Trong bài viết của bác Nemo, có nhắc tới 3 nước này như một lời dẫn cho những phân tích của 3 nước châu á Trung-Nhật-Hàn. Thật hay, tớ rất thích những nhận xét về 3 nước châu á này, mặc dù sự hiểu biết về 3 nước này rất hạn chế. Tớ thử mổ sẻ một chút 3 cái nước Châu âu kia xem, liệu có thể thấy được sự khác biệt về đất nước, con người. Liệu thật sự có sự giống nhau giữa 3 nước láng giềng này, liệu có sự khác nhau gì đặc biệt làm lên tính cách của 3 dân tộc khác nhau. Coi như một góc nhìn riêng mà tớ biết.
Ba nước Anh (England), Đức và Pháp (cùng với Italie) là 3 nước lớn nhất châu âu về cả diện tích và dân số. Hiển nhiên vì là láng giềng của nhau nên có nhiều điểm chung về mặt văn hoá-lịch sử, tuy nhiên sự khác biệt của ba dân tộc này cũng rất lớn.
Đứng dưới góc độ địa lý, Anh là một hòn đảo lớn trên biển Atlantique, mở ra thế giới xung quanh. Còn Đức thì là nước có thể coi là nằm trong nội địa dù có giáp một chút xíu với biển Bắc và Baltique (mà biển Baltique thì có thể coi là đóng, ko nối với các lục địa khác). Trong khi đó, Pháp thì là « trung gian » - tức là là nước nằm trong lục địa nhưng lại có 3 mặt giáp với biển Bắc (Manche), biển Atlantique và biển Méditerranée. Chính vì thế, Pháp vừa có một nét đặc điểm giống Đức, lại có nét giống Anh. Hơn nữa, Pháp còn là « ngã tư » của Châu âu, là « trung tâm » của Châu âu (thực ra nếu nhìn trên bản đồ thì Đức mới thực sự là trung tâm của châu âu). Mọi sự giao thoa về văn hoá đều tập trung ở Pháp. Bất cứ một cuộc xâm lược hay chiến tranh nào trong lịch sử giữa các nước láng giêng thì đều phải đi qua Pháp.
Về nguồn gốc dân tộc, người Đức có nguồn gốc Germanique và tương đối thuần chủng (homogene). Hiện nay có thêm một tiểu số người Thổ Nhĩ Kì sinh sống kể từ 60 năm qua. Người Anh, có nguồn gốc là Germanique và Celtique nhưng ít thuần chủng hơn nước Đức bởi vì trong một, hai thế kỉ vừa qua, có một lớn người từ các thuộc địa cũ (Antille, Afrique, Inde, Palistan, etc) sang đây sinh sống. Trong khi đó, người Pháp có nguồn gốc là Celtique là một nước có sự pha tạp lớn nhất châu âu và có thể nói là lớn nhất thế giới. Lý do vì sao ? Sự pha trộn đến từ các cuộc xâm lược thời trung cổ, rồi các cuộc nhập cư lớn thế kỉ 19, 20 từ các nước láng giềng Italie, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Armenien, etc vì vấn đề chính trị, rồi thêm cả các đợt nhập cư của những nước thuộc địa (Việtnam, Tunisie, Algerie, etc). Do đó, khi xét đến tích cách nổi bật của người Pháp thật sự khó khăn. Bản thân sự đồng thuận, thống nhất của người Pháp ko dựa trên một tộc người (race) chính như Anh, Đức mà là sự thống nhất trên nhiều nền văn hoá, nhiều tộc người.
Về lịch sử : Cả ba nước Anh, Pháp, Đức đều bị thống trị của Rome. Nước Pháp (Gaule) có thể nói là bị ảnh hưởng từ Rome nhiều nhất và mạnh mẽ nhất kéo dài từ thế kỉ 50 trước công nguyên cho đến thế kỉ thứ 5 sau công nguyên. Sự ảnh hưởng của Romain thực sự sâu sắc và hiện diện trên toàn đất nước Pháp, có thể thấy những công trình Romain còn rất nhiều trên Pháp hiện nay. Trái lại với Pháp, hai nước láng giềng Anh và Đức chỉ bị Romain thống trị có một phần lãnh thổ và sự thống trị của Romain chỉ trong một thời gian ngắn, nếu so với Pháp. Đây cũng là một nguyên nhân chính và quan trọng khi xét đến tính cách của người Pháp khi so sánh với 2 nước kia.
