Wednesday, August 30, 2006

Tướng số, tử vi chả biết đằng nào mà sờ nhỉ

36 04-01-2006 10:47 PM
Anh hỏi thật chú Thama, chú bao nhiêu tuổi. Chú biết vợ là gì chưa, gặp bao nhiêu người rồi, quen được bao nhiêu cặp vợ chồng rồi..
Anh nhìn những những người xung quanh anh, cứ đôi nào lấy nhau phải xem cho hợp tuổi thì cuộc sống nhàng nhàng, một số đổ vỡ sớm. Xét về tâm sinh lý mà nói thì những đôi cần nhìn tuổi để kết hôn là những người yếu đuối và thận trọng, không có cá tính. Vì thế họ dễ dung hòa, dễ chấp nhận, cuộc sống bình lặng, thường tự an ủi là mình hạnh phúc, nên cuộc đời chả có gì để nói.
Bọn nào nó đã khỏe rồi, bản lĩnh nó vững rồi, nó cứ đàng hoàng nó tiến. Ai nó cũng dính được, ai gặp nó cũng thây tôn trọng, yêu mến, thì việc gì nó phải vẩn vơ nghĩ xem liệu có xung hay hợp, có sinh khi hay yếm khí. Nhảm nhí cả.
Các cô chú cứ tu nhân tích đức cho tốt, rèn luyện nhân cách cho đàng hoàng thì chả sợ gì xung khắc, cứ yêu là cưới thôi.

Gon 04-01-2006 10:48 PM
=)) =)) Nhất anh AK em, có bà vợ tuyệt vời... lo đc cả chuyện tìm bố cho các con anh. Anh chỉ chăm lo việc đại (tiện) sự thôi =)) Ô hô ai tai thiện tai tô phở tái =))
Trích dẫn:
A.K viết:
Phán thế này:
- Số chú em là phước mạng khá lớn. Dịch căn không tiên đoán được vì lộ thiên cơ. Chỉ có thể tiết lộ được là mạng là 1 nốt ruồi trên thái dương của Huỳnh Tỳ. Sau 30 tuổi công danh thành tựu, chỉ chăm lo chuyện đại sự, mọi chuyện sau này vợ lo tất cả. Mang mạng Hỏa nên cần người giúp việc và làm việc chung là mạng Thủy thì tốt. Có gặp mạng Hỏa cũng không sao vì Hỏa Tam Muội của chú em hơi quá mạnh! Thành danh trên đường công danh sau 30...không nói được gì hơn.

Tama 04-01-2006 10:52 PM
Trích dẫn:
James viết:
iai Tân Dậu + gái Quý Hợi


Lấy được tốt.

El 04-01-2006 10:52 PM
Trích dẫn:
A.K viết:
Nhắc chuyện bói toán mới nhớ...

Hồi xưa ở Tây Ninh có 1 bà nổi tiếng bói toán ghê lắm. Một lần mời đi coi quẻ là phải book trước mấy tháng trời. Anh có thằng bạn nhà làm kinh doanh xe tải rất khá (có chừng trên dưới 30 chiếc) nên bà già nó rất tin và mời bằng được bà thầy về xem. Nhà nó cách nhà anh chừng 50m nên anh hay đi học về là qua nhà nó chơi điện tử (cái hồi game Mario mới có trong Nintendo). Thấy nhà nó bà con xúm đông xúm đen, anh chả quan tâm chỉ quan tâm làm sao đạp vịt màn 3-1 để lấy nhiều mạng hơn so với thằng bạn. Đang chơi ngon lành thì má thằng bạn bảo anh ra trước nhà để bà thầy chấm tử vi và coi quẻ gì đó...

Trước mặt anh là 1 bà hình thù khá cổ quái. Nhang đèn lúc đó thì nghi ngút. Bả hỏi tên tuổi và ngày sinh, vv...sau đó bả cầm cái chuông bằng đồng và lắc linh tinh rồi giở cái quyển sách đen thui dày cộp...nhìn chằm chằm vào trong ấy rồi nhìn anh đang ngơ ngác không biết chuyện gì. Bất thần bả bỏ quyển sách xuống. Phán thế này:
- Số chú em là phước mạng khá lớn. Dịch căn không tiên đoán được vì lộ thiên cơ. Chỉ có thể tiết lộ được là mạng là 1 nốt ruồi trên thái dương của Huỳnh Tỳ. Sau 30 tuổi công danh thành tựu, chỉ chăm lo chuyện đại sự, mọi chuyện sau này vợ lo tất cả. Mang mạng Hỏa nên cần người giúp việc và làm việc chung là mạng Thủy thì tốt. Có gặp mạng Hỏa cũng không sao vì Hỏa Tam Muội của chú em hơi quá mạnh! Thành danh trên đường công danh sau 30...không nói được gì hơn.

Anh đang chờ lời bà thầy nói đến tình duyên gia đạo thì bỗng nhiên bả lăn đùng ra xỉu...!


Chú AK còn có biệt tài nấu ăn và nổ súng to nhất cái làng TL này. Bả nói thiếu nên anh bổ sung cho chú!

vananh 04-01-2006 10:53 PM
Trích dẫn:
A.K viết:
Bất thần bả bỏ quyển sách xuống. Phán thế này:
- Số chú em là phước mạng khá lớn. Dịch căn không tiên đoán được vì lộ thiên cơ. Chỉ có thể tiết lộ được là mạng là 1 nốt ruồi trên thái dương của Huỳnh Tỳ. Sau 30 tuổi công danh thành tựu, chỉ chăm lo chuyện đại sự, mọi chuyện sau này vợ lo tất cả. Mang mạng Hỏa nên cần người giúp việc và làm việc chung là mạng Thủy thì tốt. Có gặp mạng Hỏa cũng không sao vì Hỏa Tam Muội của chú em hơi quá mạnh! Thành danh trên đường công danh sau 30...không nói được gì hơn.
Anh đang chờ lời bà thầy nói đến tình duyên gia đạo thì bỗng nhiên bả lăn đùng ra xỉu...!

Chết chết, bà này bói thì chuẩn nhưng mà sao lại bỏ sót một ý rất quan trọng như vậy. Hay là chú A.K thẹn thò không nói đầy đủ. Anh nghĩ bà ấy ắt phải chỉ cách tránh tai nạn cho chú, giả dụ như sau:
Mang mạng hỏa nên cần giữ lục căn thanh tịnh, kiềm chế nộ hỏa bộc phát. Tránh tiếp xúc với các loại chất cũng như phương tiện gây nổ như lựu đạn, TNT, C4, bình nén khí 7kg, bom, vvv, kẻo gặp họa sát thân, thậm chí không bảo tồn được nhục thể.
Tiếc là thày bói hồi đó (ngay cả bây giờ) thường không có điều kiện tiếp xúc với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chưa biết đến một phương tiện tương tự đến từ tương lai đó là diễn đàn trên mạng.

A.K 04-01-2006 11:01 PM
"Chời" đất! Em nói là nói chuyện thiệt tình chứ bộ nổ niếc gì? Hổng biết cái bà thầy đó có i meo không chứ em là liên lạc để xin lại cái quẻ đó gửi lên đây làm chứng!

Đến bây giờ anh vẫn không hiểu sao chuyện tình duyên của mình thì bả lăn ra xỉu...mắt trợn ngược...làm lúc đó anh xém té tè trong quần. Ngẫm lại thấy có chừng hơn chục mối tình vắt vai, quen gần chục chẵn người mẫu, hoa khôi...không lẽ như thế mà ngay xưa bà thầy xỉu hay sao?

À! Cái anh vừa nói là có nổ chút xíu, thực sự thì 50% là đúng :D

funnyangel 04-01-2006 11:03 PM
Trích dẫn:
funnyangel viết:
Cứu em với! Em lại thích trai 1974 mới đau! Hình như tuổi này không hợp với gái Nhâm Tuất thì phải. Em nghe nói gái Nhâm Tuất lận đận tình duyên, lấy chồng sớm sẽ 2 đời chồng, có đúng không? Nhưng như thế nào là sớm thì em không biết :(


Sao không ai thèm trả lời cho hoàn cảnh bi đát của em hết vậy? Trả lời nhanh nhanh giùm em đi mà, để em còn lên kế hoạch PR bản thân, rồi kế hoạch cua trai, kế hoạch lấy chồng.... Bao nhiêu là việc phải làm, nếu không ai tư vấn để em tính toán sai lầm thành 2-3 đời chồng hoặc ế chồng là em khóc cho ngập lụt diễn đàn luôn. Khóc nháp trước nha (( (( (( (( (( (( (( (( (( ((

Tama 04-01-2006 11:06 PM
Cá tính với vững mạnh cái con củ kặc, toàn người giầu thì duy tâm, mua cái xe cũng phải xem giờ, Lương Quốc Dũng có quyền, có tiền phải đi "giải đen" để được hanh thông, chứ có ai thấy bác thợ sửa xe đạp thắp hương cầu thần tài, anh xích lô ba gác chọn giờ tốt để mở hàng, không nào?

Ku 36 về suy ngẫm sự đời 10 năm nữa hẵng nói leo với anh nhé.

A.K 04-01-2006 11:07 PM
Anh cũng a dua bói nhám trước nha...
Gái tuổi Tuất mà đòi gép với Dần là không được. Hồi xưa anh đi săn toàn có 2 khả năng:
- Chó run như sấy khi nghe mùi nước miếng cọp
- Cọp khi bị thương không bao giờ tấn công người đi săn mà chỉ toàn vả chó săn của anh không.

Thôi, liệu kiếm anh khác đi.

Tama 04-01-2006 11:08 PM
Trích dẫn:
funnyangel viết:
Khóc nháp trước nha (( (( (( (( (( (( (( (( (( ((


Lấy tốt, lấy đi, đừng khóc!

James 04-01-2006 11:14 PM
bác Tà Ma khuyên lấy tốt ạ, không có vấn đề gì ạ?


Trích dẫn:
James viết:
Từ bé đến giờ mình chưa xem bói toán hay tử vi, xem mặt mũi nó ra sao. Thấy bác Tama trong Thănglong rành quá, em bác tò mò ;)

bác xem giúp em cái cặp giai Tân Dậu + gái Quý Hợi, có gì bác cứ phán thẳng mặt cho em :D

Cảm ơn bác & bạn nào có nhã hứng "bói" mù cho :))

Gon 04-01-2006 11:15 PM
Hôm nay vui xế, cả ngày chẳng làm đc việc gì đang chán may có anh AK tấu hài cười rách cả miệng =))
Trích dẫn:
Thần tượng AK phong cách xì-tin viết:
Hồi xưa anh đi săn toàn có 2 khả năng:
- Chó run như sấy khi nghe mùi nước miếng cọp
- Cọp khi bị thương không bao giờ tấn công người đi săn mà chỉ toàn vả chó săn của anh không
Anh AK có đi săn cáo ko? Hôm nào anh em mình làm chuyến nhỉ :D

funnyangel 04-01-2006 11:15 PM
Bác ơi, cám ơn bác nhiều, nhưng bác trả lời thiếu của em một chút rồi. Thôi lỡ giúp em thì bác giúp cho trót, bác trả lời giùm em một câu nữa đi. Bao nhiêu tuổi lấy chồng thì bị coi là sớm, em nghe con gái mạng Nhâm 2 đời chồng nên sợ

A.K 04-01-2006 11:20 PM
Chú GON này ở vùng nào thế? Anh thì chẳng thèm săn cáo. Bên này cáo toàn gầy còm như xì ke. Mà cáo của chú là cáo gì thế?

Quay lại mục xem tướng số, tử vi. Có ai biết trong nam ngoài bắc có ai giỏi cái mục này không? anh đang muốn biết khi nào anh nhập Muslim được để có 4 vợ, như thế thì cái quyển sách ở trên đâu có còn tác dụng nữa? Thế quyển mới là gì nhỉ?

A.K 04-01-2006 11:24 PM
Trích dẫn:
funnyangel viết:
Bác ơi, cám ơn bác nhiều, nhưng bác trả lời thiếu của em một chút rồi. Thôi lỡ giúp em thì bác giúp cho trót, bác trả lời giùm em một câu nữa đi. Bao nhiêu tuổi lấy chồng thì bị coi là sớm, em nghe con gái mạng Nhâm 2 đời chồng nên sợ

Lạ nhỉ? mới có 2 đời mà sợ cái gì? Thằng đầu tiên mới đêm động phòng thì trúng gió chết khi chuẩn bị động phòng, thằng thứ 2 thì cũng trong đêm động phòng nó "thượng mã phong" cũng tèo luôn. Anh nghĩ là nên có thằng thứ 3, thứ 4, thứ x...

Mà gái sao lạ nhỉ? cứ chăm chăm đòi 1 thằng. Trai thì ngược lại! Anh là 1 ví dụ!

funnyangel 05-01-2006 12:33 AM
Trích dẫn:
A.K viết:
Lạ nhỉ? mới có 2 đời mà sợ cái gì? Thằng đầu tiên mới đêm động phòng thì trúng gió chết khi chuẩn bị động phòng, thằng thứ 2 thì cũng trong đêm động phòng nó "thượng mã phong" cũng tèo luôn. Anh nghĩ là nên có thằng thứ 3, thứ 4, thứ x...

Mà gái sao lạ nhỉ? cứ chăm chăm đòi 1 thằng. Trai thì ngược lại! Anh là 1 ví dụ!


Tại vì gái thì quan tâm đến chất lượng, còn trai thì quan tân đến số lượng anh ah :p

Scarlet 05-01-2006 02:11 AM
Trích dẫn:
James viết:
bác Tà Ma khuyên lấy tốt ạ, không có vấn đề gì ạ?

Tân Dậu mệnh Mộc, Quý Hợi mệnh Thủy. Người ta nói Thủy sinh Mộc. Nếu chồng tuổi Dậu, vợ tuổi Hợi thì sau này sẽ giúp chồng nhiều trong sự nghiệp.
Đấy em cũng nghe người ta nói thế. Có quen vài chú tuổi Dậu và "bị" gán ghép với một chú, giờ đang phân vân hí hí =))

bakien 05-01-2006 03:10 AM
Trích dẫn:
Scarlet viết:
Tân Dậu mệnh Mộc, Quý Hợi mệnh Thủy. Người ta nói Thủy sinh Mộc. Nếu chồng tuổi Dậu, vợ tuổi Hợi thì sau này sẽ giúp chồng nhiều trong sự nghiệp.
Đấy em cũng nghe người ta nói thế. Có quen vài chú tuổi Dậu và "bị" gán ghép với một chú, giờ đang phân vân hí hí =))



Trích dẫn:
Tama viết

Trích dẫn:
Trích dẫn:
James viết:
iai Tân Dậu + gái Quý Hợi




Lấy được tốt.



Thật không đới cho em yên tâm phát :-o)

tieuphung 05-01-2006 10:58 AM
Trích dẫn:
bakien viết:
Thật không đới cho em yên tâm phát :-o)


Thật :)) :))
Chuyện xem tuổi lấy vợ lấy chồng thật ra chỉ là để xem thôi. Nếu tin vào bói toán thì cũng nên tin là chồng, vợ cái duyên cái số rồi. Duyên để gặp còn số là phải ở cùng nhau. Sau này nhiều tiền hay danh vọng cũng là số nốt. Số đã giàu thì sờ đâu cũng ra tiền. Số mà nghèo thì có người mang tiền đến cho cũng ném đi. Nhất là con gái, nếu số là vượng phu ích tử thì lấy ai cũng sướng, nếu đã là số phá sản chồng thì có lấy tỉ phú cũng khó khăn. Ai hay lăn tăn về chuyện này thì khi yêu nhau để ý 1 tý là biết ngay ko cần phải đợi đến lúc cưới. Khi yêu nhau mà thấy công việc suôn sẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái là tốt còn mà yêu nhau thắm thiết nhưng bỏ cái thầu nào cũng trượt, hợp đồng nào cũng hỏng, đi uống bia thì bị bia đểu, cá độ thì toàn thua, ..... thì cũng nên xem lại.

Còn lấy sớm lấy muộn thì thông thường con gái lấy chồng trước 27 thì là sớm sau 30 thì là muộn. Nhưng theo chị thì ko nên câu nệ chuyện này. yêu nhau mà lấy được thì cứ lấy sau này có bỏ nhau thì cũng ko ân hận. 2 đời chồng thì càng nhiều kinh nghiệm chứ sao. Nhờ :p :-rose :x :))

Bác Tama, em thấy bác có vẻ thạo tử bình hơn tử vi. nếu bác đã đọc "Can chi thông luận" thì bác giảng thêm cho em về mấy cái bảng "sát thần" đằng sau với. Em đọc mãi mà chỉ hiểu lơ mơ. Thanks bác

TP

xeko 05-01-2006 11:22 AM
Trích dẫn:
36 viết:
Anh hỏi thật chú Thama, chú bao nhiêu tuổi. Chú biết vợ là gì chưa, gặp bao nhiêu người rồi, quen được bao nhiêu cặp vợ chồng rồi..
Anh nhìn những những người xung quanh anh, cứ đôi nào lấy nhau phải xem cho hợp tuổi thì cuộc sống nhàng nhàng, một số đổ vỡ sớm. Xét về tâm sinh lý mà nói thì những đôi cần nhìn tuổi để kết hôn là những người yếu đuối và thận trọng, không có cá tính. Vì thế họ dễ dung hòa, dễ chấp nhận, cuộc sống bình lặng, thường tự an ủi là mình hạnh phúc, nên cuộc đời chả có gì để nói.
Bọn nào nó đã khỏe rồi, bản lĩnh nó vững rồi, nó cứ đàng hoàng nó tiến. Ai nó cũng dính được, ai gặp nó cũng thây tôn trọng, yêu mến, thì việc gì nó phải vẩn vơ nghĩ xem liệu có xung hay hợp, có sinh khi hay yếm khí. Nhảm nhí cả.
Các cô chú cứ tu nhân tích đức cho tốt, rèn luyện nhân cách cho đàng hoàng thì chả sợ gì xung khắc, cứ yêu là cưới thôi.


