1. Xã hội có chấp nhận để phụ nữ làm lãnh đạo hay không?
2. Bản thân phụ nữ có muốn làm lãnh đạo hay không?
3. Phụ nữ có khả năng làm lãnh đạo hay không?
Đối với câu hỏi 1, thì có thể nói là ít nhiều xã hội VN hiện tại vẫn khó chấp nhận để phụ nữ làm lãnh đạo, một phần vì tàn dư của chế độ phong kiến, quan điểm trọng nam khinh nữ để lại. Đơn giản là ngay từ nhỏ, các gia đình đã chú trọng đứa con trai nhiều hơn con gái. Nếu gia đình có một trai một gái, thì đứa con trai chắc chắn sẽ được chăm chút, cho ăn học tử tế, còn đứa con gái sẽ phải làm lụng vất vả và nếu gia đình nghèo quá sẽ kô được cho đi học đến nơi đến chốn. Nghĩa là sự phân biệt đối xử đã xảy ra ngay từ hồi còn trẻ thơ, mà đó là nền tảng cho bất cứ sự nghiệp nào của con người. Tức để có thêm nhiều phụ nữ làm lãnh đạo thì trước hết phải chú trọng vào việc tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ được học hành tử tế.
Quan điểm của xã hội nói chung vẫn coi công việc của người phụ nữ là người lo giữ gìn hạnh phúc gia đình, cần quan tâm nhiều đến gia đình, chồng con hơn. Nếu người phụ nữ mưu cầu đường công danh ắt việc kia sẽ không được vẹn toàn. Điều này có phần đúng, có phần không. Điều kiện xã hội ngày nay cho phép thuê người trông trẻ, làm nội trợ và kể cả quản gia, như thế cũng đã giải phóng người phụ nữ khỏi những công việc như thế. Tuy vậy, tâm lý chung của xã hội vẫn chưa chấp nhận mô hình này - nhưng đó chỉ là thời gian mà thôi, cũng như các thủ tục rườm rà trong xã hội cũ mà ta gọi là hủ tục, vẫn cần thời gian để xóa bỏ nó.
Đối với câu hỏi 2 thì câu trả lời không khó: không ai lại từ chối vai trò lãnh đạo. Việc phần lớn phụ nữ từ chối con đường công danh, âu phần lớn cũng do các sức ép xã hội mà thôi. Một trong những cản trở lớn đó là người phụ nữ chưa tự tin vào bản thân mình, mà luôn nghĩ rằng mình cần một người đàn ông làm chỗ dựa. Tính chất yếu đuối này ở người phụ nữ sẽ bớt đi nếu như các quan điểm về sự trinh tiết, quan hệ tình dục, cũng như cuộc sống độc thân không bị coi là băng hoại đạo đức thì người phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin hơn. Trong xã hội VN hiện nay thì người phụ nữ đang chịu một sự thiệt thòi vô cùng lớn trong lĩnh vực này.
Đối với câu hỏi thứ 3: phần lớn trong các gia đình, người vợ thông minh và đảm đang hơn người chồng. Theo quan sát và ghi chép (trong đầu) của mình thì phần lớn các ông chồng ở VN khá đần độn trong cuộc sống, chủ yếu làm chân một thằng cửu vạn, xe ôm kiêm vệ sĩ (nếu là giới lao động), hoặc là một thằng cán bộ quèn (nếu là hơi trí thức). Ngay cả những ông chồng làm lãnh đạo, thì người lãnh đạo chính vẫn là người phụ nữ. Điều này kô có nghĩa là đàn ông VN kém cỏi, đây chỉ nói lên số đông là như vậy, chứ nếu xét về thành phần ưu tú thì đàn ông sẽ chiếm đa số (lý do đã nói ở trên: do được quan tâm, chăm sóc, đào tạo tốt hơn ngay từ bé).
Tuy thế, không thể kể đến các yếu điểm của người phụ nữ như dễ bị lung lay (phụ nữ ít có khả năng làm tình báo, cũng như ngừơi ta thừơng khai thác thông tin từ người phụ nữ), dễ bị giao động trong tình cảm, thiếu logic v.v. và v.v... đặc biệt nguy hiểm là tính tham lam.
Nói chung, cả đàn ông lẫn đàn bà đều có những yếu điểm khác nhau. Có người này, người kia thì xã hội sẽ phong phú và phát triển hơn. Trong xã hội tương lai (một xã hội văn minh với nền kinh tế tri thức hehe) nơi quan hệ con người với con người sẽ là trọng tâm của sự phát triển, thì phụ nữ có lẽ sẽ có vai trò lớn hơn. :)
Nhưng một người lãnh đạo thì không thể là một người tự ti, tự kỷ được. Vì thế chỉ những người phụ nữ vượt qua được những ám ảnh trên thì mới nên làm lãnh đạo, chứ làm lãnh đạo mà vẫn bị lung lay về quan điểm "nữ quyền" thì thật không nên, chỉ làm hại cho xã hội.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment