Trong bộ hồ sơ ta thu được tại Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia của Nguỵ quyền Sài Gòn có đoạn viết:
"Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A.22 hoạt động do ông Vũ Ngọc Nhạ cầm đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Cụm đã phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh".
Từ những năm 1960 ông Vũ Ngọc Nhạ đã khá nổi tiếng. Báo chí Sài Gòn và nhiều tờ báo lớn ở các nước phương Tây nhắc đến ông với những câu chuyện bí ẩn li kì và đầy vẻ thán phục, ngưỡng mộ.
Cuộc đời hoạt động của Vũ Ngọc Nhạ âm thầm, lặng lẽ nhưng rất mạo hiểm. Ông đã ứng xử "luồn lạch" thế nào để vượt qua, để "chui sâu, luồn cao" để hoàn thành cái công việc đặc biệt ấy. Những việc ông làm thật phi thường. Gian khổ, căng thẳng, sống chết trong gang tấc, kéo dài suốt mấy chục năm, ông vẫn kiên trì chịu đựng, kiên trì theo đuổi lí tưởng của người cộng sản. Công việc đặc biệt của ông mấy ai biết được. Mãi đến năm 1975 khi hai miền Nam Bắc thống nhất, nhân dân cả nước và đặc biệt là quê hương ông, làng Cọi Khê, huyện Vũ Thư,Thái Bình mới hiểu được chiến công kì diệu của người con quê mình. Họ tự hào vì quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng một con người đã trở thành nhà tình báo mưu lược, dũng cảm, trở thành "ông cố vấn" cho 3 đời Tổng thống của chính quyền Sài Gòn mà vẫn hướng tâm mình về với cách mạng, về với nhân dân.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, sinh năm 1925 tại làng Cọi Khê. Cuộc sống lam lũ và những bất công của xã hội phong kiến nửa thuộc địa sớm ăn sâu vào tâm khảm Vũ Ngọc Nhạ.
Năm 15 tuổi Nhạ được bố đưa vào Huế theo học tại trường trung học Thuận Hoá.
Những năm học ở trường Thuận Hoá, Vũ Ngọc Nhạ được thầy hiệu trưởng Tôn Quang Phiệt bố trí vào tổ chức thanh niên cứu quốc và được giao nhiệm vụ chuyển thư từ, phân phát tài liệu cho tổ chức.
Năm 1947, Vũ Ngọc Nhạ tình nguyện vào quân ngũ, anh trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, công tác tại thị đội thị xã Thái Bình. Ông Đặng Trịnh, người bạn thân thiết cùng hoạt động với Vũ Ngọc Nhạ trong tổ chức thanh niên cứu quốc, nguyên Chủ tịch tỉnh Thái Bình cho biết:
- Ngay khi còn trẻ, anh Nhạ đã tận tình với công việc được giao và làm việc hết mình. Anh thông minh, ứng xử linh hoạt nhưng lại rất khiêm tốn và ý tứ giữ gìn. Bản chất con người anh, công việc anh làm đã tạo được uy tín với nhiều người. Vì thế ngày đó anh rất được tín nhiệm và sau này được cấp trên tin tưởng giao phó trọng trách. Công việc anh Nhạ làm đầy gian khổ, phải hi sinh và mạo hiểm. Chúng tôi cũng không ngờ anh đã làm được, hoàn thành được trọng trách một cách tốt đẹp.
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép, có mặt trong đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chủ trì. Trong cuộc Hội nghị này, Nhạ sung sướng biết bao, lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Nhạ nghe như nuốt từng lời Bác dạy, đặc biệt là lời Bác căn dặn: "Phải luôn hết lòng vì dân - Dựa vào dân thì việc gì cũng thành công". Cũng chính tại cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ đã nhận nhiệm vụ quan trọng do chính Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao phó. Năm tháng và bao biến cố trong xã hội, trong cuộc đời đã đi qua, nhưng lời Bác dặn năm ấy ông Nhạ vẫn nhớ như in. Bác nói: Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được: Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì. Ông Vũ Ngọc Nhạ bảo: Lúc ấy có thể chết, có thể lao vào lửa tôi cũng sẵn sàng. Vì nhiệm vụ của Bác trao, được chết cho cách mạng, chết vì Bác còn gì sung sướng hơn. Nhưng tôi nghĩ mình phải sống, sống trong lòng địch để hoàn thành nhiệm vụ mà Bác trao cho.
Ông Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: Dẫu sau tôi cũng đã xác định được mình sẵn sàng hi sinh. Đã chấp nhận sự hi sinh thì còn sợ gì nữa. ý nghĩ ấy đã giúp tôi bình tĩnh, vượt qua rất nhiều mạo hiểm và đã thoát hiểm. Nhờ thoát hiểm mà các nguồn tin quan trọng từ phía nội tình của địch chúng tôi chuyển ra cho cách mạng mới an toàn.
*
Bảy ngày liền chúng tôi mời ông Vũ Ngọc Nhạ vào "Phủ Tổng thống" để thực hiện những cảnh quay bộ phim tài liệu Ông Cố vấn trong Dinh Độc Lập, nơi ông đã từng ngồi "đàm đạo" cùng anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu những năm đầu sáu mươi; cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mưu toan những việc đại sự của Việt Nam Cộng hoà thời kì 1965-1969.
Đứng bên cái ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cái ghế nay chỉ còn là một di vật bảo tồn trong dinh Độc Lập, tôi hỏi ông Nhạ:
- Từ một Thị uỷ viên, một anh bộ đội thuộc tỉnh đội Thái Bình, chỉ ít năm sau, người ta đã thấy ngày ngày ông ra vào Phủ Tổng thống của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn?
- Đó là bước ngoặt đầu tiên của đời tôi. Tôi cũng không nghĩ là mình lại lọt vô làm việc ở cơ quan đầu não này! Vũ Ngọc Nhạ hồi nhớ lại rồi nói:
- Năm 1954, hoà bình lập lại, với tờ căn cước hợp pháp, trút bỏ trang phục anh bộ đội Cụ Hồ, Vũ Ngọc Nhạ "đóng vai" một sĩ quan Nguỵ. Ông đưa vợ con từ làng Cọi Khê, xã Vũ Hội theo quân đội Pháp xuống tàu Hải Phòng di cư vào Nam. Ông tìm cách "bọc mình" thật kín và âm thầm làm nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu thầm lặng, đầy mạo hiểm bắt đầu từ đây.
Vũ Ngọc Nhạ nói: "Ngày đầu vào Sài Gòn, một lần đi qua Dinh Độc Lập đứng ở ngoài nhìn, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình sẽ được lọt vô đây. Nhưng ảo tưởng ấy xa vời lắm. Chưa dám mơ ngày đó tôi đã bị mật vụ Sài Gòn do Dương Văn Hiếu bắt cóc rồi đưa ra biệt giam tại toà Khâm sứ ở Huế".
- Là tù nhân cộng sản, bằng cách nào mà ông được họ trọng vọng đón ông từ nhà tù Huế về Dinh Độc Lập, Sài Gòn, làm cố vấn cho Ngô Đình Nhu và đương kim Tổng thống Ngô Đình Diệm?
- Tôi cũng không ngờ. Ông Nhạ nói. Có điều để đi tới cái đích ấy là cả một chặng đường dài mưu tính mạo hiểm.
- Vượt mạo hiểm cực khó. Chiếm được lòng kẻ đối địch với mình càng khó hơn. Ông thu "hồn vía" anh em họ Ngô bằng cách nào?
- Từ cái "vỏ bọc" của tổ chức bọc cho tôi. Gia đình tôi đóng vai một gia đình giáo dân di cư vào Nam. Dựa vào ảnh hưởng của đức cha Lê, cha Hoàng ở nhà thờ Bình An và Phát Diệm mà tôi đã có dịp quen biết. Chế độ Ngô Đình Diệm rất cần sự ủng hộ của các linh mục này; là các linh mục có "tinh thần" chống cộng rất quyết liệt. Tôi đã thể hiện mình là cái cầu nối cho họ đến với nhau. Từ đó dần dần tôi chiếm được lòng tin của Ngô Đình Cẩn, cố vấn miền Trung. Cẩn "bắc cầu" cho tôi sang cha Thục, ông Nhu và Ngô Đình Diệm.
Ông Vũ Ngọc Nhạ tiếp: Là phụ tá của đức cha Lê, cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, tôi có điều kiện tiếp cận với các quan chức cao cấp trong chính phủ Nguỵ quyền, với Toà thánh Va-ti-căng, Giáo chủ Pi-e XI, Khâm sứ Toà thánh Sài Gòn, Đức Hồng y Xpen-man Mỹ. Qua đây tôi nắm được khá nhiều tin tức quan trọng của Mỹ và Nguỵ để cung cấp về trung tâm của ta.
- Là người cộng sản nằm trong phủ Tổng thống, có lúc nào ông bị nghi ngờ?
- Thường xuyên bọn mật vụ theo dõi. Tôi luôn biến nghi ngờ thành đức tin để "bọc mình" và thoát hiểm.
Vũ Ngọc Nhạ tiếp:
- Anh em Ngô Tổng thống coi tôi như người ruột thịt. Một hôm họp gia đình có đủ Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn và tôi, Ngô Đình Diệm tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em. Ông bảo: "Từ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần phải ý tứ gì". Anh em Ngô Đình Diệm càng tin tôi, quý tôi, bọn CIA và bọn mật vụ lại càng "để mắt" đến tôi.
- Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thỉnh thoảng cũng "quan tâm" đến ông phải không?
- Lệ Xuân là một người đàn bà có sắc, có tài, hiếu thắng và kiêu kì. Ông Nhu nhiều hơn Lệ Xuân hàng chục tuổi. Ông làm việc căng thẳng, luôn vắt óc đối phó tình hình, ít quan tâm đến tình cảm của Lệ Xuân. Có lần Lệ Xuân đến "gần tôi", tôi sang nói lại với ông Nhu. Ông Nhu bảo "quyền của bà ấy tôi không can thiệp". Có người bảo tôi rằng, bà ấy thử. Người thì bảo, bà ấy thật đấy. Chỉ có bà ấy mới biết chính xác.
Ông tiếp:
- Một lần tôi cùng ông Ngô Đình Nhu và Lệ Xuân lên Đà Lạt . Lệ Xuân mời tôi sang phòng riêng làm việc. Tôi bước vào phòng, Ngô Đình Nhu đang ngủ say. Bà ấy rót nước mời tôi và ngồi nhìn tôi rất lạ. Lát sau Lệ Xuân hỏi:
- Anh là cộng sản à?
- Sao bà nghĩ như vậy.
- Anh không cần tiền, không cần tình, chỉ có cộng sản mới thế.
- Tôi cũng từng là cộng sản. Nhưng tôi đã "từ bỏ" cộng sản lâu rồi.
Lệ Xuân lắc đầu:
- Tôi thấy anh lạ thật. Làm việc cho Chính phủ mà không nhận phụ cấp. Gia đình anh thì nghèo xác. Sáng nào trước khi vào Phủ Tổng thống anh chả đèo rau ra chợ cho bà vợ anh bán, tôi biết chứ.
Tôi im lặng, Lệ Xuân tiếp:
- Nếu anh bằng lòng, tôi chỉ cần nói một lời, cả nhà anh sẽ sung sướng.
- Cảm ơn bà, gia đình tôi sống như hiện nay là ổn lắm rồi.
Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: Lệ Xuân thấy anh em Ngô Đình Diệm tin tôi, quý tôi, bà ta cũng quý, nhưng vẫn để mắt theo dõi tôi. Tôi nhận ra và ý thức được điều đó nên những thử thách của bà đều vô hiệu. Hơn nữa, thấy tôi tỏ ra hết lòng vì ông Diệm, ông Nhu nên dần dần bà Lệ Xuân cũng tin tôi và yêu mến tôi. Đó là cơ hội tốt để tôi tạo thêm vỏ bọc và hoạt động trong vỏ bọc.
Ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: Điểm mấu chốt của người tình báo là phải "tuyệt đối trung thành với anh em" và phải bọc mình cho kín. Rất căng thẳng, căng thẳng 24/24 giờ mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa.
Nhờ cái "vỏ bọc" bằng niềm tin, mọi công việc, chủ trương, to nhỏ của chính quyền họ Ngô, Vũ Ngọc Nhạ đều nắm được. Ông đã chắt lọc và bằng đường dây mật, những tin tức quan trọng đã được đưa về bên ta.
(Báo Văn nghệ)
Monday, September 25, 2006
Kể thêm về thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (phần 8)
Ông Vũ Hữu Duật, nguyên Thị uỷ viên Thái Bình, một đường dây quan trọng của Vũ Ngọc Nhạ trong Phủ Tổng Thống. Ông nói: “Khi tôi lên làm Phó Chủ tịch đảng Dân chủ, đảng của ông Thiệu, mọi người cứ tưởng gia đình tôi giàu có lắm. Nhưng thực tế có phải vậy đâu. Tám đứa con tôi ăn học, khôn lớn toàn do bà ấy nhà tôi lo. Bà ấy buôn bán, xoay sở nuôi con. Hai lần tôi vào tù thì đi nuôi tôi trong tù. Tôi hoàn thành được nhiệm vụ đặc biệt, có công rất lớn của bà ấy”.
Ông Vũ Hữu Duật nói tiếp: “Khi tôi lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt, cũng là lúc nhà tôi bồng con rời miền Bắc theo tôi vào Nam. Suốt 20 năm bà ấy cam chịu tiếng xấu là đi theo một tên phản bội. Ngày đó ở Minh Châu, Thái Bình quê tôi, người ta gọi tôi là tên đảo ngũ, bỏ đảng chạy theo giặc vào Nam”.
Bà Phạm Kim Chi, vợ ông Duật kể: “Tháng 8 năm 1954 bà cùng gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ trên chuyến tàu di cư vào Nam. Ông Nhạ do tổ chức bố trí đóng vai một trung uý Nguỵ. Trên tàu có chừng hơn chục tên lính Pháp, trong đó có thằng quan hai, người dong dỏng cao, mắt sâu, vận quần áo kaki trắng đi lại khoác vai ông Nhạ vẻ thân thiện. Hình như ông Nhạ đã làm quen với tên quan hai này từ trước. Lúc ấy bà đang lục tìm chiếc khăn mặt để lau cho đứa con nhỏ. Nhưng bà lại nhầm túi của ông Nhạ. Bà lôi trong túi ra một lá cờ đỏ sao vàng. Rất may thằng quan hai Pháp và những người chung quanh chưa kịp nhìn thấy. Bà nhét vội lá cờ vào túi. Bà Chi đổi chiếc túi cho ông Nhạ, rồi ôm chiếc túi có lá cờ và bế thằng con áp vào để che mắt địch. Lá cờ được mang vào miền Nam an toàn. Sau này hỏi ông Nhạ, bà Chi mới biết, lá cờ đỏ sao vàng ngày ấy rất thiêng liêng. ở miền Nam ngày đó chỉ có cờ ba sọc của Mĩ và cờ của chế độ Ngô Đình Diệm. Vì phải xa miền Bắc nên ông Nhạ mang theo lá cờ để đỡ nhớ. Còn một lí do nữa, ông bảo lá cờ là biểu tượng của Tổ quốc, của Đảng, mang theo để nung nấu ý chí vươn lên. Vì thế ông đã bất chấp nguy hiểm khi mang theo lá cờ.
- Bà cũng không sợ khi nhận chiếc túi có lá cờ? - Chúng tôi hỏi. Bà Chi nói:
- Tôi có nguy hiểm cũng không bằng ông Nhạ bị bắt. Vì ông đang đi làm nhiệm vụ đặc biệt cùng chồng tôi.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn, vợ ông Vũ Ngọc Nhạ cho biết: hơn 20 năm ông Nhạ ngày ngày sống bên cạnh kẻ thù, cũng là 20 năm bà phấp phỏng không yên. Bà không lo tính mạng của bà mà lo cho chồng, cho con, lo cho bố mẹ, những người vì bà mà suốt đời phải khổ nhục.
Năm 1962, Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thấy gia đình ông Nhạ quá nghèo. Một hôm sang phòng làm việc của ông Nhạ, Lệ Xuân nói: “Anh làm cố vấn cho Chính phủ Quốc gia, mà để vợ con suốt ngày phơi mặt ngoài chợ. Tôi biết, từ trước tới nay anh chỉ nhận tiền công ít ỏi, còn tiền trợ giúp của Chính phủ, anh đều không nhận. Chỉ cần anh trung thành với gia đình họ Ngô chúng tôi, và đừng từ chối những khoản trợ giúp, vợ con anh sẽ sung sướng suốt đời”.
Trong thời gian làm bộ phim tài liệu “Ông cố vấn” chúng tôi có sưu tầm được một băng video ghi hình và lời nói của bà Trần Lệ Xuân do người Mỹ phỏng vấn. Tháng 7 năm 1969, khi đó bà Xuân đang ở Mỹ và lưới tình báo A22 của Vũ Ngọc Nhạ vừa bị CIA bắt tại Sài Gòn. Trong cuốn băng ghi hình có một câu hỏi:
- Thưa bà Trần Lệ Xuân. Bà có nhận xét gì về ông Vũ Ngọc Nhạ người từng nhiều năm làm cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cho ông Ngô Đình Nhu chồng bà?
Bà Trần Lệ Xuân trả lời: “Khi ông Vũ Ngọc Nhạ từ Huế về Dinh Độc Lập làm cố vấn cho gia đình họ Ngô, được thường xuyên tiếp cận với ông, tôi thấy ông ta là một người khá đặc biệt: Thông minh, thâm trầm, cẩn trọng, làm việc tận tuỵ, nhưng không màng bổng lộc. Anh tôi Ngô Đình Diệm và chồng tôi Ngô Đình Nhu đã nhiều lần chu cấp tiền bạc để ông ta yên tâm suốt đời phụng sự họ Ngô, nhưng ông ta khước từ. Người Mỹ đặt mua ông với cái giá 2 triệu đô (thông qua gia đình tôi) để rút ông ra khỏi lưới Cộng sản (mà họ nghi ngờ) để ông cộng sự với họ, ông cũng từ chối. Khi CIA kết luận ông chính là Cộng sản, bắt ông, xử ông theo luật người Cộng sản phạm tội, tôi không có gì bất ngờ, bởi từ lâu tôi đã nghĩ ông ta là Cộng sản.”
Vợ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người rất tôn kính và sùng bái Vũ Ngọc Nhạ. Biết hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, nhiều lần bà ta cho tiền, ông cũng đều từ chối. Có lần bà Thiệu nhờ người tin cẩn đem 5 cây vàng và một số tiền đến nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn (vợ ông Nhạ) ở xóm Chợ Thị Nghè, bà Nhẫn cũng một mực không nhận. Bà Nhẫn bảo: Mình nhận tiền của họ thì phải làm theo họ. Làm theo họ có nghĩa là mình đã phản bội rồi.
Bà Nhẫn không chỉ là người nội trợ chu đáo, mà bà còn tham gia một phần công việc để giúp đỡ chồng. Có những công việc bà nghĩ nếu để người khác làm, tính mạng của ông và cả gia đình sẽ không bảo đảm. Thế là bà tự nguyện đảm nhiệm công việc liên lạc và làm giao liên cho lưới A22 của ông. Vừa chạy chợ, vừa chuyển tài liệu, tin tức ông thu thập được ở Dinh Tổng Thống đến các cơ sở mật của ta. Nhiều khi bọn mật vụ theo dõi gắt gao, bà phải khoét trái cây, cho tài liệu vào rồi giả đem bán để giao cho “khách hàng”. Một lần trái cây có “mật hiệu” bị lẫn trong thúng hoa quả đem bán. Sợ người mua phát hiện sẽ bị lộ, bà đã gánh về nhà đập vỡ cả hai thúng quả mới tìm được cái quả có chứa tài liệu. Từ ngày bà làm giao liên cho lưới điệp báo A22 của ông và trở thành Đảng viên Đảng cộng sản, mối nguy hiểm của gia đình bà tăng lên gấp đôi.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn kể: Năm 1958 ông Vũ Ngọc Nhạ tự dưng “mất tích”. Suốt hai tháng trời bà đi tìm khắp đó cùng đây vẫn không thấy. Một buổi tối bà đang ngồi lo lắng nghĩ tình huống ông đã bị thủ tiêu, bỗng có tiếng gõ cửa. Bà ra mở. Người đàn bà hớt hải, vẻ lo sợ là Kim Chi, vợ ông Vũ Hữu Duật, điệp viên lưới A22 do ông Nhạ phụ trách. Khi cánh cửa khép lại, ngó chung quanh không thấy ai, bà Chi nói: “Ông Nhạ bị bắt cóc cùng nhà tôi. Chúng đưa đi biệt giam ở toà Khâm Huế. Biết tin, tôi vừa ra ngoài đó thăm ông ấy”.
Bà Chi rút trong túi ra một cái bọc nhỏ đưa cho bà Nhẫn và bảo: “Ông ấy gửi bộ quần áo lót đang mặc để bà yên tâm, ông ấy còn sống”. Bà Chi nói tiếp: “Ông Duật nhà tôi bảo, hai ông phải giả vờ đi cầu tiêu rồi ông Nhạ cởi ra đưa nhà tôi cất vào trong người mang về cho bà. Bà chuẩn bị ra Huế thăm ông ấy đi”.
Thế là từ đó, vừa buôn bán, nuôi con, bà vừa chắt chiu thường xuyên ra Huế thăm nuôi chồng. Mãi tới khi ông Nhạ “lọt vào mắt xanh” Ngô Đình Cẩn, cố vấn miền Trung, rồi được ông Cẩn trình lên Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm đón về Dinh Gia Long làm cố vấn, mới không phải lo nuôi chồng ở tù. Nhưng nỗi lo khác lại luôn ám ảnh. Người ta bảo “leo càng cao” thì ngã càng đau. Ông là Cộng sản mà làm tới cố vấn Tổng Thống Nguỵ, lộ ra thì chết cả nhà, cả họ. Thời kì ông làm cố vấn cho Ngô Đình Diệm, bà Nhẫn hai lần thót tim.
Lần thứ nhất vào đầu năm 1962, do người Mĩ giật dây, hai máy bay của phe đảo chính bất thần trút bom xuống dinh Gia Long định giết vợ chồng Ngô Đình Nhu. Được tin ông Nhạ đang ở trong dinh, bà lo lắm. Sau mới biết ông và Ngô Đình Nhu vừa ra khỏi phòng thì bom nổ, chỉ mình Lệ Xuân bị thương. Lần thứ hai, vào ngày 28 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh do Dương Văn Minh cầm đầu nổi lên đảo chính Ngô Đình Diệm, giết chết ông Diệm, ông Nhu. Có người nói quân làm phản đã thủ tiêu ông cố vấn trước khi làm thịt Diệm - Nhu. Rất may, nửa đêm hôm ấy thì ông về gõ cửa.
*
Một tai hoạ lớn ập xuống đầu những người vợ của anh em trong lưới A22 vào đúng ngày 16 tháng 7 năm 1969. Bọn địch đưa tin: Đã phát hiện ra một nhóm Cộng sản nằm trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tất cả đã bị thủ tiêu dã man: cắt cổ, lấy máu. Chúng tung tin đe doạ vậy. Vì áp lực đấu tranh rất mạnh, bọn địch không thể thủ tiêu được, nên đã giam các ông để chờ ngày xét xử.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn nói: Sau khi nhà tôi bị bắt, bọn mật vụ kéo đến bao vây lục soát, rồi nằm lì trong nhà tôi hàng tháng trời. Chúng doạ nạt không lúc nào yên, mẹ con tôi nhiều đêm không ngủ được. Chúng đưa ông Nhạ về nhà đối chất và lục soát. Chúng đánh ông ấy bầm tím chân tay, mặt mày sưng húp. Thương chồng và lo đàn con chúng doạ hành hung, mang bầu mới được hơn bảy tháng tôi đã sinh con.
Bà Nhẫn tiếp: Gia đình bà Như, bà Chi, bọn mật vụ cũng kéo đến lục lọi và doạ không khai chúng sẽ giết cả nhà. Hai bà ấy cứng rắn, kiên quyết, có chết cả nhà cũng không cậy được miệng các bà ấy.
Hơn ba tháng sau chúng đưa anh em trong lưới A22 ra xét xử tại toà án Sài Gòn. Vụ án làm sửng sốt, rung chuyển cả bộ máy chính quyền Nguỵ. Chúng đặt câu hỏi vì sao nhóm Cộng sản lại chui được vào Chính phủ để thâu tóm Dinh Độc Lập. Ai đặt Cộng sản vào những chiếc ghế trong Phủ Tổng Thống? Mật vụ có mắt như mù. Có người nói hay chính mật vụ đã thông đồng với Cộng sản?
*
Bà Phan Thị Kim Chi kể: Những ngày các bà ra nuôi chồng ngoài Côn Đảo, nhà tù không có phòng riêng dành cho vợ chồng tù nhân. Việc âu yếm tình cảm với nhau không có điều kiện. Phải đợi màn đêm buông xuống, từng đôi, từng đôi mới dắt díu nhau ra hàng dương ngoài bãi đảo tâm sự. Gió biển ngoài đảo gầm rú ầm ào suốt ngày đêm. Mấy ai ngờ bên những hàng dương nghiêng ngả trên bờ đảo lại có một sự sống kì diệu. Những cặp tù nhân yêu nhau nồng cháy, tha thiết. Hình như họ bù đắp cho nhau nhưng ngày nhớ nhung xa cách. Lần ra đảo đầu tiên thăm chồng, bà Chi vừa thẹn vừa lo. Nhưng khi nghe chồng kể lại câu chuyện 200 tù cộng sản đóng 5 con thuyền lớn dưới hầm suốt cả năm trời chuẩn bị cho chuyến vượt ngục năm 1952 mà bọn chúa đảo vẫn không hay biết thì bà mới yên tâm.
Sau lần ra đảo nuôi tù trở về, cả ba bà đều mang thai. Riêng bà Kim Chi, hai lần ra thăm chồng ngoài Côn Đảo về sinh được hai người con một trai, một gái. Thế mới biết cuộc sống con người thật kì diệu.
Bà Ngô Thị Như, người ngồi đốt tài liệu mật của địch ở nhà lao toà Khâm Huế, mười năm sau khi ra nuôi chồng ở nhà tù Côn Đảo bà lại làm một việc mạo hiểm đầy ý nghĩa. Bằng nghiệp vụ của mình, ông Lê Hữu Thuý đã lấy được bản báo cáo mật của chúa đảo gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về con số tù chính trị tại Côn Đảo. Bà đã mang tài liệu này về chuyển cho cơ sở của cách mạng. Lúc đó tại Hội nghị Paris bàn về việc trao trả tù chính trị, Thiệu công bố ở Côn Đảo có 5000 tù nhân. Chúng định ỉm đi hơn một nửa số tù chính trị để chờ cơ hội thủ tiêu. Trong khi đó, phía ta đưa ra chứng cớ từ bản báo cáo của chúa đảo là 12000 người. Tài liệu gốc này làm Thiệu choáng váng, mất uy tín nặng nề trước Hội nghị và dư luận. Vị Giáo Hoàng đã huỷ bỏ cuộc tiếp kiến với vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu và gọi y là con chiên ma mãnh, dối trá. Bản tài liệu là chứng cớ buộc địch phải trao trả hết 12000 tù chính trị ở Côn Đảo cho ta năm 1973.
Hai mươi năm sống trong lòng địch, vừa nuôi chồng trong tù, vừa nuôi dạy 9 người con ăn học khôn lớn, đến nay tất cả đều phương trưởng. Bà Như bảo, những năm tù đầy gian khổ ác liệt, bà không sợ, nhưng sau ngày hoà bình bà lại hoang mang lo sợ. Bởi chồng bà, ông Lê Hữu Thuý, người ra tù vào tội, chịu mọi cực hình tra tấn vẫn một lòng trung thành, tận tâm làm việc cho cách mạng. Nhưng cơ quan lại cho ông về nghỉ việc sớm, không còn đảng viên, không chế độ chính sách, ông phải về nuôi heo, nuôi thỏ để kiếm sống. Mãi đến năm 1990, tức 15 năm sau, ông mới được “xét lại”, được phục hồi đảng tịch, được thăng cấp từ Thượng uý lên Đại tá. Và đặc biệt ông được Đảng và Nhà nước tuyên dương là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Hôm đi dự lễ đón nhận danh hiệu anh hùng, ông đưa bà cùng đi. Ông bà rất cảm động, cười mà nước mắt cứ dàn ra.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn, bà Phạm Thị Kim Chi cũng trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Năm 1975 sau ngày miền Nam giải phóng, bà Nhẫn cùng chồng (ông Vũ Ngọc Nhạ) về thăm làng Cọi Khê, nơi chôn nhau cắt rốn của ông bà. Thấy đoàn xe về làng, dân trong thôn xóm kéo ra rất động. Khi ông bà Nhạ từ trên xe bước xuống, cả làng ngớ ra. Họ không ngờ một gia đình đi theo giặc mà họ đã từng căm thù nguyền rủa, thì nay lại được Đảng, quân đội trịnh trọng đưa về làng thăm quê hương. Sau chuyến đó, dân làng mới hiểu: Thì ra trong những năm tháng mọi người coi khinh, lên án ông Nhạ, bà Nhẫn là những kẻ bất lương theo giặc, thì chính những năm tháng này ông bà lại phải cam chịu bao nhiêu cay đắng, khổ sở ở bên kia chiến tuyến. Cuộc hội ngộ hôm ấy, dân làng Cọi Khê không ai cầm nổi nước mắt.
*
Chúng tôi tới thăm gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2001. Ông đã ở tuổi ngoài 70, vẫn hoạt bát, tinh thông. Nhìn ông bình dị, phúc hậu, chúng tôi không thể tưởng ông đã từng trải qua gần một nửa thế kỷ gian khổ đối mặt với bao khó khăn thử thách và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách thần kỳ. Ông vẫn nhẹ nhàng, cẩn trọng niềm nở tiếp mọi người. Ông đưa chúng tôi xem cặp hồ sơ lưu những kỷ niệm ông còn giữ được gồm: tấm ảnh anh bộ đội cụ Hồ Vũ Ngọc Kép, đầu đội mũ nan bọc vải, trên mũ chăng lưới dù đứng trước cổng tỉnh đội Thái Bình năm 1948. ảnh Vũ Ngọc Nhạ đưa vợ con bước xuống tàu há mồm ở Hải Phòng di cư vào Nam 1954. ảnh gia đình ông ở căn nhà lá trong xóm chợ Thị Nghè năm 1960. Lá thư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gửi Hai Long (Vũ Ngọc Nhạ) viết trên một trang giấy đã ngả màu vàng. Lá thư của người thư ký riêng cho ông Thiệu gửi Hai Long đề ngày 6 tháng 3 năm 1975 v.v...
Làm cố vấn cho ba đời Tổng Thống và làm vị tướng tình báo xuất sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng cuộc sống gia đình ông vẫn bình dị, khó khăn như bao gia đình khác. Bị địch tra tấn gãy hai rẻ xương sườn, là thương binh 2/4 lại bị bệnh trọng, sức khoẻ của ông ngày một sa sút. Ông thường lui tới thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình đồng đội trong lưới tình báo năm xưa. Một vị tướng sống giữa đời thường khiêm nhường, đức độ, bạn bè ai cũng khâm phục, kính nể.
Vinh quang từ những chiến công độc đáo của ông, của đồng đội ông trong lưới A22 nhiều người vẫn nhớ. Ai cũng nghĩ ông đã mãn nguyện với niềm vui, với sự cống hiến to lớn của mình cho cách mạng, cho đất nước. Nào ngờ có những điều xót xa, trăn trở từ đáy lòng ông những năm sau này đã mấy ai hay! Hình như ông cố nén chịu, vì ông hiểu sự “bạc mệnh” của những người làm nghề tình báo, thời nào cũng thế. Một số người vẫn nghi hoặc ông, bảo ông ăn ở hai lòng. Nghi là ông thông đồng với đối phương. “Không ngả theo chúng làm sao ông ta tồn tại được trong hang hùm suốt ba đời Tổng Thống Nguỵ”. Mỗi lần nghe vậy, ông chỉ lặng im và cắn răng cam chịu. Biết bày tỏ lòng mình với ai đây? Bao năm chiến tranh ông đã vượt qua trăm ngàn thử thách nghiệt ngã, vậy mà những năm hoà bình có lúc ông đã không vượt qua. Có lẽ, vì dằn vặt, nghĩ ngợi nhiều, con bệnh quái ác phát ra ngày càng trầm nặng. Cuối năm 2002 Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã vĩnh viễn ra đi !
Cuộc đời những người làm tình báo nghiệt ngã là thế. Những người vợ, người thân của họ cũng chung hoàn cảnh như vậy. Vinh quang, cay đắng, công trạng và hận thù luôn song hành tồn tại trong họ. Vượt qua nó không thể ngày một, ngày hai, mà có khi phải đánh đổi bằng cả đời người.
(Báo Văn nghệ)
Ông Vũ Hữu Duật nói tiếp: “Khi tôi lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt, cũng là lúc nhà tôi bồng con rời miền Bắc theo tôi vào Nam. Suốt 20 năm bà ấy cam chịu tiếng xấu là đi theo một tên phản bội. Ngày đó ở Minh Châu, Thái Bình quê tôi, người ta gọi tôi là tên đảo ngũ, bỏ đảng chạy theo giặc vào Nam”.