Trích dẫn:
Tama viết:
Cá tính với vững mạnh cái con củ kặc, toàn người giầu thì duy tâm, mua cái xe cũng phải xem giờ, Lương Quốc Dũng có quyền, có tiền phải đi "giải đen" để được hanh thông, chứ có ai thấy bác thợ sửa xe đạp thắp hương cầu thần tài, anh xích lô ba gác chọn giờ tốt để mở hàng, không nào?

Ku 36 về suy ngẫm sự đời 10 năm nữa hẵng nói leo với anh nhé.

--------------------
Hê hê hê ;)

Tuesday, August 29, 2006

HAVE YOU NO SHAME, MR. PRESIDENT?

HAVE YOU NO SHAME, MR. PRESIDENT?
Fri Aug 25, 8:05 PM ET

NEW YORK -- There was a time when some Americans of the left attacked Americans of the center and the right for being "prematurely anti-communist"; that is, they recognized Soviet communism in general and Joseph Stalin in particular for what they really were: totalitarian thugs and murderers.


The same sort of thing went the other way, too, with American lefties being attacked as premature anti-fascists when they questioned the wisdom of British and French appeasement of Hitler and, too, of the Soviet Union signing non-aggression treaties with the Nazis.

If you were too young to live through that, which means almost everybody alive today, you wonder how people could have been so stupid and how they could have been bullied into silence by that kind of shameless criticism.

Anyway, I was certainly too young to be part of any of that, and have always wondered how people got away with questioning the patriotism of premature dissenters.

Now, though, since President Bush's nutty little press conference last week, I take a certain pride in being prematurely against attacking Iraq. I also wonder why and how long we should politely take more and more of this patriotic crap for being prematurely right.

There were those, a lot of us, and not all crazed liberals, who had a pretty good idea (and talked and wrote about) what was going to happen if the United States invaded Iraq for no particular reason -- at least no reason the government was sure of or could prove. Yeah, Saddam Hussein was a bad guy, no great distinction in much of the world, but there were those of us premature "defeatists" who tried to argue that the best we could hope for if we rolled our military dice in that sand was bloody sectarian chaos and civil war.

Actually, we were too optimistic and too patriotic. Many of us knew we could never bring democracy, stability and the American way of life to that part of the world. But we never for a moment thought that we would be incapable of controlling events, at least in the short run, or that we were capable of an incompetent, brutal and fearful occupation that would cripple us militarily and morally in the rest of the world. We were the good guys, not the guys capable of torture as a matter of policy.

So, there was the president, our president, last Monday morning on television, answering a challenge by reporters wanting to know if he agreed with our vice president's implication that anyone in Connecticut voting against the obsequious, self-righteous Joe Lieberman was emboldening "al-Qaida types" and sending the wrong message to terrorists abroad.

Said the president: "What all of us in this administration have been saying is that leaving Iraq before the mission is complete will send the wrong message to the enemy and will create a more dangerous world. ... In our judgment, the consequences for defeat in Iraq are unacceptable. I fully understand that some didn't think we ought to go in there in the first place. But defeat -- if you think it's bad now, imagine what Iraq would look like if the United States leaves before this government can defend itself and sustain itself. Chaos in Iraq would be very unsettling in the region."

Complete the mission? The mission is complete. Chaos in Iraq would be unsettling? There is chaos in Iraq.

"I will never question the patriotism of somebody who disagrees with me," he said, which was nice. "This has nothing to do with patriotism; it has everything to do with understanding the world in which we live ..."

Well, he finally got that right. This is not about patriotism; it is about arrogance and ignorance at the highest levels of a great democracy. Have you no shame, Mr. President? Or is it you and Vice President Cheney and Secretary of Defense Rumsfeld who have never understood the world in which we live and think that you can bully us and bully history into believing it was our doing, not yours?

Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

Băng Sơn

Cứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè.

Phụ nữ Việt Nam vốn đôn hậu, dịu hiền, đoan trang, ý tứ. Phụ nữ Hà Nội hình như còn bình phương chất ấy lên trong tính cách, từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Có thể bà mẹ lớn tuổi, bước đi khoan thai, không gõ guốc cồm cộp, không kéo lê đôi dép quèn quẹt, ngay gót chân đã nhăn nheo cũng không bao giờ chịu để lem luốc đất cát. Tà áo chỉ là vải thường cũng phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo, nhất là sạch sẽ. Lâu nay ít người mặc áo vá, hoạ chăng mặc trong nhà, còn ra đường, nét tề chỉnh là đặc trưng cho phụ nữ Hà Nội. Sang mà không loè loẹt, đẹp mà không lố lăng.

Xưa nay phụ nữ thường mang tiếng là hay ăn quà vặt. Có phần đúng. Nếu đàn ông hay ngồi quán cà phê, bia rượu lai rai, thì mọi hàng quà khác phụ nữ đông hơn, từ bún chả, xôi chè, cuốn, thang, đến ốc luộc, nộm chua cay... Nhưng cách ăn của phụ nữ Hà Nội dễ nhận ra ngay: ý tứ, ngồi một góc, khép chân, không gác chân co lên ghế, không gục mặt xuống mà ăn, vẫn thẳng thắn đàng hoàng, không liếc ngang liếc dọc. Không nhồm nhoàm, không xì xụp, không tóp tép, không ừng ực, không nói cười hô hố trong khi ăn. Ăn xong kín đáo rút khăn tay lau miệng chứ không dùng đũa dựng đứng mà quệt miệng như phù thuỷ niệm thần chú, bắt quyết.

Một thời, xe đạp là phương tiện đi lại chính. Con gái Hà Nội đi xe bao giờ cũng khép chân, đầu gối gần sát vào khung xe, đầu ngón chân đặt trên bàn đạp, không khuỳnh tay, dạng chân, không phóng nhanh. Ngồi đằng sau thì không ôm choàng người đèo, không đặt tay lên đùi hay sờ bụng người đằng trước, vì làm thế là không đứng đắn.

Thời đại thay đổi. Xe máy là chính. Chấp nhận. Nhìn cô gái đi xe máy ngồi ngả ngốn, nói cười oang oang, ôm eo lơi lả, phóng như điên nhiều người thấy buồn cho con gái Hà Nội. Từ cái ngả ngốn này đi đến cái ngả ngốn khác, khoảng cách chỉ là hạt thóc. Người ta cũng có thể nhìn một cô gái như thế mà biết cô sinh ra trong một gia đình như thế nào và được giáo dục ra sao, nhất là bà mẹ cô có nề nếp hay buông tuồng ra sao.

Quần áo là cái lồ lộ ra trước mắt mọi người trước tiên. Các thứ váy cửa võng, quần chân què phải mất đi là đúng. Cái thắt lưng mớ ba mớ bảy, một thời là kín đáo, gió bay cái này còn có cái khác che kín phía dưới bụng...Mất đi là đương nhiên

Nay, thời đại của giao lưu quốc tế, tối tối các thứ váy lạ mắt được phô ra trên màn ảnh nhỏ, nhất là các chương trình gọi là Ca nhạc quốc tế, hát cái gì không ai hiểu, chỉ thấy nhảy như điên, tốc các thứ lên... cho nên không lạ, con gái Hà Nội cũng bắt đầu bắt chước, mặc đủ các thứ váy, lộ cả những chỗ cần che đậy... Những bà mẹ Hà Nội nề nếp đành chỉ lắc đầu vì không bảo được đứa con bị nhiễm bệnh thời đại, bắt chước, nhố nhăng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều cô gái con nhà, nghe lời cha mẹ, ăn mặc kín đáo, nhẹ nhàng, nề nếp dễ coi, không tốn kém và rất hay là chính các cô này mới là đối tượng chính của các chàng trai tìm vợ.

Cô gái Hà Nội cũng không bao giờ ngồi xổm trên vỉa hè, dạng hai chân đến hơn 120 độ, hắt nước ào ào, khiến khách đi đường không biết đâu mà tránh.

Riêng khuôn mặt, phụ nữ Hà Nội xưa nay vẫn hấp dẫn lạ lùng trong mọi con mắt, mọi trái tim từ người thợ đến nhà thơ. Ngay từ bé thơ, người mẹ đã biết làm cho khuôn mặt thơ ngây của bé thành đáng yêu, lớn thành thiếu nữ rồi thanh nữ, khuôn mặt vẫn là sự tự hào của nhiều cô gái. Son phấn là cần, mái tóc là quan trọng. Nhưng son phấn không phải là chủ yếu, không thể lấn át cái cốt lõi của khuôn mặt, như có nhiệm vụ tôn lên chút ít chứ không phải cái làm hỏng khuôn mặt như một số cô gái hiện nay đã quá lợi dụng, thành loè loẹt, biến khuôn mặt mình thành cái mặt nạ - và cũng là mặt lạ - thật dại dột. Đã trắng rồi còn trát một lớp phấn dày, môi đã tươi còn tô đỏ choét, son loang cả vào răng. Lông mày thanh thoát đem nhổ đi tô bút chì như lông mày Trương Phi lên sân khấu. Mắt nhung kỳ ảo lại đem tô xanh tô đỏ như vẽ hề. Các bà mẹ khôn ngoan biết dạy con, không thể nào để con mình dùng cái mặt thành ngáo ộp ấy ra đường. Không có cái đẹp nào bằng tự nhiên, thanh nhã, kín đáo... Có duyên hay không, hấp dẫn hay không chính là ở đó và một phần là sự uốn nắn của bà mẹ trong nếp sống gia đình hằng ngày. Nhìn một khuôn mặt quá nặng nề phấn son, tưởng như húp phải bát canh quá mặn, nhiều muối quá, không nuốt được, có muốn ăn cũng đành phải nhổ ra thôi.

Phụ nữ Hà Nội biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son mờ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong khăn mùi xoa hoặc dưới mang tai, có món tóc mềm phủ lên, để chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa, đủ khiêu khích một cách mơ hồ chứ không quá nồng quá hắc. Tiếc sao các bà phụ nữ này không còn nhiều và thương thay cho không biết bao nhiêu cô gái đang quá yêu son phấn làm hỏng bộ mặt của mình, bộ mặt đáng yêu của con gái Hà Nội. Phụ nữ Hà Nội trang điểm chứ không làm đỏm, làm dáng. Thế đấy.

Không thể gọi là bảo thủ khi người mẹ dạy con từ một lời ăn tiếng nói. Cấm kỵ là nói trống không, lô bô lô bốp, lỗ mãng ngoài đường, cười hô hố, gọi nhau ơi ới. Vì vậy phụ nữ đích thực Hà Nội không thể nói bậy, chửi thề, không nói tục chứ đừng nghĩ đến con gái mà chửi như con trai, cũng đèo, cũng văng ra đủ thứ. Họ nói câu gì, hỏi gì bao giờ cũng có chữ "ạ" đằng sau.

Có bà rùng mình, có bà đứng như trời trồng khi thấy mấy cô gái khá xinh đẹp mà khi nói chuyện lại văng ra đủ thứ không ngượng mồm như là cái ấy nó dính vào môi vào lưỡi rồi, không văng ra không chịu được.

Có bà tự hỏi, không biết mấy cái vòi nước hỏng khoá ấy, luôn tuôn ra thứ nước bẩn thỉu ấy, là con cái nhà ai, mẹ nó là người thế nào, có dậy dỗ họ không, họ có đi học ngày nào không... Họ có còn là con gái, nhất là con gái Hà Nội không? Biết trả lời sao đây?

Có nhà văn nói: Không có phụ nữ thì không có nhà văn nhà thơ, cũng không có cả tướng lĩnh. Đúng quá. Nhưng để có người phụ nữ vẻ vang như thế, đáng kính trọng như thế, lẽ nào mấy cô gái lỗ mãng kia có thể giáo dục con mình trở thành nhà thơ, anh hùng được? Đất lề quê thói, Hà Nội cũng chỉ là một địa phương, phụ nữ Hà Nội cũng chỉ là phụ nữ Việt Nam. Bao nền nếp, bao tinh hoa nét sống, bao phong cách đẹp... lẽ nào mai một hết. Chắc chắn không.

Chỉ tính đến công việc gia chánh, người phụ nữ Hà Nội cũng không chịu thua kém bất cứ đâu, nếu không nói là phấn đấu để hơn hẳn bởi tài hoa của mình và truyền lại cho con gái mình. Nay, khối cô gái coi thường gia chánh. Cơm bụi là xong. Nhưng các cô biết đâu rằng người chồng tương lai của các cô sẽ yêu quý các cô biết chừng nào khi cô biết nấu một món ăn ngon, hợp sở thích của chàng, biết nuôi dậy con cái ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, có khi chỉ là biết cắm một bông hoa trên bàn của chàng ngày chủ nhật. Phụ nữ Hà Nội đứng tuổi chính là những người đàn bà khéo tay hay làm, tài hoa như thế. Phụ nữ Hà Nội hôm nay vẫn còn không ít những người đáng kính trọng. Con gái họ cũng tiếp thu được cách sống,nếp sống của mẹ, cũng mềm mỏng, ý nhị, cũng tươi tắn, lịch sự... Họ đúng là bông hoa nhài của bất cứ thời nào bởi thời nào thì cũng không ai có thể yêu cô gái không biết làm ăn, chỉ biết làm đỏm dong chơi, lố lăng kệch cỡm... Người Hà Nội được ví với bông hoa nhài. Phụ nữ Hà Nội còn là hoa nhài của hoa nhài. Chí lí lắm.

Phụ Nữ Hà Nội chắc chắn vẫn là bông hoa đẹp để Hà Nội tự hào về họ chứ không xấu hổ vì họ.

Sunday, August 13, 2006

Nước Nga - một Liên Xô mới

Trên sân khấu chính trị thế giới, nước Nga đang tìm mọi khả năng để trở lại vai trò đạo diễn và diễn viên quan trọng. Trung Quốc đang thực sự bành trướng tiềm lực kinh tế và quân sự, vừa có thể là đối thủ nhưng cũng có thể là một liên minh chiến thuật của Hoa Kỳ, như với Nga hiện nay trong những thập niên tới? Chính sách chiến lược với tam giác Washington – New Dehli – Bắc Kinh đang được Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện nhằm kìm chân Trung Quốc, có thể đưa lại sự cân bằng tiềm lực khu vực? Trong khi đó, cả Nga cũng như Trung Quốc đều muốn thân thiện với New Dehli, cũng như Nga đang xích lại với Trung Quốc.

Bài viết dưới đây, nhân ngày nước Nga kỷ niệm Ngày Chiến Thắng phát xít Đức (09/05/1945 -2006) mang tính tổng hợp một số thông tin mới nhất về quan hệ Nga - Mỹ, giúp chúng ta có những nhận định thích ứng tình hình khá phức tạp trên cục diện mới. Mỗi cường quốc đều nhăm nhe tìm cho mình một vị trí ngang tầm hoặc vượt đối phương với những con át chủ bài riêng và bành trướng ảnh hưởng lên các nước nhỏ. Tuy nhiên, với mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc hữu cơ lẫn nhau trong bối cảnh toàn cầu hoá, cường quốc nào cũng khôn ngoan, ngó ngang, nhìn dọc để tìm kiếm thoả hiệp vì quyền lợi của nước mình.


TT Bush và Thủ Tướng India, Manmohan Singh. HK không những đưa chi tiết mà còn giúp India cả mẫu mới nhất, PAC-3, của hệ thống chống tên lửa — Ảnh: AP
Có thực sự là Nga bất lực trước tấn công hạt nhân của Mỹ?


Kier Lieber và Daryl Press cho rằng đã kết thúc thời kỳ cân bằng tiềm lực hạt nhân giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Nga. Sự cân bằng này đã kìm hãm một cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra trên thế giới trong suốt mấy chục năm chiến tranh lạnh vừa qua.

Hai vị giáo sư của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ đã tuyên bố trong tạp chí Foreign Affairs mới đây nhất: Nước Nga không còn khả năng đe đoạ hạt nhân. "Hoa Kỳ có thể tấn công mà không sợ bị trả đũa”.

Nước Nga yếu kém hơn Liên Xô

Hiệp ước điều chỉnh hạt nhân chiến lược (SORT) giữa Hoa Kỳ và Nga dự tính đến năm 2012 cả hai nước sẽ chỉ còn ở mức 1,7–2,2 ngàn đầu đạn hạt nhân. Một điều đáng quan ngại ở đây rằng, do nền kinh tế bị đi xuống trong những năm 90 cùng với sự thiếu hụt tài chính, kỹ thuật trong công nghiệp quốc phòng, cho đến thời gian nói trên (tức năm 2012), nước Nga khó có thể thay thế mới những tên lửa xuyên lục địa đã cũ, mà theo hiệp ước SORT cần phải tháo bỏ đầu đạn hạt nhân. Từ nhiều năm nay, một số tướng lĩnh của Nga đã đưa ra những báo động này.

Với một nền kinh tế đi xuống trong những thập niên trước cùng với sự dậm chân trong kỹ thuật công nghiệp quốc phòng, nước Nga khó có thể thay thế mới những tên lửa xuyên lục địa đã cũ theo như hạn định
Theo Kier Lieber và Daryl Press, Hoa Kỳ có thể tấn công Nga hiệu quả nhất từ những tàu ngầm trên Thái Bình Dương. Theo tính toán của hai nhà khoa học này thì hiện nay so với Liên Xô cũ, Nga có ít hơn 39% máy bay có khả năng mang bom hạt nhân, 58% ít hơn bệ phóng tên lửa xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân và 80% ít hơn số tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.

Trong năm 2000, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Nga chỉ thực hiện 2 đợt tập dượt kiểm soát đại dương, trong khi đó, vào năm 1990 họ đã có tới 60 cuộc. Riêng Hoa Kỳ, con số đều đặn hàng năm nằm ở mức 40 cuộc.

Người Mỹ cũng không quên nhắc đến những thất bại của Nga trong các năm 2004 – 2005 trong việc thử nghiệm vũ khí mới nhằm đối kháng lại lá chắn hoả tiễn của Hoa Kỳ.

Hệ thống cân bằng tiềm lực hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô khởi đầu từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, khi Liên Xô hoàn toàn có thể thực hiện tấn công đe doạ hạt nhân hoặc trả thù những cuộc tấn công của đối phương. Việc cân bằng tiềm lực và khả năng cùng đe doạ từ hai phía đã tạo nên cuộc chiến tranh lạnh hơn nửa thế kỷ và cũng làm cho Liên Xô mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của mình sang các nước châu Phi (Africa) và châu Á.

Phải chăng tính toán về một sự bất tương xứng về tiệm lực tấn công hạt nhân hiện nay sẽ có những ảnh hưởng thay đổi trên chính trường quốc tế? Ông Pavel Felgengauer, một nhà chuyên môn về quốc phòng của Nga nói: "Từ lâu, chế tạo đầu đạn hạt nhân, người ta không còn nghĩ đến việc sử dụng nó. Việc đe doạ lẫn nhau nhiều khi chỉ cần đến một trái bom. Không một người nghiêm túc nào lại nghĩ đến khả năng một cuộc xung đột giữa Washington và Moscow. Tất cả mọi người đang lo ngại nhất là trái bom nguyên tử mà Iran đang mơ có".

Cơn bão tại Moscow

Mặc dù đã mười mấy năm sau chiến tranh lạnh, ít ai có thể nghĩ đến viễn cảnh một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Nga, thế nhưng, tuyên bố của hai nhà khoa học Mỹ trên tạp chí Foreign Affairs đã gây ra giống tố tại Moscow. Bầu không khí bị tệ hại hơn khi báo chí Nga (trong đó có tờ Kommiersan) tiết lộ tin mật rằng, hiện nay, Nga không hề có một vệ tinh gián điệp nào trên quỹ đạo.

Cựu thủ tướng Nga Igor Gaidar cáo buộc Foreign Affairs vô trách nhiệm khi "viết về những đề tài tế nhị”. Trong khi đó, các viên chức Bộ quốc phòng Nga thông báo cho báo chí về những thành công trong thử nghiệm loại tên lửa thế hệ mới Bulava và Topol-M. Với giá dầu và khí đốt tăng vọt hiện nay (trong một tương lai gần, 100 USD/thùng không có gì làm thế giới bị sốc), nước Nga sẽ có thêm kinh phí quốc phòng để thay thế các đầu đạn hạt nhân cũ kịp vào thời gian 2012. Các viên chức quốc phòng Nga cũng đưa ra bình luận rằng, nước Nga sẽ không bao giờ bỏ rơi chính sách cân bằng tiềm lực hạt nhận.

- Mục đích của bài viết không tước đi chút nào sự cố gắng của chúng tôi. Một ai đó đang không thích chiến thuật gần Trung Quốc hơn của Nga. Đây là một sự tuyên truyền không thân thiện - Ông Sergei Ivanov, bộ trưởng quốc phòng Nga nói như vậy.

Các nhà chuyên môn của Nga và phương Tây tự kiềm chế hơn khi nói về công bố của hai vị giáo sư Lieber và Press và cho rằng vấn đề đã được đánh giá dưới góc độ chủ quan.


Âu châu và Hoa Kỳ lo lắng về một cuộc chiến tranh lạnh năng lượng


“Putin và lũ kế thừa - Go to Hell!”, biểu ngữ ngày 1/5 của cộng sản (Gennady Zyuganov) và phát xít Nga tranh đấu cho người lao động
Trong cuôc họp thượng đỉnh Mỹ - Âu châu ngày 30/04/2006, Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan R. Sikorski đã so sánh việc xây dựng đường ống dẫn hơi đốt từ Nga qua Đức dưới lòng biển Baltic [không đếm xỉa gì đến Ba Lan và các nước Cộng Hoà (CH) Baltic] như là Hiệp ước Ribbentrop – Molotov, một hiệp ước đã đưa đến việc Đức tấn công Ba Lan vào tháng 9/1939, mở đầu cho cuộc đại chiến thế giới II.

Phát biểu mạnh bạo của bộ trưởng quốc phòng Ba Lan đã bị dư luận Nga phản đối và báo chí Đức cũng đưa ra không ít những bình luận phê phán. Trên tờ Bild, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Bundenstarg, ông Ruprecht Polenz nói "sự so sánh vô lý này phương hại đến quan hệ Ba Lan - Đức”; còn phó của ông là Hans-Urich Klose nói thêm rằng, ngoại trưởng Sikorski "nên suy nghĩ lại lời nói của mình và nên rút lại nhanh nhất”.

Tuy nhiên, ông bộ trưởng Ba Lan vẫn giữ thái độ yên lặng trước dư luận báo chí. Ngược lại, ông còn được sự ủng hộ từ phía bộ trưởng quốc phòng Latvia, ông Kirlas – "Có thể âm lượng của ông Sikorski hơi bị cao, nhưng nó phản ánh thực chất vấn đế. Cả Nga và Đức cần trao đổi về vấn đế này với Ba Lan và các nước CH Baltic” - Ông Kirlas nhận định.

Cao ủy Liên hiệp Âu châu (EU) về năng lượng, ông Andris Piebalg (người Lithuania) nói: "Nếu một thành viên của EU ký một hợp đồng như thế mà không có sự đồng ý của các thành viên khác thì chứng tỏ trong EU đang xảy ra một điều gì đó không tốt”. Cố vấn thủ tướng của một nước Đông Âu nói rằng: "Đường dẫn ống dưới biển Baltic và những dự án tại Hungary nằm trong kế hoạch của Kremli, nhằm chia rẽ Ba Lan với các nước EU khác”.

Cuộc họp thượng đỉnh Âu - Mỹ quy tụ hơn 200 quan khách với nhiều vị tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và đóng cửa với báo chí trong quá trình nghị luận.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, một trong những người chạy đua vào Nhà Trắng trong năm 2008, ông McCain nói: "Với người Nga, dầu mỏ và khí đốt đồng nghĩa với quyền lực và phương thức mở rộng ảnh hưởng”. Theo McCain, "Nước Nga đang nằm trong thể chế độc đoán, càng ngày càng đi ra xa với dân chủ, bởi vì, một nước dân chủ chẳng bao giờ khoá van hơi đốt dẫn tới người láng giềng vào giữa mùa đông”. Thứ trưởng Hoa Kỳ, ông Richard Holbrooke cho rằng, phương Tây nên tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh G8 vào tháng 7 năm nay, được tổ chức tại St. Petersburg.

Trong suốt hội nghị, hầu như tất cả mọi nuớc đều chỉ trích chính sách của Putin. Một trong những nhân vật chính trị cao cấp nhất của EU đã nói câu: "Người Nga ngày mỗi trở nên cao ngạo và rất khó nói chuyện với họ” – ông chỉ trích Nga khi nhắc tới việc Nga tẩy chay rượu vang của Georgia (Gruzia) và Moldavia chỉ vì hai nước này tách ra khỏi quỹ đạo của Kremli. Alexander Dugin, một nhà xã hội học Nga chẳng thèm úp mở: "Với tính khí khó chịu của Georgia và Moldavia, vào thời điểm khác, chúng tôi đã có thể cho quân chiếm đóng. Nhưng hiện nay, an ninh của những nước này được Liên hiệp Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo đảm. Vì thế chúng tôi đánh vào kinh tế. Chúng tôi muốn cho người ta thấy rằng, kẻ nào ưỡn ngực lên với Nga, kẻ đó sẽ lãnh đòn".

Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, "Nga phạm sai lầm khi gây chiến với tất cả, từ Ba Lan, Ukraine đến EU, với cả Hoa Kỳ về Iran hay các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại vùng Trung Á. Nó sẽ có tác động trả đũa ngược lại”.

Trong khi đó, chỉ huy (NATO), tướng James L. Jones nói: “Cắt nguồn dầu và hơi đốt là mối đe dọa lớn nhất hiện nay của chúng ta sau nguy cơ khủng bố". Ông cũng cho biết rằng, NATO coi an toàn năng lượng là một trong những ưu tiên và NATO đang tìm kiếm một kế hoạch phối hợp nguồn năng lượng chung cho các nước thành viên.


Putin vừa là liên minh vừa là đối thủ của W. Bush?


Sau cơn đê mê qua cửa sổ tâm hồn — Ảnh: AP
Mối quan hệ được xem là thân mật giữa G. Bush và Putin cũng như việc Hoa Kỳ làm ngơ trước nhiều vấn đề của Nga làm người ta đặt không ít dấu hỏi cho chính sách của Washington hiện nay. Phải chăng cái giá cho việc Nga ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố quá đắt như vậy?

Phó tổng thống Hoa Kỳ, ông Dick Cheney nói: “Hoa Kỳ đang có biểu hiện sự bất chấp trước những thay đổi đi ngược lại dân chủ của Nga”.

Trong bản tường trình của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của quốc hội Hoa Kỳ gần đây viết: “Chính sách của Hoa Kỳ với Nga đang đi sai đường rầy và quyết toán 5 năm gần đây nhất rất tiêu cực”.

Stefen Sestanovich, tác giả chính của bản tường trình nói: “Tổng thống Putin đang đi tìm khả năng tái lập lại chính sách quốc tế mà Liên Xô đã có, khoét sâu thêm những khác biệt ngăn cách Nga với Hoa Kỳ và EU”.

Theo các nhà chuyên môn, lợi dụng ưu thế về nguồn cung cấp năng lượng, trong suốt thời gian qua, Putin đã liên tiếp dùng nó làm công cụ gây khó khăn cho những nước thuộc hệ thống Xô-Viết cũ đã tuột khỏi tầm ảnh hưởng của mình. Putin đang quay lưng lại với nhiều tiêu chuẩn dân chủ. Các cơ quan nhà nước của Nga không hoàn hảo trong lĩnh vực hợp tác với các tổ chức quốc tế. Một số viên chức Nhà Trắng thỉnh thoảng có đưa ra những lo ngại về vấn đề hạn chế dân chủ của Nga, nhưng với một giọng nhẹ nhàng. Rõ ràng, chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ coi Nga như một đồng minh chiến lược đã tạo điều kiện cho Nga dễ dàng chiếm thế thượng phong với các nước có chung biên giới, ở vùng Caucasia và các nước Đông Nam Á.

Bản tường trình nhận định việc Hoa Kỳ chấp nhận để Nga tham dự nhóm các nước giàu nhất thế giới G7 như một quan sát viên nhưng de facto Nga là một thành viên thứ 8. Các chuyên viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại đề nghị chính phủ Mỹ cần tận dụng hội nghị thượng đỉnh G8 tới đây để tạo áp lực với Nga trong chính sách đối ngoại. Trong vấn đề năng lượng, Hoa Kỳ nên có một chính sách chung với EU và cần áp dụng luật phủ quyết của mình nếu Moscow ngăn cản các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ hội nhập châu Âu và kinh tế thế giới.

Thử nghiệm đầu tiên về thiện chí của Nga có thể là thái độ của Nga trong vấn đề trừng phạt Iran dựa trên điều 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Thể nhưng, Nga và Trung Quốc vẫn là vật cản khó vượt qua để đưa ra một dự thảo nghị quyết chung, cho tới hôm nay vẫn chưa mang lại một đồng thuận nào, dù cho Iran vẫn cứng rắn thách đố mọi hậu quả có thể xảy ra.

Chưa thấy một tín hiệu mạnh mẽ nào của Nhà Trắng trước báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Và với cuộc họp thượng đỉnh G8, người ta dự đoán khó mà có được một hy vọng gì lớn lao.

Fidor Lukianov, sếp của tạp chí Nga "Russia in Global Politic" nói với phóng viên nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza hôm 05/05/2006 rằng: "Hiện nay Nga đã nhìn nhận ra sức mạnh của mình và sẽ tự xác định những mục tiêu địa chính trị và thậm chí đối đầu với Mỹ".

Chắc chắn với một tình hình mới của ván bài chính trị thế giới, quan hệ giữa Washington và Moscow trong thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi.

Warsaw, 06/05/2006

Copyright © 2006 DCVOnline

Hitler

Giấc mộng nghệ sĩ

Hitler chào đời ngày 20.4.1889 ở Lindau, một thị trấn gần biên giới Áo -Thụy Sĩ. Bố là nhân viên hải quan, qua đời khi con trai mới 13 tuổi. Ông bố rất nghiêm khắc, lạnh lùng, trong khi bà mẹ rất yêu con nên Adolf (Hitler) cũng rất thương mẹ. Hitler được tiếng thông minh nhưng lười học, chỉ thích môn lịch sử vốn do các thầy giáo rất yêu nước giảng dạy, rằng Đức là một dân tộc hùng mạnh.

Đường học vấn dở dang, nhưng cái chết của ông bố khiến ông con không còn bị ép chọn nghề vào đời nữa. Hitler tự cho mình là một nghệ sĩ, một nghề danh giá vượt trên mọi nghề và khát vọng trong chỉ một ngày có thể trở thành tác giả của họa phẩm hoặc một một công trình kiến trúc vĩ đại. Thế là tay oắt con này chỉ ở nhà, đọc sách, vẽ vời, xem kịch nghệ và rất thích nhạc của đại nhạc sĩ Wagner.

Giống như bao thiếu niên thời ấy, Hitler cũng được hưởng môi trường của một xã hội đã phát triển tương đối văn minh. Vì thế, cũng không mấy khác mọi thiếu niên khác, ngoài "khuyết điểm" là quá tham vọng, dễ nổi loạn, cực đoan, rất vụng về, đôi khi đến thô lỗ trong quan hệ với bạn gái.

Năm 1907, Hitler rớt trong kỳ tuyển sinh vào trường nghệ thuật Vienna (Áo). Tiền trợ cấp trẻ mồ côi và vay người thân cạn sạch, hắn "đi bụi" trong những năm 1909-1913, làm những việc vặt như vẽ tranh "sao chép". Trong cuốn Mein Kampf, Hitler khoe từng là thợ xây dựng.

Dù nghèo nhưng Hitler vẫn học đòi giao du với trí thức thành Vienna, nơi trước Thế chiến 1 là chốn hội tụ của tầng lớp trưởng giả lắm ý tưởng chính trị và cũng mê nghệ thuật. Hitler đọc báo ngấu nghiến, cười mỉm với những bức biếm họa, đi xem Quốc hội đế chế Áo-Hung họp.

Cuộc sống ở Vienna càng làm Hitler tin vào bài học "dân tộc thượng đẳng" của các ông giáo làng Lindau, và đâm chán đế chế Habsburg. Tự ái "nghệ nhưn" nổi lên, Hitler tự cho thuộc thượng đẳng, không muốn đứng chung hàng ngũ với tầng lớp lao động. Đó là mầm mống của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, bắt đầu xuất hiện và phát triển sau này trong người Hitler.

Lính quèn lên đời

Năm 1913, Hitler quyết định trốn nghĩa vụ quân sự, tìm đến thành phố Munich, sống như thuở hàn vi ở Vienna. Thế chiến 1 bùng nổ, Hitler lại ngả sang phía cực đoan khác, viết thư bằng máu tình nguyện gia nhập một tiểu đoàn ở Bavaria. Nhưng chẳng phải yêu nước hay gì khác, mục đích chỉ là để có được chút vai vế trong xã hội. Đó là con đường thoát khỏi cảnh bơ vơ, không được xã hội thừa nhận.

Tuy được trao tặng huân chương chữ thập sắt số 1, nhưng không được lên lon, mãi là anh lính quèn "đơ-zèm cùi bắp", do không có khả năng chỉ huy. Cái hận của một kẻ tự ty lại có dịp bùng lên.

Phe xã hội thắng vào tháng 11.1918 càng khiến Hitler bị sốc, từ đó bắt đầu ghét cay ghét đắng Do Thái. Nhưng Hitler vẫn tiếp tục mặc áo lính, vì chẳng thích trở lại cuộc sống bơ vơ nữa. Hitler may mắn được gọi vào ban tuyên truyền của quân đội, được giao nhiệm vụ hướng dẫn tinh thần yêu nước kiểu Đức và chống phe xã hội. Hitler tỏ ra có khiếu nói, và dường như tìm thấy "tiềm năng" trong công việc này, nói chứ không cần làm.

Năm 1919, "tuyên truyên viên" giỏi Hitler được đảng Công nhân Đức (DAP) chú ý và mời gia nhập. Lúc đó DAP là một tổ chức nhỏ xíu, nhưng toàn những đảng viên yêu nước và bài Do Thái hết mình. Họ hạ mục tiêu phải ngăn chặn đảng Dân chủ xã hội (SDP) có thêm nhân sự. Hitler nhận lời mời ngay tắp lự, phần vì có cảm tình với chủ trương của DAP. Nổi lên trên hết, Hitler thấy đó là cơ hội để kiếm thêm sự ủng hộ cho những ý tưởng cực đoan.

Tháng 7.1921, Hitler nắm vai trò lãnh đạo đảng, đổi tên đảng thành đảng Công nhân xã hội quốc gia (NSDAP, gọi gọn là Quốc xã) và không đầy 12 năm sau, đảng trở thành bự nhất Đức, đưa Hitler lên làm TTg...

72 năm sau, TTg Hitler vừa bị loại khỏi danh sách "những công dân danh dự" của thị trấn Lindau (bang Bavaria). Hội đồng thị trấn họp vừa họp tuần rồi, nhất trí đi đến quyết định này, vì "thật phi lý nếu cứ tôn vinh Hitler". Thật ra chẳng ai để ý cái tên Hitler được ghi trong danh sách này. Hội đồng thị trấn cũng chẳng nhớ để "gạch xóa", cho đến khi có người đề xuất làm một bảng đồng tôn vinh những con dân của thị trấn, người ta mới phát hiện và sực nhớ.

Tân bảo thủ và chính sách ngoại giao Mỹ hiện nay

Trần Hữu Dũng



Từ khi George W. Bush nhậm chức tổng thống (và nhất là sau 11 tháng 9 năm 2001), chính sách ngoại giao của Mỹ đã gây sửng sốt cho hầu như mọi người (dù ủng hộ hay chống Bush). Sự ngạc nhiên này có thể vì hai lẽ chính:



Thứ nhất, vì cuộc bầu cử năm 2000 có nhiều mờ ám, Bush lại không được đa số phiếu của dân Mỹ,[3] nên ai cũng nghĩ là ông sẽ rụt rè, nhút nhát, vậy mà chính phủ Bush lại có những chính sách ngoại giao xác quyết khác thường. Vài sự kiện nổi bật: (1) Quyết định đơn phương bất chấp dư luận quốc tế (rút khỏi thoả ước Kyoto về khí quyển, chống lại Toà Án Hình Sự Quốc Tế, hủy bỏ hiệp ước ABM với Nga); (2) ủng hộ Israel gần như không điều kiện; (3) nhất quyết lật đổ Saddam Hussein, chiếm đóng Iraq. Chẳng những thế, dù bị chỉ trích, nhạo báng là đạo đức giả, là bịp dân, là chà đạp dân quyền (ngay với dân Mỹ), là bất chấp chủ quyền nước khác, Bush vẫn không chùn bước.



Thứ hai, và có lẽ nghịch lí hơn, Bush, hiển nhiên không phải là người trí thức, lại cầm đầu một chính phủ tương đối “trí thức”, nhất là trong lãnh vực ngoại giao và quốc phòng. Đa số không có vẻ quá hám tiền tài hoặc quyền chức. Một số lớn những người (trong lẫn ngoài chính phủ) có dấu ấn sâu đậm trên chính sách ngoại giao của Bush là những người sống tương đối đạm bạc:[4] viết sách, làm báo, dạy học, biện luận, dàn dựng một căn bản học thuyết cho chính sách ấy. Sự gắn kết chính sách và lí thuyết như thế là một điều hiếm có xưa nay, nhất là trong lịch sử nước Mỹ.



Nhiều nhà bình luận, nhà báo, đã cho rằng chính quyền Bush đang nằm trong tay một nhóm gọi là tân bảo thủ (neo-conservatives, gọi tắt là neo-cons). Do đó, nhiều người cho rằng muốn hiểu chính sách của Bush thì phải hiểu thế giới quan tân bảo thủ. Nhóm này chẳng những chia sẻ nhiều tư tưởng giống nhau mà còn có một số liên hệ thân tộc (gia đình Kristol, chẳng hạn, đều nằm trong hàng ngũ lãnh đạo tân bảo thủ), và quan hệ việc làm (chẳng hạn như nhiều người tân bảo thủ chủ chốt đã biết nhau từ khi cùng làm trong ban nghiên cứu của thượng nghị sĩ Henry Jackson[5] những năm 1970, sau đó cùng là quan chức cao cấp trong chính phủ Reagan và Bush cha). Song điều lôi cuốn nhiều chú ý là đa số thành viên của nhóm tân bảo thủ là người gốc Do Thái và triệt để ủng hộ Israel.[6] Rồi gần đây lại thêm một phát giác mới: phần lớn nhóm này đã là môn đệ, hoặc chịu ảnh hưởng của Leo Strauss, một học giả trước đây ít người nghe tiếng.[7] Những đặc điểm này tạo cho nhóm tân bảo thủ một phong cách bí hiểm, huyền thoại (theo nghĩa rộng). Đi xa hơn, có người cho rằng nhóm tân bảo thủ đã hoạt động như một băng đảng (bí mật) nắm mọi quyền hành trong chính phủ Bush, nhất là về chính sách đối với Trung Đông và châu Âu. Bush gần như một bù nhìn!



Bài này nhằm giới thiệu nguồn gốc và ảnh hưởng của nhóm tân bảo thủ trong chính quyền Bush hiện nay, và đưa vài đánh giá về giả thuyết là phe này đã thật sự “đoạt chính quyền”.



1. Tân bảo thủ là gì?



Nguồn gốc của danh hiệu “tân bảo thủ” vẫn còn khá mù mờ. Oái oăm là, có thể người đặt danh từ này chính là Michael Harrington, một tác giả Mỹ nổi tiếng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa,[8] là một người không ưa gì phe này. Dù do ai đặt ra, lúc đầu danh hiệu này là để gọi một số trí thức “phóng khoáng” (liberal), từng theo phe tả (thậm chí nhiều người đã là đảng viên có thẻ của đảng cộng sản). Những người nổi tiếng nhất trong nhóm này là các học giả và nhà báo Norman Podhoretz, Irving Kristol, Allan Bloom (dưới đây sẽ nói thêm). Đa số là Trốt kít vào những năm 1930-40. Tuy nhiên, sau những sự cố ở Liên Xô (Stalin) và Đông Âu (Hungari), họ quay sang chống cộng vào những năm 1950, và vì chiến tranh Việt Nam (cùng những xáo trộn trong xã hội Mỹ vào thời kỳ này) một số nữa trở thành cực hữu vào những năm 1960-70. Gọi họ là “tân bảo thủ” để phân biệt với những người bảo thủ “kiểu cũ” như Barry Goldwater. [9]



Lúc đầu, lập trường tân bảo thủ là cá biệt về (bảo thủ) xã hội và văn hoá hơn là quân sự và ngoại giao. Họ chế nhạo phe tiến bộ của Mỹ, cho là phe này quá ngây thơ, dễ tin, mềm yếu. Như câu nói đáng nhớ của Irving Kristol, tân bảo thủ là những người phóng khoáng “bị thực tế trấn lột” (mugged by reality”). Về chính trị và ngọai giao, họ hô hào một chính sách chống cộng cứng rắn, nhưng không đưa những chi tiết rõ rệt. Lập trường này trở thành rạch ròi hơn, chi tiết hơn, bắt đầu từ thời Reagan. Nhưng trên hết, họ không ưa phe liberal của Mỹ vì phe này không ủng hộ Israel hoàn toàn như họ muốn.





2. Leo Strauss và Albert Wohlstetter



Gần đây, một số báo chí đã phát giác là hầu như mọi người trong phái tân bảo thủ đều là học trò (hoặc học trò của bạn) của Leo Strauss, và ít hơn một chút, nhưng cũng không kém quan trọng, là của nhà nghiên cứu chiến lược quân sự Albert Wohlstetter. Hai người này là ai?



2.1. Leo Strauss



Leo Strauss (1899-1973) là một học giả gốc Do Thái sinh ở Đức, học trò của triết gia Martin Heidegger. Năm 1934, sau khi Quốc xã lên cầm quyền, ông rời Đức đi lưu vong. Sau một thời gian ở Pháp[10] và Anh, Leo Strauss định cư ở Mỹ từ năm 1937, làm giáo sư ở đại học Chicago trong nhiều năm cho đến khi hưu trí. Strauss đã viết gần hai mươi quyển sách, hầu hết là về những nhà hiền triết cổ đại La Hi như Plato, Xenophon, Machiavelli, và triết gia Anh John Locke.



Tư tưởng của Strauss có hai nguồn. Thứ nhất, ông đã sống qua chế độ Cộng hoà Weimar,[11] bị cả Quốc xã lẫn Cộng sản khuynh đảo. Từ kinh nghiệm ấy, Strauss cho rằng bản chất của bạo chế là chủ nghĩa bành trướng (expansionism), và phải chống chủ nghĩa này đến cùng, bằng vũ lực nếu cần. Strauss nhấn mạnh tính mỏng manh, dễ vỡ (fragility) của thể chế dân chủ. Ông cho rằng, muốn trường tồn, một chế độ dân chủ phải đối đầu không nhân nhượng với bạo chế. Như Shadia Drury (1988, 1999) nhận xét, Strauss rất khắc khổ (“Spartan”), cho rằng mọi người đều phải luôn đấu tranh để sinh tồn. Một xã hội thái bình là một xã hội sẽ suy đồi.



Thứ hai, từ bài học của các nhà hiền triết cổ đại, Strauss nghiệm rằng thể chế chính trị có một sự quan hệ căn bản cho nhân loại vì nó nhào nặn con người. Leo Strauss dị ứng với hệ tư tưởng “hậu hiện đại” (post-modernism). Theo Strauss, tính hiện đại là nguyên nhân của sự sụp đổ đạo lí (cơ sở của mọi chế độ), và sự mất mát những “giá trị Âu Châu” căn bản như “lí trí” và “văn minh”. Strauss khẳng định có những giá trị, chân lí tuyệt đối và vĩnh cửu. Tư tưởng này đặc biệt hấp dẫn cho những người bảo thủ chán ngán trào lưu chủ nghĩa “đạo đức tương đối” (moral relativism) của những thập niên 60, 70.



Trong giáo trình của Leo Strauss, triết lí chính trị có một nghĩa khá đặc biệt. Ông suy nghĩ nhiều về liên hệ giữa triết gia và xã hội của triết gia. Nhìn trường hợp Socrates (bị bức tử) Strauss cho rằng triết gia là một đe doạ cho xã hội. Dù suy tư là một sinh hoạt cao quý nhất của con người, đó là một sinh hoạt ngoài khả năng của đa số quần chúng, ông khẳng định. Xã hội đời thường không hiểu nổi chân lí và không dám trực diện sự thực. Sự thực sẽ chỉ gây hỗn loạn trong công chúng. Lí luận như vậy, Strauss cho rằng các bậc hiền triết phải giữ kín chân lí mà họ khám phá, chỉ truyền lại cho vài đệ tử thân tín bằng mật ngữ. Cụ thể hơn, Strauss khuyên đồ đệ chẳng nên viết quá dễ hiểu. Hãy chôn giấu sự thật vào giữa lòng sách (không nên tiết lộ ở những trang đầu, hoặc cuối sách mà người đọc dễ lật tìm!).



Nên nhớ rằng Strauss rất ngưỡng mộ Plato, người có ý nghĩ táo bạo là những vị vua hiền triết (philosopher kings) đôi khi phải phát ngôn những “gian dối cao thượng” (noble lies) để giữ trật tự trong đám đông thiếu hiểu biết (như những người tân bảo thủ sẽ làm sau này). Hơn thế nữa, triết gia không những nên nói dối “cao thượng” với các nhà chính trị, họ còn phải lừa dối công chúng. Strauss cho rằng đối phương luôn luôn cố tình đánh lừa ta, do đó, ta nên giả vờ tin họ, nhưng thầm lặng làm theo ý ta. Nếu cần, phải che giấu sự thật, nói dối công chúng. Những điều này giải thích thái độ của tân bảo thủ (nhất là Wolfowitz) về vấn đề tình báo.



Strauss chịu nhiều ảnh hưởng của Thomas Hobbes (xin nhớ điều này khi đọc Robert Kagan sau đây). Cũng như Hobbes, Strauss cho rằng bản tính con người là hung hăng, nham hiểm. Bản tính này chỉ có thể kiềm chế được bằng một tổ chức chính quyền mạnh mẽ, trên cơ sở dân tộc. Strauss đặt niềm tin vào chiến tranh không ngừng (perpetual war), không phải hoà bình không ngừng. Shadia Drury nhận xét: Quan điểm này tất nhiên đưa đến một chính sách ngoại giao có tính tấn lấn, sừng sỏ (“aggressive, belligerent”)[12]



Tuy Leo Strauss có ảnh hưởng đến nhóm tân bảo thủ, ảnh hưởng đó có lẽ không nặng và xấu như lời cáo buộc của những người vốn không ưa chính quyền Bush. Dù Strauss là một giáo sư có sức lôi cuốn, được học trò mến phục, nhưng ông viết (có thể là cố tình) rất khó hiểu, nên mỗi người hiểu ông một khác. Strauss được hầu hết mọi người công nhận là một học giả uyên bác, một giáo sư tận tâm với môn đệ, không có tham vọng chính trị cá nhân. Song, những người tôn sùng Strauss (như Peter Berkowitz) thì coi ông là thành tâm tận tụy cho tự do và chân lí, còn những tác giả (như Shadia Drury) không ưa Strauss thì cho rắng bản thân ông cũng là “phát xít” không thua gì bọn Quốc xã mà ông thù ghét.



Ảnh hưởng của Strauss mạnh nhất ở điểm ông cho rằng phải theo lời dạy của các nhà hiền triết cổ đại, rằng thành phần trí thức ưu tú có trách nhiệm dìu dắt người lãnh đạo, rằng lắm khi không thể tiết lộ sự thật cho công chúng. Những tư tưởng này của Strauss đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên thế giới quan của học trò ông (và cho những người này một tinh thần “bè đảng” với nhau). Hiển nhiên, bịp dân không phải là độc quyền của tân bảo thủ, nhưng lí thuyết của Strauss cho nó một cứ điểm triết học.



Điều mà ai cũng công nhận là Strauss (qua môn đệ) đã đưa vào tư tưởng chính trị Mỹ một cai nhìn u ám và bi quan về xã hội, con người, và lịch sử. Hành trang tư tưởng của tân bảo thủ là cái nhìn ấy, cộng với ý thức về sức mạnh của Mỹ và cơ hội mà Mỹ đang có, và đàng sau đó (phần nào) là nhiệt tình cho Israel. Strauss cũng ý thức hơn về “bạn” và “thù”, có tiếng dội sau này trong câu nói của Bush: “Các bạn hoặc là đi theo hoặc là kẻ thù của chúng tôi”.[13]



Cũng nên nói thêm, chính vì Leo Strauss và môn đệ là những người mới di cư sang Mỹ (như Max Boot, sinh ở Nga) – thậm chí nhiều người hiện không có quốc tịch Mỹ[14] – nên phái tân bảo thủ hay cãi nhau với phe “cựu bảo thủ” về vấn đề di dân. Phe cựu bảo thủ (như Patrick Buchanan) thì cho rằng Mỹ phải thắt chặt luật nhập cư, còn chủ trương của phe tân bảo thủ là “càng đông càng tốt”. Trong những tháng dẫn đến chiến tranh Iraq, tranh cãi kịch liệt nhất có lẽ là giữa nhóm Buchanan-Novak (bán nguyệt san The American Conservative) và nhóm Kristol-Frum-Goldberg (Weekly Standard, National Review). Những người khác như Henry Kissinger thì đã công khai thú nhận là không hiểu nổi phái tân bảo thủ muốn gì. Nói chung, dân đảng Cộng hoà cố cựu (như Brent Scowcroft hay James Baker, ngay chính Dick Cheney) thì nghĩ đến quyền lợi kinh tế nhiều hơn.



2.2. Albert Wohlstetter



Wohlstetter (1914-1977) xuất thân là giáo sư toán và đã dạy ở nhiều đại học như University of Southern California, Chicago, vv. Tuy nhiên ông được biết nhiều nhất như một chiến lược gia quân sự của “lò nghiên cứu” RAND. Trong cuơng vị này, Wohlstetter đã rất thân cận với các giới chức cao cấp của Lầu Năm Góc và nhiều thành viên quốc hội Mỹ, nhất là nghị sĩ Henry Jackson.



Cũng như Strauss, Wohlstetter đã để lại ảnh hưởng qua học trò, và nhất là mạng lưới học trò cũ mà qua đó ông đã giới thiệu họ với nhau. Người đầu tiên (trong nhóm tân bảo thủ) bị Wohlstetter “hớp hồn” là Richard Perle (sẽ nói thêm dưới đây). Năm 1959, khi còn là học sinh trung học, Richard Perle được con gái của Wohlstetter mời về bơi hồ tắm sau nhà. Perle mê Wohlstetter từ dạo ấy.



Sau những năm ở miền nam California, Wohlstetter về làm giáo sư ở đại học Chicago. Chính ông đã dạy và hướng dẫn Paul Wolfowitz viết luận án tiến sĩ. Richard Perle cũng muốn về học với ông ở Chicago nhưng không được trường này chấp nhận vì điểm kém. Tuy vậy, chính Wohlstetter đã giới thiệu Wolfowitz và Perle về làm cho thượng nghị sĩ Henry Jackson, tạo cơ hội cho hai ông này biết nhau từ đó.



Muốn hiểu ảnh hưởng của Wohlstetter, nên nhớ lại là trong thời kỳ chiến tranh lạnh, lối suy nghĩ chung của những nhà chiến thuật Mỹ là (a) Mỹ nên có nhiều tên lửa, bom hạt nhân, và tên lửa tầm càng xa, bom càng nặng ký càng tốt; (b) khả năng trả đũa ồ ạt sẽ làm đối phương không dám tấn công. Khai triển “triết lí” này, chiến lược của Mỹ là dựa trên quan niệm “Mutual Assured Destruction”, cùng tận diệt (gọi tắt là MAD, còn có nghĩa là “Điên”). Cụ thể, cách ngăn ngừa Liên Xô tấn công là phải có những vũ khí hạt nhân đủ mạnh, bố trí khắp châu lục, trên trời, dưới đất, ngoài biển, để vẫn còn đủ trả đũa tiêu diệt Liên Xô, dù có bị Liên Xô tấn công trước.



Wohlstetter bác bỏ lối suy nghĩ “MAD” ấy. Theo ông, thuyết này sai vì hai điểm. Thứ nhất, nó “vô đạo đức” vì ngầm chấp nhận mức thương vong chắc chắn là rất cao của thường dân. Thứ hai, không một lãnh tụ Mỹ nào sẽ có can đảm trả đũa (dù bị tấn công trước) vì trong thâm tâm họ biết quá rõ là hậu quả sẽ là tận thế. Đối thủ của Mỹ biết vậy, và do đó họ sẽ có thể tấn công trước.



Vì Wohlstetter cho rằng đối phương có thể sẽ hạ thủ trước, ông ta chú trọng đến những phương án mà chính người lãnh đạo Mỹ phải dùng đến vũ khí. Cụ thể, Wohlstetter đề nghị Mỹ có chính sách ngăn chận từng bậc (“graduated deterrence”): Chấp nhận rằng Mỹ có thể có những chiến tranh hạn chế (limited wars). Trong những cuộc chiến tranh này, Mỹ có thể dùng cả vũ khí nguyên tử chiến thuật (tactical nuclear arms) cùng với những vũ khí chính xác và khôn ngoan.[15]



Cụ thể hơn, Wohlstetter chủ trương hai điểm (1) quân đội phải lanh nhẹn (nimble) và (2) vũ khí phải chính xác. Nếu được như vậy thì, theo Wohlstetter, mọi hiểm hoạ sẽ được nhanh chóng “trung tính hoá” (neutralized) trước khi chúng hiện thực, hoặc bằng những lời răn đe có sức thuyết phục, hoặc bằng cách tấn công thật sự.



Wohlstetter ủng hộ chiến tranh Việt nam, ủng hộ vũ khí nguyên tử, và chống hiệp ước SALT/ABM. Đối thủ nổi tiếng nhất của Wolhstetter là Hans Morganthau, tương đối là “bồ câu” trong những vấn đề này.



Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt Wohlstetter quay sang những vấn đề khác. Ông không cho là Liên Hợp Quốc có thể ngăn ngừa các quốc gia “côn đồ” (“rogue”), và không tin những hiệp ước giải giới như ABM. Năm 1995, Wohlstetter viết một bài cho Wall Street Journal trong đó ông lí luận là sự lan tràn của những “bạo chúa gieo rắc kinh hoàng” như Saddam Hussein, Slobodan Milosovic chỉ có thể bị diệt trừ bằng một “liên minh” (“coalition” -- để ý chữ này, thay vì “đồng minh” như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đang được dùng trong chiến tranh Iraq). Liên minh này sẽ sẵn sàng ủng hộ, làm hậu thuẫn cho Mỹ, với những lực luợng chính xác và “biết phân biệt” (discriminating)



Ngoài Perle và Wolfowitz, vài người nữa trở nên thân cận với nhóm tân bảo thủ cũng vì là học trò của Albert Wohlstetter ở Chicago. Trong số đó có Ahmed Chalabi (thủ lãnh Iraqi National Congress[16]), Zalmay Khalilzad (viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đặc trách Afghanistan), Andrew Marshall (đặc trách nghiên cứu về các chiến thuật hiện đại trong Bộ Quốc Phòng Mỹ). Donald Rumsfield cũng bị nhiễm ảnh hưởng của Wohlstetter.[17]





3. Paul Wolfowitz



Paul Wolfowitz (sinh năm 1943) phó bộ trưởng quốc phòng, thường được xem là lãnh tụ nhóm tân bảo thủ trong chính phủ Bush. Cha Wolfowitz là gốc Do Thái, di cư sang Mỹ năm 1920, từng làm giáo sư thống kê tại đại học Cornell. Thuở vị thành niên, Wolfowitz theo cha sống một thời gian ở Israel, và có chị gái lấy một người Israel. Paul Wolfowitz lúc đầu chuyên ngành toán, sau đổi sang hoá học, rồi lấy tiến sĩ khoa học chính trị ở đại học Chicago. Trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông được hoãn dịch vì lí do học vấn.



Khi còn học ở Cornell, Wolfowitz thụ giáo với Allan Bloom, một giáo sư triết bạn của Leo Strauss. Ở Chicago, Wolfowitz viết luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Albert Wohlstetter.[18] Tốt nghiệp, Wolfowitz đi dạy ở Yale, nhưng nhờ móc nối của Wohlstetter, năm 1973 gia nhập ban nghiên cứu của nghị sĩ Henry Jackson, cùng nhóm với Richard Perle. Vào thời Reagan, Wolfowitz là thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á (có “công” sắp xếp cho Ferdinand Marcos lưu vong), sau đó làm đại sứ ở Indonesia. Trong chính phủ Bush cha, Wolfowitz đổi sang Lầu Năm Góc (làm thứ trưởng đặc trách chính sách), trực tiếp dưới quyền Cheney. Khi Clinton lên, Wolfowitz trở về đại học, làm trưởng khoa quan hệ quốc tế tại đại học Johns Hopkins.



Vào năm cuối (1992) thời Bush cha, Wolfowitz chỉ huy một nhóm diều hâu trong Lầu Năm Góc soạn thảo một báo cáo có tựa là “Hướng dẫn hoạch định quốc phòng” (“Defense Planning Guidance”, gọi tắt là DPG). Tài liệu này là “bản đồ chính sách” của Mỹ cho thế kỉ 21, trong đó Wolfowitz (được Cheney nhiệt tình ủng hộ) chủ trương ba điểm:



(1) Với sự sụp đổ của Liên Sô, từ đây về sau Mỹ sẽ không để nước nào, dù đồng minh hay đối thủ, thách thức vị thế cường quốc số một của Mỹ. Mỹ phải có sự hiện diện quân sự thường trực khắp nơi để ngăn ngừa mọi quốc gia có ý cạnh tranh với Mỹ bất cứ đâu, ở bất cứ lãnh vực nào (kinh tế hay quân sự).



(2) Chủ thuyết ngăn chận (containment) của Mỹ thời chiến tranh lạnh không còn là hợp thời nữa. Từ nay Mỹ phải nhắm “thiết lập và củng cố một trật tự mới”, bằng cách đánh phủ đầu các nước khác, nếu cần.



(3) Thay vì dựa vào các thể chế quốc tế đa phương (như Liên Hợp Quốc), Mỹ nên lập những liên minh cho “từng trường hợp” (ad hoc) để đối phó với mỗi cuộc khủng hoảng (khi hết khủng hoảng thì cũng hết liên minh).



“Hướng dẫn hoạch định quốc phòng” của nhóm Wolfowitz đã bị hầu hết chính giới và báo chí Mỹ lúc ấy chỉ trích kịch liệt, cho là quá hiếu chiến, ảo mộng đế quốc, do đó vẫn còn được chính thức xếp là “tối mật” cho đến nay. Tuy nhiên nó là cơ sở của “Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” (National Security Strategy (NSS)) do Bush con ký ngày 21 tháng 9 năm 2002. Chính Wolfowitz, bốn ngày sau 11/9, đã đề nghị Bush nên tấn công Iraq thay vì Afghanistan.



Vào giữa thập kỉ 90, có thêm một yếu tố mới ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm tân bảo thủ: Chính sách của Israel và sự đắc cử của Benjamin Netanyahu (sau khi Yitzhak Rabin, người hùng của hiệp định Oslo, bị ám sát năm 1995). Cụ thể, từ mùa xuân 1997 Wolfowitz và nhóm diều hâu của đảng Cộng Hoà bắt đầu cổ vũ cho một chiến sách cứng rắn hơn đối với Iraq.



Với đề nghị của Douglas Feith (xem dưới đây), năm 2002 Wolfowitz cho thiết lập “Vụ Kế hoạch Đặc biệt” (“Office of Special Plans”) do Abram Shulsky[19] làm thủ trưởng, báo cáo trực tiếp cho Feith.



Abram Shulsky cũng là học trò của Leo Strauss ở Chicago, cùng lúc với Wolfowitz. Nên nhắc lại, đối với Strauss, “nghệ thuật giữ bí mật” là một trong những di sản trí thức đáng nhớ nhất của các nhà hiền triết cổ đại. Ngay từ năm 1999, Shulsky (và Gary Schmitt[20]) viết bài “Leo Strauss and the World of Intelligence (By Which We Do Not Mean Nous)”, (“Leo Strauss và Thế giới Tình báo”).[21] Trong bài này, lấy ý Strauss, Shulsky và Schmitt cho rằng tình báo Mỹ có nhiều nhược điểm (1) Một là, ngành này đã không thực sự thông hiểu “bản tính lật lọng” (duplicitous nature) của những chế độ mà Mỹ đang đối đầu. (2) Hai là, sự bất lực của ngành này khi mà đối thủ cố tình che giấu (deliberate concealment). (3) Ba là, tình báo Mỹ vẫn còn dùng phương pháp “chứng minh” của các ngành khoa học xã hội (dựa vào các phân tích định lượng, xác suất, vv..)



Theo Shulski (học từ Strauss) tình báo phải đi tìm cái “nghĩa kín” (“hidden meaning”), phải nhìn thông tin qua lăng kính của triết lí chính trị để hiểu thực chất của các chế độ khác nhau. Dĩ nhiên, nhóm Shulsky không tin CIA và DIA,[22] mà nghe lời của Ahmed Chalibi và nhóm Iraqi National Congress hơn. Cheney và nhóm diều hâu tân bảo thủ đã dựa vào nhóm của Shulsky hơn là vào CIA. Chính giám đốc CIA (trong điều trần ngày 9 tháng 3, 2004) cũng xác nhận là nhóm này đã báo cáo riêng cho Nhà Trắng sau lưng CIA.



Trong nhóm tân bảo thủ trong chính phủ Bush, Wolfowitz có lẽ là một người khó hiểu nhất. Nhiều người cho rằng Wolfowitz là người tương đối có lí tưởng (dù sai lầm), thật lòng muốn truyền bá cái “dân chủ” của Mỹ đến những quốc gia khác. Không như những người tân bảo thủ khác, Wolfowitz không biện hộ cho chính sách Mỹ trên căn bản lợi ích kinh tế vật chất của Mỹ.





4. Richard Perle



Richard Perle (sinh năm 1941), thạc sĩ chính trị học (Đại học Princeton, 1967), là bạn của Wolfowitz từ khi hai người cùng làm cho nghị sĩ Henry Jackson. Trong phái tân bảo thủ, Perle là người chịu ảnh hưởng của Wohlstetter nhiều nhất. Ngoài ra, ông cũng thân cận với nhà bình luận Irving Kristol, “bố già” phái này.[23] Trong thời Reagan, Perle làm phụ tá bộ trưởng quốc phòng, nổi tiếng là hiếu chiến, cực lực chống mọi hiệp ước kiểm soát vũ khí, do đó thường được gọi là “Ông hoàng U ám” (“Prince of Darkness”). Cũng có người gọi Perle là “Diều hâu của diều hâu” (“The hawks' hawk”).



Ở những thời điểm khác nhau, Perle kêu gọi phải có thêm vũ khí nguyên tử tốt hơn, chế nhạo ý niệm “kiểm soát vũ khí”, đòi xé bỏ hiệp uớc ABM, khẳng định rằng Liên Xô không đủ sức chạy đua vũ khí với Mỹ. Perle hô hào phải chiến thắng ở Việt Nam (đổ bộ miền Bắc nếu cần). Ông ta ủng hộ Israel chiếm Lebanon, lật đổ chính quyền Sandinistas ở Nicaragua, hối thúc Mỹ nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, cam kết bảo vệ Đài Loan, và công khai khinh miệt Liên Hợp Quốc.



Năm 1996 Perle là tác giả chính (cùng với bảy người nữa, trong đó có Wolfowitz, Feith, Wurmser) một báo cáo[24] cho chính trị gia Israel cực hữu Benjamin Netanyahu . Đó là một sách lược hết sức hiếu chiến, khuyên Israel xé bỏ hiệp ước Oslo, “giải phóng” Iraq, thay đổi chế độ ở Syria, Saudi Arabia, Jordan...



Khi Bush con lên cầm quyền, Perle được mời làm nhân vật số 3 ở Lầu Năm Góc song từ chối, có lẽ vì muốn đứng ngoài chính phủ để tiện kinh doanh. (Perle có nhiều dính líu tai tiếng đến hoạt động buôn bán vũ khí của Israel, và sau này cố vấn cho các công ty hưởng lợi nhờ Bộ An Ninh Nội Địa của Mỹ mới thành lập). Cho đến gần đây, ông là chủ tich của Defense Policy Board, một ban tư vấn chính sách quốc phòng có rất nhiều ảnh hưởng ở Lầu Năm Góc. Vì bị tai tiếng lợi dụng móc nối để kinh doanh, Perle phải từ chức chủ tịch Defense Policy Board vào tháng 3/2003, và từ chức hẳn vào tháng 3/2004.





5. Những người tân bảo thủ khác trong chính phủ Bush



5.1. Condoleezza Rice



Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Bush thật ra không phải là người phe tân bảo thủ ngay từ đầu. Bà tốt nghiệp ở đại học Denver và con đuờng tiến thân của bà nhờ nhiều vào nhóm cựu bảo thủ như Brent Scowcroft,[25] George Shultz.[26] Tuy nhiên, bà cũng có nhiều quan điểm tân bảo thủ, nhất là về cái tối thượng của quyền lợi nước Mỹ . (Bà thường mở đầu các cuộc phỏng vấn, thuyết trình, với câu hỏi: “Quyền lợi của Mỹ là gì?”) Bà được nhiều người biết qua bài “Protecting the National Interest” (“Bảo vệ Quyền lợi Quốc gia”) đăng trên Foreign Affairs năm 2000. Trong đó, Rice (như các người tân bảo thủ khác) cũng kêu gọi Mỹ lật đổ Saddam Hussein, nhưng là qua các nhóm đối lập Iraq thay vì dùng lính Mỹ. Trong phe diều hâu, Rice là người hay dùng “đạo đức” để biện hộ cho chính sách Mỹ, có lẽ do ảnh hưởng phần nào của gia đình (cha là giáo viên kiêm mục sư, mẹ cũng là giáo viên). Condoleezza Rice rất tương đắc với Richard Perle ở chỗ cả hai đều mạnh mẽ chủ trương Mỹ không cần tham vấn nước nào khác khi ra quyết định. Bà khinh miệt chính sách đa phương của các chính phủ trước, nhất là của Clinton.



Thật sự, phe tân bảo thủ không coi Condoleezza Rice (bỏ đảng Dân Chủ sang đảng Cộng Hòa năm 1983) như là cùng nhóm của họ. Một phần là vì lúc còn làm cho Scowcroft, Rice ủng hộ Gorbachev thay vì Yeltsin, trong khi phe Cheney, Wolfowitz, Libby thì ủng hộ Yeltsin chống lại Gorbachev. Có lẽ vì không tin cẩn Rice, phe diều hâu gài hai người vào làm phụ tá cho bà. Một là Stephen Hadley (đàn em của Cheney và Wolfowitz), chủ tịch một ủy ban cấp thứ trưởng họp nhiều lần mỗi tuần để bàn chuyện ngoại giao và quốc phòng. Người kia là Elliot Abrams, từng là phụ tá của Reagan, bị ra toà vì vụ buôn bán vũ khí với Iran. Abrams cầm đầu phòng Trung Đông sự vụ trong hội đồng an ninh quốc gia của Condoleezza Rice. Ông ta cũng là con rể của Norman Podhoretz (xem dưới đây, đoạn về William Kristol).





5.2. John Bolton



Bolton là phụ tá bộ trưởng tư pháp trong thời Reagan, chuyển sang làm phụ tá bộ trưởng ngoại giao (chuyên trách vấn đề các tổ chức quốc tế) trong thời Bush cha, và hiện là thứ trưởng ngoại giao chuyên trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế. Bolton không phải là gốc Do Thái, tuy nhiên ông ta là đàn em của Jesse Helms,[27] gần gũi với phái “Christian right” (đạo Tin lành cực hữu) hơn là những người tân bảo thủ khác. Ông ta từng nói “Nếu toà nhà tổng thư ký Liên Hợp Quốc ở New York bị nổ tung mất 10 tầng thì cũng không có hại chi cả”. [28]





5.3. Douglas Feith



Phụ tá trực tiếp cho Wolfowitz ở Lầu Năm Góc là Douglas Feith, luật sư, đã từng làm phụ tá cho Perle trong thời Reagan,[29] Feith nổi tiếng là một người tính tình rất “khó chịu” và thường là nguyên do xung khắc giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Feith là gốc Do Thái diều hâu cực hữu, luôn nghĩ đến quyền lợi của Israel. Trong bài “A Strategy for Israel” (“Một Chiến lược cho Do Thái”) năm 1997, Feith (viết chung với Richard Perle) bảo Israel phải tái chiếm các khu vực hiện do nhà cầm quyền Palestine cai quản, dù phải trả cái “giá bằng máu” đắt. Thay vì “đổi đất lấy hoà binh”, Feith khuyến cáo Netanyahu hợp tác với các quốc gia láng giềng để lật đổ Hussein. Feith hiện phụ trách “Office of Reconstruction and Humanitarian Assistance for Iraq” (“Văn phòng Tái thiết và Viện trợ Nhân đạo cho Iraq”).





5.4. David Wurmser



David Wurmser, phụ tá đặc biệt cho Bolton, là nhân vật hiếu chiến nhất trong bộ ngoại giao. (Nên để ý: Colin Powell bị Bolton và Wurmser là người của Cheney và Wolfowitz bao vây.)



Wurmser không phải là phe “đạo đức” (như Condoleezza Rice), hay lí tưởng dân chủ, song, gần như hơn ai hết, ông ta nhìn chính sách Mỹ qua lăng kính quyền lợi của Israel. Tóm tắt, Wurmser xem Mỹ và Israel như một đối với tất cả các quốc gia khác ở Trung Đông. Năm 1999 Wurmser cho xuất bản quyển “Đồng minh của bạo chúa: Sự Thất bại của Mỹ trong việc Đánh bại Saddam Hussein”[30] (Perle viết lời tựa), phác hoạ hình ảnh Trung Đông sau khi Saddam bị lật đổ, nhất là ảnh hưởng đối với Syria và Iran, sẽ “tốt” đến bực nào. Theo Wurmser, Mỹ và Israel phải đập tan – không chỉ giải giới – những chế độ “cực đoan” ở Trung Đông, cho dân vùng này bài học rằng nếu chống lại Mỹ hoặc Israel thì phải diệt vong. Wurmser kêu gọi Mỹ và Israel phải để ý khai thác ngay cơ hội đến từ khủng hoảng. Ông ta viết: “Khủng hoảng có thể là cơ hội”. “Hỗn loạn là tốt” (“chaos is good”) “đoạn tuyệt” (“clean break”) là những câu Wurmser thường hay nói. Sách lược chiến tranh cho Mỹ và Israel do Wurmser phác hoạ được xuất bản vào tháng giêng năm 2001, chín tháng trước ngày 11/9. Vợ của David Wurmser là Meyrav Wurmser (con gái một lãnh tụ cực hữu Israel) cũng là một tác giả năng động trong nhóm tân bảo thủ, chuyên viết về những kịch bản gián điệp “rùng rợn” (chằng hạn như Saddam Hussein và Al Qaeda đã cộng tác với nhau như thế nào, CIA cố tình “chơi xấu” Bộ Quốc Phòng Mỹ ra sao, v..v..).



5.5. Ahmed Chalabi và Judith Miller



Cũng nên ghi thêm là Paul Wolfowitz và Ahmed Chalabi là bạn thân hồi còn học ở Chicago (gần đây, Chalabi đã bị thất sủng với nhóm tân bảo thủ Mỹ vì có tin cho rằng Chalibi đã hứa với Iran là sẽ bảo vệ quyền lợi Iran, không dùng Iraq để làm bàn đạp chống Iran). Nhóm Wolfowitz (Middle East Media and Research Institute -- MEMRI) còn có Judith Miller, nữ ký giả nổi tiếng của tờ New York Times, chuyên trách về vũ khí sinh hoá. Chính Judith Miller hay viết những bài trên New York Times bảo là “theo nguồn tin thông thạo” Iraq có đầy những vũ khí hũy diệt hàng loạt (WMD), và cũng giúp quảng cáo Chalabi với báo giới.



6. William Kristol



Trong lúc nhánh tân bảo thủ của Paul Wolfowitz nghiêng nhiều về mặt chiến thuật (chủ trương đánh phủ đầu), và nhánh của Richard Perle nhấn mạnh đến quyền quyết định đơn phương của Mỹ, thì nhánh thứ ba, tiêu biểu là William Kristol, cổ vũ cho vai trò đế quốc của Mỹ.



William Kristol (sinh năm 1953) là tiến sĩ chính trị học, có một thời dạy Harvard. Ông là con của nhà bình luận tân bảo thủ tên tuổi Irving Kristol (chủ bút tờ Public Interest) và bà Gertrude Himmelfarb, một trí thức cũng khá nổi danh. Bạn thân của Irving Kristol là Norman Podhoretz, chủ bút nguyệt san Commentary (tự xưng là cơ quan ngôn luận của người Mỹ gốc Do thái). Norman Podhoretz là cha vợ của Elliot Abrams (xem đoạn về Condoleezza Rice phần trên).



Trừ vài năm làm chánh văn phòng cho phó tổng thống Dan Quayle (thời Bush cha), William Kristol hoạt động ngoài chính quyền, ăn nói khôn ngoan, nổi tiếng là trí thức, có biệt danh là “bộ óc của Dan Quayle”. Kristol hiện là tổng biên tập tuần báo Weekly Standard (chủ là ông trùm báo chí cực hữu người Úc Rupert Murdoch). William Kristol là điển hình cho một nhánh quan trọng của phái tân báo thủ, một thứ “hậu phương trí thức”. Họ là những người năng nổ phát tán tư tưởng tân bảo thủ qua các cơ quan ngôn luận, tranh đấu trên mặt trận tư tưởng hơn là trong nội bộ chính quyền như Perle, Wolfowitz.



Weekly Standard được coi là ống loa của nhóm tân bảo thủ, đã cổ vũ “thay đổi chế độ” -- chẳng những ở Iraq, mà còn ở Saudi Arabia, Syria, vv.. -- ngay từ thập kỉ 90. Kristol là bạn thân của Perle, Kagan (xem dưới đây) và giao thiệp rộng rãi trong đảng Cộng Hoà. Tuần báo này hô hào Mỹ dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi và “giá trị” của Mỹ khắp mọi nơi, chớ ngần ngại làm đế quốc. Trong cuộc bầu cử năm 2000, nhóm này ủng hộ McCain thay vì Bush (cho là Bush quá yếu), và thường chỉ trích Colin Powell về cái mà họ gọi là tính “nhút nhát” của ông này.[31]



Chính bộ phận này của phe tân bảo thủ đã tạo cho phe này một uy thế đáng sợ. Ngoài Kristol còn có Rich Lowry ở tờ National Review, Paul Gigot phụ trách trang bình luận của tờ Wall Street Journal, Policy Review (của Hoover Institution), National Interest (của Conrad Black, nhà tỷ phú bảo thủ dân Anh); Commentary (tạp chí do Irving Kristol sáng lập). Theo họ thì Mỹ cần phổ biến “dân chủ” và “giá trị” kiểu Mỹ trên thế giới, và nếu cần, sử dụng quân sự vào việc đó.





7. Những người tân bảo thủ khác ngoài chính phủ



7.1. Robert Kagan



Một người nữa cũng thuộc phe “Tân Đế Quốc”, hay viết chung với William Kristol, là ký giả Robert Kagan (sinh năm 1959, thạc sĩ Harvard). Ông này là một viên chức trong chính quyền Reagan từ năm 1984 đến 1988, cộng tác với Carnegie Endowment for International Peace, một “lò nghiên cứu” của Mỹ. Kagan thường viết cho Weekly Standard, Policy Review, Washington Post. [32]



Cùng với William Kristol, Kagan là kiến trúc sư của chủ nghĩa can thiệp tân bảo thủ (neoconservative interventionism). Hai người cùng viết bài “Về một Chính sách Ngoại giao Reagan Kiểu Mới”[33] đăng trên Foreign Affairs năm 1996, bảo rằng Mỹ phải trở thành “bá chủ hoàn cầu” (global hegemony) và rằng chính sách ngoại giao Mỹ phải nhằm khuyến khích cái mà Kagan gọi là “những giá trị nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập” của Mỹ. [34] Cụm từ mà Kagan và Kristol dùng là “benevolent hegomony” (bá chủ nhân từ) để gán cho vai trò mà Mỹ phải có trong thế kỉ 21.[35]



Trong một bài quan trọng[36] trên tạp chí Policy Review năm 2002 (và thành sách năm 2003), Kagan có hai nhận xét chính: Một là, thế giới quan của Mỹ và châu Âu bây giờ là rất khác nhau, và hai là, sở dĩ châu Âu ngày nay là “thiên đàng” (chữ trong tựa sách) là nhờ “quyền lực” của Mỹ.



Theo Kagan, sau khi trải qua nhiều thế kỉ xâm lấn, đánh giết nhau, với hai trận Thế Chiến để lại quá nhiều tàn phá thương vong, châu Âu chỉ muốn được hoà bình, yên ổn sinh sống. Ước vọng này được củng cố thêm trong hơn nửa thế kỉ qua, sau khi nước Đức chẳng những hết hiếu chiến mà còn tái thống nhất trong hòa bình, hội nhập vào cộng đồng châu Âu. Tóm lại, châu Âu ngày nay gần như một “thiên đàng”, sống trong một thứ thái bình vĩnh viễn như triết gia Immanuel Kant đã dự tưởng, trong đó pháp chế, ngoại giao, tinh thần nhân nhượng ngự trị. Vì đã thành công giải quyết các vấn đề của họ mà không cần vũ lực, các nước châu Âu ngày nay cho rằng mọi tranh chấp, ở bất cứ đâu, đều có thể giải quyết cách ấy.

Mỹ, theo Kagan, có cái nhìn khác. Đối với Mỹ, thế giới vẫn còn như một khu rừng man rợ đầy dã thú (như trong triết lí Hobbes), chỉ nể sợ quyền lực. Do đó, Mỹ có bổn phận làm người giữ trật tự an ninh cho nhân loại. Kagan nhấn mạnh: châu Âu đã hưởng thái bình thịnh vượng trong hơn nửa thế kỉ qua chính là nhờ Mỹ. Từ việc phòng thủ lục địa này trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đến bảo đảm nguồn dầu hoả, đến thống nhất nước Đức, đến mang lại hoà bình ở Balkan, tất cả là nhờ sức mạnh quân sự, kinh tế, và sự lãnh đạo của Mỹ. Hơn nữa, theo Kagan, Mỹ không giống những đế quốc thực dân châu Âu ngày xưa. Mỹ là một bá chủ “nhân từ”, “quảng đại”, chỉ muốn truyền bá những giá trị tiến bộ của nhân loại: “dân chủ”, “tự do”, “kinh tế thị truờng”. Người châu Âu biết rõ như vậy, Kagan khẳng định.

Song, theo ý Kagan, chính vì những dị biệt trong thế giới quan, và nhất là những chênh lệch quá lớn về sức mạnh quân sự, Mỹ và châu Âu không còn cùng một “ngôn ngữ”, không còn nghĩ giống nhau về vai trò của quyền lực trong các vấn đề quốc tế. Nói theo Kagan, hai bên không còn chia sẻ một “văn hoá chiến lược” (“strategic culture”). Câu nổi tiếng nhất của Kagan là “Người Mỹ đến từ sao Hoả, người Âu đến từ sao Kim.”

Vì những lí do trên, theo Kagan, không gì khó hiểu về sự khác nhau hiện nay giữa hai bờ Đại Tây Dương: chính cách của Mỹ là phản ảnh sức mạnh của Mỹ, còn chính sách châu Âu là phản ảnh sự nhược yếu của châu này. Sự “chia tay” này không phải là nhất thời, chỉ xảy ra vì người cầm đầu chính phủ là ai đó, nhưng sẽ mãi mãi. Cụ thể, đối với những người chỉ trích thái độ “cao bồi” của chính quyền Bush, Kagan khẳng định rằng ngay Clinton cũng đã thay đổi chính sách từ đa phương (nhiệm kỳ 1) sang đơn phương (nhiệm kỳ 2).

Kagan không ngạc nhiên về thái độ bài Mỹ ở châu Âu những năm gần đây. Mỹ, với tham vọng bá quyền, sử dụng ngôn ngữ của quyền lực, châu Âu – quá “lí tưởng” – thì dùng ngôn ngữ của hoà bình. Vì ngân sách quốc phòng ít oi, tiếng nói của các nước châu Âu trong các liên minh quân sự của họ với Mỹ ngày càng ít được nghe. Chính sự chênh lệch quân sự giữa châu Âu và Mỹ, theo Kagan, đã làm yếu đi liên hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương. Hơn nữa, sự sụp đổ của Liên Xô không những đã làm Tây Âu mất đi một đối thủ chiến lược, nó còn làm giảm đi ảnh hưởng chính trị của Tây Âu khắp thế giới,

Kagan ca tụng ngôi vị độc tôn của Mỹ. Ông mạnh dạn khẳng định Mỹ đã làm nhiều điều tốt hơn xấu, rằng thế giới ngày nay tốt đẹp là nhờ sự khống trị, bá quyền của Mỹ. Kagan cho rằng Mỹ không nên để các thể chế quốc tế ràng buộc, làm giảm hiệu quả những hành động đơn phương của Mỹ.

Theo Kagan, các nước Tây Âu đã không dám trực diện hiểm hoạ của Iraq, mà đối với Mỹ thì quá rõ ràng. Thái độ “hiếu hoà” của châu Âu, theo Kagan, không phải vì châu Âu đạo đức gì hơn Mỹ, nhưng chỉ vì châu Âu quá yếu đuối về quân sự. Tuy nhiên, Kagan không đổ lỗi hoàn toàn cho Tây Âu, ông cũng cho rằng chính quyền Bush quá kiêu căng. Ông ta khuyến cáo chính quyền Bush nên nể trọng hơn ý kiến của các quốc gia khác. Tuy nhiên cuối cùng Kagan vẫn nghĩ rằng Mỹ có thể đơn phương hành động, không cần sự đồng ý của châu Âu.

Cái mới trong ý kiến của Kagan không phải ở chỗ ông cho là có sự dị biệt giữa thái độ của Mỹ và Châu Âu, nhưng ở cách ông giải thích sự dị biệt đó. Có lẽ Kagan là người có trách nhiệm tinh thần lớn nhất cho sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu hiện nay. Có lẽ điều Kagan nói mà đáng nhớ nhất là ông ta công khai ủng hộ “tiêu chuẩn kép” (“double standard”). Cũng nên nói thêm là Kagan thường chỉ trích Colin Powell và khuyến cáo Mỹ nên mở rộng chiến tranh ngoài Afghanistan.



Theo Kagan thì vai trò giữa Mỹ và Châu Âu đảo ngược sau Thế Chiến I. Ngày nay Âu Châu quá “hiếu hoà”, nhút nhát. Mỹ “hiếu chiến” không phải vì Âu Châu có văn hoá hơn, Mỹ “cao bồi hơn” nhưng tại vì Âu châu yếu hơn, Mỹ mạnh hơn.



7.2. Max Boot



Max Boot là một tác giả còn rất trẻ (sinh năm 1969), từng giữ chức biên tập trang bình luận của tờ Wall Street Journal. Ông viết rất siêng năng, với tác phẩm gây nhiều dư luận là quyển “Những Cuộc Chiến tranh Man rợ vì Hòa bình: Chiến tranh cỡ nhỏ và Sự Phất lên của Quyền lực Mỹ”[37](2002). Trong tác phẩm này, Boot kiểm lại kinh nghiệm đế quốc của Anh và Mỹ trong hơn hai thế kỷ qua và đưa ra một ý kiến táo bạo: Mỹ phải khai sáng cho những nước “kém văn minh”, bằng vũ lực đế quốc nếu cần.



