Khổng Minh phán:
"Nho cũng có nho quân tử, cũng có nho tiểu nhân. Nho quân tử thì trung vua, yêu nước, giữ chính ghét tà, chuyên làm những điều lợi ích chung, tiếng để đời sau. Còn như loại tiểu nhân thì chỉ gọt giũa văn chương, miệt mài nghiên bút, còn trẻ làm phú bạc đầu đọc kinh, dưới bút dẫu có nghìn lời, trong bụng không được một mẹo. Xem như Dương Hùng, văn chương có tiếng một đời mà phải hạ mình đi thờ Vương Mãng rồi cũng đến đâm đầu xuống lầu mà chết. Thế gọi là nho tiểu nhân, dẫu ngày làm hàng vạn câu thơ cũng có ích gì đâu."
Đọc kỹ đoạn trên rồi so sánh với thời nay mới thấy hay. Nho tiểu nhân ngày xưa khác gì nhiều cô chú bác tự xưng trí thức ngày nay, sách vở bằng cấp đầy mình, dọa người nhưng thực chất năng lực làm việc thực tiễn chẳng có gì, thua mấy chú nhiều khi bằng cấp chẳng hơn ai nhưng năng lực tự học, tự làm tuyệt vời. Đọc xong thấy phục lão nhà văn, giữa thời Nho giáo ấy mà quan điểm của lão cấp tiến như vậy, đáng nể. Giá trị của Tam Quốc em nghĩ ở những đoạn như vậy, chứ ai biết họ Khổng có thực sự phán như vậy hay không, chỉ là tư tưởng của lão nhà văn thôi.
~~~~~~~~~~~~~~
Nguyễn Công Trứ viết: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự.”
Mọi việc trên đời không gì là không phải phận sự của chúng ta.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
3 comments:
Ngày xưa em đọc Tam Quốc kiểu nhảy cóc. Vớ được quyển nào đọc quyển đấy. Đọc phát đúng ngay đoạn trận Xích Bích Tào Tháo bị lùa như lùa vịt. Tự nhiên thấy thương anh Tào Tháo kinh khủng. Mấy năm sau đọc lại từ đầu mới thấy ghét Tào Tháo. Giờ lớn rồi thì em thấy thế này. Bác La chẳng qua cũng chỉ cổ vũ cho tinh thần trung quân ái quốc. Kiểu thằng nào trung thành với vua thì khen, thằng nào có ý đồ thâu tóm thiên hạ thì ghét rồi nói xấu vớ vẩn.
Giờ lớn rồi không để tình cảm lấn át thì em thấy thế này. Thiên hạ là thiên hạ của chung. Thằng nào giỏi thằng đấy lên miễn là dân sướng là được. Tào Tháo được mô tả như:"Tôi hiền thời trị, gian hùng thời loạn". Thời loạn mà không gian hùng sống thế đe'o nào được. Tào Tháo tuy gian ác nhưng chỉ ác với những đứa muốn giết Tháo. Còn đối với nhân dân hơi bị kính trọng lễ phép nên rất được lòng dân. Đọc Tam Quốc đoạn đầu thấy có đoạn Tào Quân đi giữa ruộng lúa chín ra lệnh thằng nào dẫm vào lúa chém. Lúc quân Tào đi đánh Trương Tú thì rất chịu khó úy lạo nhân dân, nhân dân rất quý. Khi đánh Viên Thiệu cũng vậy. Hơn nữa Tháo cũng có tài thu phục lòng người. Dưới trướng Tháo nhiều tướng giỏi, nhiều mưu sĩ tầm tầm nhưng được cái Tháo luôn biết nghe kế hay và chắt lọc những ý kiến đúng đắn trong số mưu sĩ tầm tầm đó. Nếu theo như thời nay có bầu cử em sẽ bầu cho Tào Tháo một phiếu.
Còn chuyện Khổng Minh với Hàn Tín thì phải nói thế này. Khổng Minh được mô tả như thần, hô phong hoán vũ, chế tạo "trâu gỗ ngựa máy", rồi đoán trước mọi thứ. Cái tài của họ Gia Cát là được bơm vá thêu dệt chứ đêk có thật. Những mẹo đánh trận làm nên tên tuổi của họ Gia Cát toàn mẹo vặt, "Uyển cỏ mượn tên", "Không thành kế", "Thất cầm Mạch Hoạch". Nói về tài chính trị thì Gia Cát Lượng bình thường. Bao nhiêu năm nắm quyền bính mà không chịu đào tạo lực lượng kế cận, mở rộng chính quyền nhân dân, không tập hợp được quần chúng cũng như các phát huy các nguồn lực con người. Đến lúc tèo thì coi như cơ nghiệp cũng tèo theo luôn. Cái giỏi của Hàn Tín là giỏi của con người. Về mặt thành tích thì Tín đạt được nhiều hơn. Suy ra Tín giỏi hơn.
