Tam Quốc Diễn Nghĩa
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c_Di%E1%BB%85n_Ngh%C4%A9a
~~~~~~~~~~
So sánh Tín đại ca với Minh sư phụ thật chả khác nào so sánh Lý Sư sư với Từ Hi thái hậu bởi lẽ sở trường sở đoản mỗi ả khác nhau.
Minh sư phụ thông minh tuyệt đỉnh nhưng thiên về buông rèm nhiếp chính hơn là đánh đấm mát xa. Nếu xét về tư duy chính trị thì Thế chân vạc của Minh sư phụ là thiên hạ đại vô địch. Từ một nhóm nhỏ du kích gồm các anh Bị Trường Phi Long sau vài chục năm mà trở thành siêu cường quốc thời Tam quốc, đó chủ yếu là nhờ có đường lối hoạt động cách mạng hết sức đúng đắn mà Minh sư phụ dày công vun đắp. Nhưng xét ở khía cạnh quân sự, Minh sư phụ giỏi chỉ trỏ nhưng khi nắm binh quyền trong tay, ra trận chiến đấu tuy hao tâm hao lực mà không có kết quả. Các chiến dịch lớn đa phần mở màn hoành tráng như kết cục thất bại. Sau cùng Minh sư phụ uất hận mà thổ huyết ở Kỳ Sơn, nhà Thục vì đó mà tiêu vong, lưu hận thiên cổ.
Còn về phần Tín đại ca, xét về đánh đấm thì đại ca là số một, đã cầm binh trong tay thì cứ gọi là đek có đối thủ. Siêu anh hùng quả cảm cỡ như Hạng Vũ, vào trận như chốn không người, đánh quân Tần như chém chuối, thế mà khi đối mặt với Hàn Tín chỉ có thất bại không một phút thành công. Phải nói có được anh Bang anh Bị, công lớn là nhờ Tín đại ca. Thế nhưng Tín đại ca lại cực dốt về Chính trị, binh quyền nắm hết trong tay, hở mồm ra là thâu tóm được thiên hạ, thế mà cuối cùng bị con đàn bà cắt tiết, thật không thể nào nhục hơn.
Tóm lại nếu tay bo Tín đại ca- Minh sư phụ, thì ngắn hạn Tín thắng, dài hạn Minh thắng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nói chung các trận lớn thì phải có quy mô tương đối, tầm quan trọng tương đối.
* Liên quân táng Đổng Trác ở Lạc Dương
* Tào Tháo táng Viên Thiệu ở Quan Độ.
* Tôn-Lưu táng Tào Tháo ở Xích Bích.
* Lục Tốn táng Lưu Bị ở Hào Đình.
* Gia Cát Lượng táng Mạnh Hoạch ở khobi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
CHIẾN LƯỢC CỦA KHỔNG MINH
Xưa nay chưa thấy có ai dám nghi ngờ chiến lược trên của Khổng Minh. Mọi người chấp nhận hiển nhiên đó là một quyết sách hoàn hảo. Rồi từ đó, nhiều người đã đổ cho Quan Vân Trường tội làm mất Kinh Châu, phá vỡ tính khả thi của kế hoạch. Thế nhưng liệu có phải chỉ vì một vài lầm lỡ của Quan Công mà nhà Hán ôm hận luôn như vậy ?
Mặt quân sự, Khổng Minh đề nghị hai hướng tiến quân :
- Từ Kinh Châu, do một viên "thượng tướng" dẫn "quân Kinh Châu"
- Từ Thục, do đích thân Lưu Bị "thân đem đại binh Ích châu"
Trong hai đạo quân này, ý của Khổng Minh cho đạo nào là chính binh, đạo nào là kỳ binh ? Tuy ông không nói rõ, nhưng việc bảo Lưu Bị thân kéo đại binh đi từ Thục là đã ngụ ý đạo quân Thục là chính binh, đạo quân Kinh Châu chỉ là kỳ binh. Những nước cờ về sau của Khổng Minh thể hiện rất rõ ý coi mặt Thục là chính, mặt Kinh Châu là phụ (sẽ dẫn chứng sau). Đây có lẽ là nguồn gốc của việc Lưu Bị-Khổng Minh liên tục bỏ qua thời cơ và Quan Công không được chỉ đạo đúng mức.