Bà Phạm Kim Chi, vợ ông Duật kể: “Tháng 8 năm 1954 bà cùng gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ trên chuyến tàu di cư vào Nam. Ông Nhạ do tổ chức bố trí đóng vai một trung uý Nguỵ. Trên tàu có chừng hơn chục tên lính Pháp, trong đó có thằng quan hai, người dong dỏng cao, mắt sâu, vận quần áo kaki trắng đi lại khoác vai ông Nhạ vẻ thân thiện. Hình như ông Nhạ đã làm quen với tên quan hai này từ trước. Lúc ấy bà đang lục tìm chiếc khăn mặt để lau cho đứa con nhỏ. Nhưng bà lại nhầm túi của ông Nhạ. Bà lôi trong túi ra một lá cờ đỏ sao vàng. Rất may thằng quan hai Pháp và những người chung quanh chưa kịp nhìn thấy. Bà nhét vội lá cờ vào túi. Bà Chi đổi chiếc túi cho ông Nhạ, rồi ôm chiếc túi có lá cờ và bế thằng con áp vào để che mắt địch. Lá cờ được mang vào miền Nam an toàn. Sau này hỏi ông Nhạ, bà Chi mới biết, lá cờ đỏ sao vàng ngày ấy rất thiêng liêng. ở miền Nam ngày đó chỉ có cờ ba sọc của Mĩ và cờ của chế độ Ngô Đình Diệm. Vì phải xa miền Bắc nên ông Nhạ mang theo lá cờ để đỡ nhớ. Còn một lí do nữa, ông bảo lá cờ là biểu tượng của Tổ quốc, của Đảng, mang theo để nung nấu ý chí vươn lên. Vì thế ông đã bất chấp nguy hiểm khi mang theo lá cờ.
- Bà cũng không sợ khi nhận chiếc túi có lá cờ? - Chúng tôi hỏi. Bà Chi nói:
- Tôi có nguy hiểm cũng không bằng ông Nhạ bị bắt. Vì ông đang đi làm nhiệm vụ đặc biệt cùng chồng tôi.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn, vợ ông Vũ Ngọc Nhạ cho biết: hơn 20 năm ông Nhạ ngày ngày sống bên cạnh kẻ thù, cũng là 20 năm bà phấp phỏng không yên. Bà không lo tính mạng của bà mà lo cho chồng, cho con, lo cho bố mẹ, những người vì bà mà suốt đời phải khổ nhục.
Năm 1962, Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thấy gia đình ông Nhạ quá nghèo. Một hôm sang phòng làm việc của ông Nhạ, Lệ Xuân nói: “Anh làm cố vấn cho Chính phủ Quốc gia, mà để vợ con suốt ngày phơi mặt ngoài chợ. Tôi biết, từ trước tới nay anh chỉ nhận tiền công ít ỏi, còn tiền trợ giúp của Chính phủ, anh đều không nhận. Chỉ cần anh trung thành với gia đình họ Ngô chúng tôi, và đừng từ chối những khoản trợ giúp, vợ con anh sẽ sung sướng suốt đời”.
Trong thời gian làm bộ phim tài liệu “Ông cố vấn” chúng tôi có sưu tầm được một băng video ghi hình và lời nói của bà Trần Lệ Xuân do người Mỹ phỏng vấn. Tháng 7 năm 1969, khi đó bà Xuân đang ở Mỹ và lưới tình báo A22 của Vũ Ngọc Nhạ vừa bị CIA bắt tại Sài Gòn. Trong cuốn băng ghi hình có một câu hỏi:
- Thưa bà Trần Lệ Xuân. Bà có nhận xét gì về ông Vũ Ngọc Nhạ người từng nhiều năm làm cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cho ông Ngô Đình Nhu chồng bà?
Bà Trần Lệ Xuân trả lời: “Khi ông Vũ Ngọc Nhạ từ Huế về Dinh Độc Lập làm cố vấn cho gia đình họ Ngô, được thường xuyên tiếp cận với ông, tôi thấy ông ta là một người khá đặc biệt: Thông minh, thâm trầm, cẩn trọng, làm việc tận tuỵ, nhưng không màng bổng lộc. Anh tôi Ngô Đình Diệm và chồng tôi Ngô Đình Nhu đã nhiều lần chu cấp tiền bạc để ông ta yên tâm suốt đời phụng sự họ Ngô, nhưng ông ta khước từ. Người Mỹ đặt mua ông với cái giá 2 triệu đô (thông qua gia đình tôi) để rút ông ra khỏi lưới Cộng sản (mà họ nghi ngờ) để ông cộng sự với họ, ông cũng từ chối. Khi CIA kết luận ông chính là Cộng sản, bắt ông, xử ông theo luật người Cộng sản phạm tội, tôi không có gì bất ngờ, bởi từ lâu tôi đã nghĩ ông ta là Cộng sản.”
Vợ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người rất tôn kính và sùng bái Vũ Ngọc Nhạ. Biết hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, nhiều lần bà ta cho tiền, ông cũng đều từ chối. Có lần bà Thiệu nhờ người tin cẩn đem 5 cây vàng và một số tiền đến nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn (vợ ông Nhạ) ở xóm Chợ Thị Nghè, bà Nhẫn cũng một mực không nhận. Bà Nhẫn bảo: Mình nhận tiền của họ thì phải làm theo họ. Làm theo họ có nghĩa là mình đã phản bội rồi.
Bà Nhẫn không chỉ là người nội trợ chu đáo, mà bà còn tham gia một phần công việc để giúp đỡ chồng. Có những công việc bà nghĩ nếu để người khác làm, tính mạng của ông và cả gia đình sẽ không bảo đảm. Thế là bà tự nguyện đảm nhiệm công việc liên lạc và làm giao liên cho lưới A22 của ông. Vừa chạy chợ, vừa chuyển tài liệu, tin tức ông thu thập được ở Dinh Tổng Thống đến các cơ sở mật của ta. Nhiều khi bọn mật vụ theo dõi gắt gao, bà phải khoét trái cây, cho tài liệu vào rồi giả đem bán để giao cho “khách hàng”. Một lần trái cây có “mật hiệu” bị lẫn trong thúng hoa quả đem bán. Sợ người mua phát hiện sẽ bị lộ, bà đã gánh về nhà đập vỡ cả hai thúng quả mới tìm được cái quả có chứa tài liệu. Từ ngày bà làm giao liên cho lưới điệp báo A22 của ông và trở thành Đảng viên Đảng cộng sản, mối nguy hiểm của gia đình bà tăng lên gấp đôi.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn kể: Năm 1958 ông Vũ Ngọc Nhạ tự dưng “mất tích”. Suốt hai tháng trời bà đi tìm khắp đó cùng đây vẫn không thấy. Một buổi tối bà đang ngồi lo lắng nghĩ tình huống ông đã bị thủ tiêu, bỗng có tiếng gõ cửa. Bà ra mở. Người đàn bà hớt hải, vẻ lo sợ là Kim Chi, vợ ông Vũ Hữu Duật, điệp viên lưới A22 do ông Nhạ phụ trách. Khi cánh cửa khép lại, ngó chung quanh không thấy ai, bà Chi nói: “Ông Nhạ bị bắt cóc cùng nhà tôi. Chúng đưa đi biệt giam ở toà Khâm Huế. Biết tin, tôi vừa ra ngoài đó thăm ông ấy”.
Bà Chi rút trong túi ra một cái bọc nhỏ đưa cho bà Nhẫn và bảo: “Ông ấy gửi bộ quần áo lót đang mặc để bà yên tâm, ông ấy còn sống”. Bà Chi nói tiếp: “Ông Duật nhà tôi bảo, hai ông phải giả vờ đi cầu tiêu rồi ông Nhạ cởi ra đưa nhà tôi cất vào trong người mang về cho bà. Bà chuẩn bị ra Huế thăm ông ấy đi”.
Thế là từ đó, vừa buôn bán, nuôi con, bà vừa chắt chiu thường xuyên ra Huế thăm nuôi chồng. Mãi tới khi ông Nhạ “lọt vào mắt xanh” Ngô Đình Cẩn, cố vấn miền Trung, rồi được ông Cẩn trình lên Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm đón về Dinh Gia Long làm cố vấn, mới không phải lo nuôi chồng ở tù. Nhưng nỗi lo khác lại luôn ám ảnh. Người ta bảo “leo càng cao” thì ngã càng đau. Ông là Cộng sản mà làm tới cố vấn Tổng Thống Nguỵ, lộ ra thì chết cả nhà, cả họ. Thời kì ông làm cố vấn cho Ngô Đình Diệm, bà Nhẫn hai lần thót tim.
Lần thứ nhất vào đầu năm 1962, do người Mĩ giật dây, hai máy bay của phe đảo chính bất thần trút bom xuống dinh Gia Long định giết vợ chồng Ngô Đình Nhu. Được tin ông Nhạ đang ở trong dinh, bà lo lắm. Sau mới biết ông và Ngô Đình Nhu vừa ra khỏi phòng thì bom nổ, chỉ mình Lệ Xuân bị thương. Lần thứ hai, vào ngày 28 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh do Dương Văn Minh cầm đầu nổi lên đảo chính Ngô Đình Diệm, giết chết ông Diệm, ông Nhu. Có người nói quân làm phản đã thủ tiêu ông cố vấn trước khi làm thịt Diệm - Nhu. Rất may, nửa đêm hôm ấy thì ông về gõ cửa.
*
Một tai hoạ lớn ập xuống đầu những người vợ của anh em trong lưới A22 vào đúng ngày 16 tháng 7 năm 1969. Bọn địch đưa tin: Đã phát hiện ra một nhóm Cộng sản nằm trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tất cả đã bị thủ tiêu dã man: cắt cổ, lấy máu. Chúng tung tin đe doạ vậy. Vì áp lực đấu tranh rất mạnh, bọn địch không thể thủ tiêu được, nên đã giam các ông để chờ ngày xét xử.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn nói: Sau khi nhà tôi bị bắt, bọn mật vụ kéo đến bao vây lục soát, rồi nằm lì trong nhà tôi hàng tháng trời. Chúng doạ nạt không lúc nào yên, mẹ con tôi nhiều đêm không ngủ được. Chúng đưa ông Nhạ về nhà đối chất và lục soát. Chúng đánh ông ấy bầm tím chân tay, mặt mày sưng húp. Thương chồng và lo đàn con chúng doạ hành hung, mang bầu mới được hơn bảy tháng tôi đã sinh con.
Bà Nhẫn tiếp: Gia đình bà Như, bà Chi, bọn mật vụ cũng kéo đến lục lọi và doạ không khai chúng sẽ giết cả nhà. Hai bà ấy cứng rắn, kiên quyết, có chết cả nhà cũng không cậy được miệng các bà ấy.
Hơn ba tháng sau chúng đưa anh em trong lưới A22 ra xét xử tại toà án Sài Gòn. Vụ án làm sửng sốt, rung chuyển cả bộ máy chính quyền Nguỵ. Chúng đặt câu hỏi vì sao nhóm Cộng sản lại chui được vào Chính phủ để thâu tóm Dinh Độc Lập. Ai đặt Cộng sản vào những chiếc ghế trong Phủ Tổng Thống? Mật vụ có mắt như mù. Có người nói hay chính mật vụ đã thông đồng với Cộng sản?
*
Bà Phan Thị Kim Chi kể: Những ngày các bà ra nuôi chồng ngoài Côn Đảo, nhà tù không có phòng riêng dành cho vợ chồng tù nhân. Việc âu yếm tình cảm với nhau không có điều kiện. Phải đợi màn đêm buông xuống, từng đôi, từng đôi mới dắt díu nhau ra hàng dương ngoài bãi đảo tâm sự. Gió biển ngoài đảo gầm rú ầm ào suốt ngày đêm. Mấy ai ngờ bên những hàng dương nghiêng ngả trên bờ đảo lại có một sự sống kì diệu. Những cặp tù nhân yêu nhau nồng cháy, tha thiết. Hình như họ bù đắp cho nhau nhưng ngày nhớ nhung xa cách. Lần ra đảo đầu tiên thăm chồng, bà Chi vừa thẹn vừa lo. Nhưng khi nghe chồng kể lại câu chuyện 200 tù cộng sản đóng 5 con thuyền lớn dưới hầm suốt cả năm trời chuẩn bị cho chuyến vượt ngục năm 1952 mà bọn chúa đảo vẫn không hay biết thì bà mới yên tâm.
Sau lần ra đảo nuôi tù trở về, cả ba bà đều mang thai. Riêng bà Kim Chi, hai lần ra thăm chồng ngoài Côn Đảo về sinh được hai người con một trai, một gái. Thế mới biết cuộc sống con người thật kì diệu.
Bà Ngô Thị Như, người ngồi đốt tài liệu mật của địch ở nhà lao toà Khâm Huế, mười năm sau khi ra nuôi chồng ở nhà tù Côn Đảo bà lại làm một việc mạo hiểm đầy ý nghĩa. Bằng nghiệp vụ của mình, ông Lê Hữu Thuý đã lấy được bản báo cáo mật của chúa đảo gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về con số tù chính trị tại Côn Đảo. Bà đã mang tài liệu này về chuyển cho cơ sở của cách mạng. Lúc đó tại Hội nghị Paris bàn về việc trao trả tù chính trị, Thiệu công bố ở Côn Đảo có 5000 tù nhân. Chúng định ỉm đi hơn một nửa số tù chính trị để chờ cơ hội thủ tiêu. Trong khi đó, phía ta đưa ra chứng cớ từ bản báo cáo của chúa đảo là 12000 người. Tài liệu gốc này làm Thiệu choáng váng, mất uy tín nặng nề trước Hội nghị và dư luận. Vị Giáo Hoàng đã huỷ bỏ cuộc tiếp kiến với vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu và gọi y là con chiên ma mãnh, dối trá. Bản tài liệu là chứng cớ buộc địch phải trao trả hết 12000 tù chính trị ở Côn Đảo cho ta năm 1973.
Hai mươi năm sống trong lòng địch, vừa nuôi chồng trong tù, vừa nuôi dạy 9 người con ăn học khôn lớn, đến nay tất cả đều phương trưởng. Bà Như bảo, những năm tù đầy gian khổ ác liệt, bà không sợ, nhưng sau ngày hoà bình bà lại hoang mang lo sợ. Bởi chồng bà, ông Lê Hữu Thuý, người ra tù vào tội, chịu mọi cực hình tra tấn vẫn một lòng trung thành, tận tâm làm việc cho cách mạng. Nhưng cơ quan lại cho ông về nghỉ việc sớm, không còn đảng viên, không chế độ chính sách, ông phải về nuôi heo, nuôi thỏ để kiếm sống. Mãi đến năm 1990, tức 15 năm sau, ông mới được “xét lại”, được phục hồi đảng tịch, được thăng cấp từ Thượng uý lên Đại tá. Và đặc biệt ông được Đảng và Nhà nước tuyên dương là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Hôm đi dự lễ đón nhận danh hiệu anh hùng, ông đưa bà cùng đi. Ông bà rất cảm động, cười mà nước mắt cứ dàn ra.
Bà Nguyễn Thị Nhẫn, bà Phạm Thị Kim Chi cũng trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Năm 1975 sau ngày miền Nam giải phóng, bà Nhẫn cùng chồng (ông Vũ Ngọc Nhạ) về thăm làng Cọi Khê, nơi chôn nhau cắt rốn của ông bà. Thấy đoàn xe về làng, dân trong thôn xóm kéo ra rất động. Khi ông bà Nhạ từ trên xe bước xuống, cả làng ngớ ra. Họ không ngờ một gia đình đi theo giặc mà họ đã từng căm thù nguyền rủa, thì nay lại được Đảng, quân đội trịnh trọng đưa về làng thăm quê hương. Sau chuyến đó, dân làng mới hiểu: Thì ra trong những năm tháng mọi người coi khinh, lên án ông Nhạ, bà Nhẫn là những kẻ bất lương theo giặc, thì chính những năm tháng này ông bà lại phải cam chịu bao nhiêu cay đắng, khổ sở ở bên kia chiến tuyến. Cuộc hội ngộ hôm ấy, dân làng Cọi Khê không ai cầm nổi nước mắt.
*
Chúng tôi tới thăm gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2001. Ông đã ở tuổi ngoài 70, vẫn hoạt bát, tinh thông. Nhìn ông bình dị, phúc hậu, chúng tôi không thể tưởng ông đã từng trải qua gần một nửa thế kỷ gian khổ đối mặt với bao khó khăn thử thách và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách thần kỳ. Ông vẫn nhẹ nhàng, cẩn trọng niềm nở tiếp mọi người. Ông đưa chúng tôi xem cặp hồ sơ lưu những kỷ niệm ông còn giữ được gồm: tấm ảnh anh bộ đội cụ Hồ Vũ Ngọc Kép, đầu đội mũ nan bọc vải, trên mũ chăng lưới dù đứng trước cổng tỉnh đội Thái Bình năm 1948. ảnh Vũ Ngọc Nhạ đưa vợ con bước xuống tàu há mồm ở Hải Phòng di cư vào Nam 1954. ảnh gia đình ông ở căn nhà lá trong xóm chợ Thị Nghè năm 1960. Lá thư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gửi Hai Long (Vũ Ngọc Nhạ) viết trên một trang giấy đã ngả màu vàng. Lá thư của người thư ký riêng cho ông Thiệu gửi Hai Long đề ngày 6 tháng 3 năm 1975 v.v...
Làm cố vấn cho ba đời Tổng Thống và làm vị tướng tình báo xuất sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng cuộc sống gia đình ông vẫn bình dị, khó khăn như bao gia đình khác. Bị địch tra tấn gãy hai rẻ xương sườn, là thương binh 2/4 lại bị bệnh trọng, sức khoẻ của ông ngày một sa sút. Ông thường lui tới thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình đồng đội trong lưới tình báo năm xưa. Một vị tướng sống giữa đời thường khiêm nhường, đức độ, bạn bè ai cũng khâm phục, kính nể.
Vinh quang từ những chiến công độc đáo của ông, của đồng đội ông trong lưới A22 nhiều người vẫn nhớ. Ai cũng nghĩ ông đã mãn nguyện với niềm vui, với sự cống hiến to lớn của mình cho cách mạng, cho đất nước. Nào ngờ có những điều xót xa, trăn trở từ đáy lòng ông những năm sau này đã mấy ai hay! Hình như ông cố nén chịu, vì ông hiểu sự “bạc mệnh” của những người làm nghề tình báo, thời nào cũng thế. Một số người vẫn nghi hoặc ông, bảo ông ăn ở hai lòng. Nghi là ông thông đồng với đối phương. “Không ngả theo chúng làm sao ông ta tồn tại được trong hang hùm suốt ba đời Tổng Thống Nguỵ”. Mỗi lần nghe vậy, ông chỉ lặng im và cắn răng cam chịu. Biết bày tỏ lòng mình với ai đây? Bao năm chiến tranh ông đã vượt qua trăm ngàn thử thách nghiệt ngã, vậy mà những năm hoà bình có lúc ông đã không vượt qua. Có lẽ, vì dằn vặt, nghĩ ngợi nhiều, con bệnh quái ác phát ra ngày càng trầm nặng. Cuối năm 2002 Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã vĩnh viễn ra đi !
Cuộc đời những người làm tình báo nghiệt ngã là thế. Những người vợ, người thân của họ cũng chung hoàn cảnh như vậy. Vinh quang, cay đắng, công trạng và hận thù luôn song hành tồn tại trong họ. Vượt qua nó không thể ngày một, ngày hai, mà có khi phải đánh đổi bằng cả đời người.
(Báo Văn nghệ)
Kể thêm về Thiếu tướng Tình báo Vũ Ngọc Nhạ (PhầnIII)
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: Sở dĩ A22 của ông có được chiến tích như vậy, ngoài cố gắng của anh em trong lưới tình báo, còn có công rất lớn của ông Mười Hương. Thời kỳ đầu ông trực tiếp chỉ đạo chúng tôi. Ông từng chịu cảnh tra tấn tù đầy vì chúng tôi.
Mười Hương, tên thật là Trần Quốc Hương nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Giữa những năm 1950 Trần Quốc Hương được Trung ương cử vào miền Nam hoạt động bí mật, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo lưới tình báo chiến lược H10 - A22 của Vũ Ngọc Nhạ.
Năm 1958, Vũ Ngọc Nhạ bị mật vụ bắt cóc ở Sài Gòn rồi chúng đưa ra giam tại Huế. Ngày đó lưới A22 mới hình thành, anh em còn rất ít kinh nghiệm. Nằm trong nhà giam, ngày đêm Vũ Ngọc Nhạ lo tính mạng người thủ trưởng của mình, lo tính mạng của anh em bên ngoài! Ông bảo: Hôm ấy bỗng trời đổ cơn giông, ngoài phòng giam gió thổi ào ào, hàng cây trước cửa nghiêng ngả, sân tòa khâm sứ cát bay mờ mịt. ở trong phòng giam Vũ Ngọc Nhạ nghe rõ tiếng quát tháo bên ngoài:
- Đù mẹ mấy cha cộng sản ngoan cố. Vô đây xem chúng bay còn gan lì được không?
Vũ Ngọc Nhạ ghé mắt nhìn qua hàng song sắt. Ông bàng hoàng nhận ra 4 người trong lưới của ông bị còng hai tay, một tên mật vụ vừa dong, vừa đạp ngã dúi dụi. Đi đầu là Lê Hữu Thúy mặt bầm tím, tiếp sau Huỳnh Văn Trọng bước tập tễnh. Rồi đến Vũ Xuân Hòe máu me đầy mặt. Người đi cuối cùng, hai mắt sưng híp là Vũ Hữu Duật. Nhìn cảnh tượng anh em của mình trong tay địch, ông Nhạ vừa thương vừa nghi ngờ có người phản bội.
ít phút sau, lại một tên mật vụ áp tải một người nữa đi qua phòng giam. Người này thấp bé, vẻ mặt kiên nghị, Vũ Ngọc Nhạ nhận ra ngay, đó là đồng chí Mười Hương. Thì ra chúng cất một mẻ gần hết anh em trong lưới A22.
Trong những ngày ở nhà giam, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn nham hiểm và tra tấn rất dã man, Mười Hương dũng cảm chịu mọi cực hình, quyết không chịu khuất phục. Biết ông là một nhân vật cộng sản tầm cỡ, gan góc, lợi hại, Ngô Đình Nhu đích thân từ Sài Gòn bay ra Huế. Khi giáp mặt Mười Hương, Ngô Đình Nhu nói:
- Bây giờ ông đang ở trong tay chúng tôi, ông biết mình phải làm gì chứ? Chẳng lẽ cộng sản các ông chỉ có một mục tiêu là hy sinh ư? Các ông cũng cần phải tồn tại. Đồng đội của ông nằm trong nhà lao của chúng tôi đây cũng cần phải sống.
Mười Hương trả lời:
- Vâng, nhưng chúng tôi không sống nô lệ. Dù ông có cho người giết tôi, cũng không lấy gì được ở tôi đâu. Ông hiểu cho: người cộng sản chúng tôi không được phép khai báo.
Trước những lời đanh thép của một người cộng sản, Ngô Đình Nhu cắn răng trút nỗi căm uất cho đồng bọn trả thù hèn hạ Mười Hương rồi chuồn về Sài Gòn.
*
Ngày 25 tháng 4 năm 2002 chúng tôi tới thăm gia đình ông Mười Hương tại 45 Tú Xương, Quận Ba, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã bước vào tuổi “bát niên giai lão” bị di chứng liệt một cánh tay, nhưng đôi mắt vẫn sáng, đặc biệt sự minh mẫn và trí tuệ của ông còn tuyệt vời. Dường như ý chí cách mạng của người cộng sản đã dồn lại một phần trong đôi mắt của ông, làm nó luôn ánh lên niềm tin yêu và một nghị lực mạnh mẽ.
Anh Đỗ Văn Hùng người thư ký của ông cho biết, ông vừa dự kỳ họp của Bộ Chính trị ngoài Hà Nội về. Hầu hết các cuộc họp T.Ư quan trọng đều mời ông tham dự và đóng góp ý kiến. Ông mới ở Hà Nội vô, còn đang mệt, nhưng vẫn nhận lời tiếp chúng tôi.
Cuộc đời hoạt động của Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) lặng lẽ, bình dị nhưng đầy mạo hiểm. Khi còn là một chàng trai rất trẻ, Trần Quốc Hương đã hoạt động tích cực, trong tổ chức thanh niên dân chủ.
Với đồng đội ông là người bạn chân tình, luôn thương yêu và độ lượng. Với công việc ông năng nổ, tận tâm, hết lòng, nhưng cũng rất cẩn trọng và luôn cảnh giác với kẻ thù. Song cuộc đời có mấy ai ngờ.
Tháng 3 năm 1942, năm ấy Trần Quốc Hương mới 16 tuổi, đang thi hành một công vụ của tổ chức thanh niên dân chủ thì bị mật thám Pháp bắt. Chúng đưa ông vào giam tại Hỏa Lò. Sau một năm giam cầm, tra khảo, không tìm ra nhân chứng, hơn nữa Trần Quốc Hương chưa đủ tuổi thi hành án, bọn mật thám Pháp đành phải thả ông.
Thời kỳ 1955 - 1960 Trần Quốc Hương vào Sài Gòn ém mình ngay trong lòng địch để hoạt động. Chỉ đạo một lưới tình báo đặc biệt, ông luôn dũng cảm ẩn hiện trước mặt kẻ thù. Hơn 50 năm sau, được ngồi bên ông, ghi chép những cống hiến của ông đối với cách mạng, tôi hỏi:
- Ngày đó, ông Nhạ và anh em trong lưới đều “đóng giả” là người của chính quyền Sài Gòn, còn ông? Ông nắm “anh em” bằng cách nào?
- Tôi thường đóng vai một người bạn theo đạo thiên chúa giáo cùng di cư vào Nam với ông Nhạ, đến thăm gia đình ông. Trần Quốc Hương nói. Tháng một lần, có tháng đôi ba lần tùy theo công việc. Qua việc thăm hỏi, trò chuyện tôi nắm tình hình rồi phản ánh về trung tâm và truyền đạt nhiệm vụ của cấp trên cho anh em trong lưới.
Trần Quốc Hương có đức tính cẩn trọng, chu đáo luôn lo sự “bảo tồn” tính mạng của đồng đội. Để che mắt địch, một lần đến thăm gia đình “giáo dân” Vũ Ngọc Nhạ. Nhìn quanh nhà không thấy treo tượng chúa, ông đã cho người kiếm bức tượng Giê-su và cây thánh giá mang đến và dặn bà Nhẫn vợ ông Nhạ: Bà treo những thứ này lên tường nghe. Người ta đến nhà “giáo dân” không thấy treo tượng chúa, họ sẽ nghi ngờ. Quả nhiên sau này bức tượng chúa Giê-su và cây thánh giá đã “bịt mắt” được bọn mật vụ.
Trần Quốc Hương tiếp:
- Ngày đó vợ chồng ông Nhạ có cô con gái lớn tên là Khiêm. Con bé nết na khôn ngoan, lại chịu thương, chịu khó, thường xuyên giúp bố chuyển tin tức thư từ ra trung tâm. Cô bé Khiêm làm liên lạc cho bố ngày ấy nay đã có hai con. Cô còn có tên gọi là Hải, hiện là bác sỹ giỏi của Bệnh viện Chợ Rẫy đấy.
Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua hai lần tù đầy, từng làm nên bao chiến tích hiển hách. Nhưng khi nhắc tới ông lại khiêm nhường, không muốn nói về thành tích và chiến công của mình. Phải đề nghị mãi ông mới ý tứ thổ lộ đôi điều về những công việc mà ông đã “dìu dắt’ anh em trong lưới A22. Ông kể:
- Một hôm tôi bảo Vũ Ngọc Nhạ: anh có dáng một con chiên, một thày tu. Hiện anh đang được các linh mục và cha cố yêu mến, tin tưởng. Theo mình anh cứ tập trung đi sâu vào khối công giáo. Cứ bám lấy họ, biến mình thành người của họ.
Ông tiếp:
- Chính quyền Ngụy chủ yếu dựa vào lực lượng công giáo để chống cộng. Họ dựa vào các linh mục, cha cố nhằm tăng cường lực lượng đảng phái chính trị. Mình có vị thế trong công giáo, chúng dựa vào công giáo, tức là dựa vào mình. Đây là cái vỏ bọc tốt để luồn sâu vào cơ quan đầu não của địch.
Quả nhiên sau đó, cũng nhờ chính cái vỏ bọc này, Vũ Ngọc Nhạ đã lọt được vào Dinh Độc Lập. Từ đây ông đã tổ chức thành công một lưới tình báo chiến lược, âm thầm đục phá suốt mấy đời Tổng Thống của Ngụy quyền Sài Gòn.
Im lặng chừng một lát, Trần Quốc Hương nói:
- Phải nói Vũ Ngọc Nhạ hóa thân thành một con người khác thật tuyệt. Tôi còn nhớ một lần tôi đưa Vũ Ngọc Nhạ ra căn cứ của ta ở ngoài Củ Chi để gặp cấp trên. Hôm ấy trong lúc làm việc tôi thấy anh Mai Chí Thọ (người được Trung ương cử vào) nắm tình hình, anh Thọ nhìn Vũ Ngọc Nhạ một cách chăm chú khác lạ. Lúc giải lao, anh Mai Chí Thọ kéo tôi ra ngoài nói nhỏ:
- Anh phải cẩn thận và cảnh giác với thằng cha Nhạ nghe.
Nghe anh Thọ nói tôi ngớ người không hiểu đầu cuối ra sao. Vũ Ngọc Nha là một Thị ủy viên, trưởng thành từ một cán bộ quân đội thời kỳ kháng chiến ở Thái Bình. Là người do tổ chức của ta cài vào, rất năng nổ và hoạt động đang có hiệu quả. Sao cấp trên lại nghi ngờ anh? Hay có điều gì... Tôi băn khoăn hỏi:
- Tại sao lại phải cảnh giác với Vũ Ngọc Nhạ?
Anh Mai Chí Thọ vẻ mặt quan trọng:
- Mình trông nó hệt một ông linh mục. Từ dáng đi, giọng nói đôi mắt đến tính cách, y như là một cha đạo phản động.
- Thưa anh. Trần Quốc Hương nói. Vũ Ngọc Nhạ có giống một thằng cha cố phản động, anh ấy mới tồn tại trong lòng địch được. Nếu cứ ngay thẳng thật thà hoặc “ngụy trang” nửa vời thì chúng nó bóp chết từ lâu rồi. Anh Nhạ “thể hiện” như thế, đúng vai “kịch bản” của tôi đấy. Ông tiếp:
- Nghe tôi giải thích và đặt niềm tin vào người cán bộ tình báo mà tôi phụ trách, anh Mai Chí Thọ bảo, anh tin tôi.
Ông Mười Hương nói tiếp:
- Thực ra khi ấy anh Mai Chí Thọ rất tin tôi. Nhưng cái thằng cha đạo phản động lẫn trong bóng hình con người ông Nhạ đôi lúc vẫn làm anh Thọ chưa yên lòng. Có lần anh nói với tôi thế. Mãi đến sau này cả lưới A22 lập công suất sắc được tuyên dương anh hùng, anh Mai Chí Thọ mới chúc mừng tôi. Anh bảo: Cậu khá lắm, cậu dàn kịch bản cho thằng Nhạ thật tuyệt vời. Mình rất mừng. Một đồng chí của ta “đội lốt” kẻ địch đến mức người của ta cũng không nhận ra quả là điều kỳ diệu đối với nghệ thuật tình báo mà chính mình cũng không thể tưởng tượng.
*
Ba mươi năm sau: Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ - nguyên cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Vũ Hữu Duật - nguyên phó Chủ tịch thường trực Đảng liên minh dân chủ, đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu, hai người còn lại duy nhất của lưới tình báo H10 - A22 đưa vợ vào thăm Dinh Độc Lập. Điều không ngờ, cả hai ông đều là Thị uỷ viên Thái Bình, những người Cộng sản nòi, lọt vào Phủ Tổng thống, nắm giữ những trọng trách lớn, quả là kì lạ. Có người nói: Chỉ trừ có phép màu nhiệm, còn từ trước tới nay chưa ai làm được những việc “siêu phàm” như thế.
Vào thăm dinh, dẫu nay chỉ còn lại những kỉ vật của một thời, nhưng nhìn nó, các ông cảm như một giấc ảo mộng vừa đi qua. Từ cái ghế, cái bàn, suốt mấy chục năm các ông cùng kẻ địch ngồi bên nó, căng thẳng tính từng giờ, từng phút. Sinh mệnh gia đình, bản thân và những hiểm hoạ cũng từ những cái ghế này.
Người duy nhất hiểu nó và cùng chia sẻ với các ông chính là những người vợ. Lưới A22 được tuyên dương đơn vị anh hùng, có người nói đóng góp 50% là công những bà vợ của anh em trong lưới.
Ông Lê Hữu Thuý, một mắt xích cực kì quan trọng của lưới tình báo A22, khi được tuyên dương là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã tâm sự: “Người được tuyên dương anh hùng lẽ ra phải là vợ tôi chứ không phải tôi. Không có bà ấy, tôi làm sao làm nổi những việc đã làm”.
Vợ ông, bà Ngô Thị Như, người đàn bà xuất hiện trong cuộc đời của ông như một “thiên tình đời” lãng mạn hiếm có. Năm 1955, khi Lê Hữu Thuý được ta cài vào làm phụ tá cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguỵ là Ngô Văn Nhậm. Ông Bộ trưởng có cô con gái rất xinh đẹp tên là Bạch Tuyết. Cô ta đi học bên Tây về, nhưng vẫn giữ vẻ đẹp gia giáo của người phương Đông. Bạch Tuyết cảm tình và quý mến Lê Hữu Thuý ngay từ buổi ông Bộ trưởng mời anh về nhà mình dùng cơm. Rồi Tuyết si mê say đắm Thuý và yêu anh hết mực. Bố cô, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm cũng muốn gả con gái của mình cho Lê Hữu Thuý. Lúc đầu Thuý cũng rất thích Bạch Tuyết vừa xinh, vừa tình tứ. Nhưng anh lại xác định mình không thể chung sống với con gái một tên trùm phản động. Lê Hữu Thuý đã từ chối khéo nói là mình đã có gia đình. Anh về tâm sự với người chỉ huy trực tiếp của mình là Vũ Ngọc Nhạ. Một ngày sau Vũ Ngọc Nhạ gặp lại Lê Hữu Thuý và nói: “Mình có cô bạn đang học ở Nha Trang, gia đình là cơ sở của ta. Mình sẽ thuyết phục cô ấy giả làm vợ cậu, và xin một tờ giấy hôn thú để hợp lý hoá cho cậu được không? Lê Hữu Thuý thấy Vũ Ngọc Nhạ giúp mình cách xử lý đó rất hợp lý, anh đồng ý ngay.
Sau một thời gian Lê Hữu Thuý từ chối Bạch Tuyết, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm gợi ý Thuý - người phụ tá của ông đưa vợ con đến nhiệm sở để “trình diện”. Một tình huống cấp bách, Lê Hữu Thuý đành phải nhờ Vũ Ngọc Nhạ dẫn đường để ông đi Nha Trang đón “người vợ” do tổ chức sắp xếp có tên trong tờ giấy hôn thú về Sài Gòn. Người vợ xa lạ ấy ông chưa hề gặp mặt tên là Ngô Thị Như. Ông tưởng chỉ đưa về trình diện ông Bộ trưởng để có cớ từ chối con gái ông ta. Ngờ đâu khi gặp Ngô Thị Như thì bỗng tình yêu bùng cháy lên. Ngô Thị Như đẹp không thua gì nàng Bạch Tuyết, lại hiền dịu, đoan trang và là đối tượng cảm tình của Cộng sản. Ông mê Ngô Thị Như và say đắm cô thật sự. Thế là từ đó Ngô Thị Như trở thành người vợ thật của ông. Người vợ thuỷ chung đi suốt chặng đường gian lao cực nhọc cùng ông cho đến tận phút cuối đời.
Bà Như kể: “Tôi nhận lời ký vào tờ hôn thú để giúp anh Thuý thoát không phải làm con rể ông Bộ trưởng Nguỵ. Nào ngờ anh lại thương yêu tôi. Có lẽ do số trời”.
Bốn năm sau, năm 1959, Lê Hữu Thuý bị bắt cóc, khi đó ông đang làm chủ tờ báo Sinh lực Sài Gòn. Chúng nghi ngờ ông có liên quan đến nhóm Cộng sản Vũ Ngọc Nhạ. Ông Nhạ cùng một số anh em trong lưới bị bắt trước đó gần một năm. Chúng đưa tất cả ra giam tại toà Khâm Huế.
Khi Ngô Thị Như chấp nhận làm vợ Lê Hữu Thuý, bà biết con đường ông đang đi là rất nguy hiểm. Bà hiểu công việc của ông và sẵn sàng chia sẻ cùng ông.
Tháng 2 năm 1960, Ngô Thị Như bồng bế ba đứa con nhỏ ra Huế để nuôi chồng trong tù. Cuộc sống những năm tháng ở tù thật cơ cực. Nhà lao chỉ chia hai suất cơm cho người lớn, ông bà phải xẻ ra cho 3 đứa con, nên cả nhà thường bị đói khát. Đói khổ, nhưng có ông ở bên, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Bà đã sinh cho ông thêm một đứa con ở trong tù.
Một lần lợi dụng tình hình ở Huế hỗn loạn, bọn địch hoang mang bỏ chạy, Lê Hữu Thuý đã lục soát tìm được một số tài liệu mật của địch. Ông mang về phòng giam đưa cho Ngô Thị Như xử lý. Bà Như và đứa con gái lớn ngồi đốt từng tờ, đốt gần hết đống tài liệu thì bọn mật thám phát hiện ra. Sau đó, ông Thuý bị kết án thêm 3 năm tù giam vì tội thủ tiêu tài liệu. Nhưng ông bà rất vui vì những bí mật của đồng đội được bảo đảm an toàn.
(Báo Văn nghệ)
Mười Hương, tên thật là Trần Quốc Hương nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Giữa những năm 1950 Trần Quốc Hương được Trung ương cử vào miền Nam hoạt động bí mật, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo lưới tình báo chiến lược H10 - A22 của Vũ Ngọc Nhạ.
Năm 1958, Vũ Ngọc Nhạ bị mật vụ bắt cóc ở Sài Gòn rồi chúng đưa ra giam tại Huế. Ngày đó lưới A22 mới hình thành, anh em còn rất ít kinh nghiệm. Nằm trong nhà giam, ngày đêm Vũ Ngọc Nhạ lo tính mạng người thủ trưởng của mình, lo tính mạng của anh em bên ngoài! Ông bảo: Hôm ấy bỗng trời đổ cơn giông, ngoài phòng giam gió thổi ào ào, hàng cây trước cửa nghiêng ngả, sân tòa khâm sứ cát bay mờ mịt. ở trong phòng giam Vũ Ngọc Nhạ nghe rõ tiếng quát tháo bên ngoài:
- Đù mẹ mấy cha cộng sản ngoan cố. Vô đây xem chúng bay còn gan lì được không?
Vũ Ngọc Nhạ ghé mắt nhìn qua hàng song sắt. Ông bàng hoàng nhận ra 4 người trong lưới của ông bị còng hai tay, một tên mật vụ vừa dong, vừa đạp ngã dúi dụi. Đi đầu là Lê Hữu Thúy mặt bầm tím, tiếp sau Huỳnh Văn Trọng bước tập tễnh. Rồi đến Vũ Xuân Hòe máu me đầy mặt. Người đi cuối cùng, hai mắt sưng híp là Vũ Hữu Duật. Nhìn cảnh tượng anh em của mình trong tay địch, ông Nhạ vừa thương vừa nghi ngờ có người phản bội.
ít phút sau, lại một tên mật vụ áp tải một người nữa đi qua phòng giam. Người này thấp bé, vẻ mặt kiên nghị, Vũ Ngọc Nhạ nhận ra ngay, đó là đồng chí Mười Hương. Thì ra chúng cất một mẻ gần hết anh em trong lưới A22.
Trong những ngày ở nhà giam, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn nham hiểm và tra tấn rất dã man, Mười Hương dũng cảm chịu mọi cực hình, quyết không chịu khuất phục. Biết ông là một nhân vật cộng sản tầm cỡ, gan góc, lợi hại, Ngô Đình Nhu đích thân từ Sài Gòn bay ra Huế. Khi giáp mặt Mười Hương, Ngô Đình Nhu nói:
- Bây giờ ông đang ở trong tay chúng tôi, ông biết mình phải làm gì chứ? Chẳng lẽ cộng sản các ông chỉ có một mục tiêu là hy sinh ư? Các ông cũng cần phải tồn tại. Đồng đội của ông nằm trong nhà lao của chúng tôi đây cũng cần phải sống.
Mười Hương trả lời:
- Vâng, nhưng chúng tôi không sống nô lệ. Dù ông có cho người giết tôi, cũng không lấy gì được ở tôi đâu. Ông hiểu cho: người cộng sản chúng tôi không được phép khai báo.
Trước những lời đanh thép của một người cộng sản, Ngô Đình Nhu cắn răng trút nỗi căm uất cho đồng bọn trả thù hèn hạ Mười Hương rồi chuồn về Sài Gòn.
*
Ngày 25 tháng 4 năm 2002 chúng tôi tới thăm gia đình ông Mười Hương tại 45 Tú Xương, Quận Ba, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã bước vào tuổi “bát niên giai lão” bị di chứng liệt một cánh tay, nhưng đôi mắt vẫn sáng, đặc biệt sự minh mẫn và trí tuệ của ông còn tuyệt vời. Dường như ý chí cách mạng của người cộng sản đã dồn lại một phần trong đôi mắt của ông, làm nó luôn ánh lên niềm tin yêu và một nghị lực mạnh mẽ.
Anh Đỗ Văn Hùng người thư ký của ông cho biết, ông vừa dự kỳ họp của Bộ Chính trị ngoài Hà Nội về. Hầu hết các cuộc họp T.Ư quan trọng đều mời ông tham dự và đóng góp ý kiến. Ông mới ở Hà Nội vô, còn đang mệt, nhưng vẫn nhận lời tiếp chúng tôi.
Cuộc đời hoạt động của Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) lặng lẽ, bình dị nhưng đầy mạo hiểm. Khi còn là một chàng trai rất trẻ, Trần Quốc Hương đã hoạt động tích cực, trong tổ chức thanh niên dân chủ.
Với đồng đội ông là người bạn chân tình, luôn thương yêu và độ lượng. Với công việc ông năng nổ, tận tâm, hết lòng, nhưng cũng rất cẩn trọng và luôn cảnh giác với kẻ thù. Song cuộc đời có mấy ai ngờ.
Tháng 3 năm 1942, năm ấy Trần Quốc Hương mới 16 tuổi, đang thi hành một công vụ của tổ chức thanh niên dân chủ thì bị mật thám Pháp bắt. Chúng đưa ông vào giam tại Hỏa Lò. Sau một năm giam cầm, tra khảo, không tìm ra nhân chứng, hơn nữa Trần Quốc Hương chưa đủ tuổi thi hành án, bọn mật thám Pháp đành phải thả ông.
Thời kỳ 1955 - 1960 Trần Quốc Hương vào Sài Gòn ém mình ngay trong lòng địch để hoạt động. Chỉ đạo một lưới tình báo đặc biệt, ông luôn dũng cảm ẩn hiện trước mặt kẻ thù. Hơn 50 năm sau, được ngồi bên ông, ghi chép những cống hiến của ông đối với cách mạng, tôi hỏi:
- Ngày đó, ông Nhạ và anh em trong lưới đều “đóng giả” là người của chính quyền Sài Gòn, còn ông? Ông nắm “anh em” bằng cách nào?
- Tôi thường đóng vai một người bạn theo đạo thiên chúa giáo cùng di cư vào Nam với ông Nhạ, đến thăm gia đình ông. Trần Quốc Hương nói. Tháng một lần, có tháng đôi ba lần tùy theo công việc. Qua việc thăm hỏi, trò chuyện tôi nắm tình hình rồi phản ánh về trung tâm và truyền đạt nhiệm vụ của cấp trên cho anh em trong lưới.
Trần Quốc Hương có đức tính cẩn trọng, chu đáo luôn lo sự “bảo tồn” tính mạng của đồng đội. Để che mắt địch, một lần đến thăm gia đình “giáo dân” Vũ Ngọc Nhạ. Nhìn quanh nhà không thấy treo tượng chúa, ông đã cho người kiếm bức tượng Giê-su và cây thánh giá mang đến và dặn bà Nhẫn vợ ông Nhạ: Bà treo những thứ này lên tường nghe. Người ta đến nhà “giáo dân” không thấy treo tượng chúa, họ sẽ nghi ngờ. Quả nhiên sau này bức tượng chúa Giê-su và cây thánh giá đã “bịt mắt” được bọn mật vụ.
Trần Quốc Hương tiếp:
- Ngày đó vợ chồng ông Nhạ có cô con gái lớn tên là Khiêm. Con bé nết na khôn ngoan, lại chịu thương, chịu khó, thường xuyên giúp bố chuyển tin tức thư từ ra trung tâm. Cô bé Khiêm làm liên lạc cho bố ngày ấy nay đã có hai con. Cô còn có tên gọi là Hải, hiện là bác sỹ giỏi của Bệnh viện Chợ Rẫy đấy.
Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua hai lần tù đầy, từng làm nên bao chiến tích hiển hách. Nhưng khi nhắc tới ông lại khiêm nhường, không muốn nói về thành tích và chiến công của mình. Phải đề nghị mãi ông mới ý tứ thổ lộ đôi điều về những công việc mà ông đã “dìu dắt’ anh em trong lưới A22. Ông kể:
- Một hôm tôi bảo Vũ Ngọc Nhạ: anh có dáng một con chiên, một thày tu. Hiện anh đang được các linh mục và cha cố yêu mến, tin tưởng. Theo mình anh cứ tập trung đi sâu vào khối công giáo. Cứ bám lấy họ, biến mình thành người của họ.
Ông tiếp:
- Chính quyền Ngụy chủ yếu dựa vào lực lượng công giáo để chống cộng. Họ dựa vào các linh mục, cha cố nhằm tăng cường lực lượng đảng phái chính trị. Mình có vị thế trong công giáo, chúng dựa vào công giáo, tức là dựa vào mình. Đây là cái vỏ bọc tốt để luồn sâu vào cơ quan đầu não của địch.
Quả nhiên sau đó, cũng nhờ chính cái vỏ bọc này, Vũ Ngọc Nhạ đã lọt được vào Dinh Độc Lập. Từ đây ông đã tổ chức thành công một lưới tình báo chiến lược, âm thầm đục phá suốt mấy đời Tổng Thống của Ngụy quyền Sài Gòn.
Im lặng chừng một lát, Trần Quốc Hương nói:
- Phải nói Vũ Ngọc Nhạ hóa thân thành một con người khác thật tuyệt. Tôi còn nhớ một lần tôi đưa Vũ Ngọc Nhạ ra căn cứ của ta ở ngoài Củ Chi để gặp cấp trên. Hôm ấy trong lúc làm việc tôi thấy anh Mai Chí Thọ (người được Trung ương cử vào) nắm tình hình, anh Thọ nhìn Vũ Ngọc Nhạ một cách chăm chú khác lạ. Lúc giải lao, anh Mai Chí Thọ kéo tôi ra ngoài nói nhỏ:
- Anh phải cẩn thận và cảnh giác với thằng cha Nhạ nghe.
Nghe anh Thọ nói tôi ngớ người không hiểu đầu cuối ra sao. Vũ Ngọc Nha là một Thị ủy viên, trưởng thành từ một cán bộ quân đội thời kỳ kháng chiến ở Thái Bình. Là người do tổ chức của ta cài vào, rất năng nổ và hoạt động đang có hiệu quả. Sao cấp trên lại nghi ngờ anh? Hay có điều gì... Tôi băn khoăn hỏi:
- Tại sao lại phải cảnh giác với Vũ Ngọc Nhạ?
Anh Mai Chí Thọ vẻ mặt quan trọng:
- Mình trông nó hệt một ông linh mục. Từ dáng đi, giọng nói đôi mắt đến tính cách, y như là một cha đạo phản động.
- Thưa anh. Trần Quốc Hương nói. Vũ Ngọc Nhạ có giống một thằng cha cố phản động, anh ấy mới tồn tại trong lòng địch được. Nếu cứ ngay thẳng thật thà hoặc “ngụy trang” nửa vời thì chúng nó bóp chết từ lâu rồi. Anh Nhạ “thể hiện” như thế, đúng vai “kịch bản” của tôi đấy. Ông tiếp:
- Nghe tôi giải thích và đặt niềm tin vào người cán bộ tình báo mà tôi phụ trách, anh Mai Chí Thọ bảo, anh tin tôi.
Ông Mười Hương nói tiếp:
- Thực ra khi ấy anh Mai Chí Thọ rất tin tôi. Nhưng cái thằng cha đạo phản động lẫn trong bóng hình con người ông Nhạ đôi lúc vẫn làm anh Thọ chưa yên lòng. Có lần anh nói với tôi thế. Mãi đến sau này cả lưới A22 lập công suất sắc được tuyên dương anh hùng, anh Mai Chí Thọ mới chúc mừng tôi. Anh bảo: Cậu khá lắm, cậu dàn kịch bản cho thằng Nhạ thật tuyệt vời. Mình rất mừng. Một đồng chí của ta “đội lốt” kẻ địch đến mức người của ta cũng không nhận ra quả là điều kỳ diệu đối với nghệ thuật tình báo mà chính mình cũng không thể tưởng tượng.
*
Ba mươi năm sau: Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ - nguyên cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Vũ Hữu Duật - nguyên phó Chủ tịch thường trực Đảng liên minh dân chủ, đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu, hai người còn lại duy nhất của lưới tình báo H10 - A22 đưa vợ vào thăm Dinh Độc Lập. Điều không ngờ, cả hai ông đều là Thị uỷ viên Thái Bình, những người Cộng sản nòi, lọt vào Phủ Tổng thống, nắm giữ những trọng trách lớn, quả là kì lạ. Có người nói: Chỉ trừ có phép màu nhiệm, còn từ trước tới nay chưa ai làm được những việc “siêu phàm” như thế.
Vào thăm dinh, dẫu nay chỉ còn lại những kỉ vật của một thời, nhưng nhìn nó, các ông cảm như một giấc ảo mộng vừa đi qua. Từ cái ghế, cái bàn, suốt mấy chục năm các ông cùng kẻ địch ngồi bên nó, căng thẳng tính từng giờ, từng phút. Sinh mệnh gia đình, bản thân và những hiểm hoạ cũng từ những cái ghế này.
Người duy nhất hiểu nó và cùng chia sẻ với các ông chính là những người vợ. Lưới A22 được tuyên dương đơn vị anh hùng, có người nói đóng góp 50% là công những bà vợ của anh em trong lưới.
Ông Lê Hữu Thuý, một mắt xích cực kì quan trọng của lưới tình báo A22, khi được tuyên dương là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã tâm sự: “Người được tuyên dương anh hùng lẽ ra phải là vợ tôi chứ không phải tôi. Không có bà ấy, tôi làm sao làm nổi những việc đã làm”.
Vợ ông, bà Ngô Thị Như, người đàn bà xuất hiện trong cuộc đời của ông như một “thiên tình đời” lãng mạn hiếm có. Năm 1955, khi Lê Hữu Thuý được ta cài vào làm phụ tá cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguỵ là Ngô Văn Nhậm. Ông Bộ trưởng có cô con gái rất xinh đẹp tên là Bạch Tuyết. Cô ta đi học bên Tây về, nhưng vẫn giữ vẻ đẹp gia giáo của người phương Đông. Bạch Tuyết cảm tình và quý mến Lê Hữu Thuý ngay từ buổi ông Bộ trưởng mời anh về nhà mình dùng cơm. Rồi Tuyết si mê say đắm Thuý và yêu anh hết mực. Bố cô, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm cũng muốn gả con gái của mình cho Lê Hữu Thuý. Lúc đầu Thuý cũng rất thích Bạch Tuyết vừa xinh, vừa tình tứ. Nhưng anh lại xác định mình không thể chung sống với con gái một tên trùm phản động. Lê Hữu Thuý đã từ chối khéo nói là mình đã có gia đình. Anh về tâm sự với người chỉ huy trực tiếp của mình là Vũ Ngọc Nhạ. Một ngày sau Vũ Ngọc Nhạ gặp lại Lê Hữu Thuý và nói: “Mình có cô bạn đang học ở Nha Trang, gia đình là cơ sở của ta. Mình sẽ thuyết phục cô ấy giả làm vợ cậu, và xin một tờ giấy hôn thú để hợp lý hoá cho cậu được không? Lê Hữu Thuý thấy Vũ Ngọc Nhạ giúp mình cách xử lý đó rất hợp lý, anh đồng ý ngay.
Sau một thời gian Lê Hữu Thuý từ chối Bạch Tuyết, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm gợi ý Thuý - người phụ tá của ông đưa vợ con đến nhiệm sở để “trình diện”. Một tình huống cấp bách, Lê Hữu Thuý đành phải nhờ Vũ Ngọc Nhạ dẫn đường để ông đi Nha Trang đón “người vợ” do tổ chức sắp xếp có tên trong tờ giấy hôn thú về Sài Gòn. Người vợ xa lạ ấy ông chưa hề gặp mặt tên là Ngô Thị Như. Ông tưởng chỉ đưa về trình diện ông Bộ trưởng để có cớ từ chối con gái ông ta. Ngờ đâu khi gặp Ngô Thị Như thì bỗng tình yêu bùng cháy lên. Ngô Thị Như đẹp không thua gì nàng Bạch Tuyết, lại hiền dịu, đoan trang và là đối tượng cảm tình của Cộng sản. Ông mê Ngô Thị Như và say đắm cô thật sự. Thế là từ đó Ngô Thị Như trở thành người vợ thật của ông. Người vợ thuỷ chung đi suốt chặng đường gian lao cực nhọc cùng ông cho đến tận phút cuối đời.
Bà Như kể: “Tôi nhận lời ký vào tờ hôn thú để giúp anh Thuý thoát không phải làm con rể ông Bộ trưởng Nguỵ. Nào ngờ anh lại thương yêu tôi. Có lẽ do số trời”.
Bốn năm sau, năm 1959, Lê Hữu Thuý bị bắt cóc, khi đó ông đang làm chủ tờ báo Sinh lực Sài Gòn. Chúng nghi ngờ ông có liên quan đến nhóm Cộng sản Vũ Ngọc Nhạ. Ông Nhạ cùng một số anh em trong lưới bị bắt trước đó gần một năm. Chúng đưa tất cả ra giam tại toà Khâm Huế.
Khi Ngô Thị Như chấp nhận làm vợ Lê Hữu Thuý, bà biết con đường ông đang đi là rất nguy hiểm. Bà hiểu công việc của ông và sẵn sàng chia sẻ cùng ông.
Tháng 2 năm 1960, Ngô Thị Như bồng bế ba đứa con nhỏ ra Huế để nuôi chồng trong tù. Cuộc sống những năm tháng ở tù thật cơ cực. Nhà lao chỉ chia hai suất cơm cho người lớn, ông bà phải xẻ ra cho 3 đứa con, nên cả nhà thường bị đói khát. Đói khổ, nhưng có ông ở bên, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Bà đã sinh cho ông thêm một đứa con ở trong tù.
Một lần lợi dụng tình hình ở Huế hỗn loạn, bọn địch hoang mang bỏ chạy, Lê Hữu Thuý đã lục soát tìm được một số tài liệu mật của địch. Ông mang về phòng giam đưa cho Ngô Thị Như xử lý. Bà Như và đứa con gái lớn ngồi đốt từng tờ, đốt gần hết đống tài liệu thì bọn mật thám phát hiện ra. Sau đó, ông Thuý bị kết án thêm 3 năm tù giam vì tội thủ tiêu tài liệu. Nhưng ông bà rất vui vì những bí mật của đồng đội được bảo đảm an toàn.
(Báo Văn nghệ)
Kể thêm về thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (Phần II)
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh làm đảo chính giết chết anh em Ngô Đình Diệm.
Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, Vũ Ngọc Nhạ vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra. Nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến với ông. Bằng phương pháp nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và sau đó ông đã trở thành người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu. Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình mà còn là người bạn tri kỷ gắn bó với nhau như “bóng với hình”. Nhờ sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền Sài Gòn.
Nhiều người muốn hiểu rõ cái phép màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống. Tôi hỏi ông Nhạ:
- Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?
- Làm cố vấn cho Diệm, ông Nhạ nói, tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Thiệu là một trong những con bài lọt trong mắt họ. Nguyễn Văn Thiệu, một giáo dân ngoan đạo, các cha cố, linh mục nhiều người có cảm tình với Thiệu. Khi ấy tôi được uỷ quyền đại diện cho khối công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta.
- Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu “tử vì đạo”?
- Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhận chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: “Thày Hai dàn xếp cùng người Mỹ “đưa tôi” lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thày. Nhưng khi thày muốn hạ tôi xuống, thày phải “xi nhan” trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!”.
- Đó là điều kiện “tuyệt vời” để ông “rút ruột” ông Thiệu?
- Không chỉ ông Thiệu - Vũ Ngọc Nhạ tiếp. Người Mỹ cũng cần tôi, vì tôi là cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu, qua tôi để thăm dò ông Thiệu. Và ông Thiệu cũng dựa vào tôi để biết “ý tứ” người Mỹ. Tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên.
- Anh, em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong dinh Tổng thống được “sắp xếp” thế nào?
- Lọt vào làm việc nắm “quyền hành” trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ mạo hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã “thiết kế” đưa từng anh em “chui thật sâu” vào trong lòng địch, nắm địch.
- Họ giữ những trọng trách gì? Nay còn ai không?
- Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống. Nguyễn Xuân Hoè là uỷ viên văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thuý uỷ viên phụ tá thông tin chiêu hồi. Và ông Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nói: Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình lấy tôi và ông Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt, lúc ấy ông Vũ Hữu Duật là thị uỷ viên Trưởng ban tuyên giáo thị uỷ Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta “cài vào” làm việc tại tổng nha cảnh sát nguỵ. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là uỷ viên tuyên huấn Trung ương lực lượng tự do và làm Phó Tổng thư ký thường trực đảng Liên minh dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu). Nay cả lưới chỉ còn hai chúng tôi. Gia đình tôi và gia đình ông Duật vừa đi thắp hương cho đồng đội của mình ở nghĩa trang đô thành.
Trong lúc Nguyễn Văn Thiệu tin dùng Vũ Ngọc Nhạ, hai người như bóng với hình. Ngược lại, cục tình báo CIA Mỹ lại luôn ngờ vực ông. Cuộc chiến đấu thầm lặng trong cạm bẫy và những thử thách nghiệt ngã luôn luôn đối mặt từng ngày. Làm thế nào để vừa giữ mình, hoạt động có hiệu quả, vừa bảo đảm an toàn cho toàn lưới A22. Chỉ sơ xảy một tí là nguy hiểm ập đến, là đổ vỡ hoàn toàn. Vũ Ngọc Nhạ luôn phải vắt óc, trăn trở nghĩ suy. Có một tình huống xảy ra ở phòng Tổng thống cách đây hơn 30 năm, chợt nhớ lại, Vũ Ngọc Nhạ kể:
- Hôm ấy tại cái phòng này, Nguyễn Văn Thiệu tiếp một số quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn và quan chức người nước ngoài tới làm việc. Tôi có mặt với tư cách cố vấn của Tổng thống Thiệu. Ngồi cạnh tôi là ông Raymond J.de Jaegher - cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixơn. Ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi đột nhiên hỏi:
- “Ông không phải là người Việt Nam?”
Tôi giật mình, cố tĩnh tâm để không thay đổi sắc mặt, nhưng mồ hôi toát ra. Tại sao ông ta lại bảo mình không phải là người Việt Nam? Hay ông ta nghĩ người Việt Nam tức là Việt Nam Cộng hoà. Có nghĩa là ông ta bảo mình là Việt Cộng. Hay là mình bị lộ. Tôi chợt nhớ ra Jaegher là người Mỹ gốc Bỉ nhập quốc tịch Mỹ và từng có thời kỳ làm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch. Tôi liền buông một câu thăm dò:
- “Ông không phải là người Mỹ”
Tôi không ngờ mình đã phóng mũi tên trúng đích. Ông Raymond J.de.Jaegher đứng phắt dậy chìa tay bắt tay tôi, nói nhỏ:
- Ông không phải người Việt Nam. Tôi không phải người Mỹ. Đúng vậy. Nhưng ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam. Tôi đang làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ. Chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau nghe. Từ đó tôi và Jaegher thường xuyên trao đổi tin tức cho nhau. Tôi đã khai thác được nhiều điều bổ ích của ông cố vấn mắt xanh này phục vụ cho công việc của mình.
Vũ Ngọc Nhạ tâm sự:
- Sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn, ăn cùng bàn với kẻ thù, suốt ngày nghe chúng chửi Cách mạng, chửi Cộng sản chỉ cần thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ. Thực tế mấy chục năm hoạt động trong lòng địch tôi đã phải đổi tên đổi họ mai danh ẩn tích đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tôi tin chắc là tôi đã chết từ lâu. Nhưng cũng có người thì lại nghi ngờ tôi đi theo địch.
- Đầu năm 1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định “thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hoà gồm hầu hết là những người trong lưới tình báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ?
- Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình Quốc hội. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Huỳnh Văn Trọng (người của ta) dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ giơ tay về phía ông Duật đang ngồi cạnh tôi, làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hoè (người của ta) làm Bộ trưởng kinh tế. Lê Hữu Thuý (người của ta) làm Bộ trưởng thông tin chiêu hồi… Ông Lê Hữu Thuý, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sĩ tình báo trong lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000 vừa qua, Lê Hữu Thuý được Đảng, Nhà nước và quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Vì sao các chiến sĩ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không thành?
- Bọn CIA và mật vụ nghi chúng tôi “thao túng” Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng: một lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất. Trước đó tôi đã nói điều đó với ông Thiệu.
- Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là “gián điệp” Bắc Việt?
- Lúc đầu ông Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. Ông không tin người Mỹ cho tôi là cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của ông. Nhưng sau đó người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực doạ Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói:
- Nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống.
Thế là ngày 16 tháng 7 năm 1969, cả lưới của tôi sa vào tay địch. Bọn mật vụ thuộc Tổng nha cảnh sát nguỵ và bọn CIA trút mọi cực hình đánh đập, tra khảo chúng tôi suốt 3 tháng trời trước khi chúng đưa ra toà xét xử.
Khi bắt được Vũ Ngọc Nhạ, bắt một ông cố vấn của ông Thiệu, cả Sài Gòn huyên náo, xôn xao, bởi họ đã phát hiện và tóm được một lưới tình báo quân sự của Việt cộng nằm ngay trong cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
Ngày ấy Báo chí Sài Gòn đưa tin rùm beng trên những hàng tít lớn: “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”. “Vụ án chính trị của thế kỷ”. Các bị cáo đều là những nhân vật trọng yếu trong chính phủ nguỵ quyền: người là cố vấn đặc biệt của Tổng thống, người là cấp Bộ trưởng, người là tham chính văn phòng Bộ chiêu hồi.
Vũ Ngọc Nhạ, người bị tố cáo cầm đầu lưới gián điệp, xuất hiện trước toà với bộ áo trắng, quần đen, cà vạt nâu, miệng luôn luôn tươi cười. Ông từ chối luật sư biện hộ cho mình, và cũng không tự bào chữa. Ông tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét.
Sau vụ án chúng đưa các ông Vũ Xuân Hoè, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Duật ra đày ngoài Côn Đảo. Vũ Ngọc Nhạ và anh Huỳnh Văn Trọng bị chúng giam tại Sài Gòn đến đầu năm 1970 mới đưa ra Côn Đảo.
- Làm thế nào từ Côn Đảo ông lại về Sài Gòn rồi lại vào Dinh Độc Lập tiếp tục “hoạt động”? Tôi hỏi.
- Tôi không nghĩ mình bị bắt là hết, mà mỗi lần bị bắt lại phải nghĩ cách tìm cho mình một con đường mới, bọc mình một lớp vỏ mới. ở Côn Đảo, cả lưới của chúng tôi giam chung một biệt khu, nên anh em bàn nhau rất kỹ về “đường đi, nước bước” sau đó. Chúng tôi nhận mình là lực lượng thứ ba, có cơ hội sẽ hợp pháp hoá để hoạt động. Khi hiệp định Pari được thi hành, năm 1973, tôi và anh Huỳnh Văn Trọng được trao trả tại Lộc Ninh. Cha Hoàng cùng một số linh mục ở Bình An - Và khối công giáo Phát Diệm đã móc nối đón tôi vào Sài Gòn.
- Khi bị bắt vì tội là cộng sản làm gián điệp, các cha đạo vẫn tin ông?
- Họ nghi tôi bị oan và cho tôi là một con chiên ngoan đạo đã hết lòng vì Chúa, vì hoà bình.
Ông nói: theo chỉ đạo của trung tâm, đầu năm 1974 tôi trở lại Sài Gòn với tư cách là người của lực lượng thứ ba.
- Tổ chức của ta dự định ông sẽ tham gia trong Chính phủ ba thành phần?
- Nhưng Chính phủ ba thành phần đã không ra đời, vì tình hình phát triển theo một xu thế khác. Tôi được giao nhiệm vụ củng cố, hình thành lưới tình báo mới, xây dựng lực lượng thứ ba, đưa người của cách mạng vào nội thành chuẩn bị cho ngày toàn thắng.
- Ông đã chứng kiến sự tan rã, sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và ông Thiệu?
- Theo chỉ đạo của trên, tôi đã dựa vào các linh mục có uy tín trong khối công giáo để ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức và góp phần “dàn xếp” cho tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống thay Thiệu.
- Rời ghế Tổng thống, ra khỏi Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu có liên hệ với ông?
- Những phút sống hoảng loạn cuối cùng ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu đã gọi điện cho tôi. Từ đầu dây, ông ta nói:
- Thầy Hai góp ý cho tôi lúc này tôi nên xử sự thế nào?
- Ông nên đi khỏi Sài Gòn.
- Đi đâu?
Tôi đã phân tích tình hình, khẳng định thế tất thắng của cách mạng Việt Nam và chính sách hoà hợp dân tộc, rồi khuyên Nguyễn Văn Thiệu:
- Đi đâu là tuỳ ông, nhưng ông nên trừ nước Mỹ.
- Vì sao tôi không đi nước Mỹ.
- Sang Mỹ, họ sẽ giết ông.
Theo góp ý của tôi, Nguyễn Văn Thiệu đưa vợ con đi Hồng Kông, rồi sang cư trú tại Anh Quốc. Cuối năm 2001, ông Thiệu mới qua đời.
- Thế là ông đã giữ được lời hứa với Nguyễn Văn Thiệu trong lúc nguy nan, “xi nhan” để ông ta không phải chết nhục nhã như anh em họ Ngô.
- Tôi cho đó là chính sách rất nhân đạo của chế độ ta.
- Tâm trạng của ông trong những giờ phút Sài Gòn sắp được giải phóng?
- Rất vui. Nhưng tôi cũng không rõ tính mạng mình sẽ ra sao. Bởi vì lúc ấy có thể tôi phải hứng cả ba luồng đạn. Đạn của nhân dân. Đạn của quân giải phóng và đạn của quân đội nguỵ quyền. Nhưng rất may, đã không có viên đạn nào trong ba luồng đạn ấy găm vào người tôi.
(Báo Văn nghệ)
Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, Vũ Ngọc Nhạ vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra. Nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến với ông. Bằng phương pháp nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và sau đó ông đã trở thành người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu. Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình mà còn là người bạn tri kỷ gắn bó với nhau như “bóng với hình”. Nhờ sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền Sài Gòn.
Nhiều người muốn hiểu rõ cái phép màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống. Tôi hỏi ông Nhạ:
- Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?
- Làm cố vấn cho Diệm, ông Nhạ nói, tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Thiệu là một trong những con bài lọt trong mắt họ. Nguyễn Văn Thiệu, một giáo dân ngoan đạo, các cha cố, linh mục nhiều người có cảm tình với Thiệu. Khi ấy tôi được uỷ quyền đại diện cho khối công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta.
- Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu “tử vì đạo”?
- Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhận chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: “Thày Hai dàn xếp cùng người Mỹ “đưa tôi” lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thày. Nhưng khi thày muốn hạ tôi xuống, thày phải “xi nhan” trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!”.
- Đó là điều kiện “tuyệt vời” để ông “rút ruột” ông Thiệu?
- Không chỉ ông Thiệu - Vũ Ngọc Nhạ tiếp. Người Mỹ cũng cần tôi, vì tôi là cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu, qua tôi để thăm dò ông Thiệu. Và ông Thiệu cũng dựa vào tôi để biết “ý tứ” người Mỹ. Tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên.
- Anh, em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong dinh Tổng thống được “sắp xếp” thế nào?
- Lọt vào làm việc nắm “quyền hành” trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ mạo hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã “thiết kế” đưa từng anh em “chui thật sâu” vào trong lòng địch, nắm địch.
- Họ giữ những trọng trách gì? Nay còn ai không?
- Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống. Nguyễn Xuân Hoè là uỷ viên văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thuý uỷ viên phụ tá thông tin chiêu hồi. Và ông Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nói: Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình lấy tôi và ông Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt, lúc ấy ông Vũ Hữu Duật là thị uỷ viên Trưởng ban tuyên giáo thị uỷ Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta “cài vào” làm việc tại tổng nha cảnh sát nguỵ. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là uỷ viên tuyên huấn Trung ương lực lượng tự do và làm Phó Tổng thư ký thường trực đảng Liên minh dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu). Nay cả lưới chỉ còn hai chúng tôi. Gia đình tôi và gia đình ông Duật vừa đi thắp hương cho đồng đội của mình ở nghĩa trang đô thành.
Trong lúc Nguyễn Văn Thiệu tin dùng Vũ Ngọc Nhạ, hai người như bóng với hình. Ngược lại, cục tình báo CIA Mỹ lại luôn ngờ vực ông. Cuộc chiến đấu thầm lặng trong cạm bẫy và những thử thách nghiệt ngã luôn luôn đối mặt từng ngày. Làm thế nào để vừa giữ mình, hoạt động có hiệu quả, vừa bảo đảm an toàn cho toàn lưới A22. Chỉ sơ xảy một tí là nguy hiểm ập đến, là đổ vỡ hoàn toàn. Vũ Ngọc Nhạ luôn phải vắt óc, trăn trở nghĩ suy. Có một tình huống xảy ra ở phòng Tổng thống cách đây hơn 30 năm, chợt nhớ lại, Vũ Ngọc Nhạ kể:
- Hôm ấy tại cái phòng này, Nguyễn Văn Thiệu tiếp một số quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn và quan chức người nước ngoài tới làm việc. Tôi có mặt với tư cách cố vấn của Tổng thống Thiệu. Ngồi cạnh tôi là ông Raymond J.de Jaegher - cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixơn. Ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi đột nhiên hỏi:
- “Ông không phải là người Việt Nam?”
Tôi giật mình, cố tĩnh tâm để không thay đổi sắc mặt, nhưng mồ hôi toát ra. Tại sao ông ta lại bảo mình không phải là người Việt Nam? Hay ông ta nghĩ người Việt Nam tức là Việt Nam Cộng hoà. Có nghĩa là ông ta bảo mình là Việt Cộng. Hay là mình bị lộ. Tôi chợt nhớ ra Jaegher là người Mỹ gốc Bỉ nhập quốc tịch Mỹ và từng có thời kỳ làm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch. Tôi liền buông một câu thăm dò:
- “Ông không phải là người Mỹ”
Tôi không ngờ mình đã phóng mũi tên trúng đích. Ông Raymond J.de.Jaegher đứng phắt dậy chìa tay bắt tay tôi, nói nhỏ:
- Ông không phải người Việt Nam. Tôi không phải người Mỹ. Đúng vậy. Nhưng ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam. Tôi đang làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ. Chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau nghe. Từ đó tôi và Jaegher thường xuyên trao đổi tin tức cho nhau. Tôi đã khai thác được nhiều điều bổ ích của ông cố vấn mắt xanh này phục vụ cho công việc của mình.
Vũ Ngọc Nhạ tâm sự:
- Sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn, ăn cùng bàn với kẻ thù, suốt ngày nghe chúng chửi Cách mạng, chửi Cộng sản chỉ cần thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ. Thực tế mấy chục năm hoạt động trong lòng địch tôi đã phải đổi tên đổi họ mai danh ẩn tích đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tôi tin chắc là tôi đã chết từ lâu. Nhưng cũng có người thì lại nghi ngờ tôi đi theo địch.
- Đầu năm 1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định “thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hoà gồm hầu hết là những người trong lưới tình báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ?
- Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình Quốc hội. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Huỳnh Văn Trọng (người của ta) dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ giơ tay về phía ông Duật đang ngồi cạnh tôi, làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hoè (người của ta) làm Bộ trưởng kinh tế. Lê Hữu Thuý (người của ta) làm Bộ trưởng thông tin chiêu hồi… Ông Lê Hữu Thuý, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sĩ tình báo trong lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000 vừa qua, Lê Hữu Thuý được Đảng, Nhà nước và quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Vì sao các chiến sĩ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không thành?
- Bọn CIA và mật vụ nghi chúng tôi “thao túng” Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng: một lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất. Trước đó tôi đã nói điều đó với ông Thiệu.
- Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là “gián điệp” Bắc Việt?
- Lúc đầu ông Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. Ông không tin người Mỹ cho tôi là cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của ông. Nhưng sau đó người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực doạ Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói:
- Nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống.
Thế là ngày 16 tháng 7 năm 1969, cả lưới của tôi sa vào tay địch. Bọn mật vụ thuộc Tổng nha cảnh sát nguỵ và bọn CIA trút mọi cực hình đánh đập, tra khảo chúng tôi suốt 3 tháng trời trước khi chúng đưa ra toà xét xử.
Khi bắt được Vũ Ngọc Nhạ, bắt một ông cố vấn của ông Thiệu, cả Sài Gòn huyên náo, xôn xao, bởi họ đã phát hiện và tóm được một lưới tình báo quân sự của Việt cộng nằm ngay trong cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
Ngày ấy Báo chí Sài Gòn đưa tin rùm beng trên những hàng tít lớn: “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”. “Vụ án chính trị của thế kỷ”. Các bị cáo đều là những nhân vật trọng yếu trong chính phủ nguỵ quyền: người là cố vấn đặc biệt của Tổng thống, người là cấp Bộ trưởng, người là tham chính văn phòng Bộ chiêu hồi.
Vũ Ngọc Nhạ, người bị tố cáo cầm đầu lưới gián điệp, xuất hiện trước toà với bộ áo trắng, quần đen, cà vạt nâu, miệng luôn luôn tươi cười. Ông từ chối luật sư biện hộ cho mình, và cũng không tự bào chữa. Ông tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét.
Sau vụ án chúng đưa các ông Vũ Xuân Hoè, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Duật ra đày ngoài Côn Đảo. Vũ Ngọc Nhạ và anh Huỳnh Văn Trọng bị chúng giam tại Sài Gòn đến đầu năm 1970 mới đưa ra Côn Đảo.
- Làm thế nào từ Côn Đảo ông lại về Sài Gòn rồi lại vào Dinh Độc Lập tiếp tục “hoạt động”? Tôi hỏi.
- Tôi không nghĩ mình bị bắt là hết, mà mỗi lần bị bắt lại phải nghĩ cách tìm cho mình một con đường mới, bọc mình một lớp vỏ mới. ở Côn Đảo, cả lưới của chúng tôi giam chung một biệt khu, nên anh em bàn nhau rất kỹ về “đường đi, nước bước” sau đó. Chúng tôi nhận mình là lực lượng thứ ba, có cơ hội sẽ hợp pháp hoá để hoạt động. Khi hiệp định Pari được thi hành, năm 1973, tôi và anh Huỳnh Văn Trọng được trao trả tại Lộc Ninh. Cha Hoàng cùng một số linh mục ở Bình An - Và khối công giáo Phát Diệm đã móc nối đón tôi vào Sài Gòn.
- Khi bị bắt vì tội là cộng sản làm gián điệp, các cha đạo vẫn tin ông?
- Họ nghi tôi bị oan và cho tôi là một con chiên ngoan đạo đã hết lòng vì Chúa, vì hoà bình.
Ông nói: theo chỉ đạo của trung tâm, đầu năm 1974 tôi trở lại Sài Gòn với tư cách là người của lực lượng thứ ba.
- Tổ chức của ta dự định ông sẽ tham gia trong Chính phủ ba thành phần?
- Nhưng Chính phủ ba thành phần đã không ra đời, vì tình hình phát triển theo một xu thế khác. Tôi được giao nhiệm vụ củng cố, hình thành lưới tình báo mới, xây dựng lực lượng thứ ba, đưa người của cách mạng vào nội thành chuẩn bị cho ngày toàn thắng.
- Ông đã chứng kiến sự tan rã, sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và ông Thiệu?
- Theo chỉ đạo của trên, tôi đã dựa vào các linh mục có uy tín trong khối công giáo để ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức và góp phần “dàn xếp” cho tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống thay Thiệu.
- Rời ghế Tổng thống, ra khỏi Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu có liên hệ với ông?
- Những phút sống hoảng loạn cuối cùng ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu đã gọi điện cho tôi. Từ đầu dây, ông ta nói:
- Thầy Hai góp ý cho tôi lúc này tôi nên xử sự thế nào?
- Ông nên đi khỏi Sài Gòn.
- Đi đâu?
Tôi đã phân tích tình hình, khẳng định thế tất thắng của cách mạng Việt Nam và chính sách hoà hợp dân tộc, rồi khuyên Nguyễn Văn Thiệu:
- Đi đâu là tuỳ ông, nhưng ông nên trừ nước Mỹ.
- Vì sao tôi không đi nước Mỹ.
- Sang Mỹ, họ sẽ giết ông.
Theo góp ý của tôi, Nguyễn Văn Thiệu đưa vợ con đi Hồng Kông, rồi sang cư trú tại Anh Quốc. Cuối năm 2001, ông Thiệu mới qua đời.
- Thế là ông đã giữ được lời hứa với Nguyễn Văn Thiệu trong lúc nguy nan, “xi nhan” để ông ta không phải chết nhục nhã như anh em họ Ngô.
- Tôi cho đó là chính sách rất nhân đạo của chế độ ta.
- Tâm trạng của ông trong những giờ phút Sài Gòn sắp được giải phóng?
- Rất vui. Nhưng tôi cũng không rõ tính mạng mình sẽ ra sao. Bởi vì lúc ấy có thể tôi phải hứng cả ba luồng đạn. Đạn của nhân dân. Đạn của quân giải phóng và đạn của quân đội nguỵ quyền. Nhưng rất may, đã không có viên đạn nào trong ba luồng đạn ấy găm vào người tôi.
(Báo Văn nghệ)
Love in Theory
Có người ví tình yêu như âm điệu của cung đàn, khi trầm khi bổng, lúc lại dìu dặt dịu dàng sâu lắng, có lúc lại giống như bão tố phong ba... Tất cả đều diễn biến hết sức phức tạp và đa dạng, đó chính là biểu hiện của tình yêu. Qua những kinh nghiêm đúc rút được, người ta nhận thấy sự biểu hiện của tình yêu được trải qua những giai đoạn sau:
Image hosting by Photobucket* Giai Đoạn 1: Cảm Mến
Đây là thời kỳ bước đầu gặp gỡ giữa hai người khác phái với nhau bằng những cảm xúc tốt đẹp và đầy thiện cảm nhất. Ở giai đoạn này tuy mới gặp nhau, nhưng bạn lại cảm thấy ở đối tượng của bạn có những cá tính hay sở thích phù hợp với bạn hoặc đối tượng đã tạo nên những xúc động dễ chịu nơi bạn như lòng khâm phục, sự ái mộ chẳng hạn.Trong thời gian này, bạn đã dành cho đối tượng của bạn những tình cảm nồng hậu, sự quý mến và lòng tin cậy nhất của bạn. Sự phát triển cao nhất ở giai đoạn này là bạn và đối tượng của bạn đã bắt đầu thích nhau. Giai đoạn này chẳng phải là tình yêu, nhưng nó là điều kiện rất cần để bạn bắt một nhịp cầu tri âm đi đến tình yêu với đối tượng của mình.
* Giai Đoạn 2: Thương Nhớ
Qua những lần giao tiếp với người bạn khác phái mà bạn đã cảm mến, rồi sau đó bạn lại thường xuyên nghĩ đến "người đó" hoặc hay "làm dáng" mỗi khi chuẩn bị đế gặp người đó. Cũng từ lúc đó ở nơi bạn bắt đầu xuất hiện những cảm xúc kỳ lạ nhưng bâng khuâng, và đôi lúc bạn cảm thấy trong lòng bồi hồi, xao xuyến. Đồng thời bạn không còn vô tình và hồn nhiên như trước nữa, cũng từ đó bạn hay tìm một lý do gì đó để gặp "người ta" nhưng khi gặp bạn lại thường hay lúng túng và e thẹn, hoặc khi trên đường đi tìm gặp "người đó" bạn chợt nhận ra sự vô lý của mình, và khi gặp mặt người đó bạn chẳng biết nói gì, bởi vậy khi gần đến nơi bạn lại quyết định quay về...Đặc trưng của thời kỳ này là nếu lâu lâu mà không gặp mặt được "người đó" bạn cảm thấy nhớ, và đôi lúc bạn cảm thấy ghét nếu "người đó" không để ý gì đến bạn nhất là những lúc người đó cười nói với một người khác. Ở mức độ này, bạn đã bước vào ngưỡng cửa của tình yêu.
* Giai Đoạn 3 : Yêu Đơn Phương Image hosting by Photobucket
Ở giai đoạn này, bạn đã biết được mình đang thương nhớ và sự thương nhớ đó trở thành một động lực thôi thúc bạn phải đến gặp mặt đối tượng của bạn, cho dù bạn rất sợ bị bạn bè dị nghị, vì đối với bạn, người đó đã trở nên thân thiết. Lúc này, bạn muốn được quan tâm, săn sóc người đó.Ở mức độ này chính bạn cảm nhận được rằng bạn đã yêu nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương. Đỉnh cao nhất của giai đoạn này là sự ngỏ lời. Nếu bạn ngỏ lời đúng lúc, đúng thời điểm thì có thể bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
* Giai Đoạn 4: Tình Yêu Và Cảm Xúc
Ở giai đoạn này nếu bạn gặp may mắn, hoặc bạn biết cách ngỏ lời đúng lúc và được người yêu của bạn đáp lại sự ngỏ lời đó, thì tức là bạn đã bước vào tình yêu thực sự và tình yêu của bạn đã được đáp lại. Tuy nhiên bạn nên nhớ, đây mới chỉ là bước đầu của tình yêu. Ở thời điểm này, những xúc cảm yêu thương đã trở thành những cử chỉ âu yếm, chăm sóc. Nhưng đó chỉ là mức thấp nhất của tình yêu nên những cử chỉ đó còn nhiều e ngại, thẹn thùng và lo âu. Và có khi xa nhau thì nhớ, nhưng đôi lúc bên nhau thì lại hay giận hờn. Ở giai đoạn này bạn vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, sợ sệt cho nên bạn vẫn còn bị chi phối bởi những cảm xúc luôn luôn xuất hiện và đầy mâu thuẫn. Đây là thời kỳ tình yêu có nhiều phức tạp, thậm trí có nhiều trắc trở và bạn phân vân khi phát hiện ra những nhược điểm, những gì trái với sự mong ước của bạn nơi người yêu của mình. Ở thời kỳ này bạn nên tiếp tục tìm hiểu thêm lẫn nhau, cũng ở giai đoạn này, tình yêu của bạn có thể tan vỡ dễ dàng vì lý do khác biệt tính tình, khó khăn về kinh tế, hoặc vì áp lực của gia đình quá cao. Cần biết rằng, tình yêu của bạn lúc này giống như gió với lửa, gió có thể thổi tắt đi nếu ngọn lửa nhỏ, nhưng rồi sẽ thổi bùng lên nếu ngọn lửa lớn, cho nên bạn cần biết cách nuôi dưỡng và biết cách giữ gìn để cho "ngọn lửa tình yêu" của bạn lúc nào cũng bùng cháy lên một cách mãnh liệt, nhất là những lúc ở xa nhau.
* Giai Đoạn 5 : Tình Yêu Nồng Thắm. Image hosting by Photobucket
Ở giai đoạn này tình yêu của bạn đã trở nên nồng thắm và bạn cùng với người yêu của mình đã vợt qua được những thử thách, khó khăn trở ngại của buổi ban đầu. Lúc này những dấu hiệu tình yêu của bạn đã được thể hiện rõ nét, tức là bạn và người yêu của bạn đã hiểu rõ nhau, và cùng hoà hợp gắn bó với nhau. Ở mức độ này, tình yêu của bạn đã thực sự chín mùi, giống như một ngọn lửa lớn mà khó có cơn gió nào có thể thổi tắt được, kể cả những lúc xa cách, kinh tế khó khăn hoặc áp lực gia đình.... Thời gian này là lúc bạn nên tiến đến hôn nhân với người yêu của mình.
Có một điều bạn nên lưu ý, trong quá trình phát triển tình yêu của mỗi giai đoạn nói trên đều có những đặc điểm và vai trò nhất định của nó. Vì thế cho nên ở mỗi giai đoạn nói trên đều đòi hỏi bạn phải biết cách khéo léo ứng xử sao cho thích hợp. Chính sự khéo léo ứng xử của bạn là yếu tố quan trọng giúp cho bạn giữ được một tình yêu bền vững để đi đến hôn nhân
Sunday, September 24, 2006
Bàn về tính dân tộc của Anh-Pháp-Đức
Trong bài viết của bác Nemo, có nhắc tới 3 nước này như một lời dẫn cho những phân tích của 3 nước châu á Trung-Nhật-Hàn. Thật hay, tớ rất thích những nhận xét về 3 nước châu á này, mặc dù sự hiểu biết về 3 nước này rất hạn chế. Tớ thử mổ sẻ một chút 3 cái nước Châu âu kia xem, liệu có thể thấy được sự khác biệt về đất nước, con người. Liệu thật sự có sự giống nhau giữa 3 nước láng giềng này, liệu có sự khác nhau gì đặc biệt làm lên tính cách của 3 dân tộc khác nhau. Coi như một góc nhìn riêng mà tớ biết.
Ba nước Anh (England), Đức và Pháp (cùng với Italie) là 3 nước lớn nhất châu âu về cả diện tích và dân số. Hiển nhiên vì là láng giềng của nhau nên có nhiều điểm chung về mặt văn hoá-lịch sử, tuy nhiên sự khác biệt của ba dân tộc này cũng rất lớn.
Đứng dưới góc độ địa lý, Anh là một hòn đảo lớn trên biển Atlantique, mở ra thế giới xung quanh. Còn Đức thì là nước có thể coi là nằm trong nội địa dù có giáp một chút xíu với biển Bắc và Baltique (mà biển Baltique thì có thể coi là đóng, ko nối với các lục địa khác). Trong khi đó, Pháp thì là « trung gian » - tức là là nước nằm trong lục địa nhưng lại có 3 mặt giáp với biển Bắc (Manche), biển Atlantique và biển Méditerranée. Chính vì thế, Pháp vừa có một nét đặc điểm giống Đức, lại có nét giống Anh. Hơn nữa, Pháp còn là « ngã tư » của Châu âu, là « trung tâm » của Châu âu (thực ra nếu nhìn trên bản đồ thì Đức mới thực sự là trung tâm của châu âu). Mọi sự giao thoa về văn hoá đều tập trung ở Pháp. Bất cứ một cuộc xâm lược hay chiến tranh nào trong lịch sử giữa các nước láng giêng thì đều phải đi qua Pháp.
Về nguồn gốc dân tộc, người Đức có nguồn gốc Germanique và tương đối thuần chủng (homogene). Hiện nay có thêm một tiểu số người Thổ Nhĩ Kì sinh sống kể từ 60 năm qua. Người Anh, có nguồn gốc là Germanique và Celtique nhưng ít thuần chủng hơn nước Đức bởi vì trong một, hai thế kỉ vừa qua, có một lớn người từ các thuộc địa cũ (Antille, Afrique, Inde, Palistan, etc) sang đây sinh sống. Trong khi đó, người Pháp có nguồn gốc là Celtique là một nước có sự pha tạp lớn nhất châu âu và có thể nói là lớn nhất thế giới. Lý do vì sao ? Sự pha trộn đến từ các cuộc xâm lược thời trung cổ, rồi các cuộc nhập cư lớn thế kỉ 19, 20 từ các nước láng giềng Italie, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Armenien, etc vì vấn đề chính trị, rồi thêm cả các đợt nhập cư của những nước thuộc địa (Việtnam, Tunisie, Algerie, etc). Do đó, khi xét đến tích cách nổi bật của người Pháp thật sự khó khăn. Bản thân sự đồng thuận, thống nhất của người Pháp ko dựa trên một tộc người (race) chính như Anh, Đức mà là sự thống nhất trên nhiều nền văn hoá, nhiều tộc người.
Về lịch sử : Cả ba nước Anh, Pháp, Đức đều bị thống trị của Rome. Nước Pháp (Gaule) có thể nói là bị ảnh hưởng từ Rome nhiều nhất và mạnh mẽ nhất kéo dài từ thế kỉ 50 trước công nguyên cho đến thế kỉ thứ 5 sau công nguyên. Sự ảnh hưởng của Romain thực sự sâu sắc và hiện diện trên toàn đất nước Pháp, có thể thấy những công trình Romain còn rất nhiều trên Pháp hiện nay. Trái lại với Pháp, hai nước láng giềng Anh và Đức chỉ bị Romain thống trị có một phần lãnh thổ và sự thống trị của Romain chỉ trong một thời gian ngắn, nếu so với Pháp. Đây cũng là một nguyên nhân chính và quan trọng khi xét đến tính cách của người Pháp khi so sánh với 2 nước kia.
Trong lịch sử, ba nước trên còn chịu những cuộc xâm lược lớn khác( trong thời kì 400-600 sau công nguyên), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các cuộc xâm chiếm trên lại hoàn toàn khác nhau đối với cả 3 nước. Người Huns xâm chiếm Đức. Người Germanique chiếm gần như hết nước Pháp (là Gaule lúc bấy giờ) (Francs, Burgondes, Wisigoths, Vandales, etc). Tộc người Anglo-saxons (là một trong các tộc người Germanique) thì xâm chiếm Anh.
Sự thống nhất (unification and centralisation):
-Từ cách đây 800 năm thì nước Pháp và Anh đã « thống nhất » hay nói nôm na là hình thành nên đất nước. Trong khi đó nước Đức thật sự ra đời vào năm 1871, dưới sự tập trung lãnh đạo, bảo hộ của Prusse (Berlin).
-Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử, nước Anh « thống nhất » lại chịu sự thống trị, cai quản của giai cấp quí tộc, vua Anh có vai trò rất mờ nhạt (dù là nước quân chủ) – vì hầu như trong lịch sử Anh có rất ít vị vua giỏi. Nhưng chính sự chia sẻ quyền lực giữa các nhà quí tộc và vua là tiền để để phát triển và hình thành lên nền dân chủ ở Anh rất sớm, sớm hơn tất cả các nước Châu Âu đương thời.
-Trái với Anh, chính trị Pháp thì có lịch sử phức tạp hơn. Có những thời kì mà giai cấp quí tộc Pháp mạnh và nắm giữ quyền lực cùng vua. Nhưng Pháp lại khác Anh ở chỗ, Pháp có những thời kì thực sự là quân chủ tuyệt đối. Vua Pháp là người thực sự có quyền lực tuyệt đối và quí tộc nằm dưới sự kiểm soát của nhà vua (điều này chưa từng có trong lịch sử nước Anh). Ví dụ một số vị vua Pháp thực quyền như Philippe le Bel, Louis XIV, etc. Tuy nhiên, nếu lịch sử Anh ko phải trải qua những cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc giữa vua và giai cấp quí tộc, thì ở Pháp lại xẩy ra khá thường xuyên với những cuộc cách mạng lật nhào cả xã hội. Tuy nhiên, giai cấp quí tộc Đức trong một thời gian dài là những người đứng đầu lãnh đạo các nước nhỏ (khi ấy chưa hợp thành Đức thống nhất như ngày nay). Đức thực sự là nước tản quyền nhất trong 3 nước.
-Nếu Paris và London là 2 thủ đô thực sự của Pháp và Anh, ko có gì phải chối cãi về sự đồ sộ, tầm vóc và thịnh vượng của nó so với các thành phố khác của Anh và Pháp. Trái lại ở Đức, ngoài Berlin thì còn có nhiều thành phố khác cũng to lớn không kém thủ đô như Cologne, Munich hay Hambourge, etc.
Các cuộc chiến tranh ở châu âu :
Trong vòng 500 năm qua, Pháp và Đức tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở Châu âu dẫn đến những cuộc chiếm đóng, phá huỷ và tàn sát hàng loạt người dân thì Anh lại hầu như ko tham gia vào cuộc chiến tranh nào. Hoặc nếu tham gia thì Anh tham gia với một phần lực lượng hải quân của mình. Anh chưa bao giờ bị chiếm đóng (cả Napoléon và Hitle đều từ bỏ ý định xâm chiếm Anh).
Thế mạnh:
Anh thì mạnh về biển, có thể nói Anh vượt trội hơn các nước khác về giao thương trên biển cũng như hải quân so với các nước còn lại. Anh cũng đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỉ 16. Lý do vì sao có cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Anh ? Vì thực chất thì Anh ko có đất đai phì nhiêu như Pháp, thời tiết mùa đông lại khắc nghiệt. Dân Anh phát triển mạnh về thương mại, giao lưu thông thương với các nước khác trên đường biển. Một đặc điểm dễ thấy trong lịch sử là : nước Anh có tư hữu lâu đời và « ổn định » nhất châu âu. Chưa bao giờ trong lịch sử Anh xẩy ra những cuộc tịch thu ruộng đất hay tài sản của giai cấp quí tộc (trong khi ở Pháp thì diễn ra nhiều lần, thông qua những cuộc cách mạng). Ko có thế mạnh trong nông nghiệp như các nước khác nên Anh phải phát triển thương nghiệp và những phương tiện kỹ thuận hiện đại phục vụ cho thương nghiệp, đó là tiền đề cho những phát triển máy móc trong sản xuất và giao thông. Trong khi đó Pháp và Đức lại nổi tiếng và mạnh về nông nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra sau đó, tất nhiên là sau Anh.
Pháp và Anh còn là hai nước có nhiều thuộc địa nhất. Tuy nhiên, trong khi thuộc địa của Anh sau này trở thành những quốc gia mới và phát triển vượt bậc như Mỹ, Canada, Australie, Nouvelle Zéland. Thì thuộc địa của Pháp lại chả bao giờ có được đặc tính này.
Ngôn ngữ : Tiếng Đức và Anh có nguồn gốc Germanique cùng với cùng với ngôn ngữ latin. Ngôn ngữ Celtique của dân tộc Gaulois đã biến mất, tiếng Pháp hiện nay xuất thân từ ngôn ngữ Latin của Romain. Trong khi tiếng Đức và Anh sinh ra phát triển một cách « gần như » tức thời (từ ngôn ngữ Germanique) thì tiếng Pháp là ngôn ngữ đặc biệt vì nó được sáng tạo phần lớn từ sự sáng tạo của học viện học thuật Pháp (French Acadamic).
Khi nói đến Anh, Pháp Đức, ta sẽ hình dung 3 nước châu âu có nhiều điểm tương đồng về tính cách về văn hoá, nhưng có thật sự họ giống nhau hay ko ? Tính cách của các nước này có giống nhau ko ? Phải nói một điểm rằng, so với 3 nước Châu Á : Trung Quốc, Hàn và Nhật thì 3 nước Anh, Pháp, Đức có nhiều điểm giống nhau hơn, vì dù sao họ cũng có chung nhiều điểm trong lịch sử, như đều bị thống trị bởi Romain, rồi cùng chung một tôn giáo là thiên chúa giáo. Tuy nhiên, tuy cùng là thiên chúa giáo nhưng đi sâu hơn nữa sẽ thấy Pháp thì phần lớn là Catholic, Anh và Đức thì là Protestant, nhưng Protestant của Anh lại là Anglicane.
Tớ thử phân tích một chút sự khác nhau giữa 3 nước này, mong các bác vào ném đá. Bởi vì theo quan điểm của tớ, những suy luận như thế này thì ko hoàn toàn chính xác, với một sự kiện ta có thể làm dẫn chứng cho một nhận định này, nhưng hoàn toàn có thể làm dẫn chứng cho một nhận định ngược lại. Cách đây khoảng vài chục năm, ở Châu âu cũng đã diễn ra những nghiên cứu về tính cách của từng dân tộc, từng chủng tộc người để tìm ra những điểm chung nổi bật. Tuy nhiên, kết quả thu được luôn gây tranh cãi và chẳng bao giờ thống nhất. Điều ấy mới thú vị.
Nhiều người đang du học ở 3 nước này sẽ có cái nhìn kiểm chứng hơn.
Một cách tổng quan :
Người Anh (English) :
-Yêu thích « sự quyết đoán » (dertermined) hay « lòng dũng cảm »
-Trí thức (intellectuel) ko được đánh giá cao và đôi khi bị coi là « điên điên »
-Thực tế (pratical)
-Ích kỉ (selfishness)
Người Pháp :-Yêu thích « sự thông minh » (intelligence)
-Trí thức luôn đuợc yêu thích và có vị trí tốt trong xã hội
-Ideology
-Chủ nghĩa cá nhân và yêu thích sự « tự do » (trong tinh thần)
Người Đức :
-Tính kỉ luật cao
-Có tinh thần tập thể
-Có khiếu thẩm mỹ
-Trí thức luôn có vị trí quan trọng (đặc biệt là các nhà triết học)
1. «Sự quyết đoán » (determined) của người Anh?
Sự « quyết đoán » là gì ? Thật khó định nghĩa, tớ chỉ xin nêu dẫn chứng về sự quyết đoán (đôi khi gọi là dũng cảm) của người Anh, trong những tình huống cụ thể như sau :
Churchille - thủ tướng Anh, hoàng gia Anh và người dân Anh trong thời kì đầu đại chiến II : Khi mà Hitle đang thắng như trẻ tre, đánh bại quân đội Pháp và một phần quân đội Anh lúc đó đang ở Pháp. Trong tình huống bị thua cuộc như vậy thì người Anh và Pháp xử sự ra sao ? Người Pháp chấp nhận thua cuộc, đầu hàng Hitle và sẽ tìm giải pháp sau. Người Pháp chấp nhận thua để bảo toàn hoà bình và lực lượng, ko muốn đất nước bị tàn phá nên trước mắt thì chịu đầu hàng Hitle. Hitle cũng kêu gọi Anh đầu hàng, nếu ko thì sẽ thả bom xuống London. Churchille khi đó đã ko đồng ý và quyết chiến đến cùng. Hitle khi đó đang thực sự mạnh về quân sự, Anh thì yếu hơn nhiều. Hitle đã ra lệnh oanh tạc London. Hoàng gia anh quyết ở lại London ko chịu đi lánh nạn. Dân Anh vẫn đi làm bình thường sau mỗi đợt dội bom của Hitle. Phải nói rằng, London đã bị tàn phá nặng nề. Nhưng ko vì thế mà họ chịu đầu hàng.