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_T%C3%ADn
Trước hết phải nói là so sánh anh Minh với anh Tín hơi khập khiễng vì vị trí của 2 anh khác nhau. Anh Minh là kiểu như thủ tướng bây giờ, ngoài cầm quân còn phải lo chính trị, ngoại giao, phát triển kinh tế. Anh Tín thì kiểu như nguyên soái, tư lệnh (thậm chí còn không đến cả bộ trưởng quốc phòng vì anh ấy không phải lo quân nhu, người có công lớn trong việc vận lương thời Lưu Bang là anh Tiêu Hà cơ, về sau chức anh này cũng cao hơn anh Tín).
Người ôm đồm nhiều việc thì khó làm một việc tốt như người chuyên trách, có lẽ vì thế thành tích đánh trận của anh Tín tốt hơn anh Minh.Mấy trận lớn anh Tín đánh đều có ý nghĩa quyết định trong thời Hán Sở tranh hùng, mở đầu là ám độ Trần Thương, gỡ Hán ra khỏi gọng kìm của Sở. Tiếp đến là trận đặt vào đất chết để sống, chiếm được cả nước Tề, lấy được được bao nhiêu tài nguyên, khoáng sản, sức người, nói chung là thay đổi cán cân lực lượng Hán Sở. Cuối cùng trận Cai Hạ, hoàn toàn tiêu diệt anh Vũ to béo nhưng vô mưu.
Còn anh Minh thực ra không đánh được trận nào mang tính quyết định cả, tuy đánh được nhiều trận nhỏ. Trận Xích Bích thì quân lực là của Đông Ngô, kế liên hoàn thì của anh Thống yểu mệnh, đòn hỏa công thì anh Du, anh Tháo cũng nghĩ ra, anh Minh chỉ góp mỗi ít gió đông nam, mà cái đấy thì có vẻ hoang đường hơn thực tế. Trận Kinh Châu để Quan Vũ hai mặt thọ địch anh Minh cũng phải có trách nhiệm, chưa kể lúc anh Vũ nguy cấp, anh Minh còn không khẩn trương đi cứu (mà đợi đến ngày hôm sau), có thể quy vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được. Đến trận Hào Đình, anh Minh cũng không đi, có lẽ vì đã dự đoán trước kết quả. Sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Tư Mã Ý cũng như thế, thương thu được một số kết quả khả quan lúc đầu nhưng nhưng đến lúc quyết định thì không giải quyết được, (theo bọn bình luận viên World Cup thì là: still lacks that extra bit of class), rồi lại cứ đổi cho "mưu sự tại người, thành sự tại trời".
Ngoài mặt quân sự ra, anh Minh hơn anh Tín nhiều điểm, ví dụ như dùng người mặc dù anh Tháo mới giỏi nhất về cái này và anh Minh mắc lỗi quyết định vụ anh Tốc Ngựa. Lý do là anh Tín hầu như không dùng ai, có mưu sĩ nhưng không nghe (nếu không đã không chết trong tay Lữ Hậu). Anh Minh cũng khá hơn về chính trị, điển hình là anh ấy chết một cách yên lành, được cấp trên khen ngơi, ghi công.
Một vấn đề khác cũng cần nhắc tới là thời anh Minh có thể nhiều người giỏi hơn, nên anh Minh không thành công được như anh Tín. Thời anh Tín, đối thủ chính là anh Vũ thì chỉ biết hét to, chém mạnh, lại hay nghi ngờ công thần, nên đánh cũng dễ hơn. Đến thời anh Minh thì anh Tháo, anh Quyền rồi sau này anh Ý đều thuộc dạng đầu có sạn sắt cả, nên cũng khó thành công. Ngoài ra đánh trận đúng là cũng một phần phụ thuộc vào may mắn, ai cũng biết "you make your own luck" nhưng đây cũng là một yếu tố cần được tính đến.
Tổng kết lại, mình nghĩ 2 anh thuộc dạng một 9 một 10. Cái chính là dùng anh nào vào việc nào thì phù hợp hơn. Nếu cầm quân đi đánh nhau thì có lẽ anh Tín hơn, còn nếu để làm thủ tướng trông coi cả một nước thì anh Minh có vẻ trội hơn. Theo quan điểm cá nhân của mình thì mình sẽ chọn xếp giống anh Minh và nhân viên giống anh Tín.
Định viết tiếp về 5 trận lớn trong Tam Quốc nhưng đến giờ đi kiếm cơm rồi. Theo mình thì 5 trận có ảnh hưởng lớn nhất là (theo thứ tự thời gian):
1. các chư hầu vây đánh bố con anh Trác
2. Quan Độ
3. Xích Bích
4. Hào Đình
5. Kinh Châu, Phàn Thành và anh Vũ teo
Post a Comment