Theo Boot, không thể tránh đựơc những cuộc “chiến tranh nhỏ”. Đó là hậu quả tất nhiên của sức mạnh của Mỹ. Mỹ đã luôn luôn quá mạnh ở khắp nơi trên thế giới, do đó không thể tránh nhập cuộc dù có khi sự can thiệp ấy không thể biện minh trên tiêu chuẩn “chính trị thực tế” (“realpolitik”). Dù muốn dù không. Mỹ phải chuẩn bị cho vai trò ấy. Câu hỏi là Mỹ có làm được việc đó tốt hay không. Hơn nữa, theo Boot, Mỹ không nên đi vào những chiến dịch như vậy với hi vọng sẽ không bị thương vong. Phải chấp nhận thương vong.



Max Boot khẳng định Mỹ đang là nước mạnh nhất hoàn cầu, vậy thì hãy tận dụng quyền lực đó, chớ né tránh rụt rè. Theo Boot, Mỹ không nên chỉ bảo vệ “quyền lợi quốc gia” (Boot đi xa hơn Condoleezza Rice) nhưng phải mạnh dạn hơn, làm nhiệm vụ “cảnh sát đế quốc” (“imperial policing”). Mục đích không phải chỉ là đánh bại địch thủ về mặt quân sự, nhưng còn là phải “xây dựng quốc gia” (“nation building”), nghĩa là phải sẵn sàng chiếm đóng lâu dài các nước khác. Ngây ngất trong ý kiến đó, Boot còn thêm rằng một chính sách như vậy không cần thông qua quốc hội Mỹ, chỉ cần sự quản lí của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, với sự ưng thuận của nước chủ nhà (như kiểu Đại Hàn trước đây). Chính Max Boot, trong một bài báo trên tờ Financial Times vào đầu tháng 7/2003 đã kêu gọi Mỹ thiết lập một Bộ Thuộc Địa.



Không ngạc nhiên gì khi thấy Max Boot và những người “Tân Đế Quốc” (hoặc Tân Thực Dân) như ông múa bút trên diễn đàn của tạp chí tân bảo thủ như Weekly Standard, National Review (tổng biên tập là Rich Lowry), đánh trống khua chiêng đòi đánh chiếm Iraq. Đối với họ, “thay đổi chế độ” ở Iraq chỉ là bước đầu. Dùng Iraq làm bàn đạp, Mỹ sẽ kế tiếp thay thế các cố đạo (“mullah”) ở Iran, Wahhab ở Saudi Arabia, đó là không nói đến bàn đạp đã có sẵn ở Balkans, ở Afghanistan, ở Trung Á.



7.3. Eliot Cohen



Tuy có lẽ không phải do sự phân công tiền định, Eliot Cohen đã giúp nhóm tân bảo thủ chống lại một lời chỉ trích khác: đó là trong đám của họ chưa ai từng đi lính chiến đấu (Bush là thành viên lính cảnh vệ (National Guard) thì không kể). Cohen hiện là giáo sư ở trường Cao Đẳng Hải Quân (Naval War College), nhưng đã từng làm việc với Wolfowitz trong chính quyền Bush cha, và là thành viên của Ban Tư vấn Chính sách Quốc phòng (Defense Policy Board).



“Đóng góp” quan trọng gần đây của Cohen là quyển “Supreme Command” tán tụng tài lãnh đạo của các lãnh tụ dân sự như Lincoln, Churchill, Ben-Gurion, Clemenceau. Nghiên cứu bốn vị này, Cohen cho rằng tuy khác nhau về nhiều mặt, họ giống nhau ở chỗ (1) rất tò mò, (2) nhiều trực giác, (3) đọc rộng, nhất là về lịch sử và tiều sử, (4) trong những khi khủng hoảng, hết sức cố gắng trau giồi kiến thức, thu thập thông tin. Họ không cứng nhắc khi đeo đuổi mục tiêu. Họ thách thức những người thuộc quyền, và có khả năng không nhân nhượng, đáng kể là dám chấp nhận số thương vong thường dân cao.[38]



Cohen kết luận rằng khi các lãnh tụ dân sự giao phó toàn quyền cho tướng lãnh (như Johnson, Clinton) thì có phần chắc là thất bại. Theo Cohen, những lãnh tụ kiệt xuất trong thời kỳ chiến tranh là những người đích thân tham gia hoạch định chiến thuật quân sự. Cohen cho rằng “vấn đề” với các tướng lãnh là họ ngại mạo hiểm (risk averse), bị ám ảnh bởi chiến tranh vừa xảy ra (mà không nghĩ đến cái sắp tới) và đôi khi chỉ lo bảo vệ quyền lợi binh chủng của mình.



Nhờ Cohen, nhóm diều hâu tân bảo thủ (không ai có một ngày mặt quân phục) có cớ bác bỏ những chế nhạo việc họ hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến tranh.





8. Tân bảo thủ văn hoá



Sẽ là thiếu sót nếu chỉ xem phái tân bảo thủ (và nhất là Leo Strauss) về mặt chính trị hoặc ngoại giao. Theo tạp chí The Economist thì ảnh huởng sâu đậm nhất của Strauss không phải ở chính sách ngoại giao, nhưng về chính sách nội bộ của Mỹ (qua những người như Leon Kass, John Walters, Lynne Cheney). Và cũng như tuần báo này nhận xét: rốt cuộc có một sự oái oăm tuyệt vời: chính quyền Bush thường bị (nhất là Âu châu) khinh miệt là thiếu giáo dục, lại là một chính quyền bị ảnh hưởng nhiều nhất của triết lí cao xa, nhất là triết lí Âu Châu, không khác gi các nước Châu Âu cũ!!!



Trên mặt trận văn hoá, người phổ biến rộng rãi tư tưởng của Leo Strauss là Allan Bloom. Ông này là tác giả quyển “best seller” The Closing of the American Mind,[39] và là thầy của Francis Fukuyama và Paul Wolfowitz ở Chicago. Allan Boom là một người nhiều ấn tượng mà cuộc đời đã được nhà văn Saul Bellow (Nobel văn chương 1976) dựa vào để viết quyển tiểu thuyết Ravelstein (trong đó Wolfowitz cũng được xuất hiện qua một nhân vật phụ) năm 2000.[40]



Cả Strauss và Bloom chỉ trích kịch liệt chủ nghĩa “đạo đức tương đối” (moral relativism), viện dẫn những lời giáo huấn của các học giả cổ đại, và có một quan điểm “elitist”[41] về vai trò của giáo dục. Là học giả trong truyền thống Socrates, hai ông này nhiệt liệt tin vào chức vụ “quân sư”, vai trò mà Kristol đã đóng đối với Dan Quayle.



Về xã hội, tân bảo thủ chống lại chính sách “tích cực nâng đỡ” (“affirmative action”) của nhà nước, theo đó dân da màu, chẳng hạn, phải được ưu tiên thuê khi họ xin việc làm, hoặc nhận vào đại học. Phái tân bảo thủ không cho là xã hội nên đặt định những loại “hạn ngạch” như thế, dù là với thiện chí đền bù những nạn nhân của sự kỳ thị trong quá khứ, hay bị thiệt thòi vì những lí do xã hội khác. Họ chế nhạo phong trào phụ nữ đòi quyền lợi giống như nam giới, cho rằng vai trò của phụ nữ là làm mẹ, làm nội trợ, không phải đi làm kiếm tiền. Họ cũng cho là nhà nước phải nâng đỡ trường đạo như trường công.



Về văn hóa, những người tân bảo thủ không ưa chính sách đa văn hoá (multiculturalism). Họ cho rằng văn minh của Mỹ phải trung thành với truyền thống văn minh tây phưong, nước Mỹ là nước Do Thái – Thiên chúa giáo (Judea-Christian). Họ than phiền về tình trạng suy đồi của văn hoá hiện đại mà họ cho là hậu quả của sự đánh mất những giá trị tây phương cổ truyền. Đây là nền tảng tư tưởng của những người bảo thủ văn hoá như Allan Bloom mà sau này có tiếng vọng ở Francis Fukuyama và Lynne Cheney.[42] Họ chế nhạo phong trào “phải đạo chính trị” (“political correctness”), coi đó là phản Mỹ, đi ngược văn minh Mỹ.



Một tác giả nữa cũng tự nhận đã chịu ảnh hưởng của Leo Strauss là Dinesh D’Souza, một loại “trẻ ngỗ nghịch”,[43] gốc Ấn Độ.[44] Chàng này cho biết điều Leo Strauss gây nhiều ấn tượng với anh ta nhất là chỗ Strauss cho có cái đúng và cái sai, hẳn hoi, tức là không có sự mập mờ của chủ nghĩa tương đối về văn hóa, (“cultural relativism”). D’Souza cho rằng học trò của Strauss hay dùng triết lí về “quyền thiên bẩm” (“natural rights”), tức là căn bản của các nhà hiền triết cổ đại để phân biệt chánh tà, để bảo vệ dân chủ thiên hướng tự do (“liberal democracy”) và giá trị đạo đức chống lại những kẻ thù trong cũng như ngoài nước. Năm 1992, D’Souza viết “Những người theo Strauss có một sự rành rọt trí thức (intellectual rigor) rất hấp dẫn. Họ cổ vũ cho ý niệm “chính khách” (statesman) và có ý kiến rằng các “ông hoàng” (prince) phải được quân sư cố vấn, như trong triết học Machiavelli và Aristotle. Điều này là cần thiết, họ khẳng định, bởi lẽ “lãnh tụ” không phải bao giờ cũng là người khôn lanh nhất trên đời.”



Giới hạn của bài này không cho phép khai triển thêm về liên hệ giữa tân bảo thủ và các đại công ty của Mỹ (Halliburton của Cheney, vv), cũng như đối với chủ nghĩa toàn thống Thiên chúa giáo (“Christian fundamentalism”) (qua Bộ trưởng Tư pháp John Ashcroft và phe của ông). Liên minh này có thể còn tiếp tục trong chính sách Mỹ đối với Syria, Iran, và có thể cả Saudi Arabia, nhưng khó đi xa hơn. Đối với Trung Quốc chẳng hạn, yếu tố Israel sẽ trở nên ít quan trọng, và những áp lực kinh tế và ngoại giao khu vực sẽ mạnh hơn (mặc dù nhóm “Christian fundamentalists” cũng sẽ có ảnh hưởng lớn trong chính sách ngoại giao Mỹ đối với Trung Quốc)



9. Tân bảo thủ tự biện hộ



Để công bằng, thiết nghĩ cũng nên tường thuật cách tự bào chữa của nhóm tân bảo thủ (chống lại cáo buộc cho rằng chính phủ Bush hiện nay bị thao túng bởi một băng đảng trí thức hiếu chiến gốc Do Thái, trong lẫn ngoài chính quyền, chỉ nghĩ đến quyền lợi Israel)



Trả lời chỉ trích “dân Do Thái ở Mỹ chỉ muốn Mỹ xâm lăng Iraq vì lợi ích của Israel”, phe tân bảo thủ nhắc rằng có rất đông người Mỹ gốc Do Thái (ngay trong giới bình luận gia) chống chính sách Mỹ đối với Iraq.[45] Đúng là như vậy, và còn có thể nói thêm là một phần đáng kể dân Israel cũng là yêu chuộng hoà bình, chấp nhận Palestine, cho xâm lăng là sai. Tuy nhiên, người chỉ trích phái tân bảo thủ sẽ vạch rõ là phe này là phản ánh lập trường của thành phần Do Thái diều hâu cực hữu (ở Mỹ cũng như ở Israel), và đó mới chính là điều đáng nói.[46]



Đối với chỉ trích “chính quyền Bush bị phe hiếu chiến tân bảo thủ khuynh đảo”, những người tân bảo thủ trả lời: các cố vấn cao cấp nhất của Bush (như Cheney, Rumsfeld, Powell, Rice) đâu phải Do Thái, đâu phải ngây thơ, đâu phải không biết gì về quân sự, ngoại giao? Không lẽ những người này cũng bị phe tân bảo thủ phỉnh gạt?



Để phản biện lời bào chữa này, có thể nói rằng, đúng thế, những người này không ngây thơ, song chính phe tân bảo thủ cho họ một chỗ dựa lí thuyết và hướng họ vào một lộ trình chính sách mà họ không nghĩ đến (dù không hẳn là ngược lại với con đuờng họ sẽ đi). Lấy trường hợp Bush, ông ta là một người sẵn tính “du côn”, thù vặt, từ nhỏ đến lớn chỉ biết nương tựa thế lực gia đình. Phe tân bảo thủ khích Bush bằng cách nhắc ông ta rằng Saddam Hussein là người định ám sát Bush cha, vô cùng nguy hiểm. Còn với Rumsfield, Cheney thì họ sẽ bảo rằng đánh Iraq là việc phải làm để củng cố thế lực Mỹ, có lợi cho tư bản Mỹ (cụ thể là công ty của các ông ấy).



Đối với chỉ trích “đây là một âm mưu bí mật của bọn diều hâu Do Thái, tân bảo thủ” [47] thì họ phân bua: “Chúng tôi đã viết sách, viết báo hàng chục năm nay công khai biện hộ cho lập trường này, nào có giấu giếm ai?”. Cách phản biện này cũng không hoàn toàn đúng. Thực sự, câu hỏi là: Chính quyền Bush có sòng phẳng với dân chúng về mục tiêu chiến tranh Iraq không? Nếu muốn xâm chiếm Iraq vì dầu hoả, hoặc vì quyền lợi Israel thì cứ công khai cho mọi người biết. Cái giấu giếm phản dân chủ là cứ nói đánh Iraq bởi lẽ (a) Iraq có vũ khí giết người hàng loạt, (b) Hussein thông đồng hay ủng hộ khủng bố (cụ thể là Al Qaeda), (c) muốn giải phóng Iraq đang sống dưới chế độ độc tài khắc nghiệt. Sở dĩ đa số người Mỹ ủng hộ chiến tranh là vì họ tin những sự lừa dối ấy.



Phe tân bảo thủ[48] cũng khẳng định rằng chính sách Mỹ phải là nhằm phục vụ quyền lợi nước Mỹ, phe phái nào ở Mỹ cũng nhất quyết như vậy, không chỉ có nhóm tân bảo thủ. Có thể trả lời là đồng ý, song cách Mỹ bảo vệ quyền lợi đó hiện nay là thiếu khôn ngoan, làm mất lòng tất cả những quốc gia từng là đồng minh thân thiết của Mỹ, và phung phí thiện cảm mà hầu hết mọi người trên thế giới đã dành cho Mỹ sau vụ 11 tháng 9.



Một biến thể của lí luận này là quan điểm cho rằng chính sách đế quốc, thái độ đơn phương hành động của Mỹ không chỉ bắt đầu với Bush nhưng đã có từ Clinton (nhất là nhiệm kỳ 2) hoặc trước hơn nữa. [49] Tương tự, không phải chỉ đến khi Bush lên cầm quyền thì chính phủ Mỹ mới nói dối với công chúng. Điều khác biệt là sự nói dối của Bush và nhóm tân bảo thủ được những người này xem như là một triết lí cần thiết của người lãnh đạo, như Leo Strauss đã dạy!



10. Thay lời kết



Trở lại câu hỏi cơ bản mà bài này đặt ra: Có chăng một nhóm tân bảo thủ với những mưu đồ mờ ám đang thực sự lèo lái chính sách ngoại giao của chính phủ Bush hiện nay? Câu trả lời khách quan cần trước hết vài điều tự cảnh giác.



Một là, khuynh hướng tưởng tượng ra một “âm mưu bí mật” (conspiracy) nào đó đàng sau những sự cố khó giải thích là điều thường có trong những người đa nghi, lắm lúc thái quá. Đối với nhiều người không ủng hộ Bush, sẵn cho là ông ta kém thông minh, hiểu biết, thì sự nghi ngờ có kẻ giựt dây Bush là dễ hiểu. Song, kết luận khách quan khoa học đòi hỏi bằng chứng rõ ràng, xác thực, không chỉ là những tưởng tượng chủ quan. Hai là, như Fukuyama nhận xét (xem bài trên Times of London), những người tân bảo thủ (như Wolfowitz) không phải là nông cạn, hoặc cưỡng từ đoạt lý vì lợi ích cá nhân.



Đánh giá ảnh hưởng phe tân bảo thủ còn nhiều khó khăn khác.



Một là, không phải mọi thành viên phe này đều đồng ý với nhau về mọi điểm. Lấy trường hợp Leo Strauss và Alexandre Kojève. Kojève, có phong thái lạc quan, nhiệt liệt ủng hộ các tổ chức quốc tế (như WTO), là thầy tinh thần của Francis Fukuyama (The End of History phần nào chỉ là phát triển lí thuyết của Kojève). Fukuyama lại chịu thêm ảnh hưởng của Leo Strauss (qua Allan Bloom) về giá trị tuyệt đối của văn minh cổ đại La Hi. Song Strauss và Kojève lại rất khác nhau (một người bi quan, một người lạc quan) và đã công khai bút chiến nhiều lần. Vậy thì nên xem ai là tiêu biểu cho triết lí tân bảo thủ?



