, cũng như ngừơi ta thừơng khai thác thông tin từ người phụ nữ), dễ bị giao động trong tình cảm, thiếu logic v.v. và v.v... đặc biệt nguy hiểm là tính tham lam.
Nói chung, cả đàn ông lẫn đàn bà đều có những yếu điểm khác nhau. Có người này, người kia thì xã hội sẽ phong phú và phát triển hơn. Trong xã hội tương lai (một xã hội văn minh với nền kinh tế tri thức hehe) nơi quan hệ con người với con người sẽ là trọng tâm của sự phát triển, thì phụ nữ có lẽ sẽ có vai trò lớn hơn. :)
Nhưng một người lãnh đạo thì không thể là một người tự ti, tự kỷ được. Vì thế chỉ những người phụ nữ vượt qua được những ám ảnh trên thì mới nên làm lãnh đạo, chứ làm lãnh đạo mà vẫn bị lung lay về quan điểm "nữ quyền" thì thật không nên, chỉ làm hại cho xã hội.
2. Bản thân phụ nữ có muốn làm lãnh đạo hay không?
3. Phụ nữ có khả năng làm lãnh đạo hay không?
Đối với câu hỏi 1, thì có thể nói là ít nhiều xã hội VN hiện tại vẫn khó chấp nhận để phụ nữ làm lãnh đạo, một phần vì tàn dư của chế độ phong kiến, quan điểm trọng nam khinh nữ để lại. Đơn giản là ngay từ nhỏ, các gia đình đã chú trọng đứa con trai nhiều hơn con gái. Nếu gia đình có một trai một gái, thì đứa con trai chắc chắn sẽ được chăm chút, cho ăn học tử tế, còn đứa con gái sẽ phải làm lụng vất vả và nếu gia đình nghèo quá sẽ kô được cho đi học đến nơi đến chốn. Nghĩa là sự phân biệt đối xử đã xảy ra ngay từ hồi còn trẻ thơ, mà đó là nền tảng cho bất cứ sự nghiệp nào của con người. Tức để có thêm nhiều phụ nữ làm lãnh đạo thì trước hết phải chú trọng vào việc tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ được học hành tử tế.
Quan điểm của xã hội nói chung vẫn coi công việc của người phụ nữ là người lo giữ gìn hạnh phúc gia đình, cần quan tâm nhiều đến gia đình, chồng con hơn. Nếu người phụ nữ mưu cầu đường công danh ắt việc kia sẽ không được vẹn toàn. Điều này có phần đúng, có phần không. Điều kiện xã hội ngày nay cho phép thuê người trông trẻ, làm nội trợ và kể cả quản gia, như thế cũng đã giải phóng người phụ nữ khỏi những công việc như thế. Tuy vậy, tâm lý chung của xã hội vẫn chưa chấp nhận mô hình này - nhưng đó chỉ là thời gian mà thôi, cũng như các thủ tục rườm rà trong xã hội cũ mà ta gọi là hủ tục, vẫn cần thời gian để xóa bỏ nó.
Đối với câu hỏi 2 thì câu trả lời không khó: không ai lại từ chối vai trò lãnh đạo. Việc phần lớn phụ nữ từ chối con đường công danh, âu phần lớn cũng do các sức ép xã hội mà thôi. Một trong những cản trở lớn đó là người phụ nữ chưa tự tin vào bản thân mình, mà luôn nghĩ rằng mình cần một người đàn ông làm chỗ dựa. Tính chất yếu đuối này ở người phụ nữ sẽ bớt đi nếu như các quan điểm về sự trinh tiết, quan hệ tình dục, cũng như cuộc sống độc thân không bị coi là băng hoại đạo đức thì người phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin hơn. Trong xã hội VN hiện nay thì người phụ nữ đang chịu một sự thiệt thòi vô cùng lớn trong lĩnh vực này.
Đối với câu hỏi thứ 3: phần lớn trong các gia đình, người vợ thông minh và đảm đang hơn người chồng. Theo quan sát và ghi chép (trong đầu) của mình thì phần lớn các ông chồng ở VN khá đần độn trong cuộc sống, chủ yếu làm chân một thằng cửu vạn, xe ôm kiêm vệ sĩ (nếu là giới lao động), hoặc là một thằng cán bộ quèn (nếu là hơi trí thức). Ngay cả những ông chồng làm lãnh đạo, thì người lãnh đạo chính vẫn là người phụ nữ. Điều này kô có nghĩa là đàn ông VN kém cỏi, đây chỉ nói lên số đông là như vậy, chứ nếu xét về thành phần ưu tú thì đàn ông sẽ chiếm đa số (lý do đã nói ở trên: do được quan tâm, chăm sóc, đào tạo tốt hơn ngay từ bé).
Tuy thế, không thể kể đến các yếu điểm của người phụ nữ như dễ bị lung lay (phụ nữ ít có khả năng làm tình báo, cũng như ngừơi ta thừơng khai thác thông tin từ người phụ nữ), dễ bị giao động trong tình cảm, thiếu logic v.v. và v.v... đặc biệt nguy hiểm là tính tham lam.
Nói chung, cả đàn ông lẫn đàn bà đều có những yếu điểm khác nhau. Có người này, người kia thì xã hội sẽ phong phú và phát triển hơn. Trong xã hội tương lai (một xã hội văn minh với nền kinh tế tri thức hehe) nơi quan hệ con người với con người sẽ là trọng tâm của sự phát triển, thì phụ nữ có lẽ sẽ có vai trò lớn hơn. :)
Nhưng một người lãnh đạo thì không thể là một người tự ti, tự kỷ được. Vì thế chỉ những người phụ nữ vượt qua được những ám ảnh trên thì mới nên làm lãnh đạo, chứ làm lãnh đạo mà vẫn bị lung lay về quan điểm "nữ quyền" thì thật không nên, chỉ làm hại cho xã hội.
Subscribe to:
Posts (Atom)