Nếu so sánh hai con đường trên, ta dễ thấy
- Đường từ Thục đi ra xa xôi cách trở vô cùng. Mấy lần Khổng Minh ra Kỳ Sơn đều vì chuyện lương thực không xuôi mà phải về. Nhưng phải chăng lương thực là vấn đế duy nhất ? Chưa đâu! Chúng ta đã từng thấy Mã Siêu dẫn mấy chục vạn người to ngựa khỏe tiến quân như bay, hạ Trường An trong vòng chục ngày. Vậy mà Tào Tháo vẫn chặn kịp Mã Siêu ở Đồng Quan. Điều đó nói lên rằng có ra khỏi Hán Trung thì con đường băng qua vùng Tam Tần về đến Đồng Quan cũng còn xa xôi cách trở lắm. Chưa kể một toà thành Trường An làm trọng điểm và ải Đồng Quan. Mà mấy lần Khổng Minh ra quân đều chưa hề tiến được xa như Mã Siêu.
- Đường từ Kinh Châu ra Hứa Đô chắc chắn phải gần hơn, bằng chứng là Quan Công vừa đánh tới Phàn Thành thì Trung Nguyên rúng động, Tào Tháo dịnh dời đô. Ngày trước Tào Tháo kéo quân lên Hoàng Hà đánh nhau với Viên Thiệu, Lưu Bị xui Lưu Biểu đánh úp Hứa Đô. Vậy thì con đường từ Kinh Châu đến Hứa Đô chắc chắn phải dễ đi hơn nhiều so với đường từ Thục ra. Trung Nguyên dân đông lương nhiều, muốn hiệu triệu dân chúng hay huy động lương thực cũng dễ dàng. Tất nhiên họ Tào cũng sẽ tập trung binh lực liều chết chặn con đường này khi bị tấn công. Do đó mặt trận Kinh Châu sẽ là mặt trận chính.
Vậy việc ưu tiên cho đường Thục là sai lầm ngay trong chiến lược.
Trong chiến lược trên, Khổng Minh cũng không đề cập gì đến vai trò của Tôn Quyền. Dường như ông chỉ cần Tôn Quyền ngồi yên không gây trở ngại, còn việc đánh Tào có thể một mình Lưu Bị lo liệu với hai đạo quân từ Kinh Châu và Thục. Vì vậy sau này khi Lưu Bị chiếm Thục Khổng Minh cũng không chú ý đến việc tích cực ngoại giao để rủ Đông Ngô cùng đánh Tào. Nếu ta nhìn vào diễn tiến sau này, có những thời điểm nước Ngụy phải cùng lúc chống đỡ với hai mặt Thục-Ngô mà vẫn thành công thì có thể nói Khổng Minh chưa lường hết được sự chênh lệch lực lượng các bên. Một mình Lưu Bị cho dù còn Kinh Châu xem ra cũng không đủ sức đánh Tào Tháo. Khổng Minh có thòng thêm "chờ khi thiên hạ có biến", nhưng cho tới khi Lưu Bị chết chỉ có cái "biến" ở Kinh Châu mà thôi.
Tóm lại, ta thấy chiến lược của Khổng Minh về toàn cục không sai, nhưng hình như ông đã đặt sai trọng tâm. Hậu quả là các nước đi tiếp theo đều làm lỡ làng cơ hội. Có lẽ Khổng Minh bị ám ảnh bởi hình ảnh Lưu Bang từ Hán Trung bước ra chiếm thiên hạ, ông mơ màng về một vở cải lương tương tự mà trong đó Lưu Bị sẽ thay Lưu Bang.
CÁC NƯỚC CỜ CỦA LƯU BỊ-KHỔNG MINH
Hoàn cảnh: Bàng Thống chết trận, Lưu Bị kẹt trong Thục
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Giao Kinh Châu cho Quan Công giữ một mình
Đánh giá:
- Đây là quyết định tối ưu có thể. Xét về sự thân tín, địa vị, uy tín, kinh nghiệm cầm quân... Quan Công đều trên hẳn những người khác. Trên thực tế, Quan Công làm tròn nhiệm vụ, giữ vững Kinh Châu cho tới ngày Lưu Bị chiếm trọn Hán Trung. Ông còn vây Phàn Thành sắp thành công, phá tan tiếp viện của Vu Cấm. Chứng minh tài năng quân sự của ông tương xứng với nhiệm vụ.