Thủ tướng Thatcher cũng là một ví dụ nữa của lòng dũng cảm, sự quyết đoán mà người Pháp đang ao ước có được môt lãnh đạo “thép” như vậy. Thatcher dũng cảm ở đâu? Bà đã dám đương đầu với công đoàn Anh, dám cải tổ đất nước, giải tán hang loạt các nhà máy, hầm mỏ làm ăn thua lỗ. Sự phản đối dâng cao trong công nhân, nhưng bà vẫn làm (dĩ nhiên với một sự khôn khéo và thông minh). Anh được như ngày nay là một phần công lao to lớn của Thatcher. Thế còn Pháp thì sao? Pháp cũng có một loạt vấn đề cần cải tổ, cần thay đổi. Hệ thống bảo hiểm xã hội cồng kềnh, người lao động được “bảo vệ” quá mức bởi công đoàn, nền kinh tế thực sự ko thoát nên được. Rồi vấn đề lương hưu quá cao, thật sự vô lý. Nhưng khi mà chính phủ muốn cải tổ, và đưa vấn đề ra thảo luận thì lập tức mọi người phản đối. Phản đối rầm rộ rồi, thì chính phủ lại chịu nhún nhường và ko dám mạnh tay giải quyết. Đó cũng là một nhược điểm của democracy, chính trị gia phải mị dân hay ko dám làm mạnh và trái với ý dân. Dù cho đó là những vấn đề thiết thực và cần thiết. Và chính trị gia Pháp “thua” chính trị gia Anh ở sự “dũng cảm” và “sự quyết đoán”.
Một ví dụ nữa là trong thể thao (football chẳng hạn), đội tuyển Anh luôn chiến đấu đến phút cuối cùng, họ chỉ chấp nhận thua ở phút cuối cùng. Nhưng người Pháp thì lại ko như vậy, họ coi nhẹ hơn người Anh sự thắng thua. Họ có thể chấp nhận thua cuộc một cách ko quá nặng nề; nhưng họ sẵn sàng chuẩn bị cho những trận sau. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt trong tính cách của người Anh và người Pháp.
2. Người Anh và Đức có tính thực tế/dụng (pratical)? Người Pháp thì ideology?
- Dĩ nhiên khi ta nói đến “tính thực tế/dụng”, thì người châu âu nào cũng đều có. Nhưng người Anh và người Đức lại nổi bật hơn nữa, hơn cả người Pháp. Hãy nhìn lại lịch sử của Anh thì sẽ thấy rất rõ điều ấy. Các cuộc cách mạng ở Anh chỉ để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ lật đổ vua, thay vua mới. Chứ ko giống Pháp, mỗi cuộc cách mạng thật sự là những thay đổi các vấn đề to tát từ chính quyền, đến tư tưởng và lật nhào cả xã hội. Cuộc cách mạng 1789 chẳng hạn, tại sao người Pháp lại lấy việc giải phóng người tù khỏi Bastille là biểu tượng của cuộc cách mạng. Đó là vì nó biểu tượng cho giải phóng con người, là tự do trong tư tưởng.
- Một ví dụ nữa về “tính thực tế/dụng” là người Đức và Anh đều dựa trên nền tảng là Tiền, một trong những tiền đề sinh ra democracy. Thế democracy là gì? Nó sinh ra trên cơ sở nào? Đã có rất nhiều định nghĩa và giải thích rồi. Nhưng có một cách giải thích nữa: democracy hiện đại bắt nguồn từ Anh, nhưng lại được nảy nở, phát triển và được hoàn thiện ở Mỹ, một thuộc địa cũ của Anh. Tại sao democracy lại bắt nguồn từ Anh? Lý do như sau: trong lịch sử Anh, vua nước Anh chưa bao giờ có thực quyền mà giai cấp quí tộc mới là người có thực quyền và chia sẻ sự lãnh đạo đất nước cùng với vua. Dĩ nhiên là mọi người dân và cả giai cấp quí tộc đều phải đóng thuế, thuế để dung vào những việc chung của đất nước. Nhưng giai cấp quí tộc Anh đã tuyên bố rằng: vua ko được quyền tự quyết trong việc đóng bao nhiêu thuế, muốn biết thuế là bao nhiêu thì phải đi hỏi ý kiến/tham khảo người đóng thuế (mà thực chất là giai cấp quí tộc, tư sản là chính). Đây là quan điểm cực kì tiến bộ, mà sau này khi nước Mỹ vừa được hình thành đã lấy làm một xuất phát điểm cho democracy của mình và ngày càng hoàn thiện nó hơn nữa. Ở nước Pháp có thể nảy sinh ra tư tưởng này ko? Không bao giờ, bởi vì Pháp là quân chủ thực sự và vua có thực quyền (ko phải toàn bộ lịch sử nhưng phần lớn). Vua là người quyết định việc đóng thuế của dân và ko phải hỏi ý kiến của ai cả, ko bị ảnh hưởng của giai cấp quí tộc tham gia.
3. Người Pháp ideology, chuộng intellectuel và thích tự do “trong tư tưởng”?
Có thể thấy đặc điểm này qua lịch sử như sau:
- Idéologie: người Pháp nói đến những vấn đề to tát, lớn lao như quyền con người, rồi vũ trụ. Người Pháp thích tranh luận. Họ thực sự say mê với những ý tưởng mới và có nhiều khám phá về tư tưởng mới. Nhưng thực tế thì lại rất buồn cười, họ có thể nói đến những tư tưởng lớn, nhưng cũng có thể sa đà vào những vấn đề vô cùng nhỏ bé, và quên đi thực tế.
- Người Pháp yêu trí thức ( intellectuel), chủ nghĩa cá nhân và thích sự tự do: Trong xã hội Pháp, Đức từ xưa đến nay, người trí thức luôn có vai trò quan trọng và được trọng vọng. Nhưng ở Anh thì trái lại, đôi khi người dân còn cho rằng họ là những người ko bình thường. Nếu ta khen một người Pháp là trí thức thì họ rất tự hào, nhưng nếu khen người Anh là trí thức thì họ chỉ coi đó là một phẩm chất nhưng ko được yêu thích bằng lời khen “anh là người quyết đoán”.
4. Người Đức rất có kỉ luật (discipline) và tinh thần tập thể?
Điều này dễ nhìn thấy trong việc người Đức tôn trọng luật pháp hơn người Pháp. Người Pháp có thể băng qua đường ở chỗ ko phải dành cho người đi bộ, nhưng người Đức thì sẽ tìm bằng được chỗ dành cho người đi bộ rồi mới băng qua đường. Khi được khen là người có kỉ luật “tốt” thì người Đức rất tự hào, nhưng người Pháp thì sẽ cười và đôi khi cho đó là sự “ko cân thiết” (hơi ngớ ngẩn).
Người Pháp yêu sự tự do cá nhân và đặt nó lên hang đầu. Còn người Đức có tinh thần tập thể cao. Một ví dụ thế này, trong cuộc bầu cử thủ tướng Đức vừa rồi. Hai phe tả và hữu đều ko giành được số phiếu áp đảo để cầm quyền. Hai đảng đã đứng ra đàm phán dàn xếp để thành lập được một chính phủ mới, là liên minh của 2 chính đảng trên. Tuy nhiên, giải pháp này ko bao giờ có thể xẩy ra ở Pháp hay Anh.
Nhiều người cũng có sự so sánh như sau để thấy được phần nào tính kỉ luật của người Đức. Họ thường ví nước Đức giống với nước Nhật và nước Pháp thì giống tính người Trung Quốc (dĩ nhiên là tương đối và trong một chừng mực nào đó mà thôi).
5. Người Đức có khiếu thẩm mỹ (artistique)?
Trong hội hoạ thì Italie là số một. Pháp và Đức đứng kế tiếp sau. Trong âm nhạc thì Italie và Đức đứng đầu và sau đó là Pháp. Nước Anh có thể nói là có khoảng cách rất xa trong nghệ thuật khi so sánh với 2 nước Pháp và Đức. Tại sao lại như vậy ? Muốn giải thích thì phải đi ngược lại lịch sử một chút.
Đức và Italie có thể nói là phát triển âm nhạc và hội hoạ nhất châu âu. Hai nước này có một đặc điểm chung đó là chính phủ « tản quyền » (deconcentration). Hai nước Italie và Đức thực sự ra đời mới được khoảng 150 năm. Còn trong cả một thời gian dài là những đất nước nhỏ dưới sự quản lý của các quí tộc. Trong khi đó Pháp và Anh đều đã là nước tập quyền (concentration và unification) từ cách đây khoảng 800 năm. Trong một chế độ tản quyền, các đất nước nhỏ có sự phát triển độc lập về mọi mặt, trong đó có các ngành nghệ thuật và có sự cạnh tranh giữa các nước đó với nhau. Khi có cạnh tranh thì sẽ có phát triển. Italie và Đức là hai trường hợp như vậy. Nhưng 2 nước Anh và Pháp thì lại khác, mọi sáng tạo đều tập trung vào trung tâm đầu não là vua và đều trông chờ vào sự quyết định của đầu não này, không hề có cạnh tranh.
6. Người Đức racisme?
Có thể thấy thế này, Hitle là sản phẩm của nước Đức và chỉ có thể tồn tại và phát triển ở Đức mà thôi. Sẽ ko bao giờ có một Hitle ở Pháp hay Anh quốc cả. Vì sao lại thế? Hitle khi lên cầm quyền ở Đức là hoàn toàn hợp pháp và được sự ủng hộ rất nhiều của dân Đức. Hitle đã làm được nhiều việc trong công cuộc phục hồi nền kinh tế Đức sau chiến tranh I. Nhưng, với một tư tưởng racisme của Hitle: phân chia tộc người trên thế giới thành 3 loại - người Germanic thì thông minh, tài giỏi hội tụ mọi phẩm chất cần có để lãnh đạo các tộc người khác trên thế giới. Tộc người hạng hai là những dân tộc như Pháp, Italie, Tây Ban Nha, etc thì cũng tốt nhưng ko thông minh bằng người Germanic. Rồi hạng người thứ ba là các dân tộc còn lại như các nước châu á (trừ Nhật Bản), rồi các nước Châu Phi, hạng người thứ ba này rất kém thông minh và cần phải dẫn dắt họ. Thực ra phải kể đến hạng người thứ tư là do thái. Do thái phải bị tiêu diệt trên thế giới. Với một tư tưởng như vậy mà có thể thuyết phục và tồn tại được thì chỉ có người Đức chấp nhận mà thôi. Còn người Pháp và Anh sẽ chẳng bao giờ để bị dẫn dắt bởi một lãnh đạo như vậy cả.
7. Người Anh ích kỉ?
Đặc tính này có thể thấy rõ qua vidụ sau: vì sao Anh ko chịu tham gia vào cộng đồng chung châu âu? Tại sao Anh ko chịu tham gia vào khối Shengan? Đó là vì người Anh tương đối ích kỉ nếu xét trên một khía cạnh nào đấy. Họ muốn xem các nước khác làm thế nào, nếu tốt thì họ sẽ tham gia sau. Hay trong các cuộc chiến tranh trước đây giữa các nứơc láng giềng. Anh ko bao giờ tham gia, và chỉ tham gia vào phút cuối, với một lực lượng rất ít và hưởng thành quả cuối cùng. Lý do gì mà họ lại hành xử như vậy? Một phần là vì vị trí địa lý của mình. Anh nằm hoàn toàn trên một hòn đảo. Các cuộc chiến và những cuộc xâm lược trong lịch sử thường đêu từ bỏ ý định tiến đánh Anh. Vì Anh có hải quân mạnh nhất Châu âu, ko nước nào sánh được. Nước Anh thường ko nghĩ rằng mình nằm và thuộc hoàn toàn vào châu âu. Họ ko có một suy nghĩ mình là châu âu và có ý thức xây dựng một cộng đồng chung như Đức và Pháp.
Ba nước Anh (England), Đức và Pháp (cùng với Italie) là 3 nước lớn nhất châu âu về cả diện tích và dân số. Hiển nhiên vì là láng giềng của nhau nên có nhiều điểm chung về mặt văn hoá-lịch sử, tuy nhiên sự khác biệt của ba dân tộc này cũng rất lớn.
Đứng dưới góc độ địa lý, Anh là một hòn đảo lớn trên biển Atlantique, mở ra thế giới xung quanh. Còn Đức thì là nước có thể coi là nằm trong nội địa dù có giáp một chút xíu với biển Bắc và Baltique (mà biển Baltique thì có thể coi là đóng, ko nối với các lục địa khác). Trong khi đó, Pháp thì là « trung gian » - tức là là nước nằm trong lục địa nhưng lại có 3 mặt giáp với biển Bắc (Manche), biển Atlantique và biển Méditerranée. Chính vì thế, Pháp vừa có một nét đặc điểm giống Đức, lại có nét giống Anh. Hơn nữa, Pháp còn là « ngã tư » của Châu âu, là « trung tâm » của Châu âu (thực ra nếu nhìn trên bản đồ thì Đức mới thực sự là trung tâm của châu âu). Mọi sự giao thoa về văn hoá đều tập trung ở Pháp. Bất cứ một cuộc xâm lược hay chiến tranh nào trong lịch sử giữa các nước láng giêng thì đều phải đi qua Pháp.
Về nguồn gốc dân tộc, người Đức có nguồn gốc Germanique và tương đối thuần chủng (homogene). Hiện nay có thêm một tiểu số người Thổ Nhĩ Kì sinh sống kể từ 60 năm qua. Người Anh, có nguồn gốc là Germanique và Celtique nhưng ít thuần chủng hơn nước Đức bởi vì trong một, hai thế kỉ vừa qua, có một lớn người từ các thuộc địa cũ (Antille, Afrique, Inde, Palistan, etc) sang đây sinh sống. Trong khi đó, người Pháp có nguồn gốc là Celtique là một nước có sự pha tạp lớn nhất châu âu và có thể nói là lớn nhất thế giới. Lý do vì sao ? Sự pha trộn đến từ các cuộc xâm lược thời trung cổ, rồi các cuộc nhập cư lớn thế kỉ 19, 20 từ các nước láng giềng Italie, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Armenien, etc vì vấn đề chính trị, rồi thêm cả các đợt nhập cư của những nước thuộc địa (Việtnam, Tunisie, Algerie, etc). Do đó, khi xét đến tích cách nổi bật của người Pháp thật sự khó khăn. Bản thân sự đồng thuận, thống nhất của người Pháp ko dựa trên một tộc người (race) chính như Anh, Đức mà là sự thống nhất trên nhiều nền văn hoá, nhiều tộc người.
Về lịch sử : Cả ba nước Anh, Pháp, Đức đều bị thống trị của Rome. Nước Pháp (Gaule) có thể nói là bị ảnh hưởng từ Rome nhiều nhất và mạnh mẽ nhất kéo dài từ thế kỉ 50 trước công nguyên cho đến thế kỉ thứ 5 sau công nguyên. Sự ảnh hưởng của Romain thực sự sâu sắc và hiện diện trên toàn đất nước Pháp, có thể thấy những công trình Romain còn rất nhiều trên Pháp hiện nay. Trái lại với Pháp, hai nước láng giềng Anh và Đức chỉ bị Romain thống trị có một phần lãnh thổ và sự thống trị của Romain chỉ trong một thời gian ngắn, nếu so với Pháp. Đây cũng là một nguyên nhân chính và quan trọng khi xét đến tính cách của người Pháp khi so sánh với 2 nước kia.
Trong lịch sử, ba nước trên còn chịu những cuộc xâm lược lớn khác( trong thời kì 400-600 sau công nguyên), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các cuộc xâm chiếm trên lại hoàn toàn khác nhau đối với cả 3 nước. Người Huns xâm chiếm Đức. Người Germanique chiếm gần như hết nước Pháp (là Gaule lúc bấy giờ) (Francs, Burgondes, Wisigoths, Vandales, etc). Tộc người Anglo-saxons (là một trong các tộc người Germanique) thì xâm chiếm Anh.
Sự thống nhất (unification and centralisation):
-Từ cách đây 800 năm thì nước Pháp và Anh đã « thống nhất » hay nói nôm na là hình thành nên đất nước. Trong khi đó nước Đức thật sự ra đời vào năm 1871, dưới sự tập trung lãnh đạo, bảo hộ của Prusse (Berlin).
-Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử, nước Anh « thống nhất » lại chịu sự thống trị, cai quản của giai cấp quí tộc, vua Anh có vai trò rất mờ nhạt (dù là nước quân chủ) – vì hầu như trong lịch sử Anh có rất ít vị vua giỏi. Nhưng chính sự chia sẻ quyền lực giữa các nhà quí tộc và vua là tiền để để phát triển và hình thành lên nền dân chủ ở Anh rất sớm, sớm hơn tất cả các nước Châu Âu đương thời.
-Trái với Anh, chính trị Pháp thì có lịch sử phức tạp hơn. Có những thời kì mà giai cấp quí tộc Pháp mạnh và nắm giữ quyền lực cùng vua. Nhưng Pháp lại khác Anh ở chỗ, Pháp có những thời kì thực sự là quân chủ tuyệt đối. Vua Pháp là người thực sự có quyền lực tuyệt đối và quí tộc nằm dưới sự kiểm soát của nhà vua (điều này chưa từng có trong lịch sử nước Anh). Ví dụ một số vị vua Pháp thực quyền như Philippe le Bel, Louis XIV, etc. Tuy nhiên, nếu lịch sử Anh ko phải trải qua những cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc giữa vua và giai cấp quí tộc, thì ở Pháp lại xẩy ra khá thường xuyên với những cuộc cách mạng lật nhào cả xã hội. Tuy nhiên, giai cấp quí tộc Đức trong một thời gian dài là những người đứng đầu lãnh đạo các nước nhỏ (khi ấy chưa hợp thành Đức thống nhất như ngày nay). Đức thực sự là nước tản quyền nhất trong 3 nước.
-Nếu Paris và London là 2 thủ đô thực sự của Pháp và Anh, ko có gì phải chối cãi về sự đồ sộ, tầm vóc và thịnh vượng của nó so với các thành phố khác của Anh và Pháp. Trái lại ở Đức, ngoài Berlin thì còn có nhiều thành phố khác cũng to lớn không kém thủ đô như Cologne, Munich hay Hambourge, etc.
Các cuộc chiến tranh ở châu âu :
Trong vòng 500 năm qua, Pháp và Đức tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở Châu âu dẫn đến những cuộc chiếm đóng, phá huỷ và tàn sát hàng loạt người dân thì Anh lại hầu như ko tham gia vào cuộc chiến tranh nào. Hoặc nếu tham gia thì Anh tham gia với một phần lực lượng hải quân của mình. Anh chưa bao giờ bị chiếm đóng (cả Napoléon và Hitle đều từ bỏ ý định xâm chiếm Anh).
Thế mạnh:
Anh thì mạnh về biển, có thể nói Anh vượt trội hơn các nước khác về giao thương trên biển cũng như hải quân so với các nước còn lại. Anh cũng đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỉ 16. Lý do vì sao có cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Anh ? Vì thực chất thì Anh ko có đất đai phì nhiêu như Pháp, thời tiết mùa đông lại khắc nghiệt. Dân Anh phát triển mạnh về thương mại, giao lưu thông thương với các nước khác trên đường biển. Một đặc điểm dễ thấy trong lịch sử là : nước Anh có tư hữu lâu đời và « ổn định » nhất châu âu. Chưa bao giờ trong lịch sử Anh xẩy ra những cuộc tịch thu ruộng đất hay tài sản của giai cấp quí tộc (trong khi ở Pháp thì diễn ra nhiều lần, thông qua những cuộc cách mạng). Ko có thế mạnh trong nông nghiệp như các nước khác nên Anh phải phát triển thương nghiệp và những phương tiện kỹ thuận hiện đại phục vụ cho thương nghiệp, đó là tiền đề cho những phát triển máy móc trong sản xuất và giao thông. Trong khi đó Pháp và Đức lại nổi tiếng và mạnh về nông nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra sau đó, tất nhiên là sau Anh.
Pháp và Anh còn là hai nước có nhiều thuộc địa nhất. Tuy nhiên, trong khi thuộc địa của Anh sau này trở thành những quốc gia mới và phát triển vượt bậc như Mỹ, Canada, Australie, Nouvelle Zéland. Thì thuộc địa của Pháp lại chả bao giờ có được đặc tính này.
Ngôn ngữ : Tiếng Đức và Anh có nguồn gốc Germanique cùng với cùng với ngôn ngữ latin. Ngôn ngữ Celtique của dân tộc Gaulois đã biến mất, tiếng Pháp hiện nay xuất thân từ ngôn ngữ Latin của Romain. Trong khi tiếng Đức và Anh sinh ra phát triển một cách « gần như » tức thời (từ ngôn ngữ Germanique) thì tiếng Pháp là ngôn ngữ đặc biệt vì nó được sáng tạo phần lớn từ sự sáng tạo của học viện học thuật Pháp (French Acadamic).
Khi nói đến Anh, Pháp Đức, ta sẽ hình dung 3 nước châu âu có nhiều điểm tương đồng về tính cách về văn hoá, nhưng có thật sự họ giống nhau hay ko ? Tính cách của các nước này có giống nhau ko ? Phải nói một điểm rằng, so với 3 nước Châu Á : Trung Quốc, Hàn và Nhật thì 3 nước Anh, Pháp, Đức có nhiều điểm giống nhau hơn, vì dù sao họ cũng có chung nhiều điểm trong lịch sử, như đều bị thống trị bởi Romain, rồi cùng chung một tôn giáo là thiên chúa giáo. Tuy nhiên, tuy cùng là thiên chúa giáo nhưng đi sâu hơn nữa sẽ thấy Pháp thì phần lớn là Catholic, Anh và Đức thì là Protestant, nhưng Protestant của Anh lại là Anglicane.
Tớ thử phân tích một chút sự khác nhau giữa 3 nước này, mong các bác vào ném đá. Bởi vì theo quan điểm của tớ, những suy luận như thế này thì ko hoàn toàn chính xác, với một sự kiện ta có thể làm dẫn chứng cho một nhận định này, nhưng hoàn toàn có thể làm dẫn chứng cho một nhận định ngược lại. Cách đây khoảng vài chục năm, ở Châu âu cũng đã diễn ra những nghiên cứu về tính cách của từng dân tộc, từng chủng tộc người để tìm ra những điểm chung nổi bật. Tuy nhiên, kết quả thu được luôn gây tranh cãi và chẳng bao giờ thống nhất. Điều ấy mới thú vị.
Nhiều người đang du học ở 3 nước này sẽ có cái nhìn kiểm chứng hơn.
Một cách tổng quan :
Người Anh (English) :
-Yêu thích « sự quyết đoán » (dertermined) hay « lòng dũng cảm »
-Trí thức (intellectuel) ko được đánh giá cao và đôi khi bị coi là « điên điên »
-Thực tế (pratical)
-Ích kỉ (selfishness)
Người Pháp :-Yêu thích « sự thông minh » (intelligence)
-Trí thức luôn đuợc yêu thích và có vị trí tốt trong xã hội
-Ideology
-Chủ nghĩa cá nhân và yêu thích sự « tự do » (trong tinh thần)
Người Đức :
-Tính kỉ luật cao
-Có tinh thần tập thể
-Có khiếu thẩm mỹ
-Trí thức luôn có vị trí quan trọng (đặc biệt là các nhà triết học)
1. «Sự quyết đoán » (determined) của người Anh?
Sự « quyết đoán » là gì ? Thật khó định nghĩa, tớ chỉ xin nêu dẫn chứng về sự quyết đoán (đôi khi gọi là dũng cảm) của người Anh, trong những tình huống cụ thể như sau :
Churchille - thủ tướng Anh, hoàng gia Anh và người dân Anh trong thời kì đầu đại chiến II : Khi mà Hitle đang thắng như trẻ tre, đánh bại quân đội Pháp và một phần quân đội Anh lúc đó đang ở Pháp. Trong tình huống bị thua cuộc như vậy thì người Anh và Pháp xử sự ra sao ? Người Pháp chấp nhận thua cuộc, đầu hàng Hitle và sẽ tìm giải pháp sau. Người Pháp chấp nhận thua để bảo toàn hoà bình và lực lượng, ko muốn đất nước bị tàn phá nên trước mắt thì chịu đầu hàng Hitle. Hitle cũng kêu gọi Anh đầu hàng, nếu ko thì sẽ thả bom xuống London. Churchille khi đó đã ko đồng ý và quyết chiến đến cùng. Hitle khi đó đang thực sự mạnh về quân sự, Anh thì yếu hơn nhiều. Hitle đã ra lệnh oanh tạc London. Hoàng gia anh quyết ở lại London ko chịu đi lánh nạn. Dân Anh vẫn đi làm bình thường sau mỗi đợt dội bom của Hitle. Phải nói rằng, London đã bị tàn phá nặng nề. Nhưng ko vì thế mà họ chịu đầu hàng.
Thủ tướng Thatcher cũng là một ví dụ nữa của lòng dũng cảm, sự quyết đoán mà người Pháp đang ao ước có được môt lãnh đạo “thép” như vậy. Thatcher dũng cảm ở đâu? Bà đã dám đương đầu với công đoàn Anh, dám cải tổ đất nước, giải tán hang loạt các nhà máy, hầm mỏ làm ăn thua lỗ. Sự phản đối dâng cao trong công nhân, nhưng bà vẫn làm (dĩ nhiên với một sự khôn khéo và thông minh). Anh được như ngày nay là một phần công lao to lớn của Thatcher. Thế còn Pháp thì sao? Pháp cũng có một loạt vấn đề cần cải tổ, cần thay đổi. Hệ thống bảo hiểm xã hội cồng kềnh, người lao động được “bảo vệ” quá mức bởi công đoàn, nền kinh tế thực sự ko thoát nên được. Rồi vấn đề lương hưu quá cao, thật sự vô lý. Nhưng khi mà chính phủ muốn cải tổ, và đưa vấn đề ra thảo luận thì lập tức mọi người phản đối. Phản đối rầm rộ rồi, thì chính phủ lại chịu nhún nhường và ko dám mạnh tay giải quyết. Đó cũng là một nhược điểm của democracy, chính trị gia phải mị dân hay ko dám làm mạnh và trái với ý dân. Dù cho đó là những vấn đề thiết thực và cần thiết. Và chính trị gia Pháp “thua” chính trị gia Anh ở sự “dũng cảm” và “sự quyết đoán”.
Một ví dụ nữa là trong thể thao (football chẳng hạn), đội tuyển Anh luôn chiến đấu đến phút cuối cùng, họ chỉ chấp nhận thua ở phút cuối cùng. Nhưng người Pháp thì lại ko như vậy, họ coi nhẹ hơn người Anh sự thắng thua. Họ có thể chấp nhận thua cuộc một cách ko quá nặng nề; nhưng họ sẵn sàng chuẩn bị cho những trận sau. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt trong tính cách của người Anh và người Pháp.
2. Người Anh và Đức có tính thực tế/dụng (pratical)? Người Pháp thì ideology?
- Dĩ nhiên khi ta nói đến “tính thực tế/dụng”, thì người châu âu nào cũng đều có. Nhưng người Anh và người Đức lại nổi bật hơn nữa, hơn cả người Pháp. Hãy nhìn lại lịch sử của Anh thì sẽ thấy rất rõ điều ấy. Các cuộc cách mạng ở Anh chỉ để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ lật đổ vua, thay vua mới. Chứ ko giống Pháp, mỗi cuộc cách mạng thật sự là những thay đổi các vấn đề to tát từ chính quyền, đến tư tưởng và lật nhào cả xã hội. Cuộc cách mạng 1789 chẳng hạn, tại sao người Pháp lại lấy việc giải phóng người tù khỏi Bastille là biểu tượng của cuộc cách mạng. Đó là vì nó biểu tượng cho giải phóng con người, là tự do trong tư tưởng.
- Một ví dụ nữa về “tính thực tế/dụng” là người Đức và Anh đều dựa trên nền tảng là Tiền, một trong những tiền đề sinh ra democracy. Thế democracy là gì? Nó sinh ra trên cơ sở nào? Đã có rất nhiều định nghĩa và giải thích rồi. Nhưng có một cách giải thích nữa: democracy hiện đại bắt nguồn từ Anh, nhưng lại được nảy nở, phát triển và được hoàn thiện ở Mỹ, một thuộc địa cũ của Anh. Tại sao democracy lại bắt nguồn từ Anh? Lý do như sau: trong lịch sử Anh, vua nước Anh chưa bao giờ có thực quyền mà giai cấp quí tộc mới là người có thực quyền và chia sẻ sự lãnh đạo đất nước cùng với vua. Dĩ nhiên là mọi người dân và cả giai cấp quí tộc đều phải đóng thuế, thuế để dung vào những việc chung của đất nước. Nhưng giai cấp quí tộc Anh đã tuyên bố rằng: vua ko được quyền tự quyết trong việc đóng bao nhiêu thuế, muốn biết thuế là bao nhiêu thì phải đi hỏi ý kiến/tham khảo người đóng thuế (mà thực chất là giai cấp quí tộc, tư sản là chính). Đây là quan điểm cực kì tiến bộ, mà sau này khi nước Mỹ vừa được hình thành đã lấy làm một xuất phát điểm cho democracy của mình và ngày càng hoàn thiện nó hơn nữa. Ở nước Pháp có thể nảy sinh ra tư tưởng này ko? Không bao giờ, bởi vì Pháp là quân chủ thực sự và vua có thực quyền (ko phải toàn bộ lịch sử nhưng phần lớn). Vua là người quyết định việc đóng thuế của dân và ko phải hỏi ý kiến của ai cả, ko bị ảnh hưởng của giai cấp quí tộc tham gia.
3. Người Pháp ideology, chuộng intellectuel và thích tự do “trong tư tưởng”?
Có thể thấy đặc điểm này qua lịch sử như sau:
- Idéologie: người Pháp nói đến những vấn đề to tát, lớn lao như quyền con người, rồi vũ trụ. Người Pháp thích tranh luận. Họ thực sự say mê với những ý tưởng mới và có nhiều khám phá về tư tưởng mới. Nhưng thực tế thì lại rất buồn cười, họ có thể nói đến những tư tưởng lớn, nhưng cũng có thể sa đà vào những vấn đề vô cùng nhỏ bé, và quên đi thực tế.
- Người Pháp yêu trí thức ( intellectuel), chủ nghĩa cá nhân và thích sự tự do: Trong xã hội Pháp, Đức từ xưa đến nay, người trí thức luôn có vai trò quan trọng và được trọng vọng. Nhưng ở Anh thì trái lại, đôi khi người dân còn cho rằng họ là những người ko bình thường. Nếu ta khen một người Pháp là trí thức thì họ rất tự hào, nhưng nếu khen người Anh là trí thức thì họ chỉ coi đó là một phẩm chất nhưng ko được yêu thích bằng lời khen “anh là người quyết đoán”.
4. Người Đức rất có kỉ luật (discipline) và tinh thần tập thể?
Điều này dễ nhìn thấy trong việc người Đức tôn trọng luật pháp hơn người Pháp. Người Pháp có thể băng qua đường ở chỗ ko phải dành cho người đi bộ, nhưng người Đức thì sẽ tìm bằng được chỗ dành cho người đi bộ rồi mới băng qua đường. Khi được khen là người có kỉ luật “tốt” thì người Đức rất tự hào, nhưng người Pháp thì sẽ cười và đôi khi cho đó là sự “ko cân thiết” (hơi ngớ ngẩn).
Người Pháp yêu sự tự do cá nhân và đặt nó lên hang đầu. Còn người Đức có tinh thần tập thể cao. Một ví dụ thế này, trong cuộc bầu cử thủ tướng Đức vừa rồi. Hai phe tả và hữu đều ko giành được số phiếu áp đảo để cầm quyền. Hai đảng đã đứng ra đàm phán dàn xếp để thành lập được một chính phủ mới, là liên minh của 2 chính đảng trên. Tuy nhiên, giải pháp này ko bao giờ có thể xẩy ra ở Pháp hay Anh.
Nhiều người cũng có sự so sánh như sau để thấy được phần nào tính kỉ luật của người Đức. Họ thường ví nước Đức giống với nước Nhật và nước Pháp thì giống tính người Trung Quốc (dĩ nhiên là tương đối và trong một chừng mực nào đó mà thôi).
5. Người Đức có khiếu thẩm mỹ (artistique)?
Trong hội hoạ thì Italie là số một. Pháp và Đức đứng kế tiếp sau. Trong âm nhạc thì Italie và Đức đứng đầu và sau đó là Pháp. Nước Anh có thể nói là có khoảng cách rất xa trong nghệ thuật khi so sánh với 2 nước Pháp và Đức. Tại sao lại như vậy ? Muốn giải thích thì phải đi ngược lại lịch sử một chút.