Hai là, tư tưởng mỗi người cũng thiếu nhất quán. Lại lấy Leo Strauss làm ví dụ: Có lúc thì ông chỉ trích thời Khai Sáng, có lúc thì ông lại xem đó như một thuở hoàng kim. Gần đây hơn, Kagan và Kristol cũng thay đổi ý kiến từ bài này sang bài khác.



Và ba là, nhiều người trong phe tân bảo thủ ít viết sách hoặc bài đăng báo (Wolfowitz chẳng hạn) nên cũng khó đoán biết lí luận của họ ra sao.



Thế thì tại sao nhóm tân bảo thủ lại có ảnh hưởng đến thế trong chính phủ Bush? Đầu dây mối nhợ có thể chính là Dick Cheney. Cheney là một người có tài ma-nớp chính trị thượng thừa (xem Mann (2004)), và nhìn lại thì tất cả những người tân bảo thủ đều có liên hệ trực tiếp đến ông ta vào lúc này hoặc lúc khác. Chính Cheney đã tự đề cử mình ra ứng cử với Bush, và chính Cheney đã phụ trách việc bàn giao từ chính phủ Clinton sang chính phủ Bush. Được gần như toàn quyền bổ nhiệm thành viên cho chính phủ Bush, Cheney đã bổ nhiệm Wolfowitz và Perle, rồi sau đó là Feith, Wurmser, Libby, Bolton, v.v.



Một vấn đề liên hệ: đó là cuộc bầu cử năm 2000 đã cho nhiều bài học đáng tiếc về thể chế của Mỹ. Cụ thể, nó cho Bush và đảng Cộng hòa thấy rằng dù thua phiếu vẩn có thể “thắng cử” nếu biết gian lận, nếu có nhiều luật sư dám chơi xấu, nếu có các quan tòa (kể cả tối cao pháp viện) thuộc phe mình, và nhất là nếu có các phương tiện truyền thông trong tay.



Phe tân bảo thủ cũng may mắn là họ “phất” đúng vào lúc mà sức mạnh của Mỹ là vô địch (nhất là với thế hệ “vũ khí khôn”) và quân đội Mỹ toàn là tình nguyện, do đó đa số dân Mỹ ít thấy những phiêu lưu quân sự của Mỹ có ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình họ như trong những chiến tranh trước. Lẽ dĩ nhiên là những cuộc phiêu lưu này sẽ có ảnh hưởng kinh tế không tốt, song chính quyền Bush nghĩ rằng họ có thể đổ lỗi này cho đảng đối lập.



Một nghịch lí trong thế giới quan tân bảo thủ là nó vừa “lý tưởng” lại vừa bi quan. Họ “lý tưởng” ở chỗ tin rằng viễn ảnh nhân loại có thể tốt hơn, sáng sủa hơn, cụ thể là trong một mô thức tự do dân chủ (Fukuyama). Do đó họ tin rằng Mỹ không nên ủng hộ những quốc gia độc tài. Họ có nhiều điểm chung với những người phe tả từng là bạn của họ: muốn tái tạo thế giới trong tinh thần Khai sáng, Dân chủ.



Thật vậy, nhiều người (như John Gray) chỉ trích phái tân bảo thủ về cái nhìn “cách mạng lạc quan” (revolutionary optimism) ấy, tin rằng dân chủ đều có thể có ở mọi nơi, thậm chí có thể xảy ra rất nhanh (như những người tân bảo thủ có ảo mộng về dân chủ ở Iraq)



Song, mặt khác, trái với “cựu bảo thủ” ở Mỹ, tân bảo thủ lại bi quan về bản tính con người. Đó là thế giới quan của những người tha huơng (diaspora), nạn nhân của những cuộc tàn sát diệt chủng (pogrom, Holocaust). Họ là những người “Spartan”. Hơn nữa, nếu không hẳn là kỳ thị chủng tộc, những người tân bảo thủ cũng có phần khinh rẻ những giống dân khác (nhất là Á Rập), cho rằng các nước này quá lạc hậu (ngay so với các nước kém phát triển khác, như ở châu Á chằng hạn) và Mỹ có thể đem văn minh đến các nước này và đồng thời bảo vệ an ninh cho Israel (xem Daniel Pipes, Martin Kramer và nhất là Bernard Lewis). Sẽ quá đơn giản nếu cho rằng họ chỉ vì quyền lợi Israel, bất chấp quyền lợi của Mỹ. Có thể là trong tiềm thức, đó là cái họ muốn, song đừng quyết đoán rằng đó là ý đồ của họ.



15 tháng 3 năm 2004

Trần Hữu Dũng





THAM KHẢO



Bacevich, Andrew J., 2003, American Empire: The Realities and Consequences of US Diplomacy, Cambridge. MA: Harvard University Press.

Boot, Max, 2001, “The Case for American Empire,” Weekly Standard

Boot, Max, 2002, The Savage Wars of Peace: Small Wars and the Rise of American Power, NY: Basic Books, 2002,

Boot, Max, 2003, “Washington needs a colonial office,” Financial Times, July 2.

Boot, Max, 2003, “Think Again: Neocons”, Foreign Policy, Jan-Feb.

Connelly, M., và Paul Kennedy, 1994, “Must It Be the Rest Against the West?,” Atlantic Monthly, December, pp. 61-84.

Drew, Elizabeth, 2003, “The Neocons in Power,” New York Review of Book, June 12.

Drezner, Donald, 2003, “Et Tu, Kristol?”, The New Republic, May 14

Drury, Shadia, 1988, The Political Ideas of Leo Strauss, NY: Macmillan

Drury, Shadia, 1999, Leo Strauss and the American Right

D'Souza, Dinesh, 2003, “ The Power of Virtue,” Washington Post July 4

Ferguson, Niall, Empire: The Rise and Demise of the British World Order and the Lessons for Global Power, NY: Basic Books

Fukuyama, F, The End of History?

Fukuyama, F., 2002, “Has History Started Again?,” Policy, Winter.

Heer, Jeet, 2003, “The Philosopher,” Boston Globe, March 11

Judis, John, 2003, “What Woodrow Wilson can teach today's imperialists,” The New Republic, May 31

Kagan, Robert, 2003, Of Paradise And Power, America and Europe In the New World Order, NY: Knopf.

Kennedy, Paul, 1988, The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict, 1500-2000, NY: Random House

Kennedy, Paul, 1993, Preparing for The Twenty-First Century, NY: Random House

Kikutani, M., 2003, “How Books Have Shaped U.S. Policy,” New York Times April 5

Kristol, William, and Robert Kagan, 1996, “Toward a Neo-Reaganite Foreign Policy,” Foreign Affairs

Lal, Deepak, 2002, In Defense of Empires, Washington D.C.: American Enterprise Institute

Lenzner, Steven, và William Kristol, 2003, “What was Leo Strauss up to?”, tr 19-39, Public Interest, Fall

Mandelbaum, Michael, 2002, Peace, Democracy, and Free Markets in the Twenty-First Century, NY: Public Affairs

Mann, James, 2004, Rise of the Vulcans, NY: Viking

Marshall, Joshua M., 2003, “Practice to Deceive,” Washington Monthly, April

Prestowitz, Clyde, 2003, Rogue Nation: American Unilateralism and the Failure of Good Intentions, NY: Basic Books

Schell, Jonathan, 2003, The Unconquerable World: Power, Nonviolence, and the Will of the People, NY: Metropolitan

Urquhart, Brian, 2003, “World Order & Mr. Bush,” New York Review of Book¸ October 3

Swidey, Neil, 2003, “The Analyst,” Boston Globe¸May 18





[1]Phiên bản đầu tiên của bài này đã được đọc tại Hội Thảo Mùa Hè, Munich 24-26 tháng 7, 2003. Tác giả xin cám ơn Vũ Quang Việt và Cao Huy Thuần đã góp nhiều ý kiến hữu ích trong lần hiệu đính này. Mọi lỗi lầm, sơ sót còn lại hoàn toàn là trách nhiệm người viết.

[2] Department of Economics, Wright State University, Dayton, OH 45435, USA.

[3]Có người cho rằng Bush được chức tổng thống chỉ vì hơn chỉ một phiếu ở Tối cao Pháp viện Mỹ.

[4]Trường hợp ngoại lệ là Cheney, Rumsfeld, và chính Bush. Song những người này không là tân bảo thủ thật sự, như sẽ nói dưới đây.

[5]Thương nghị sĩ Henry Jackson, đảng Dân chủ Mỹ, là người cực lực chống lại chính sách hoà giản với Liên Xô. Cha của ông là một thành viên đắc lực của phong trào công đoàn, và ông là phái tả chống cộng từ giai cấp công nhân (working-class left). Ông chủ trương Mỹ phải luôn luôn đi trước trong cuộc chạy đua vũ khí với Liên Xô, ủng hộ chiến tranh Việt Nam, và làm áp lực Liên Xô cho dân Nga gốc Do Thái được di cư.

[6]Sự ủng hộ này tương đối còn “ôn hoà” trước năm 1993, nhưng sau thỏa hiệp Oslo vào năm ấy thì sự ủng hộ này nghiêng hẳn về phe cực hữu Likud -- từ chính phủ Benjamin Netanyahu đến Ariel Sharon ngày nay.

[7]Thật ra, phát giác này không là mới. Năm 1987 (khi Reagan còn làm tổng thồng) tuần báo Newsweek đã có bài “The cult of Leo Strauss”.

[8]Harrington là tác giả quyển The Other America (mô tả sống động tình trạng nghèo khỗ ở vùng Appalachia ở Mỹ) rất có ảnh hưởng đối với chính sách “xoá đói giảm nghèo” của chính quyền Kennedy.

[9] Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 1964, thua đậm Lyndon Johnson.

[10]Quen thân với Alexandre Kojève lúc này. Kojève là triết gia có ảnh hưởng trực tiếp đến Francis Fukuyama, như sẽ nói sau đây.

[11]“Cộng hoà Weimar” là tên gọi các chính phủ dân chủ ở Đức trong khoảng thời gian giữa khi vua Kaiser Wilhem II thoái vị và Hitler lên cầm quyền năm 1933. Chính phủ Weimar không được nhiều ủng hộ của dân chúng vì họ chấp nhận những điều khoản ngặt nghèo mà Thỏa ước Versailles đã áp đặt lên nước Đúc (những bồi thường nặng nề mà Đức phải trả, gây nên xáo trộn kinh tế và sự mất giá của đồng Đức Mã). Song thời kỳ này cũng đánh dấu tự do chính trị và sáng tạo trong lãnh vực văn hoá. Những điều này chấm dứt khi Hitler lên cầm quyền.

[12]Âm hưởng của chủ thuyết này là rõ rệt nhất ở Victor David Hanson, guru của Dick Cheney, sau này. Song Hanson cũng có ý khinh miệt những người tân bảo thủ tháp ngà như Leo Strauss và đồ đệ.

[13]“You are either with us or against us!”

[14]Như David Frum hoặc Mark Steyn, là dân Canada.

[15]Nên để ý Wohlstetter đề nghị đem máy bay thả bom của Mỹ ra xa chiến trường, che giấu vững chắc, kĩ lưỡng, để có thể trả đũa (chủ thuyết này sẽ được Wolfowitz áp dụng gần đây ở bán đảo Triều Tiên)

[16]Tập họp của nhiều chính khách Iraq lưu vong, thường gọc tắt là INC.

[17]Đặc biệt là vợ ông, Roberta Wolfstetter, cũng là một sử gia quân sự có tiếng, tác giả “Pearl Harbor: Warning and Decision,” một nghiên cứu về sự thất bại của tình báo.

[18]Wolfowitz không học trực tiếp với Strauss, chỉ biết Strauss qua Allan Bloom.

[19]Wolfowitz và Shulsky cùng viết luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Wohlstetter, và cùng ra trường năm 1972.

[20]Gary Schmitt là giám đốc điều hành của The New American Century, một nhóm chuyên gia ngoại giao nhiều ảnh hưởng, do William Kristol sáng lập.

[21]Trong bài này, hai ông cho rằng nhân cách Leo Strauss có nhiều nét giống George Smiley trong các truyện gián điệp của John le Carré!

[22]Defense Intelligence Agency: Bộ phận tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ.

[23]Irving Kristol là cha của William Kristol, xem Đoạn 6 dưới đây

[24]“A Clean Break: A New Strategy for Securing the Realm”

[25]Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Bush cha, thường được xem là phe Kissinger.

[26]Ngoại trưởng thời Bush cha. Sau khi Clinton lên, Shultz trở ra khu vực tư, làm một thành viên hội đồng quản trị của đại công ty Bechtel.

[27]Thượng nghị sĩ cực hữu, bang North Carolina, từ 1972 đến 2002.

[28]Tưởng cũng nên nói thêm là ba người dính líu đến vụ chính quyền Bush làm áp lực CIA (vụ uranium, v..v..) là Stephen Hadley (người của Cheney, phụ tá cho Rice), Scooty Libby (chánh văn phòng của Cheney), và John Bolton.

[29]Feith hiện giữ chức vụ mà Wolfowitz đã giữ trong thời Bush cha

[30]“Tyranny's Ally: America's Failure to Defeat Saddam Hussein”

[31]Vì Kristol ủng hộ McCain chống Bush, ông ta than phiền là không được “welcome” ở Nhà Trắng.

[32] Vợ của Kagan là Victoria Nuland, hiện là đại diện cho Dick Cheney trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Mỹ

[33]“Toward Neo-Reaganite Foreign Policy”

[34] Trong một cuộc phỏng vấn (xem bài của Emily Eakins trong New York Times), Kagan nói: “It's very American for us to try to replicate our systems to the best of our ability," và "We didn't go to war against Japan with the intention of building a democracy there, but we couldn't imagine not building a democracy once we went in.”

[35]Gần đây, Fareed Zakaria (người Mỹ gốc Ấn Độ) cũng đã gián tiếp biện hộ cho lập trường này. Zakaria cho rằng dân chủ là không quan trọng bằng một hệ thống luật pháp bảo đảm quyển lợi của con nguời. Như vậy thì, tuy không nói ra, Zakaria cho rằng hệ thống luật pháp này có thể được áp đặt trái nguyện vọng của đa số. Tiếp tục suy diễn lí luận của ông ta: luật pháp là cần hơn dân chủ, thì làm thuộc địa có khi còn tốt hơn độc lập. Lẽ dĩ nhiên Zakaria chối là không (như D’Souza) có ý biện hộ cho chế độ thuộc địa, nhưng trong mắt người đọc, không thể có cái cảm tưởng rằng theo ông ta, loại “thực dân tốt” (như Anh đối với Ấn Độ) có khi đáng có hơn là “dân chủ xấu”. Phản ứng của phe tân bảo thủ (cụ thể là Robert Kagan và Joshua Muravchik) đối với Fareed Zakaria cũng là đáng để ý. Chẳng những không đồng ý với Zakaria, Kagan còn cho rằng Zakaria “phản dân chủ”. Song có lẽ lí do chính khiến Kagan không thích Zakaria là vì Zakaria chỉ trích dân chủ kiểu Mỹ và tán tụng EU. Một điều nữa là, nếu theo luận điệu của Zakaria thì Mỹ không còn lí do gì để gieo” dân chủ” đến các nuớc khác: chế độ “không dân chủ” ở các nuớc khác lắm lúc lại tốt hơn! Tuy nhiên, David Frum lại hoàn toàn tán đồng Zakaria trong National Review (June 1, 2003)

[36] “Paradise and Power” đã được so sánh với Fukuyama (1989), Samuel Huntington (1993), và George Kennan (1947).

[37]“The Savage Wars of Peace: Small Wars and the Rise of American Power”

[38]Cohen cho là Rumsfeld có những đức tính này, song Bush cha không hội đủ (và đã không chiến thắng hoàn toàn chiến tranh thứ nhất ở vùng Vịnh).

[39]“Sự Đóng kín của Đầu óc Mỹ”

[40]Trong Ravelstein, Saul Bellow mô tả cảnh hai nhân vật (phỏng theo) Wolfowitz and Bloom đối thoại về Desert Storm như sau: "And it was essential to fit up-to-the-minute decisions in the gulf war — made by obviously limited pols like Bush and Baker" ... "into a true-as-possible picture of the forces at work — into the political history of this civilization.”

[41] Tạm dịch là “tính ưu tú”, theo đó giáo dục (nhất là giáo dục cao đẳng) không phải dành cho mọi người mà chỉ cho thành phần ưu tú trong xã hội.

[42]Vợ của Dick Cheney và cũng là một trí thức nổi tiếng, làm chủ tịch National Endowment for the Humanities thời Reagan.

[43]“Enfant terrible”, tiếng người Pháp hay dùng.

[44]Một điều thú vị là một số người năng nổ nhất trong vấn đề này lại là những người mới nhập cư, như D’Souza, Zakaria. Quả là “bảo hoàng hơn vua!”

[45]Nổi bật nhóm tạp chí Tikkun của mục sư Michael Warner

[46]Cũng có thể nói thêm là một số thành viên quan trọng của phe tân bảo thủ không là Do Thái (William Bennett, Victor Davis Hanson, John Bolton).

[47]Xem, chẳng hạn, Joshua Micah Marshall (2003)

[48]Đặc biệt là Ramesh Ponnuru (cũng là một người Mỹ gốc Ấn), cộng tác viên của tuần báo National Review.

[49]Xem Andrew Bacevich (2003)