- Cũng không thể gán ghép việc được thua lên vai một người. Tào Nhân từng để mất Di Lăng, Tào Hồng làm mất Trường An, Trương Cáp mất Ngõa Khẩu Ải, Hạ Hầu Uyên mất Định Quân Sơn, Trương Liêu bị Tôn Quyền ép ở Hợp Phì phải cầu cứu Tào Tháo từ Hán Trung về... Tất cả cho thấy sức một người chỉ có hạn. Vấn đề là cấp trên phải biết phối hợp, tiếp ứng cấp dưới đúng lúc. Các tướng Tào có thua nhưng Tào Tháo thường tiếp ứng rất kịp thời.
---
Hoàn cảnh: Tôn Quyền đòi Kinh Châu. Tào Tháo chiếm Hán Trung đe dọa Thục.
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Ban đầu giả vờ chịu trả đất, ngầm bảo Quan Công từ chối. Sau đó thì lại phải cắt mấy quận trả Ngô để Ngô mở mặt trận Hợp Phì.
Đánh giá: Việc lá mặt lá trái như vậy làm mất lòng tin nghiêm trọng. Nhưng xét tình hình từng thời điểm quả là cũng không có cách khác. Lúc Tào Tháo chưa đe dọa thì chẳng lẽ tự dưng trả đất cho Tôn Quyền. Lúc Tào Tháo muốn đánh tới thì trả mấy quận để mua thêm thời gian cũng là giá chấp nhận được.
---
Hoàn cảnh: Tôn Quyền hỏi con gái Quan Công cho con trai mình, Quan Công mắng Tôn Quyền là loài chó.
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Không làm gì cả.
Đánh giá:
- Thật ngạc nhiên là người cố gắng hàn gắn quan hệ Tôn-Lưu lúc này lại là Tôn Quyền chứ không phải Lưu Bị. Điều này khẳng định sự phỏng đoán ban đầu: Khổng Minh lúc này vẫn chưa coi trọng đúng mức vai trò của Đông Ngô trong bàn cờ. Đúng ra sau khi trả mấy quận, Lưu Bị-Khổng Minh có thể có các hoạt động ngoại giao khác để mua lại tình cảm Đông Ngô, làm sao rủ họ chống Tào một cách tích cực hơn, nhưng hai người hoàn toàn không làm gì cả. Tôn Quyền hạ mình hỏi con gái Quan Công cho con trai mình, còn bản thân vợ Lưu Bị (Tôn phu nhân) đang ở Ngô thì Lưu Bị lại chẳng thèm một tiếng xin về. Hay tại sao không hỏi con gái Tôn Quyền cho A Đẩu ?
- Sau khi Lưu Bị chết, Khổng Minh học được bài học nên rất tích cực chăm sóc quan hệ với Ngô, nhưng khi đó thế cờ đã định.
---
Hoàn cảnh: Không nhớ
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Điều Quan Công đi đánh Phàn Thành.
Đánh giá:
- Mục tiêu của chiến dịch Phàn Thành thật là khó hiểu. Khổng Minh chỉ muốn Quan Công quấy rối Tào Tháo để Tháo không rảnh lo việc đánh Hán Trung ? Hay muốn Quan Công nhất quyết chiếm Phàn Thành làm bước đầu cho chiến dịch tiến vào Trung Nguyên quyết chiến với Tào Tháo ?
- Nếu chỉ cần quấy rối thì phải dặn dò Quan Công biết đến đâu là ngừng, không thể kéo đại quân đi bỏ trống Kinh Châu một thời gian dài như vậy. Nếu chỉ cần quấy rối thì lúc quân Tào tiếp viện nên rút lui là vừa.
- Nếu quyết đánh Phàn Thành coi như mở màn của chiến dịch Trung Nguyên thì rõ ràng phải tăng cường thêm người trợ lực cho Quan Công. Không những cần người thay Quan Công giữ Kinh Châu suốt một thời gian dài mà cũng cần người phụ giúp ông trên đường tiến quân vì chắc chắn quân Tào sẽ kháng cự mạnh mẽ, chiến sự sẽ quyết liệt và dai dẳng. Thực tế cho thấy Quan Công bị đuối sức, không những ông không giữ được Kinh Châu mà dường như cũng không đủ trí lực liên tục xa luân chiến với một đám Tào Nhân, Mãn Sủng, Vu Cấm, Bàng Đức, Từ Hoảng và tiếp viện của Tào Tháo.
- Việc để một mình Quan Công đi đánh Phàn Thành theo kiểu ầu ơ cho thấy Khổng Minh vẫn ưu tiên cho mặt tiến quân từ Thục, đạo Kinh Châu chỉ là kỳ binh.
---
Hoàn cảnh: Tào Tháo đem quân đến cứu Phàn Thành, Lữ Mông áp sát Kinh Châu.
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Không làm gì cả !!!
Đánh giá: Lại một sự im lặng tai hại khó hiểu của Khổng Minh. Tào Tháo vào Hán Trung thì Lưu Bị-Khổng Minh gồng người mà chống. Tào Tháo đến Hợp Phì thì Tôn Quyền phải xin giảng hòa rút quân. Vậy mà Tào Tháo đến Phàn Thành, Lưu Bị-Khổng Minh không có tiếp ứng gì cho Quan Công cả ! Bỏ mặc Vân Trường một mình Bắc cự Tào Tháo, Đông bị Lữ Mông lăm le. Chuyện xấu mà không xảy ra mới là lạ !
---
Hoàn cảnh: Kinh Châu mất, Mạnh Đạt làm phản, Lưu Phong chạy về chịu tội
Quyết định của Lưu Bị-Khổng Minh: Sai Lưu Phong mang một nhúm quân bản bộ đi đánh Mạnh Đạt, lúc này có Từ Hoảng trợ lực.
Đánh giá
- Đây là một quyết định tai hại, vừa làm chết Lưu Phong, vừa mất thời cơ chiếm lại Thượng Dung.
- Vùng Thượng Dung của Mạnh Đạt có thể xem là một địa điểm dự bị cho mặt trận phía Đông nếu Kinh Châu thất thủ. Sau này khi Mạnh Đạt phản Ngụy, Khổng Minh rất mừng còn Tư Mã Ý lo lắng vì Mạnh Đạt có thể đánh thẳng vào Trung Nguyên.
- Đúng ra lúc này Lưu Bị-Khổng Minh phải cho đại tướng (Trương, Triệu, Mã, Hoàng, Ngụy) đến tranh thủ lúc nhiễu nhương chiếm lại vùng Thượng Dung từ Mạnh Đạt, làm căn cứ cho một mặt trận phía Đông khác. Vậy mà hai người không lo cứu vãn thế chiến lược, lại chỉ muốn ngấm ngầm mượn đao bên ngoài giết chết Lưu Phong cho hả giận.
- Điều này một lần nữa khẳng định Khổng Minh ưu tiên hơn cho mặt trận phía Tây nên không tính toán đầy đủ các phương án cho mặt trận phía Đông.
Kết luận:
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy thực ra những cách cư xử bất nhã của Quan Công với Tôn Quyền hay thái độ kiêu ngạo của ông trong việc phòng thủ Kinh Châu chỉ là những sai lầm chiến thuật. Sai lầm từ chiến lược ban đầu và những nước đi quan trọng là do Lưu Bị-Khổng Minh mà ra. Chính việc thiếu tích cực trong quan hệ với Ngô đã đẩy đồng minh này ra xa và dung dưỡng thái độ bất nhã của Quan Công. Rồi việc không coi trọng đúng mức mặt trận phía Đông khiến cho Quan Công phải lẻ loi lao vào một chiến dịch đối đầu một kẻ địch mạnh trước mặt và một lưỡi dao hăm he sau lưng. Cuối cùng là việc giận mất khôn bỏ lỡ cơ hội chiếm lại Thượng Dung. Từ đây Lưu Bị-Khổng Minh xem như chết trong đất Thục.
Đây cũng là một lời bào chữa muộn màng cho Quan Vân Trường. Trách ông phần lớn là trách oan.
Như vậy có thể nói gì về Khổng Minh?
Ông là con người của khổ luyện. 10 năm khổ công nghiên cứu trong rừng trúc để sáng tạo ra cái thế chia 3 thiên hạ. Sáng tạo ra cái kế đó, Khổng Minh muốn để nguyên thế. Coi chuyện hợp rồi tan là chuyện của đời mình, Tan rồi hợp là đời của con cháu. Khi Lưu Bị đến hỏi một tiếng là Hán hai tiếng cũng vẫn là Hán, ông mới lái đi nói thành hoà với Ngô, cùng diệt Ngụy. Ông nói đợi ai nhưng vẫn biết là Lưu sẽ tìm đến mình. Ông không mong chờ ở Lưu một Lưu Bang nên không dám tự ví mình với Khương Tử Nha, Trương Tử Phòng. Ông hiểu cái vận trời vậy.
Hai lần thử xem cái lòng quyết tâm của Lưu có đáng để trao công trình lớn nhất của đời mình không, thế rồi ông lại bị rơi vào cái hố mà chính mình đào. Khi Lưu Bị quỳ xuống, ông phải ra đi khỏi cái nơi êm ấm của mình. Khi ra đi thực sự ông vẫn chưa tính toán được gì nhiều hơn là chia 3 thiên hạ. Cái phần "đông hoà tôn quyền, bắc địch tào tháo" là nói một cách vội vàng, không tính toán nhiều, thể hiện ở việc bất khả thi trong chữ hoà Tôn Quyền.
Khổng Minh không phải là một thiên tài với sự ứng biến mà ở ông luôn có sự chuẩn bị sâu sắc, kĩ lưỡng. Chính vì thế ông quyết định cho Tháo sống ở ải Hoa Dung. Kế chia ba thiên hạ cần có Tháo. Đi ra ngoài kế chia 3 thiên hạ là ngoài tầm của ông, ông không thể mạo hiểm- bởi lúc này ông không còn là người ngoài cuộc. Mưu hay kế hiểm nhưng sau trận Xích Bích ông rơi vào tình trạng không biết đi tiếp ra sao. Bởi vậy, ta thấy ông mừng đến thế nào khi mà gặp Sĩ Nguyên. Đó chính là lối thoái cuối cùng của Khổng Minh. Ông sẽ giữ Kinh Châu, dùng hết tài năng của mình để hoà thành việc hoà Tôn- Sĩ Nguyên sẽ lo việc phạt Tháo. Ông muốn dựa vào sức của Long và Phụng để đi một nước cờ liều. Tiếc thay, đôi xe mất một. Thế xe lệch kể như đi tong. Cảnh ông khóc Sĩ Nguyên cũng là lúc ông khóc Vân Trường, khóc nhà Thục, khóc cho cái thân cung cúc tận tuỵ đến chết của mình.
Khổng Minh giống như người chơi trên một bàn cờ 1 xe 2 mã 2 pháo, không sĩ không tốt. Cầm cự được vài chục năm kể như cũng là tàn lực.Một xe hai pháo tung hoành ngang dọc cũng không cứu nổi cả thế cờ kém quân quá nhiều. Rút cục ông vẫn không để ra được thời gian tính nốt chương tiếp của kế Tam phân thiên hạ. Một thiên hạ đệ nhất kế sách bị bỏ dở.Tiếc thay!
~~~~~~~~~~~~~~~
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
Chính sử Trung Quốc thì lại ko đánh giá cao Khổng Minh lắm, chỉ coi ông là một thừa tướng của một ông vua thời nội chiến, một triều đại tồn tại trong một thời gian ngắn. Trung Quốc quá rộng lớn và thế thiên hạ chia ba cũng đã từng được manh nha từ trước thời của Khổng Minh.
Đem quân đi đánh dẹp 6 nước chư hầu, Hàn Tín lúc đó đã nắm trong tay mấy chục vạn quân, là lực lượng chủ lực của quân Hán.Trong khi đấy, thì Lưu Bang lại bị quân chủ lực của Sở kéo đến bao vây, liền lệnh cho Hàn Tín đưa quân về. Quân sư của Hàn Tín lúc đó đã khuyên ông nên lập thế chân vạc, cùng với Hạng Vũ, Lưu Bang mà chia ba thiên hạ.
Hàn Tín ko nghe, mang đại quân về giải vây, dồn Hạng Vũ vào miền đất chết Cai Hạ. Ông đã đặt dấu chấm hết cho một viên dũng tướng, mở ra một triều đại mới, nhưng đồng thời, ông cũng đã đặt dấu chấm hết cho chính mình. Trời xanh chỉ có thể có một, hoặc nhiều hơn 3 con đại bàng ;)
.
~~~~~~~~~~~~
Hàn Tín bề ngoài cương nhưng bên trong nhu, một mực trung thành với Hán Vương
Lưu Bị bề ngoài nhu nhưng bên trong cương, giả vờ nhân nghĩa nhưng vẫn cướp đất người ta, lúc hấp hối đòn anh Khổng : "con anh ngu chú cứ lấy nhà anh mà ở" làm anh Khổng dập đầu vỡ cả trán. Thâm vật
Post a Comment