Đức và Italie có thể nói là phát triển âm nhạc và hội hoạ nhất châu âu. Hai nước này có một đặc điểm chung đó là chính phủ « tản quyền » (deconcentration). Hai nước Italie và Đức thực sự ra đời mới được khoảng 150 năm. Còn trong cả một thời gian dài là những đất nước nhỏ dưới sự quản lý của các quí tộc. Trong khi đó Pháp và Anh đều đã là nước tập quyền (concentration và unification) từ cách đây khoảng 800 năm. Trong một chế độ tản quyền, các đất nước nhỏ có sự phát triển độc lập về mọi mặt, trong đó có các ngành nghệ thuật và có sự cạnh tranh giữa các nước đó với nhau. Khi có cạnh tranh thì sẽ có phát triển. Italie và Đức là hai trường hợp như vậy. Nhưng 2 nước Anh và Pháp thì lại khác, mọi sáng tạo đều tập trung vào trung tâm đầu não là vua và đều trông chờ vào sự quyết định của đầu não này, không hề có cạnh tranh.
6. Người Đức racisme?
Có thể thấy thế này, Hitle là sản phẩm của nước Đức và chỉ có thể tồn tại và phát triển ở Đức mà thôi. Sẽ ko bao giờ có một Hitle ở Pháp hay Anh quốc cả. Vì sao lại thế? Hitle khi lên cầm quyền ở Đức là hoàn toàn hợp pháp và được sự ủng hộ rất nhiều của dân Đức. Hitle đã làm được nhiều việc trong công cuộc phục hồi nền kinh tế Đức sau chiến tranh I. Nhưng, với một tư tưởng racisme của Hitle: phân chia tộc người trên thế giới thành 3 loại - người Germanic thì thông minh, tài giỏi hội tụ mọi phẩm chất cần có để lãnh đạo các tộc người khác trên thế giới. Tộc người hạng hai là những dân tộc như Pháp, Italie, Tây Ban Nha, etc thì cũng tốt nhưng ko thông minh bằng người Germanic. Rồi hạng người thứ ba là các dân tộc còn lại như các nước châu á (trừ Nhật Bản), rồi các nước Châu Phi, hạng người thứ ba này rất kém thông minh và cần phải dẫn dắt họ. Thực ra phải kể đến hạng người thứ tư là do thái. Do thái phải bị tiêu diệt trên thế giới. Với một tư tưởng như vậy mà có thể thuyết phục và tồn tại được thì chỉ có người Đức chấp nhận mà thôi. Còn người Pháp và Anh sẽ chẳng bao giờ để bị dẫn dắt bởi một lãnh đạo như vậy cả.
7. Người Anh ích kỉ?
Đặc tính này có thể thấy rõ qua vidụ sau: vì sao Anh ko chịu tham gia vào cộng đồng chung châu âu? Tại sao Anh ko chịu tham gia vào khối Shengan? Đó là vì người Anh tương đối ích kỉ nếu xét trên một khía cạnh nào đấy. Họ muốn xem các nước khác làm thế nào, nếu tốt thì họ sẽ tham gia sau. Hay trong các cuộc chiến tranh trước đây giữa các nứơc láng giềng. Anh ko bao giờ tham gia, và chỉ tham gia vào phút cuối, với một lực lượng rất ít và hưởng thành quả cuối cùng. Lý do gì mà họ lại hành xử như vậy? Một phần là vì vị trí địa lý của mình. Anh nằm hoàn toàn trên một hòn đảo. Các cuộc chiến và những cuộc xâm lược trong lịch sử thường đêu từ bỏ ý định tiến đánh Anh. Vì Anh có hải quân mạnh nhất Châu âu, ko nước nào sánh được. Nước Anh thường ko nghĩ rằng mình nằm và thuộc hoàn toàn vào châu âu. Họ ko có một suy nghĩ mình là châu âu và có ý thức xây dựng một cộng đồng chung như Đức và Pháp.
Thursday, September 21, 2006
Pham Xuan An
Columbia Journalism Review
July/August 2005
Time Warp
By Terence Smith
At seventy-seven, Pham Xuan An looks frail in his white shirt and tie as he walks through the door of the Grand Hotel in Ho Chi Minh City to join me for breakfast on a bright Sunday morning in January.
It was my first trip back to Vietnam in thirty-five years. I had covered the country from 1968 to 1970 as the bureau chief for The New York Times. The first person I called when I got back to Saigon was An, who was a stringer and then a staff correspondent for Time magazine when I was there. He was the acknowledged dean of the Vietnamese journalists working for U.S. news organizations in Vietnam, and was one of the few who stayed behind when Saigon fell to the North Vietnamese on April 30, 1975. We hadn’t seen each other for three decades, and we both have aged, but when he strode across the Grand’s marble floor, the recognition was immediate. With my wife, Susy, and two American friends, we retreated to a small, glass-walled breakfast room off the Grand’s high-ceilinged dining room, drank coffee and talked for hours.
An has had a lung operation for his cigarette-induced emphysema — “Three packs a day for fifty-two years, not all that much, do you think?” — but he is the same irreverent, independent thinker he was during the war. I once tried to hire him, but he was wedded to Time, which valued him for his sophisticated political analysis and his incredible contacts. An seemed to know everything and everybody and he would cheerfully share what he knew with reporters from other news organizations over coffee at the Café Givral, the gossip central of South Vietnam’s wartime capital.
But Time, it turned out, was not An’s only employer. Three years after the war ended, French intelligence revealed that he had been an undercover agent for the Vietcong all along.
In fact, An had joined the Vietminh to fight the French in 1954, and had been assigned early on to the embryonic Vietnamese intelligence service. At various times he doubled as a part-time agent for the French Deuxieme Bureau, and tripled as an employee of U.S. Colonel Ed Lansdale’s Saigon Military Mission, a covert CIA operation. The one constant for An was the National Liberation Front. He maintains that even as he played his different roles, he was always a Vietnamese nationalist, dedicated to seeing his country unified under Vietnamese, not foreign leadership. He describes himself as a nationalist first, communist second. After the war, the Vietcong promoted him to general and decorated him as a Hero of the People’s Armed Forces.
Over breakfast at the Grand, I asked An how he reconciled his dual role in his own mind. He said that the information he passed northward was strategic, not tactical, and that it never directly endangered American lives. He also said he never planted stories in Time or elsewhere. “I was an honest reporter in everything I wrote,” he said. He argued that the only difference between being a spy and being a reporter was where you sent your information and who read it.
It is an interesting rationale, but I am not sure many American Vietnam vets would buy it, even today. After all, An reportedly got one of his medals for passing along potential target sites in Saigon for the North Vietnamese to hit during the 1968 Tet offensive.
I certainly knew nothing of his double role when I was there, and if his Time bureau colleagues thought he was too well informed, too prescient about upcoming developments, they didn’t say so at the time. Recently, I asked several of them if they had harbored suspicions, they said yes, but not much more than that. None of us would have been shocked had we learned the facts. As former Time correspondent Stanley Karnow recalled, “Saigon was full of double agents in those days and everybody had an agenda.” Especially in the declining days of the war, in the dispiriting period of “Vietnamization,” An’s double role was a metaphor for the duplicity that was all around us.
Today, An lives quietly in a house in Saigon’s 3rd district that the government leases to him for a few dollars a month. He seems untroubled by his past secret life, but he suffers the fate of anyone who has served two masters — he is not really trusted by either side. From 1975 to 1987, the authorities posted a guard outside his house. He was instructed by the Vietnamese government to avoid all contact with foreigners, but the ban was eased in 1988 after a friend at the foreign ministry secured permission for An to have dinner with Robert Shaplen, The New Yorker’s veteran Asia hand, who was passing through Saigon.
Still, the communist government has never really known what to do with him, An says. One year they sent him to a prestigious national political institute in Hanoi, but the effort at indoctrination failed to take. “They found me difficult,” he says with a smile. “I was always joking and they were so serious. Finally I told them it was too cold for an old man in Hanoi, and they let me come home.”
Terence Smith is media correspondent for The NewsHour with Jim Lehrer.
July/August 2005
Time Warp
By Terence Smith
At seventy-seven, Pham Xuan An looks frail in his white shirt and tie as he walks through the door of the Grand Hotel in Ho Chi Minh City to join me for breakfast on a bright Sunday morning in January.
It was my first trip back to Vietnam in thirty-five years. I had covered the country from 1968 to 1970 as the bureau chief for The New York Times. The first person I called when I got back to Saigon was An, who was a stringer and then a staff correspondent for Time magazine when I was there. He was the acknowledged dean of the Vietnamese journalists working for U.S. news organizations in Vietnam, and was one of the few who stayed behind when Saigon fell to the North Vietnamese on April 30, 1975. We hadn’t seen each other for three decades, and we both have aged, but when he strode across the Grand’s marble floor, the recognition was immediate. With my wife, Susy, and two American friends, we retreated to a small, glass-walled breakfast room off the Grand’s high-ceilinged dining room, drank coffee and talked for hours.
An has had a lung operation for his cigarette-induced emphysema — “Three packs a day for fifty-two years, not all that much, do you think?” — but he is the same irreverent, independent thinker he was during the war. I once tried to hire him, but he was wedded to Time, which valued him for his sophisticated political analysis and his incredible contacts. An seemed to know everything and everybody and he would cheerfully share what he knew with reporters from other news organizations over coffee at the Café Givral, the gossip central of South Vietnam’s wartime capital.
But Time, it turned out, was not An’s only employer. Three years after the war ended, French intelligence revealed that he had been an undercover agent for the Vietcong all along.
In fact, An had joined the Vietminh to fight the French in 1954, and had been assigned early on to the embryonic Vietnamese intelligence service. At various times he doubled as a part-time agent for the French Deuxieme Bureau, and tripled as an employee of U.S. Colonel Ed Lansdale’s Saigon Military Mission, a covert CIA operation. The one constant for An was the National Liberation Front. He maintains that even as he played his different roles, he was always a Vietnamese nationalist, dedicated to seeing his country unified under Vietnamese, not foreign leadership. He describes himself as a nationalist first, communist second. After the war, the Vietcong promoted him to general and decorated him as a Hero of the People’s Armed Forces.
Over breakfast at the Grand, I asked An how he reconciled his dual role in his own mind. He said that the information he passed northward was strategic, not tactical, and that it never directly endangered American lives. He also said he never planted stories in Time or elsewhere. “I was an honest reporter in everything I wrote,” he said. He argued that the only difference between being a spy and being a reporter was where you sent your information and who read it.
It is an interesting rationale, but I am not sure many American Vietnam vets would buy it, even today. After all, An reportedly got one of his medals for passing along potential target sites in Saigon for the North Vietnamese to hit during the 1968 Tet offensive.
I certainly knew nothing of his double role when I was there, and if his Time bureau colleagues thought he was too well informed, too prescient about upcoming developments, they didn’t say so at the time. Recently, I asked several of them if they had harbored suspicions, they said yes, but not much more than that. None of us would have been shocked had we learned the facts. As former Time correspondent Stanley Karnow recalled, “Saigon was full of double agents in those days and everybody had an agenda.” Especially in the declining days of the war, in the dispiriting period of “Vietnamization,” An’s double role was a metaphor for the duplicity that was all around us.
Today, An lives quietly in a house in Saigon’s 3rd district that the government leases to him for a few dollars a month. He seems untroubled by his past secret life, but he suffers the fate of anyone who has served two masters — he is not really trusted by either side. From 1975 to 1987, the authorities posted a guard outside his house. He was instructed by the Vietnamese government to avoid all contact with foreigners, but the ban was eased in 1988 after a friend at the foreign ministry secured permission for An to have dinner with Robert Shaplen, The New Yorker’s veteran Asia hand, who was passing through Saigon.
Still, the communist government has never really known what to do with him, An says. One year they sent him to a prestigious national political institute in Hanoi, but the effort at indoctrination failed to take. “They found me difficult,” he says with a smile. “I was always joking and they were so serious. Finally I told them it was too cold for an old man in Hanoi, and they let me come home.”
Terence Smith is media correspondent for The NewsHour with Jim Lehrer.
Saturday, September 16, 2006
Hạnh phúc là trân trọng, vun đắp
Hơi ấm của "Tuyết" - Pautovski
Trần Thúy Bình
Tuyết lạnh lẽo, khơi gợi nỗi cô đơn nhưng trong con mắt của Konstantin Paustovski , chính trong khí lạnh của trời đất, hơi ấm tình người, khao khát được sẻ chia, được yêu mến lại bừng sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi vậy, truyện ngắn “Tuyết” của ông có thể được coi là bài ca về hạnh phúc.
Hạnh phúc - điều mỗi con người theo đuổi trong suốt cuộc đời mình - được định nghĩa thật giản dị. Đó là được trở về cuộc sống bình yên: “Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được sửa sang sạch sẽ và băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dương thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nến vàng hình xoắn ốc con mua từ Lêningrát vào những chân đèn... Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó?” Một giấc mơ đẹp, thanh bình trong những giây phút ác liệt nhất của mỗi trận đánh, trong không khí nặng nề, khắc nghiệt của chiến tranh.
Những suy nghĩ về hạnh phúc này không chỉ của trung uý Nikôlai Pôtapôp mà còn là của toàn bộ những người dân Nga, của những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Bởi vậy, nó lan toả và tìm được sự đồng cảm ngay đối với những người xa lạ. Khi đọc những dòng thư của chàng trung uý trẻ không quen biết, Tachiana đã nghĩ “người đó sẽ đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn”.
Hai con người xa lạ đã gặp nhau ở cách nhìn hạnh phúc. “Tuyết” giúp chúng ta hiểu hơn về tâm hồn những người Nga trong cuộc chiến tranh Vệ quốc. Người đàn ông ra trận để bảo vệ góc riêng hạnh phúc của bản thân, bảo vệ sự yên bình của người thân. Người phụ nữ nơi hậu phương giữ gìn, trân trọng hạnh phúc của người nơi tiền tuyến. Khao khát về hạnh phúc đã giúp họ cảm thấy dường như đã gặp nhau ở đâu đó, để rồi sẵn sàng “Nếu ... em cần đến cuộc đời tôi thì tất nhiên nó sẽ là của em...” - “Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả mình nữa...”.
Trong con mắt Paustovski, khi con người ý thức về hạnh phúc cũng là lúc họ làm mọi việc để hạnh phúc ấy hiện hữu trong cuộc sống của mình. Điều này lý giải vì sao mọi nhân vật trong truyện ngắn “Tuyết”, dù xuất hiện nhiều hay ít, đều là những người tốt, sống tử tế, biết trân trọng niềm vui, nỗi buồn của người khác. Đó là Tachiana “má ửng hồng, cười nói ầm ĩ, mắt quầng thâm vì xúc động” khi dọn dẹp nhà để đón Nikôlai. Đó là Nikôlai “đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tàu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi”. Hay chỉ là sự thông cảm, sẻ chia của ông trưởng ga khi biết không còn người thân nào đợi Nikôlai ở nhà “Anh lại đàng tôi chơi. Bà lão nhà tôi sẽ pha trà, dọn bữa tối cho anh”.
Chính vì cái đẹp luôn lấp lánh, hiện hữu trong từng dòng chữ, trong từng chi tiết nên đọc “Tuyết” như đọc một câu chuyện cổ tích hiện đại. Vẫn cách kể chuyện nhẹ nhàng, hiền hoà mà không kém phần dí dỏm, Paustovski đưa người đọc vào một thế giới yên bình, đến những khoảnh khắc con người sống không toan tính, vui vẻ vì những điều bình dị nhất “nàng còn thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng. Mặt nước màu xanh lá cây bốc khói”.
Giọng văn mơ mộng, chứa chan cảm xúc của ông đã khiến người đọc luôn có cảm xúc tươi vui, luôn muốn được cười. Nhờ đó, dù câu chuyện diễn ra trong khung cảnh u ám “từ sáng sớm đến lặn mặt trời, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi, báo hiệu trời xấu” nhưng không ai cảm thấy cái lạnh của băng giá, không ai thấy một gợn buồn che phủ lên câu chuyện mà chỉ thấy những nốt nhạc vui.
Người đọc vui vì lối sống đẹp của các nhân vật và còn chịu sự lôi cuốn của những chi tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu xuất hiện với tần suất khá cao. Đó là tiếng chuông lanh lảnh “Ta treo trên cửa - Hãy giật cho vui”, đó là chú mèo Ackhíp béo tròn, lười biếng “khó chịu, ve vẩy đôi tai rồi bực dọc, đi ra khỏi nhà”. Đó còn là thắc mắc trẻ thơ của cô bé Varia: vì sao mẹ cấm em không được đụng vào mọi thứ: nào chuông, nào nến, nào đàn” nhưng mẹ lại làm tất cả những việc này và cách trả lời cực kỳ dễ thương của em: mẹ chỉ là “một đứa con gái bé nhóc còn xoàng” hơn cả mình.
Dường như đối với chúng ta, những “hạt vàng” ấy rất dễ chìm đi trong dòng chảy ào ạt của cuộc sống. Còn với Paustovski, ông đã tẩn mẩn sàng lọc để tạo nên “bông hồng vàng”(1) trong “Tuyết”.
Bởi vậy, khi bước chân vào truyện ngắn này, người đọc như thấy mình bước vào một giấc mơ êm đềm. Và ngay khi ra khỏi giấc mơ đó, họ vẫn muốn tin giấc mơ đó là có thực:
Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện “Tuyết”?
Có tiếng chuông rung và con mèo Ackhip
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong...
(Trích bài thơ “Nghĩ về Paustovski” của nhà thơ Bằng Việt)
Với truyện ngắn “Tuyết”, Konstantin Paustovski tiếp tục trả lời câu hỏi muôn thưở của loài người theo phong cách rất Paustovski: Hạnh phúc là trân trọng, vun đắp những gì mình đang có. Hạnh phúc là có thực khi con người biết bảo vệ và đấu tranh vì nó./
Trần Thúy Bình
Tuyết lạnh lẽo, khơi gợi nỗi cô đơn nhưng trong con mắt của Konstantin Paustovski , chính trong khí lạnh của trời đất, hơi ấm tình người, khao khát được sẻ chia, được yêu mến lại bừng sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi vậy, truyện ngắn “Tuyết” của ông có thể được coi là bài ca về hạnh phúc.
Hạnh phúc - điều mỗi con người theo đuổi trong suốt cuộc đời mình - được định nghĩa thật giản dị. Đó là được trở về cuộc sống bình yên: “Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được sửa sang sạch sẽ và băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dương thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nến vàng hình xoắn ốc con mua từ Lêningrát vào những chân đèn... Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó?” Một giấc mơ đẹp, thanh bình trong những giây phút ác liệt nhất của mỗi trận đánh, trong không khí nặng nề, khắc nghiệt của chiến tranh.
Những suy nghĩ về hạnh phúc này không chỉ của trung uý Nikôlai Pôtapôp mà còn là của toàn bộ những người dân Nga, của những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Bởi vậy, nó lan toả và tìm được sự đồng cảm ngay đối với những người xa lạ. Khi đọc những dòng thư của chàng trung uý trẻ không quen biết, Tachiana đã nghĩ “người đó sẽ đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn”.
Hai con người xa lạ đã gặp nhau ở cách nhìn hạnh phúc. “Tuyết” giúp chúng ta hiểu hơn về tâm hồn những người Nga trong cuộc chiến tranh Vệ quốc. Người đàn ông ra trận để bảo vệ góc riêng hạnh phúc của bản thân, bảo vệ sự yên bình của người thân. Người phụ nữ nơi hậu phương giữ gìn, trân trọng hạnh phúc của người nơi tiền tuyến. Khao khát về hạnh phúc đã giúp họ cảm thấy dường như đã gặp nhau ở đâu đó, để rồi sẵn sàng “Nếu ... em cần đến cuộc đời tôi thì tất nhiên nó sẽ là của em...” - “Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả mình nữa...”.
Trong con mắt Paustovski, khi con người ý thức về hạnh phúc cũng là lúc họ làm mọi việc để hạnh phúc ấy hiện hữu trong cuộc sống của mình. Điều này lý giải vì sao mọi nhân vật trong truyện ngắn “Tuyết”, dù xuất hiện nhiều hay ít, đều là những người tốt, sống tử tế, biết trân trọng niềm vui, nỗi buồn của người khác. Đó là Tachiana “má ửng hồng, cười nói ầm ĩ, mắt quầng thâm vì xúc động” khi dọn dẹp nhà để đón Nikôlai. Đó là Nikôlai “đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tàu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi”. Hay chỉ là sự thông cảm, sẻ chia của ông trưởng ga khi biết không còn người thân nào đợi Nikôlai ở nhà “Anh lại đàng tôi chơi. Bà lão nhà tôi sẽ pha trà, dọn bữa tối cho anh”.
Chính vì cái đẹp luôn lấp lánh, hiện hữu trong từng dòng chữ, trong từng chi tiết nên đọc “Tuyết” như đọc một câu chuyện cổ tích hiện đại. Vẫn cách kể chuyện nhẹ nhàng, hiền hoà mà không kém phần dí dỏm, Paustovski đưa người đọc vào một thế giới yên bình, đến những khoảnh khắc con người sống không toan tính, vui vẻ vì những điều bình dị nhất “nàng còn thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng. Mặt nước màu xanh lá cây bốc khói”.
Giọng văn mơ mộng, chứa chan cảm xúc của ông đã khiến người đọc luôn có cảm xúc tươi vui, luôn muốn được cười. Nhờ đó, dù câu chuyện diễn ra trong khung cảnh u ám “từ sáng sớm đến lặn mặt trời, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi, báo hiệu trời xấu” nhưng không ai cảm thấy cái lạnh của băng giá, không ai thấy một gợn buồn che phủ lên câu chuyện mà chỉ thấy những nốt nhạc vui.
Người đọc vui vì lối sống đẹp của các nhân vật và còn chịu sự lôi cuốn của những chi tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu xuất hiện với tần suất khá cao. Đó là tiếng chuông lanh lảnh “Ta treo trên cửa - Hãy giật cho vui”, đó là chú mèo Ackhíp béo tròn, lười biếng “khó chịu, ve vẩy đôi tai rồi bực dọc, đi ra khỏi nhà”. Đó còn là thắc mắc trẻ thơ của cô bé Varia: vì sao mẹ cấm em không được đụng vào mọi thứ: nào chuông, nào nến, nào đàn” nhưng mẹ lại làm tất cả những việc này và cách trả lời cực kỳ dễ thương của em: mẹ chỉ là “một đứa con gái bé nhóc còn xoàng” hơn cả mình.
Dường như đối với chúng ta, những “hạt vàng” ấy rất dễ chìm đi trong dòng chảy ào ạt của cuộc sống. Còn với Paustovski, ông đã tẩn mẩn sàng lọc để tạo nên “bông hồng vàng”(1) trong “Tuyết”.
Bởi vậy, khi bước chân vào truyện ngắn này, người đọc như thấy mình bước vào một giấc mơ êm đềm. Và ngay khi ra khỏi giấc mơ đó, họ vẫn muốn tin giấc mơ đó là có thực:
Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện “Tuyết”?
Có tiếng chuông rung và con mèo Ackhip
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong...
(Trích bài thơ “Nghĩ về Paustovski” của nhà thơ Bằng Việt)
Với truyện ngắn “Tuyết”, Konstantin Paustovski tiếp tục trả lời câu hỏi muôn thưở của loài người theo phong cách rất Paustovski: Hạnh phúc là trân trọng, vun đắp những gì mình đang có. Hạnh phúc là có thực khi con người biết bảo vệ và đấu tranh vì nó./
Love Poems
Tình yêu
-Henrich Hainơ-
Ta đem chôn tình yêu
Rồi trồng hoa trước mộ
" Lạy chúa!... thế là xong !"
Cả hai cùng nói khẽ
Nhưng tình yêu vùng dậy
Trách móc nhìn chúng ta
Các ngươi nói gì vậy ?
Ta vẫn sống đây mà
Anh hãy trở về
Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
Anh một thuở như cuộc đời-như chim-như nắng
Như tuổi thanh xuân-như hạnh phúc vô bờ
Anh bây giờ đã ở rất xa
Khoảng cách bao la xoá nhòa hình dáng
Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
Chẳng thể nào cháy lửa nữa đâu anh
Chỉ mình em có lỗi-chỉ mình em
Vì đã vội buông anh ra quá sớm
Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
Ôi lòng khát thèm chẳng thể nào nguôi
Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
Anh một thuở như cuộc đời-như chim-như nắng
Như tuổi thanh xuân-như hạnh phúc vô bờ
Olga Bergon
Một chàng trai...
Henrich Heine
Một chàng trai đem lòng yêu cô gái
Nhưng cô kia yêu người khác và rồi
Nguời khác ấy lại yêu cô gái khác
Để nàng buông và thất vọng khôn nguôi
Và sau đó, vì thất tình, cô gái
Không mảy may kén chọn đã lấy chồng
Thành bất hạnh và chàng trai cũng vậy
Phải suốt đời đau khổ phải chờ mong...
Câu chuyện trên không có gì mới lạ
Bao đời nay thuờng vẫn thế - có điều
Nếu xảy ra chính với ta, ta sẽ
Hiểu thế nào là cái giá của tình yêu
Chàng không nói gì hết
M.CARÊME
Chàng không nói gì hết!
Nàng, cũng vậy, cũng không.
Mắt kia đã nói hết
Còn nhiều hơn tiếng lòng.
Chàng chẳng làm gì hết!
Nàng, cũng vậy, cũng không
Tình yêu đã làm hết
Còn hơn cả mộng lòng.
Chàng chẳng nghĩ gì hết
Nàng, cũng vây, cũng không
Nhưng nghĩ chi cho mệt
Khi lòng đã tin lòng
Chàng chẳng ước muốn gì
Nàng, cũng vậy, cũng không
Ước muốn mà làm chi?
Khi lòng đã trao lòng
Hình tam giác muôn đời
T.DITLEVXEN
Trên con đường tôi đi
Có hai người đã tới :
Một người rất yêu tôi ,
Còn tôi yêu người khác .
Người sống trong khao khát
Trong những giấc tôi mơ .
Người kia đứng sững sờ
Trước cửa lòng khép chặt .
Người cho tôi hạnh phúc
Luôn như gió vội bay .
Người dâng cả cuộc đời
Không được gì đền đáp .
Người bắt máu tôi hát
Tình phóng khoáng trắng trong .
Người như cuộc đời thường
Bóp mộng lòng tôi nát .
Hai người đó trên đường
Phụ nữ nào cũng gặp .
Trăm năm chỉ một lần
Họ được trùng làm một .
Nơi nào có em, nơi ấy là thiên đường!
Mark Twain
Nếu như đêm nay anh ngồi gác một mình
Chỉ riêng anh và những vì sao còn thức
Anh sẽ chọn một vì sao đẹp nhất
Để bảo rằng - đấy chính là em
Nếu trưa nào anh qua một khoảng đường êm
Chỉ có nắng và chân mình đạp lá
Trời thành phố khép hàng mi êm ả
Anh đi cùng chiếc bóng của mình
Anh sẽ chọn một bóng râm dịu mát
Để bảo rằng - đấy chính là em
Nếu khuya nào anh vào xưởng ca đêm
Giờ ngon giấc của em trong giấc ngủ
Anh sẽ gọi hương ngọc lan đầu phố
Theo dọc đường và bảo - đấy là em
Ở nơi nào mà anh chẳng có em
Có cả lúc một mình đi xuống phố
Đi theo anh chỉ lá me và gió
Thì lá me và gió chính là em
Sonnê 102
William Shakespeare
Anh yêu em, nhưng không như người khác
Say đắm anh yêu, anh chẳng nói nhiều ,
Vì ai tình yêu khắp nơi khoác lác
Người ấy khác gì đem bán tình yêu.
Khi mới yêu em, tình yêu thắm ngọt
Anh đã nói anh yêu, tha thiết, mặn mà,
Như họa mi cứ xuân về lại hót,
Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca
Nhưng không phải mùa hè mất vui vì thế
Khi con chim thôi hót trên cành
Mà tiếng nhạc, khi quá nhiều, quá dễ,
Dẫu ngọt ngào, nhưng cũng nhảm âm thanh.
Cũng thế, như chim, bây giờ anh ít nói,
Dù vẫn rất yêu em, cho tai em đỡ mỏi.
Thái Bá Tân dịch
TRÊN ĐỜI NÀY ...
Raxun Gamzatov
Trên đời này tôi chẳng tốt hơn ai
Nhưng ngày xưa em yêu tôi vì thế
Em tưởng tôi siêu thường , như thể
Trên đời này tốt nhất là tôi .
Trên đời này tôi chẳng xấu hơn ai
Nhưng bây giờ em không tin điều ấy .
Em chỉ thấy tôi sai , vì vậy
Trên đời này xấu nhất là tôi .
Thái Bá Tân dịch
GỬI...
Thơ: Lermôntốp
Dịch: Thuý Toàn
Thôi hãy dẹp những bận lòng vô ích,
Đừng khơi lên tất cả những ngày qua
Em chẳng tìm thấy gì là tốt đẹp
Để yêu tôi thêm tha thiết mặn mà!
Em yêu tôi, - tôi tin - là đủ;
Tôi là ai - em cần biết làm chi
Thật đau lòng nếu cùng em thổ lộ
Rằng đời tôi trống rỗng, mịt mù.
Tôi không nỡ phá tan hạnh phúc
Trong tâm hồn trong trắng nơi em
Cũng không nói rằng tôi không đáng được
Em cảm thương, rằng tôi sống vô tình.
Rằng tất cả những gì tôi yêu quý
Nay lại là thuốc độc giết con tim
Rằng tim tôi quen thân cùng đau khổ
Dường khổ đau là đồng chí, anh em.
Em cất tiếng ngỏ một lời âu yếm
Đáng được ơn bằng cả cuộc đời tôi
Nhưng em ơi, đừng hỏi về quá khứ
Khổ đau này tôi chẳng nhượng cho ai.
Thơ cho ngày Valentine's
If I could save time in a bottle
the first thing that I'd like to do
is to save every day 'til eternity passes away
just to spend them with you
if I could make days last forever
if words could make wishes come true
I'd save every day like a treasure and then
again I would spend them with you
if I had a box just for wishes
and dreams that had never come true
the box would be empty except for the
memories of how they were answered by you
but there never seems
to be enough time to do the
things you want once you find them
I've looked around enough to know that
you're the one I want to go through time with
-Henrich Hainơ-
Ta đem chôn tình yêu
Rồi trồng hoa trước mộ
" Lạy chúa!... thế là xong !"
Cả hai cùng nói khẽ
Nhưng tình yêu vùng dậy
Trách móc nhìn chúng ta
Các ngươi nói gì vậy ?
Ta vẫn sống đây mà
Anh hãy trở về
Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
Anh một thuở như cuộc đời-như chim-như nắng
Như tuổi thanh xuân-như hạnh phúc vô bờ
Anh bây giờ đã ở rất xa
Khoảng cách bao la xoá nhòa hình dáng
Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
Chẳng thể nào cháy lửa nữa đâu anh
Chỉ mình em có lỗi-chỉ mình em
Vì đã vội buông anh ra quá sớm
Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
Ôi lòng khát thèm chẳng thể nào nguôi
Anh hãy trở về trong giấc mơ em
Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
Anh một thuở như cuộc đời-như chim-như nắng
Như tuổi thanh xuân-như hạnh phúc vô bờ
Olga Bergon
Một chàng trai...
Henrich Heine
Một chàng trai đem lòng yêu cô gái
Nhưng cô kia yêu người khác và rồi
Nguời khác ấy lại yêu cô gái khác
Để nàng buông và thất vọng khôn nguôi
Và sau đó, vì thất tình, cô gái
Không mảy may kén chọn đã lấy chồng
Thành bất hạnh và chàng trai cũng vậy
Phải suốt đời đau khổ phải chờ mong...
Câu chuyện trên không có gì mới lạ
Bao đời nay thuờng vẫn thế - có điều
Nếu xảy ra chính với ta, ta sẽ
Hiểu thế nào là cái giá của tình yêu
Chàng không nói gì hết
M.CARÊME
Chàng không nói gì hết!
Nàng, cũng vậy, cũng không.
Mắt kia đã nói hết
Còn nhiều hơn tiếng lòng.
Chàng chẳng làm gì hết!
Nàng, cũng vậy, cũng không
Tình yêu đã làm hết
Còn hơn cả mộng lòng.
Chàng chẳng nghĩ gì hết
Nàng, cũng vây, cũng không
Nhưng nghĩ chi cho mệt
Khi lòng đã tin lòng
Chàng chẳng ước muốn gì
Nàng, cũng vậy, cũng không
Ước muốn mà làm chi?
Khi lòng đã trao lòng
Hình tam giác muôn đời
T.DITLEVXEN
Trên con đường tôi đi
Có hai người đã tới :
Một người rất yêu tôi ,
Còn tôi yêu người khác .
Người sống trong khao khát
Trong những giấc tôi mơ .
Người kia đứng sững sờ
Trước cửa lòng khép chặt .
Người cho tôi hạnh phúc
Luôn như gió vội bay .
Người dâng cả cuộc đời
Không được gì đền đáp .
Người bắt máu tôi hát
Tình phóng khoáng trắng trong .
Người như cuộc đời thường
Bóp mộng lòng tôi nát .
Hai người đó trên đường
Phụ nữ nào cũng gặp .
Trăm năm chỉ một lần
Họ được trùng làm một .
Nơi nào có em, nơi ấy là thiên đường!
Mark Twain
Nếu như đêm nay anh ngồi gác một mình
Chỉ riêng anh và những vì sao còn thức
Anh sẽ chọn một vì sao đẹp nhất
Để bảo rằng - đấy chính là em
Nếu trưa nào anh qua một khoảng đường êm
Chỉ có nắng và chân mình đạp lá
Trời thành phố khép hàng mi êm ả
Anh đi cùng chiếc bóng của mình
Anh sẽ chọn một bóng râm dịu mát
Để bảo rằng - đấy chính là em
Nếu khuya nào anh vào xưởng ca đêm
Giờ ngon giấc của em trong giấc ngủ
Anh sẽ gọi hương ngọc lan đầu phố
Theo dọc đường và bảo - đấy là em
Ở nơi nào mà anh chẳng có em
Có cả lúc một mình đi xuống phố
Đi theo anh chỉ lá me và gió
Thì lá me và gió chính là em
Sonnê 102
William Shakespeare
Anh yêu em, nhưng không như người khác
Say đắm anh yêu, anh chẳng nói nhiều ,
Vì ai tình yêu khắp nơi khoác lác
Người ấy khác gì đem bán tình yêu.
Khi mới yêu em, tình yêu thắm ngọt
Anh đã nói anh yêu, tha thiết, mặn mà,
Như họa mi cứ xuân về lại hót,
Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca
Nhưng không phải mùa hè mất vui vì thế
Khi con chim thôi hót trên cành
Mà tiếng nhạc, khi quá nhiều, quá dễ,
Dẫu ngọt ngào, nhưng cũng nhảm âm thanh.
Cũng thế, như chim, bây giờ anh ít nói,
Dù vẫn rất yêu em, cho tai em đỡ mỏi.
Thái Bá Tân dịch
TRÊN ĐỜI NÀY ...
Raxun Gamzatov
Trên đời này tôi chẳng tốt hơn ai
Nhưng ngày xưa em yêu tôi vì thế
Em tưởng tôi siêu thường , như thể
Trên đời này tốt nhất là tôi .
Trên đời này tôi chẳng xấu hơn ai
Nhưng bây giờ em không tin điều ấy .
Em chỉ thấy tôi sai , vì vậy
Trên đời này xấu nhất là tôi .
Thái Bá Tân dịch
GỬI...
Thơ: Lermôntốp
Dịch: Thuý Toàn
Thôi hãy dẹp những bận lòng vô ích,
Đừng khơi lên tất cả những ngày qua
Em chẳng tìm thấy gì là tốt đẹp
Để yêu tôi thêm tha thiết mặn mà!
Em yêu tôi, - tôi tin - là đủ;
Tôi là ai - em cần biết làm chi
Thật đau lòng nếu cùng em thổ lộ
Rằng đời tôi trống rỗng, mịt mù.
Tôi không nỡ phá tan hạnh phúc
Trong tâm hồn trong trắng nơi em
Cũng không nói rằng tôi không đáng được
Em cảm thương, rằng tôi sống vô tình.
Rằng tất cả những gì tôi yêu quý
Nay lại là thuốc độc giết con tim
Rằng tim tôi quen thân cùng đau khổ
Dường khổ đau là đồng chí, anh em.
Em cất tiếng ngỏ một lời âu yếm
Đáng được ơn bằng cả cuộc đời tôi
Nhưng em ơi, đừng hỏi về quá khứ
Khổ đau này tôi chẳng nhượng cho ai.
Thơ cho ngày Valentine's
If I could save time in a bottle
the first thing that I'd like to do
is to save every day 'til eternity passes away
just to spend them with you
if I could make days last forever
if words could make wishes come true
I'd save every day like a treasure and then
again I would spend them with you
if I had a box just for wishes
and dreams that had never come true
the box would be empty except for the
memories of how they were answered by you
but there never seems
to be enough time to do the
things you want once you find them
I've looked around enough to know that
you're the one I want to go through time with
Friday, September 15, 2006
Bàn về tính dân tộc Trung - Nhật - Hàn
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia, hầu như tất cả các nước đều có những đặc điểm tương đồng với các quốc gia láng giềng nhưng khó mà tìm được những nước nào mang nhiều điểm khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong nhóm nước phát triển, dễ thấy Anh, Pháp, Đức có khác biệt nhiều nhất nhưng vẫn thờ chung các vị thánh và chúa Jesus, cùng sử dụng bảng chữ cái Latin, cùng có tập quán ăn bằng dao, nĩa. Thế nhưng 3 quốc gia Đông Á lại khác biệt ngay từ những điều cơ bản như thế.
Nhìn từ góc độ tôn giáo, tại Trung Quốc, về cơ bản Nho giáo vẫn là tôn giáo chính nhưng dẫu sao cũng chỉ là một trong số hàng trăm tôn giáo làm nền móng tư tưởng cho quốc gia này mà thôi. Mặt khác, Đạo giáo – tín ngưỡng cầu lợi hiện thế, mong cho sự hạnh phúc và bình an của cá nhân trên thực tế lại phổ biến trong quần chúng hơn. Trong đại cách mạng văn hóa, truyền thống Nho giáo trở thành đối tượng phê phán (“Khổng Tử là kẻ thù của giai cấp” ©Mao…). Đối với trường hợp Nhật Bản, khi Phật giáo được truyền bá vào quốc đảo này, nó đã gặp phải xung đột với tín ngưỡng Thần đạo (Shinto) truyền thống ở đây. Nhân vật có quyền lực nhất lúc bấy giờ là Thái tử Thánh Đức (Shotoku 574 - 622) đã tuyên bố sự tự do trên thực tế của các tôn giáo (“Giao tranh vì lý do tôn giáo sẽ làm mọi người chết hết. Tin theo tôn giáo nào cũng được, nhưng không được phép gây ra chiến tranh tôn giáo”). Từ đó, Nhật Bản trở thành quốc gia có sự chung sống hòa bình của cả Thần đạo, Phật giáo, Nho giáo. Tuy vậy cho đến cuộc cách mạng Minh Trị 1868 thì Phật giáo vẫn giữ vị trí trung tâm. (Thời Edo, Thần đạo là tín ngưỡng độc đáo của quốc gia, Phật giáo là tôn giáo cơ bản, Nho giáo là cơ sở tư tưởng của giới thống trị quốc gia).
Còn ở Hàn Quốc thì từ khi Nho giáo du nhập vào vương triều Triều Tiên, triều đình nước này đã thực thi triệt để chính sách Tôn Nho Ức Phật, trở thành quốc gia có tư tưởng Nho giáo mạnh mẽ nhất thế giới. Đến sau năm 1945, khi được giải phóng khỏi ách phát xít Nhật, đạo Thiên chúa phát triển nhanh chóng, đến nay có khoảng 35% dân số theo đạo Thiên chúa. Cả nước có khoảng 50 000 nhà thờ, nhiều nhất nhì châu Á.
Nhật, Trung, Hàn dù đều được coi là thuộc vùng văn hóa Hán tự nhưng Trung Quốc sử dụng thứ chữ Hán đã được giản lược, Nhật Bản dùng thứ chữ riêng Hiragana (ひらがな) và Katakana (カタカナ), còn Hàn Quốc từ năm 1446 sử dụng bảng chữ Hangul (한글) làm chữ viết riêng. Nghĩa là cả 3 nước đều sử dụng các ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Dù người dân 3 nước Anh, Pháp, Đức có sự khác biệt thế nào chăng nữa thì cũng đều nằm ngủ trên giường. Trái lại, ở Đông Á, người Trung Quốc nằm ngủ trên tràng kỷ, sinh hoạt trên ghế, người Nhật thì trải chiếu trên sàn nằm, người Hàn Quốc trải giấy dầu trên nền nhà, sinh hoạt trên ondol 온돌(lò sưởi dưới nền nhà). Còn trang phục truyền thống thì khác nhau quá rõ (xường sám, kimono, hanbok). Ngay cả độ dài của đũa ăn cũng không giống nhau. Món ăn của Trung Quốc chủ yếu rán, xào bằng dầu, nên sử dụng đũa dài để gắp (cho khỏi bắn dầu vào người). Ngày xưa người Hàn Quốc cố gắng phân chia số thịt ít ỏi có được cho mọi người một cách công bằng nên các món nấu bằng nồi rất phát triển. Họ sử dụng cả đũa và thìa, và (có lẽ) là dân tộc duy nhất ăn cơm bằng thìa. Đối với họ, đũa là một dụng cụ bổ trợ, không cần thiết phải dài như đũa của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản thì gạo là lương thực quý nên họ thường trộn cơm cùng với các loại tạp cốc khác (kê, dẻ,…). Họ không quan tâm mấy đến sự dẻo của cơm, không dùng đũa để gắp, thường ăn theo kiểu và, nên làm đũa ngắn để dễ cầm. Vì thế đến giờ người Nhật ăn cơm vẫn cầm cả bát.
Người phương Tây nhìn vào thì thấy 3 dân tộc này chẳng có gì khác nhau cả, nhưng thực chất về phương thức sinh hoạt, cách suy nghĩ, giá trị quan… giữa họ không hề có một điểm chung nào.
Lý do là vì sao? Nói một cách đơn giản, dù giữa Anh, Pháp, Đức liên tục có chiến tranh, nhưng lại thường xuyên có sự tiếp xúc giao lưu, nên thật tự nhiên dần dần giữa các nước đấy có nhiều điểm chung về lịch sử, văn hóa, xã hội,… Còn 3 nước Đông Á dù được cho là thường xuyên có sự giao lưu với nhau nhưng trên thực tế biên giới lại đóng rất chặt. Người Trung Quốc mang trong mình tư tưởng trung tâm thế giới rất mạnh, và hầu như không thể hiện mối quan tâm đến ngay cả đối với các nước gần gũi như Hàn Quốc và Nhật Bản.Thời triều Thanh hay triều Nguyên, nước này đã từng bị các dân tộc thiểu số lân bang xâm chiếm, nhưng kể từ thời Đường trở đi họ luôn nắm giữ tư tưởng bảo hộ các dân tộc khác. Bằng sự dung hợp các nền văn hóa khác vào nền văn hóa Hán - là văn hóa trung tâm của lục địa Trung Quốc, họ đã xây dựng được một nền văn hóa duy nhất - văn hóa Trung Hoa vĩ đại.
Hơn nữa, văn hóa Trung Quốc cho đến thế kỷ 18 vẫn còn tự hào là ưu việt hơn văn hóa phương Tây, tự coi là nền văn hóa chủ lưu của thế giới. Sử gia Anh Arnold Joseph Toynbee (1889-1975) có nói thế này về văn hóa Trung Quốc: “Từ sau thời Hán, Trung Quốc đã vứt bỏ tính ham chiến tranh, lựa chọn con đường hòa bình. Thống nhất và hòa bình là hạt nhân chủ yếu trong tinh thần Trung Quốc, và tinh thần của người Trung Quốc là chủ nghĩa thế giới. Thế nhưng “Thống nhất và hòa bình” có nghĩa là hòa bình trong sự thống nhất. Cũng có nghĩa là các quốc gia lân bang khác phải phục tùng nước Trung Quốc vĩ đại.” Các nước lựa chọn con đường độc lập tự chủ thường xuyên chịu đau khổ vì sự xâm lược của Trung Quốc, chẳng hạn Hàn Quốc.
Bán đảo Triều Tiên là vùng đất nhỏ nằm ở rìa phía Đông Trung Quốc đại lục. Đến thời kỳ đầu vương triều Cao Ly nước này đã chế ngự thành công sự xâm chiếm từ đại đế quốc Trung Quốc, nhưng kể từ sau khi bị Mông Cổ xâm lược thì sức mạnh của dân tộc Triều Tiên không thể đương cự lại với một nước Trung Quốc khổng lồ. Và đến thời đại Triều Tiên thì hoàn toàn bị khuất phục trước chính sách thống nhất – hòa bình của Trung Quốc. Để đổi lấy việc triều cống, thần phục thì Trung Quốc bảo đảm cho sự độc lập và tự chủ về hình thức tại bán đảo Triều Tiên. Với quan hệ như thế, lo ngại một viễn cảnh tiếp xúc chặt chẽ với người Trung Quốc, dẫn tới việc bị đồng hóa, dân tộc Triều Tiên chỉ quan hệ ngoại giao và buôn bán ở mức độ cần thiết, và hạn chế đến mức thấp nhất các quan hệ của người dân. Dù không phải là đảo quốc, nhưng Triều Tiên đã trải qua 500 năm với cuộc sống như một đảo quốc, để hình thành nên một nền văn hóa và tính dân tộc riêng không giống với Trung Quốc.
Nhìn từ phương Tây thì Nhật Bản là một hòn đảo nhỏ nằm ở cực Đông. Ngoài 2 lần xâm lược bất thành của quân Nguyên (năm 1274 và năm 1281), chịu sự chiếm đóng của quân Mỹ sau WWII thì Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á không bị ngoại bang xâm lược. Dù tiếp nhận văn hóa và Phật giáo từ Trung Quốc và Nhật Bản nhưng người Nhật đã biến đổi nhằm phù hợp với bản tính của dân tộc mình, tạo nên nền văn hóa độc đáo, khác hoàn toàn với Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại đây chiến tranh cũng liên miên xảy ra nhưng không phải là chiến tranh xâm lược cướp bóc, chém giết dân thường mà chỉ là những cuộc tranh giành quyền lực của tầng lớp cầm quyền. Và Nhật Bản cũng khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, không hề có sự lo sợ bị xâm lược từ ngoại bang nên nền văn hóa nhu hòa, tỉ mỉ mang nữ tính cũng phát triển hơn văn hóa mạnh mẽ mang chất nam tính.
3 quốc gia này khác biệt nhau đến thế nhưng vẫn có thể thấy được một điểm chung kỳ lạ. Đó là người dân của cả 3 nước đều có tư tưởng “một dân tộc” rõ ràng. Người Trung Quốc vẫn tự hào rằng Trung Quốc là trung tâm của thế giới, văn hóa Trung Quốc là văn hóa chủ đạo của thế giới, trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ được một nước Trung Quốc, và tất cả 1,3 tỉ người dân đều mang suy nghĩ rằng mình là “người Trung Quốc”. Người Triều Tiên từ khi lập quốc đã chịu sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, nhưng toàn dân vẫn mang có ý thức hợp lực, khắc phục khó khăn lịch sử, để rồi sau khi vương triều Silla thống nhất, tinh thần dân tộc đã càng được thắt chặt. Dân Nhật Bản cũng là một dân tộc trải qua đủ các hỉ nộ ái ố của một quốc đảo trong mấy nghìn năm với ý thức đồng bào thể hiện triệt để trong 130 triệu dân. Chính vì có ý thức dân tộc mạnh mẽ trong cả 3 quốc gia như vậy nên việc định nghĩa văn hóa và tính dân tộc có thuận lợi hơn so với các nước phương Tây.
Vậy thì giá trị quan trọng nhất của 3 quốc gia Đông Á này là gì?
Nếu quy về 1 từ duy nhất, thì Trung Quốc sẽ là từ “Nhất” (一), Hàn Quốc sẽ là từ “Trung”(忠), và Nhật Bản là từ “Hòa” (和).
TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, do đó chuyện xuất hiện các nhân vật quyền lực địa phương dựng cờ lập quốc, giao tranh liên miên để mở rộng lãnh thổ và gây ảnh hưởng lẫn nhau là điều dễ hiểu. Trong cảnh loạn lạc, dân thường luôn sống trong sự nơm nớp lo âu. Với người TQ đã nếm trải đủ những cuộc chiến tranh triền miên như thế thì họ cảm thấy điều gì là thiết thực với bản thân? “Mong có ai đó hãy thống nhất thiên hạ, dùng sức mạnh để thiết lập hòa bình!” Nếu có một nhà nước thống nhất có sức mạnh đủ quyền lực thống trị không ai đương đầu lại, thì các cuộc loạn lạc sẽ bị dẹp yên. Nhận thức đó đã thấm nhuần vào suy nghĩ của người TQ. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục địa Trung Quốc, để bảo toàn sự thống nhất của một nhà nước, TQ đã phải trả giá thế nào? Suốt 2000 năm, trừ những thời điểm phân ly nhất thời (Tam Quốc, Nam Bắc Triều,…) thì ngoài Trung Quốc chưa có nơi đâu duy trì được sự thống nhất đến thế (đế quốc La Mã cũng chỉ tồn tại trong 1000 năm). Thế nhưng một đế quốc thống nhất dù có mạnh đến thế nào chăng nữa thì liệu có thể quản lý được mọi ngóc ngách của một quốc gia rộng lớn? Vì thế TQ đã thực thi chính sách chủ nghĩa đại đồng, chủ nghĩa thế giới để bao bọc tất cả các dân tộc trong nước, với biện pháp khoan dung và thỏa hiệp (cây gậy và củ cà rốt…) Tư tưởng nền tảng là vậy, còn phương pháp thực hiện chính là chế độ triều cống. Nghĩa là một quan hệ thỏa thuận rằng các nước chung quanh Trung Quốc với việc công nhận Trung Quốc là nước đàn anh, thiên triều, đổi lại, được chấp nhận tính tự trị với tư cách là một quốc gia độc lập, và không can thiệp vào công việc nội bộ. Các nước xung quanh hàng năm đều cử sứ tiết, mang cống vật để thể hiện lòng trung thành của nước thần hạ.
Kể từ khi xác định chủ nghĩa đại sự (lấy việc lớn làm trọng) sau thời đại Triều Tiên, vì thế lực của Trung Quốc quá mạnh, phải chịu nhiều sự can thiệp vào nội bộ nhưng vương quốc Triều Tiên tồn tại độc lập được trong 500 năm chính là nhờ chế độ triều cống.
Nhật Bản, nhằm mở rộng quyền lợi ở bán đảo Triều Tiên, đã phát động và chiến thắng cuộc chiến tranh Nhật – Thanh. Sự kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải công nhận Triều Tiên là một quốc gia độc lập cũng chính là vì ý đồ chia tách Triều Tiên khỏi “một Trung Quốc” để xâm lược. Nếu nguyên tắc “một Trung Quốc”, cùng với chế độ triều cống bị phủ định, sẽ gây ra sự phân ly, chia rẽ và các cuộc chiến tranh sẽ xảy ra là điều có thể thấy được (hiện nay, nguyên tắc này có thể thấy rất rõ với trường hợp Đài Loan và Hongkong, khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng). TQ không đời nào chấp nhận độc lập phân ly vì sẽ gây ra mất mát tính mệnh và tài sản của nhân dân. “Trung Quốc thống nhất, một nước Trung Quốc là chìa khóa để bảo vệ tài sản và tính mạng của 1,3 tỉ nhân dân Trung Quốc”. Nhờ vậy có thể hiểu được người Trung Quốc coi trọng chữ “Nhất” đến mức độ nào.
Điều đó cũng đúng không chỉ với sự thống nhất lãnh thổ mà còn đúng với cả dân tộc và văn hóa. Tất nhiên nhân tố trung tâm của “một Trung Quốc” là dân tộc Hán (70%), nhưng khoảng 50 dân tộc thiểu số cũng bị Hán hóa, và dung hợp thành “người Trung Quốc”. Dù từng bị người tộc Mông Cổ (thời Nguyên) và người tộc Mãn Châu (thời Thanh) xâm chiếm nhưng ngược lại các nền văn hóa đó lại bị văn hóa Hán chinh phục, trở thành “một văn hóa Trung Quốc”. 30 triệu người Trung Quốc rải rác trên thế giới (Hoa Kiều) cũng đều đoàn kết dưới một giá trị quan duy nhất là người Trung Quốc, là bằng chứng vững vàng cho ý thức “một Trung Quốc”. Tinh thần “một” đó gắn kết lãnh thổ, dân tộc, văn hóa làm một và chính là động lực cơ bản đưa Trung Quốc trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới trong tương lai.
“Nhất” còn có ý nghĩa là số 1. Niềm tự hào của người Trung Quốc tiêu biểu cho tư tưởng Trung Hoa đó là dân tộc Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc… cái gì cũng số một thế giới. Niềm tự hào đó dù có bị các thế lực mạnh hơn sỉ nhục nhưng vẫn không hề thay đổi. Thực tế, TQ từ nửa sau thế kỷ 19 đã bị đối xử thế nào thì ai cũng rõ. Napoleon, người đã nhìn thấu sức mạnh tiềm ẩn của Trung Quốc đã nói thế này “Không được đánh thức con sư tử (TQ) đang ngủ”. Nhưng Hegel thì “Trung Quốc chỉ có không gian mà không có thời gian. Chiếm hữu một lục địa khổng lồ mà hàng ngàn năm qua không hề thay đổi. Ngoại trừ sự tự do của nhà cầm quyền thì về mặt không có tự do thì đây là một quốc gia có sự bình đẳng tuyệt đối”. Marx: “Trung Quốc là nước đình trệ và không hoạt động. Chỉ có nhà cầm quyền thay đổi, còn tầng lớp dưới hàng nghìn năm nay không thay đổi”. F. Engels: “Dân tộc quá an dật, không có ý thức thử thác vì sứ mệnh phương Đông!” M. Weber: “Người Trung Quốc hèn nhát, đần độn. Không có cả tình đồng cảm và tinh thần danh dự!” Những suy nghĩ phiến diện (?) đó có thể là bởi chỉ nhìn từ bên ngoài việc TQ bị các thế lực đế quốc chủ nghĩa chiếm đóng mà thôi. Tưởng chừng sụp đổ vì đại CMVH, rồi Liên Xô sụp đổ, nhưng không, giờ đây TQ đã bắt đầu nhằm tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều đó chẳng phải đã chứng tỏ tư tưởng số một, tiềm lực mạnh mẽ của người TQ hay sao? Dẫu Mỹ có xây dựng thành công NMD thì trong tương lai TQ vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất.
“Nhất” còn có ý nghĩa là “một mình”. Đấy lại là một đặc trưng của người TQ, biểu thị sự coi trọng bản thân một cách triệt để. Trong lịch sử, người dân nếm trải bao đắng cay của các cuộc chiến tranh, đã nảy sinh tâm niệm rằng chỉ có thể tin tưởng vào bản thân, gia đình và huyết tộc mà thôi. Còn người ngoài thì không thèm quan tâm. Họ tự phòng thủ bằng chủ nghĩa cá nhân trung tâm triệt để, dẫn đến chỉ coi trọng lợi ích của bản thân mà thôi. (“Trung thành? Đấy là việc của các vị quan lại… Ai làm vua cũng chẳng cần quan tâm. Tôi sống sung túc là đủ”…)
1,3 tỉ người TQ và hàng chục triệu Hoa Kiều cùng đứng chung dưới lá cờ “một TQ” nhưng họ chỉ thể hiện quan tâm đến sự bình yên và vinh hoa của bản thân, là một dân tộc vô cùng vị lợi.
“Một nước TQ”, “Văn hóa số một”, “Chỉ bảo vệ cá nhân mình”…Tóm lại có thể lấy chữ “Nhất” để biểu thị ý thức và giá trị quan của người TQ.
NHẬT BẢN
Giá trị quan quan trọng nhất với người Nhật là chữ “Hòa” (和). Hòa có nghĩa là hòa bình, điều hòa, dung hòa (peace, harmony,…). Nói một cách đơn giản, “hòa” tức là “cùng chung sống yên ổn, không xích mích với nhau”.
Tại sao đối với người Nhật, “Hòa” lại trở thành giá trị quan quan trọng nhất?
Nhật Bản là đảo quốc nên khác với lục địa và bán đảo ở điểm: Tại lục địa và bán đảo các cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược xảy ra như cơm bữa, còn đảo quốc do điều kiện tự nhiên hầu như không mấy khi phải lo lắng về điều đó. Vì thế mối nguy lớn nhất không phải là ngoại địch, mà là sự giao tranh của chính các cư dân trên đó. Ở quốc đảo nếu chiến tranh nổ ra sẽ không có chỗ đường thoát chạy và dân tộc đó sẽ bị diệt vong. Nên ngay từ đầu thế kỷ 7 Nhật Bản đã xác định rõ lý niệm tối cao cho quốc gia là chữ “hòa” (tên nước Nhật vốn là Đại Hòa - Yamato). Nhằm quy định nền tảng quốc gia cơ bản cho Nhật Bản, thái tử Shotoku (574 – 622) đã chế định bản hiến pháp gồm 17 điều. Ngay trong điều đầu tiên nhấn mạnh chữ “hòa” (以和爲貴、無忤爲宗。人皆有黨。亦� ��達者。是以、或不順君父。乍違于隣里。然上和下睦、諧於論事、則事理� �通。何事不成 – Dĩ hòa vi quý, vô ngỗ vi tôn….)
Sự coi trọng chữ “hòa” không chỉ ở Nhật Bản mà đó là điểm chung của hầu hết các đảo quốc. Tại đảo quốc, để mọi người cùng chung sống hòa bình không giao tranh với nhau thì điều trước tiên và không ai có thể bỏ qua đó là một tồn tại có tính thần thánh. Mỗi khi có phân tranh thì tồn tại đó sẽ đóng vai trò trung gian. Trong đảo quốc cũng có những nhân vật có thế lực, và việc những người đó muốn trở thành người nắm quyền lực tối cao là hết sức tự nhiên. Hiển nhiên khi mình đã trở thành người nắm quyền lực cao nhất, tất yếu xuất hiện một kẻ mạnh khác và chiến tranh lại xảy ra. Kết cục là cả đất nước bị cuốn vào các cuộc chiến liên miên và không ai có thể tồn tại được.
Để tránh điều đó thì ở các quốc đảo sẽ hiện diện một tồn tại mang tính thần thánh không có quyền lực thực sự và một nhà thống trị về hình thức nằm dưới tồn tại đó nhưng có thực quyền lãnh đạo quốc gia. Và hình thành nên một cơ cấu hai tầng. Vào thời kỳ mới lập quốc, một nhà thống trị thực hiện cả hai chức năng trên nhưng sau nhiều thử nghiệm trong môi trường đặc trưng của đảo quốc dần chuyển biến thành cơ cấu hai tầng như trên.
Đối với trường hợp Nhật Bản, ban đầu Thiên Hoàng đóng cả hai vai trò nhưng về sau chỉ còn là biểu tượng quốc gia mà thôi . Vào thời Mạc phủ của chính quyền võ sĩ, Mạc phủ nắm quyền lực và chi phối đất nước. Shogun về mặt thực chất là người có quyền lực tối cao (nước Anh cũng tương tự…).
Cách thứ hai để giữ chữ Hòa cũng là cách đơn giản nhất, lý tưởng nhất. Đó là “không trực tiếp tiếp xúc với nhau”. Đập hai tay vào nhau sẽ phát ra tiếng động, nếu không đập tay vào nhau thì sao có thể phát ra âm thanh được. Đó là con đường gần để chung sống tránh xung đột và giao tranh. Phương pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc một cách trực tiếp ngay từ đầu. Điều đó đã trở thành tư tưởng cơ bản của người Nhật, thấm nhuần trong từng hành động và tập quán của họ.
Để không xung đột với nhau, họ nhận thấy cần phải quan sát hành động của nhau, chú ý không gây bất hòa. Vì thế suy nghĩ xem đối phương thích gì, ghét gì là điều rất quan trọng, và người Nhật đối với nhau luôn kikubari 気配る (để tâm hành động phù hợp với đối phương). Bao giờ họ cũng tỏ thái độ tốt, không làm cho đối phương phải phật ý, tổn thương. Ấn tượng về dân tộc Nhật có cách cư xử với người khác thật mềm mỏng, lễ độ, đã quá nổi tiếng trên thế giới. Và dường như Nhật Bản là nước là những từ ngữ xấu ít “phát triển” nhất thế giới (bạn nào học tiếng Nhật sẽ thấy là biết 3,4 từ chửi bậy đã là nhiều lắm rồi!).
Chính vì người Nhật không nói những điều quá khích mạnh mẽ với đối phương nên dẫn đến suy nghĩ thực với lời nói của họ có độ chênh rất lớn. 本音(Honne - suy nghĩ thực) khác với 建前 (Tatemae - lời nói ra) là tập tính của hầu hết dân Nhật. Đó là lý do vì sao đối với người ngoại quốc thì người Nhật thật là khó hiểu. Tuy nhiên giữa người Nhật với nhau thì họ hiểu ý nhau đằng sau câu nói. Chẳng hạn ông thày mà nói “Nghiên cứu của cậu về mặt học thuật thì tốt rồi đấy, nhưng nếu mà dụng công thêm một chút nữa thì… “ thì SV phải hiểu thế có nghĩa là trượt vỏ chuối.
Đó là sự “hòa” về ngôn ngữ. Về hành động của cũng hệt như vậy: “tránh không tiếp xúc trực tiếp với nhau” cả về cơ thể: khi gặp nhau thì cúi gập người, rất hiếm khi người Nhật bắt tay nhau. Lại nữa nếu chẳng may nhỡ chạm vào nhau thì thế nào cũng phải có lời xin lỗi. Dù có thân đến mấy cũng không đời nào bắt gặp cảnh bá vai bá cổ hay đánh yêu nhau. Do vậy trong quan hệ của người Nhật dù có thân đến thế nào đi nữa cũng không xâm phạm vào đối phương. Trong suy nghĩ của họ, điều đặc biệt cấm kị là làm phiền người khác, và quan hệ trở thành quan hệ giữa những con người thu mình trong thế giới riêng. Nhìn qua thì có vẻ như là mỗi người một kiểu, tuyệt đối không thể đoàn kết lại nhưng một khi có chung một mục tiêu thì họ lại thể hiện một sức mạnh đoàn kết hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.
Trái ngược với người Nhật, đối với người Hàn Quốc quan hệ giữa bạn bè, thân quyến với nhau rất thân mật. Tôi có thể "xâm phạm" đến anh và ngược lại (dễ thấy người Hàn Quốc hay quát tháo, đập bàn đập ghế, vỗ vai nhau xuồng sã,... ). Có thể thấy rất rõ sự khác nhau này khi trông vào các trò chơi điện tử ở hai nước này. Giới trẻ Nhật rất thích những game chơi một mình (Play Station, Nintendo,…). Những games thể loại đó ở Nhật có thể nói là phát triển nhất thế giới. Nhưng games online ở nước này tương đối lạc hậu (kể cả so với VN!). Còn Hàn Quốc thì ngược lại, đó đúng là thiên đường của games online và các quán internet café. Há chẳng phải điều đó thể hiện sự khác nhau trong suy nghĩ của dân hai nước hay sao?
Điều người Nhật coi trọng nhất trong giáo dục con cái là “không được gây phiền phức cho người khác”. Họ ý thức được rằng trong một đảo quốc không có đường lùi nếu cứ giao tranh nhau liên miên sẽ làm cho nhau khốn đốn, nên tinh thần “hòa”, chung sống không giao tranh với nhau là giá trị quan lớn nhất của người Nhật.
HÀN QUỐC
Điều kiện địa lý của một bán đảo có thể được xem là cầu nối giữa đảo và lục địa. Trong quá khứ, khi đế quốc La Mã còn hùng mạnh thì không một nước nào dám dòm ngó nhưng sau khi đế quốc này sụp đổ thì các cường quốc ở châu Âu đã tranh giành nhau quyền thống trị ở đây. Đến khi nước Italia thống nhất vào năm 1860, bán đảo này đã trải qua trên 1000 năm chiến tranh. Bán đảo đóng một vai trò chiến lược như vậy. Đặc biệt đối với bán đảo Triều Tiên kẹp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự xâm lược từ đại lục Trung Quốc là điều dĩ nhiên, cả sự xâm lược của một nước Nhật với giấc mộng tiến vào lục địa. Chưa hết, còn cả hải tặc và các dân tộc Bắc phương cũng luôn nhòm ngó bán đảo Triều Tiên.
Đối với những người dân của một bán đảo thường xuyên chịu sự đe dọa xâm lược từ ngoại bang thì điều quan trọng hơn tất thảy là “tồn tại”. Để tồn tại được họ luôn phải trong tư thế sẵn sàng chống ngoại xâm. Cuộc sống lúc nào cũng căng thẳng. Do các cuộc xâm lược thường xuyên như thế nên khả năng pha tạp huyết thống với các tộc người khác là rất cao. Sau hàng nghìn năm, sự pha trộn đó tiếp diễn và đến một lúc nào đó dòng máu dân tộc sẽ mất đi, dù có gọi là sống sót thì từ chối sự pha trộn để bảo vệ dòng máu dân tộc, và làm cho họ trở thành một dân tộc có tính bài ngoại.
Nhìn vào sự thực là các nước bán đảo Balcan có lịch sử gần 2000 năm chống ngoại xâm nhưng đến bây giờ cũng là các quốc gia dân tộc triệt để, các dân tộc không thể cùng chung sống với nhau, nên có thể nói tính bài ngoại của những người sống ở bán đảo là sinh ra từ bản năng sinh tồn để bảo tồn nòi giống.
Người dân bán đảo luôn luôn phải tử chiến để sinh tồn chống ngoại xâm, đấu tranh đã trở thành chuyện thường nhật nên phải có tính cách quá khích. Lúc nào cũng phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, để bảo vệ đến cùng sự lựa chọn của mình, họ phải trở nên cứng rắn lạ thường. Nếu người Trung Quốc nhằm có hòa bình và an toàn đã lấy mệnh đề “đại lục thống nhất” làm nền tảng, người Nhật nhằm có hòa bình và an toàn đã cấm các cuộc chiến tranh và luôn tâm niệm chữ “hòa” thì đối với một dân tộc luôn chịu nạn ngoại xâm như người Hàn Quốc thì lấy mệnh đề “của tôi” bằng cả sinh mệnh, phải bảo vệ đến cùng làm mệnh đề đầu tiên. Điều đó có thể gói gọn trong chữ “trung”.
Mọi người có thể nghĩ đến chữ trung trong chữ trung thành, trung thực, trung trực nhưng chữ trung ở đây có ý nghĩa khác. Cần phải tìm về nguồn gốc ý nghĩa từ này từ trước tác của Khổng Tử. Trong Lễ Ký Khổng Tử viết: “Tri trung tất tri trung” (知忠必知中). Chữ trung (中) có nghĩa là gì? Chữ này biểu thị hình dáng của lá cờ. Ngày xưa ở chính giữa thị trấn bao giờ cũng dựng một lá cờ. Trung có nghĩa là chính giữa, trung tâm. Thế nhưng ý nghĩa thực sự của từ Trung là “Điều căn bản lớn trong thiên hạ” (中也者天下之大本). Tinh thần công bằng, không vướng bận về lợi hại cá nhân, tức có nghĩa là tinh thần “công chính vô tư”. Từ trung (忠) tức là cái trung như vậy được bao bọc trong trái tim. Rời xa những được mất lợi hại mang tính cá nhân, đối với mọi người công bằng, tức là một trái tim coi trọng “những giá trị quan chung”. Từ trung (中)còn mang nghĩa là cân bằng, quân bình(Equilibrium). Việc coi trọng tinh thần công chính, phân chia cân bằng là chữ “trung”. Đó là tinh thần cơ bản của người Triều Tiên. Nói tóm lại từ trung (忠) có nghĩa: đối với mọi người coi trọng quân bình đúng đắn, không lay động trái tim vì những điều thiệt hơn, lợi hại cho cá nhân mình. (từ đấy có thể hiểu được chữ trung thành, trung thực, trung trực, trung quân).
Nhìn từ góc độ tôn giáo, tại Trung Quốc, về cơ bản Nho giáo vẫn là tôn giáo chính nhưng dẫu sao cũng chỉ là một trong số hàng trăm tôn giáo làm nền móng tư tưởng cho quốc gia này mà thôi. Mặt khác, Đạo giáo – tín ngưỡng cầu lợi hiện thế, mong cho sự hạnh phúc và bình an của cá nhân trên thực tế lại phổ biến trong quần chúng hơn. Trong đại cách mạng văn hóa, truyền thống Nho giáo trở thành đối tượng phê phán (“Khổng Tử là kẻ thù của giai cấp” ©Mao…). Đối với trường hợp Nhật Bản, khi Phật giáo được truyền bá vào quốc đảo này, nó đã gặp phải xung đột với tín ngưỡng Thần đạo (Shinto) truyền thống ở đây. Nhân vật có quyền lực nhất lúc bấy giờ là Thái tử Thánh Đức (Shotoku 574 - 622) đã tuyên bố sự tự do trên thực tế của các tôn giáo (“Giao tranh vì lý do tôn giáo sẽ làm mọi người chết hết. Tin theo tôn giáo nào cũng được, nhưng không được phép gây ra chiến tranh tôn giáo”). Từ đó, Nhật Bản trở thành quốc gia có sự chung sống hòa bình của cả Thần đạo, Phật giáo, Nho giáo. Tuy vậy cho đến cuộc cách mạng Minh Trị 1868 thì Phật giáo vẫn giữ vị trí trung tâm. (Thời Edo, Thần đạo là tín ngưỡng độc đáo của quốc gia, Phật giáo là tôn giáo cơ bản, Nho giáo là cơ sở tư tưởng của giới thống trị quốc gia).
Còn ở Hàn Quốc thì từ khi Nho giáo du nhập vào vương triều Triều Tiên, triều đình nước này đã thực thi triệt để chính sách Tôn Nho Ức Phật, trở thành quốc gia có tư tưởng Nho giáo mạnh mẽ nhất thế giới. Đến sau năm 1945, khi được giải phóng khỏi ách phát xít Nhật, đạo Thiên chúa phát triển nhanh chóng, đến nay có khoảng 35% dân số theo đạo Thiên chúa. Cả nước có khoảng 50 000 nhà thờ, nhiều nhất nhì châu Á.
Nhật, Trung, Hàn dù đều được coi là thuộc vùng văn hóa Hán tự nhưng Trung Quốc sử dụng thứ chữ Hán đã được giản lược, Nhật Bản dùng thứ chữ riêng Hiragana (ひらがな) và Katakana (カタカナ), còn Hàn Quốc từ năm 1446 sử dụng bảng chữ Hangul (한글) làm chữ viết riêng. Nghĩa là cả 3 nước đều sử dụng các ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Dù người dân 3 nước Anh, Pháp, Đức có sự khác biệt thế nào chăng nữa thì cũng đều nằm ngủ trên giường. Trái lại, ở Đông Á, người Trung Quốc nằm ngủ trên tràng kỷ, sinh hoạt trên ghế, người Nhật thì trải chiếu trên sàn nằm, người Hàn Quốc trải giấy dầu trên nền nhà, sinh hoạt trên ondol 온돌(lò sưởi dưới nền nhà). Còn trang phục truyền thống thì khác nhau quá rõ (xường sám, kimono, hanbok). Ngay cả độ dài của đũa ăn cũng không giống nhau. Món ăn của Trung Quốc chủ yếu rán, xào bằng dầu, nên sử dụng đũa dài để gắp (cho khỏi bắn dầu vào người). Ngày xưa người Hàn Quốc cố gắng phân chia số thịt ít ỏi có được cho mọi người một cách công bằng nên các món nấu bằng nồi rất phát triển. Họ sử dụng cả đũa và thìa, và (có lẽ) là dân tộc duy nhất ăn cơm bằng thìa. Đối với họ, đũa là một dụng cụ bổ trợ, không cần thiết phải dài như đũa của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản thì gạo là lương thực quý nên họ thường trộn cơm cùng với các loại tạp cốc khác (kê, dẻ,…). Họ không quan tâm mấy đến sự dẻo của cơm, không dùng đũa để gắp, thường ăn theo kiểu và, nên làm đũa ngắn để dễ cầm. Vì thế đến giờ người Nhật ăn cơm vẫn cầm cả bát.
Người phương Tây nhìn vào thì thấy 3 dân tộc này chẳng có gì khác nhau cả, nhưng thực chất về phương thức sinh hoạt, cách suy nghĩ, giá trị quan… giữa họ không hề có một điểm chung nào.
Lý do là vì sao? Nói một cách đơn giản, dù giữa Anh, Pháp, Đức liên tục có chiến tranh, nhưng lại thường xuyên có sự tiếp xúc giao lưu, nên thật tự nhiên dần dần giữa các nước đấy có nhiều điểm chung về lịch sử, văn hóa, xã hội,… Còn 3 nước Đông Á dù được cho là thường xuyên có sự giao lưu với nhau nhưng trên thực tế biên giới lại đóng rất chặt. Người Trung Quốc mang trong mình tư tưởng trung tâm thế giới rất mạnh, và hầu như không thể hiện mối quan tâm đến ngay cả đối với các nước gần gũi như Hàn Quốc và Nhật Bản.Thời triều Thanh hay triều Nguyên, nước này đã từng bị các dân tộc thiểu số lân bang xâm chiếm, nhưng kể từ thời Đường trở đi họ luôn nắm giữ tư tưởng bảo hộ các dân tộc khác. Bằng sự dung hợp các nền văn hóa khác vào nền văn hóa Hán - là văn hóa trung tâm của lục địa Trung Quốc, họ đã xây dựng được một nền văn hóa duy nhất - văn hóa Trung Hoa vĩ đại.
Hơn nữa, văn hóa Trung Quốc cho đến thế kỷ 18 vẫn còn tự hào là ưu việt hơn văn hóa phương Tây, tự coi là nền văn hóa chủ lưu của thế giới. Sử gia Anh Arnold Joseph Toynbee (1889-1975) có nói thế này về văn hóa Trung Quốc: “Từ sau thời Hán, Trung Quốc đã vứt bỏ tính ham chiến tranh, lựa chọn con đường hòa bình. Thống nhất và hòa bình là hạt nhân chủ yếu trong tinh thần Trung Quốc, và tinh thần của người Trung Quốc là chủ nghĩa thế giới. Thế nhưng “Thống nhất và hòa bình” có nghĩa là hòa bình trong sự thống nhất. Cũng có nghĩa là các quốc gia lân bang khác phải phục tùng nước Trung Quốc vĩ đại.” Các nước lựa chọn con đường độc lập tự chủ thường xuyên chịu đau khổ vì sự xâm lược của Trung Quốc, chẳng hạn Hàn Quốc.
Bán đảo Triều Tiên là vùng đất nhỏ nằm ở rìa phía Đông Trung Quốc đại lục. Đến thời kỳ đầu vương triều Cao Ly nước này đã chế ngự thành công sự xâm chiếm từ đại đế quốc Trung Quốc, nhưng kể từ sau khi bị Mông Cổ xâm lược thì sức mạnh của dân tộc Triều Tiên không thể đương cự lại với một nước Trung Quốc khổng lồ. Và đến thời đại Triều Tiên thì hoàn toàn bị khuất phục trước chính sách thống nhất – hòa bình của Trung Quốc. Để đổi lấy việc triều cống, thần phục thì Trung Quốc bảo đảm cho sự độc lập và tự chủ về hình thức tại bán đảo Triều Tiên. Với quan hệ như thế, lo ngại một viễn cảnh tiếp xúc chặt chẽ với người Trung Quốc, dẫn tới việc bị đồng hóa, dân tộc Triều Tiên chỉ quan hệ ngoại giao và buôn bán ở mức độ cần thiết, và hạn chế đến mức thấp nhất các quan hệ của người dân. Dù không phải là đảo quốc, nhưng Triều Tiên đã trải qua 500 năm với cuộc sống như một đảo quốc, để hình thành nên một nền văn hóa và tính dân tộc riêng không giống với Trung Quốc.
Nhìn từ phương Tây thì Nhật Bản là một hòn đảo nhỏ nằm ở cực Đông. Ngoài 2 lần xâm lược bất thành của quân Nguyên (năm 1274 và năm 1281), chịu sự chiếm đóng của quân Mỹ sau WWII thì Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á không bị ngoại bang xâm lược. Dù tiếp nhận văn hóa và Phật giáo từ Trung Quốc và Nhật Bản nhưng người Nhật đã biến đổi nhằm phù hợp với bản tính của dân tộc mình, tạo nên nền văn hóa độc đáo, khác hoàn toàn với Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại đây chiến tranh cũng liên miên xảy ra nhưng không phải là chiến tranh xâm lược cướp bóc, chém giết dân thường mà chỉ là những cuộc tranh giành quyền lực của tầng lớp cầm quyền. Và Nhật Bản cũng khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, không hề có sự lo sợ bị xâm lược từ ngoại bang nên nền văn hóa nhu hòa, tỉ mỉ mang nữ tính cũng phát triển hơn văn hóa mạnh mẽ mang chất nam tính.
3 quốc gia này khác biệt nhau đến thế nhưng vẫn có thể thấy được một điểm chung kỳ lạ. Đó là người dân của cả 3 nước đều có tư tưởng “một dân tộc” rõ ràng. Người Trung Quốc vẫn tự hào rằng Trung Quốc là trung tâm của thế giới, văn hóa Trung Quốc là văn hóa chủ đạo của thế giới, trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ được một nước Trung Quốc, và tất cả 1,3 tỉ người dân đều mang suy nghĩ rằng mình là “người Trung Quốc”. Người Triều Tiên từ khi lập quốc đã chịu sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, nhưng toàn dân vẫn mang có ý thức hợp lực, khắc phục khó khăn lịch sử, để rồi sau khi vương triều Silla thống nhất, tinh thần dân tộc đã càng được thắt chặt. Dân Nhật Bản cũng là một dân tộc trải qua đủ các hỉ nộ ái ố của một quốc đảo trong mấy nghìn năm với ý thức đồng bào thể hiện triệt để trong 130 triệu dân. Chính vì có ý thức dân tộc mạnh mẽ trong cả 3 quốc gia như vậy nên việc định nghĩa văn hóa và tính dân tộc có thuận lợi hơn so với các nước phương Tây.
Vậy thì giá trị quan trọng nhất của 3 quốc gia Đông Á này là gì?
Nếu quy về 1 từ duy nhất, thì Trung Quốc sẽ là từ “Nhất” (一), Hàn Quốc sẽ là từ “Trung”(忠), và Nhật Bản là từ “Hòa” (和).
TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, do đó chuyện xuất hiện các nhân vật quyền lực địa phương dựng cờ lập quốc, giao tranh liên miên để mở rộng lãnh thổ và gây ảnh hưởng lẫn nhau là điều dễ hiểu. Trong cảnh loạn lạc, dân thường luôn sống trong sự nơm nớp lo âu. Với người TQ đã nếm trải đủ những cuộc chiến tranh triền miên như thế thì họ cảm thấy điều gì là thiết thực với bản thân? “Mong có ai đó hãy thống nhất thiên hạ, dùng sức mạnh để thiết lập hòa bình!” Nếu có một nhà nước thống nhất có sức mạnh đủ quyền lực thống trị không ai đương đầu lại, thì các cuộc loạn lạc sẽ bị dẹp yên. Nhận thức đó đã thấm nhuần vào suy nghĩ của người TQ. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục địa Trung Quốc, để bảo toàn sự thống nhất của một nhà nước, TQ đã phải trả giá thế nào? Suốt 2000 năm, trừ những thời điểm phân ly nhất thời (Tam Quốc, Nam Bắc Triều,…) thì ngoài Trung Quốc chưa có nơi đâu duy trì được sự thống nhất đến thế (đế quốc La Mã cũng chỉ tồn tại trong 1000 năm). Thế nhưng một đế quốc thống nhất dù có mạnh đến thế nào chăng nữa thì liệu có thể quản lý được mọi ngóc ngách của một quốc gia rộng lớn? Vì thế TQ đã thực thi chính sách chủ nghĩa đại đồng, chủ nghĩa thế giới để bao bọc tất cả các dân tộc trong nước, với biện pháp khoan dung và thỏa hiệp (cây gậy và củ cà rốt…) Tư tưởng nền tảng là vậy, còn phương pháp thực hiện chính là chế độ triều cống. Nghĩa là một quan hệ thỏa thuận rằng các nước chung quanh Trung Quốc với việc công nhận Trung Quốc là nước đàn anh, thiên triều, đổi lại, được chấp nhận tính tự trị với tư cách là một quốc gia độc lập, và không can thiệp vào công việc nội bộ. Các nước xung quanh hàng năm đều cử sứ tiết, mang cống vật để thể hiện lòng trung thành của nước thần hạ.
Kể từ khi xác định chủ nghĩa đại sự (lấy việc lớn làm trọng) sau thời đại Triều Tiên, vì thế lực của Trung Quốc quá mạnh, phải chịu nhiều sự can thiệp vào nội bộ nhưng vương quốc Triều Tiên tồn tại độc lập được trong 500 năm chính là nhờ chế độ triều cống.
Nhật Bản, nhằm mở rộng quyền lợi ở bán đảo Triều Tiên, đã phát động và chiến thắng cuộc chiến tranh Nhật – Thanh. Sự kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải công nhận Triều Tiên là một quốc gia độc lập cũng chính là vì ý đồ chia tách Triều Tiên khỏi “một Trung Quốc” để xâm lược. Nếu nguyên tắc “một Trung Quốc”, cùng với chế độ triều cống bị phủ định, sẽ gây ra sự phân ly, chia rẽ và các cuộc chiến tranh sẽ xảy ra là điều có thể thấy được (hiện nay, nguyên tắc này có thể thấy rất rõ với trường hợp Đài Loan và Hongkong, khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng). TQ không đời nào chấp nhận độc lập phân ly vì sẽ gây ra mất mát tính mệnh và tài sản của nhân dân. “Trung Quốc thống nhất, một nước Trung Quốc là chìa khóa để bảo vệ tài sản và tính mạng của 1,3 tỉ nhân dân Trung Quốc”. Nhờ vậy có thể hiểu được người Trung Quốc coi trọng chữ “Nhất” đến mức độ nào.
Điều đó cũng đúng không chỉ với sự thống nhất lãnh thổ mà còn đúng với cả dân tộc và văn hóa. Tất nhiên nhân tố trung tâm của “một Trung Quốc” là dân tộc Hán (70%), nhưng khoảng 50 dân tộc thiểu số cũng bị Hán hóa, và dung hợp thành “người Trung Quốc”. Dù từng bị người tộc Mông Cổ (thời Nguyên) và người tộc Mãn Châu (thời Thanh) xâm chiếm nhưng ngược lại các nền văn hóa đó lại bị văn hóa Hán chinh phục, trở thành “một văn hóa Trung Quốc”. 30 triệu người Trung Quốc rải rác trên thế giới (Hoa Kiều) cũng đều đoàn kết dưới một giá trị quan duy nhất là người Trung Quốc, là bằng chứng vững vàng cho ý thức “một Trung Quốc”. Tinh thần “một” đó gắn kết lãnh thổ, dân tộc, văn hóa làm một và chính là động lực cơ bản đưa Trung Quốc trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới trong tương lai.
“Nhất” còn có ý nghĩa là số 1. Niềm tự hào của người Trung Quốc tiêu biểu cho tư tưởng Trung Hoa đó là dân tộc Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc… cái gì cũng số một thế giới. Niềm tự hào đó dù có bị các thế lực mạnh hơn sỉ nhục nhưng vẫn không hề thay đổi. Thực tế, TQ từ nửa sau thế kỷ 19 đã bị đối xử thế nào thì ai cũng rõ. Napoleon, người đã nhìn thấu sức mạnh tiềm ẩn của Trung Quốc đã nói thế này “Không được đánh thức con sư tử (TQ) đang ngủ”. Nhưng Hegel thì “Trung Quốc chỉ có không gian mà không có thời gian. Chiếm hữu một lục địa khổng lồ mà hàng ngàn năm qua không hề thay đổi. Ngoại trừ sự tự do của nhà cầm quyền thì về mặt không có tự do thì đây là một quốc gia có sự bình đẳng tuyệt đối”. Marx: “Trung Quốc là nước đình trệ và không hoạt động. Chỉ có nhà cầm quyền thay đổi, còn tầng lớp dưới hàng nghìn năm nay không thay đổi”. F. Engels: “Dân tộc quá an dật, không có ý thức thử thác vì sứ mệnh phương Đông!” M. Weber: “Người Trung Quốc hèn nhát, đần độn. Không có cả tình đồng cảm và tinh thần danh dự!” Những suy nghĩ phiến diện (?) đó có thể là bởi chỉ nhìn từ bên ngoài việc TQ bị các thế lực đế quốc chủ nghĩa chiếm đóng mà thôi. Tưởng chừng sụp đổ vì đại CMVH, rồi Liên Xô sụp đổ, nhưng không, giờ đây TQ đã bắt đầu nhằm tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều đó chẳng phải đã chứng tỏ tư tưởng số một, tiềm lực mạnh mẽ của người TQ hay sao? Dẫu Mỹ có xây dựng thành công NMD thì trong tương lai TQ vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất.
“Nhất” còn có ý nghĩa là “một mình”. Đấy lại là một đặc trưng của người TQ, biểu thị sự coi trọng bản thân một cách triệt để. Trong lịch sử, người dân nếm trải bao đắng cay của các cuộc chiến tranh, đã nảy sinh tâm niệm rằng chỉ có thể tin tưởng vào bản thân, gia đình và huyết tộc mà thôi. Còn người ngoài thì không thèm quan tâm. Họ tự phòng thủ bằng chủ nghĩa cá nhân trung tâm triệt để, dẫn đến chỉ coi trọng lợi ích của bản thân mà thôi. (“Trung thành? Đấy là việc của các vị quan lại… Ai làm vua cũng chẳng cần quan tâm. Tôi sống sung túc là đủ”…)
1,3 tỉ người TQ và hàng chục triệu Hoa Kiều cùng đứng chung dưới lá cờ “một TQ” nhưng họ chỉ thể hiện quan tâm đến sự bình yên và vinh hoa của bản thân, là một dân tộc vô cùng vị lợi.
“Một nước TQ”, “Văn hóa số một”, “Chỉ bảo vệ cá nhân mình”…Tóm lại có thể lấy chữ “Nhất” để biểu thị ý thức và giá trị quan của người TQ.
NHẬT BẢN
Giá trị quan quan trọng nhất với người Nhật là chữ “Hòa” (和). Hòa có nghĩa là hòa bình, điều hòa, dung hòa (peace, harmony,…). Nói một cách đơn giản, “hòa” tức là “cùng chung sống yên ổn, không xích mích với nhau”.
Tại sao đối với người Nhật, “Hòa” lại trở thành giá trị quan quan trọng nhất?
Nhật Bản là đảo quốc nên khác với lục địa và bán đảo ở điểm: Tại lục địa và bán đảo các cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược xảy ra như cơm bữa, còn đảo quốc do điều kiện tự nhiên hầu như không mấy khi phải lo lắng về điều đó. Vì thế mối nguy lớn nhất không phải là ngoại địch, mà là sự giao tranh của chính các cư dân trên đó. Ở quốc đảo nếu chiến tranh nổ ra sẽ không có chỗ đường thoát chạy và dân tộc đó sẽ bị diệt vong. Nên ngay từ đầu thế kỷ 7 Nhật Bản đã xác định rõ lý niệm tối cao cho quốc gia là chữ “hòa” (tên nước Nhật vốn là Đại Hòa - Yamato). Nhằm quy định nền tảng quốc gia cơ bản cho Nhật Bản, thái tử Shotoku (574 – 622) đã chế định bản hiến pháp gồm 17 điều. Ngay trong điều đầu tiên nhấn mạnh chữ “hòa” (以和爲貴、無忤爲宗。人皆有黨。亦� ��達者。是以、或不順君父。乍違于隣里。然上和下睦、諧於論事、則事理� �通。何事不成 – Dĩ hòa vi quý, vô ngỗ vi tôn….)
Sự coi trọng chữ “hòa” không chỉ ở Nhật Bản mà đó là điểm chung của hầu hết các đảo quốc. Tại đảo quốc, để mọi người cùng chung sống hòa bình không giao tranh với nhau thì điều trước tiên và không ai có thể bỏ qua đó là một tồn tại có tính thần thánh. Mỗi khi có phân tranh thì tồn tại đó sẽ đóng vai trò trung gian. Trong đảo quốc cũng có những nhân vật có thế lực, và việc những người đó muốn trở thành người nắm quyền lực tối cao là hết sức tự nhiên. Hiển nhiên khi mình đã trở thành người nắm quyền lực cao nhất, tất yếu xuất hiện một kẻ mạnh khác và chiến tranh lại xảy ra. Kết cục là cả đất nước bị cuốn vào các cuộc chiến liên miên và không ai có thể tồn tại được.
Để tránh điều đó thì ở các quốc đảo sẽ hiện diện một tồn tại mang tính thần thánh không có quyền lực thực sự và một nhà thống trị về hình thức nằm dưới tồn tại đó nhưng có thực quyền lãnh đạo quốc gia. Và hình thành nên một cơ cấu hai tầng. Vào thời kỳ mới lập quốc, một nhà thống trị thực hiện cả hai chức năng trên nhưng sau nhiều thử nghiệm trong môi trường đặc trưng của đảo quốc dần chuyển biến thành cơ cấu hai tầng như trên.
Đối với trường hợp Nhật Bản, ban đầu Thiên Hoàng đóng cả hai vai trò nhưng về sau chỉ còn là biểu tượng quốc gia mà thôi . Vào thời Mạc phủ của chính quyền võ sĩ, Mạc phủ nắm quyền lực và chi phối đất nước. Shogun về mặt thực chất là người có quyền lực tối cao (nước Anh cũng tương tự…).
Cách thứ hai để giữ chữ Hòa cũng là cách đơn giản nhất, lý tưởng nhất. Đó là “không trực tiếp tiếp xúc với nhau”. Đập hai tay vào nhau sẽ phát ra tiếng động, nếu không đập tay vào nhau thì sao có thể phát ra âm thanh được. Đó là con đường gần để chung sống tránh xung đột và giao tranh. Phương pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc một cách trực tiếp ngay từ đầu. Điều đó đã trở thành tư tưởng cơ bản của người Nhật, thấm nhuần trong từng hành động và tập quán của họ.
Để không xung đột với nhau, họ nhận thấy cần phải quan sát hành động của nhau, chú ý không gây bất hòa. Vì thế suy nghĩ xem đối phương thích gì, ghét gì là điều rất quan trọng, và người Nhật đối với nhau luôn kikubari 気配る (để tâm hành động phù hợp với đối phương). Bao giờ họ cũng tỏ thái độ tốt, không làm cho đối phương phải phật ý, tổn thương. Ấn tượng về dân tộc Nhật có cách cư xử với người khác thật mềm mỏng, lễ độ, đã quá nổi tiếng trên thế giới. Và dường như Nhật Bản là nước là những từ ngữ xấu ít “phát triển” nhất thế giới (bạn nào học tiếng Nhật sẽ thấy là biết 3,4 từ chửi bậy đã là nhiều lắm rồi!).
Chính vì người Nhật không nói những điều quá khích mạnh mẽ với đối phương nên dẫn đến suy nghĩ thực với lời nói của họ có độ chênh rất lớn. 本音(Honne - suy nghĩ thực) khác với 建前 (Tatemae - lời nói ra) là tập tính của hầu hết dân Nhật. Đó là lý do vì sao đối với người ngoại quốc thì người Nhật thật là khó hiểu. Tuy nhiên giữa người Nhật với nhau thì họ hiểu ý nhau đằng sau câu nói. Chẳng hạn ông thày mà nói “Nghiên cứu của cậu về mặt học thuật thì tốt rồi đấy, nhưng nếu mà dụng công thêm một chút nữa thì… “ thì SV phải hiểu thế có nghĩa là trượt vỏ chuối.
Đó là sự “hòa” về ngôn ngữ. Về hành động của cũng hệt như vậy: “tránh không tiếp xúc trực tiếp với nhau” cả về cơ thể: khi gặp nhau thì cúi gập người, rất hiếm khi người Nhật bắt tay nhau. Lại nữa nếu chẳng may nhỡ chạm vào nhau thì thế nào cũng phải có lời xin lỗi. Dù có thân đến mấy cũng không đời nào bắt gặp cảnh bá vai bá cổ hay đánh yêu nhau. Do vậy trong quan hệ của người Nhật dù có thân đến thế nào đi nữa cũng không xâm phạm vào đối phương. Trong suy nghĩ của họ, điều đặc biệt cấm kị là làm phiền người khác, và quan hệ trở thành quan hệ giữa những con người thu mình trong thế giới riêng. Nhìn qua thì có vẻ như là mỗi người một kiểu, tuyệt đối không thể đoàn kết lại nhưng một khi có chung một mục tiêu thì họ lại thể hiện một sức mạnh đoàn kết hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.
Trái ngược với người Nhật, đối với người Hàn Quốc quan hệ giữa bạn bè, thân quyến với nhau rất thân mật. Tôi có thể "xâm phạm" đến anh và ngược lại (dễ thấy người Hàn Quốc hay quát tháo, đập bàn đập ghế, vỗ vai nhau xuồng sã,... ). Có thể thấy rất rõ sự khác nhau này khi trông vào các trò chơi điện tử ở hai nước này. Giới trẻ Nhật rất thích những game chơi một mình (Play Station, Nintendo,…). Những games thể loại đó ở Nhật có thể nói là phát triển nhất thế giới. Nhưng games online ở nước này tương đối lạc hậu (kể cả so với VN!). Còn Hàn Quốc thì ngược lại, đó đúng là thiên đường của games online và các quán internet café. Há chẳng phải điều đó thể hiện sự khác nhau trong suy nghĩ của dân hai nước hay sao?
Điều người Nhật coi trọng nhất trong giáo dục con cái là “không được gây phiền phức cho người khác”. Họ ý thức được rằng trong một đảo quốc không có đường lùi nếu cứ giao tranh nhau liên miên sẽ làm cho nhau khốn đốn, nên tinh thần “hòa”, chung sống không giao tranh với nhau là giá trị quan lớn nhất của người Nhật.
HÀN QUỐC
Điều kiện địa lý của một bán đảo có thể được xem là cầu nối giữa đảo và lục địa. Trong quá khứ, khi đế quốc La Mã còn hùng mạnh thì không một nước nào dám dòm ngó nhưng sau khi đế quốc này sụp đổ thì các cường quốc ở châu Âu đã tranh giành nhau quyền thống trị ở đây. Đến khi nước Italia thống nhất vào năm 1860, bán đảo này đã trải qua trên 1000 năm chiến tranh. Bán đảo đóng một vai trò chiến lược như vậy. Đặc biệt đối với bán đảo Triều Tiên kẹp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự xâm lược từ đại lục Trung Quốc là điều dĩ nhiên, cả sự xâm lược của một nước Nhật với giấc mộng tiến vào lục địa. Chưa hết, còn cả hải tặc và các dân tộc Bắc phương cũng luôn nhòm ngó bán đảo Triều Tiên.
Đối với những người dân của một bán đảo thường xuyên chịu sự đe dọa xâm lược từ ngoại bang thì điều quan trọng hơn tất thảy là “tồn tại”. Để tồn tại được họ luôn phải trong tư thế sẵn sàng chống ngoại xâm. Cuộc sống lúc nào cũng căng thẳng. Do các cuộc xâm lược thường xuyên như thế nên khả năng pha tạp huyết thống với các tộc người khác là rất cao. Sau hàng nghìn năm, sự pha trộn đó tiếp diễn và đến một lúc nào đó dòng máu dân tộc sẽ mất đi, dù có gọi là sống sót thì từ chối sự pha trộn để bảo vệ dòng máu dân tộc, và làm cho họ trở thành một dân tộc có tính bài ngoại.
Nhìn vào sự thực là các nước bán đảo Balcan có lịch sử gần 2000 năm chống ngoại xâm nhưng đến bây giờ cũng là các quốc gia dân tộc triệt để, các dân tộc không thể cùng chung sống với nhau, nên có thể nói tính bài ngoại của những người sống ở bán đảo là sinh ra từ bản năng sinh tồn để bảo tồn nòi giống.
Người dân bán đảo luôn luôn phải tử chiến để sinh tồn chống ngoại xâm, đấu tranh đã trở thành chuyện thường nhật nên phải có tính cách quá khích. Lúc nào cũng phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, để bảo vệ đến cùng sự lựa chọn của mình, họ phải trở nên cứng rắn lạ thường. Nếu người Trung Quốc nhằm có hòa bình và an toàn đã lấy mệnh đề “đại lục thống nhất” làm nền tảng, người Nhật nhằm có hòa bình và an toàn đã cấm các cuộc chiến tranh và luôn tâm niệm chữ “hòa” thì đối với một dân tộc luôn chịu nạn ngoại xâm như người Hàn Quốc thì lấy mệnh đề “của tôi” bằng cả sinh mệnh, phải bảo vệ đến cùng làm mệnh đề đầu tiên. Điều đó có thể gói gọn trong chữ “trung”.
Mọi người có thể nghĩ đến chữ trung trong chữ trung thành, trung thực, trung trực nhưng chữ trung ở đây có ý nghĩa khác. Cần phải tìm về nguồn gốc ý nghĩa từ này từ trước tác của Khổng Tử. Trong Lễ Ký Khổng Tử viết: “Tri trung tất tri trung” (知忠必知中). Chữ trung (中) có nghĩa là gì? Chữ này biểu thị hình dáng của lá cờ. Ngày xưa ở chính giữa thị trấn bao giờ cũng dựng một lá cờ. Trung có nghĩa là chính giữa, trung tâm. Thế nhưng ý nghĩa thực sự của từ Trung là “Điều căn bản lớn trong thiên hạ” (中也者天下之大本). Tinh thần công bằng, không vướng bận về lợi hại cá nhân, tức có nghĩa là tinh thần “công chính vô tư”. Từ trung (忠) tức là cái trung như vậy được bao bọc trong trái tim. Rời xa những được mất lợi hại mang tính cá nhân, đối với mọi người công bằng, tức là một trái tim coi trọng “những giá trị quan chung”. Từ trung (中)còn mang nghĩa là cân bằng, quân bình(Equilibrium). Việc coi trọng tinh thần công chính, phân chia cân bằng là chữ “trung”. Đó là tinh thần cơ bản của người Triều Tiên. Nói tóm lại từ trung (忠) có nghĩa: đối với mọi người coi trọng quân bình đúng đắn, không lay động trái tim vì những điều thiệt hơn, lợi hại cho cá nhân mình. (từ đấy có thể hiểu được chữ trung thành, trung thực, trung trực, trung quân).
Subscribe to:
Posts (Atom)