Trong lịch sử, ba nước trên còn chịu những cuộc xâm lược lớn khác( trong thời kì 400-600 sau công nguyên), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các cuộc xâm chiếm trên lại hoàn toàn khác nhau đối với cả 3 nước. Người Huns xâm chiếm Đức. Người Germanique chiếm gần như hết nước Pháp (là Gaule lúc bấy giờ) (Francs, Burgondes, Wisigoths, Vandales, etc). Tộc người Anglo-saxons (là một trong các tộc người Germanique) thì xâm chiếm Anh.
Sự thống nhất (unification and centralisation):
-Từ cách đây 800 năm thì nước Pháp và Anh đã « thống nhất » hay nói nôm na là hình thành nên đất nước. Trong khi đó nước Đức thật sự ra đời vào năm 1871, dưới sự tập trung lãnh đạo, bảo hộ của Prusse (Berlin).
-Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử, nước Anh « thống nhất » lại chịu sự thống trị, cai quản của giai cấp quí tộc, vua Anh có vai trò rất mờ nhạt (dù là nước quân chủ) – vì hầu như trong lịch sử Anh có rất ít vị vua giỏi. Nhưng chính sự chia sẻ quyền lực giữa các nhà quí tộc và vua là tiền để để phát triển và hình thành lên nền dân chủ ở Anh rất sớm, sớm hơn tất cả các nước Châu Âu đương thời.
-Trái với Anh, chính trị Pháp thì có lịch sử phức tạp hơn. Có những thời kì mà giai cấp quí tộc Pháp mạnh và nắm giữ quyền lực cùng vua. Nhưng Pháp lại khác Anh ở chỗ, Pháp có những thời kì thực sự là quân chủ tuyệt đối. Vua Pháp là người thực sự có quyền lực tuyệt đối và quí tộc nằm dưới sự kiểm soát của nhà vua (điều này chưa từng có trong lịch sử nước Anh). Ví dụ một số vị vua Pháp thực quyền như Philippe le Bel, Louis XIV, etc. Tuy nhiên, nếu lịch sử Anh ko phải trải qua những cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc giữa vua và giai cấp quí tộc, thì ở Pháp lại xẩy ra khá thường xuyên với những cuộc cách mạng lật nhào cả xã hội. Tuy nhiên, giai cấp quí tộc Đức trong một thời gian dài là những người đứng đầu lãnh đạo các nước nhỏ (khi ấy chưa hợp thành Đức thống nhất như ngày nay). Đức thực sự là nước tản quyền nhất trong 3 nước.
-Nếu Paris và London là 2 thủ đô thực sự của Pháp và Anh, ko có gì phải chối cãi về sự đồ sộ, tầm vóc và thịnh vượng của nó so với các thành phố khác của Anh và Pháp. Trái lại ở Đức, ngoài Berlin thì còn có nhiều thành phố khác cũng to lớn không kém thủ đô như Cologne, Munich hay Hambourge, etc.
Các cuộc chiến tranh ở châu âu :
Trong vòng 500 năm qua, Pháp và Đức tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở Châu âu dẫn đến những cuộc chiếm đóng, phá huỷ và tàn sát hàng loạt người dân thì Anh lại hầu như ko tham gia vào cuộc chiến tranh nào. Hoặc nếu tham gia thì Anh tham gia với một phần lực lượng hải quân của mình. Anh chưa bao giờ bị chiếm đóng (cả Napoléon và Hitle đều từ bỏ ý định xâm chiếm Anh).
Thế mạnh:
Anh thì mạnh về biển, có thể nói Anh vượt trội hơn các nước khác về giao thương trên biển cũng như hải quân so với các nước còn lại. Anh cũng đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỉ 16. Lý do vì sao có cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Anh ? Vì thực chất thì Anh ko có đất đai phì nhiêu như Pháp, thời tiết mùa đông lại khắc nghiệt. Dân Anh phát triển mạnh về thương mại, giao lưu thông thương với các nước khác trên đường biển. Một đặc điểm dễ thấy trong lịch sử là : nước Anh có tư hữu lâu đời và « ổn định » nhất châu âu. Chưa bao giờ trong lịch sử Anh xẩy ra những cuộc tịch thu ruộng đất hay tài sản của giai cấp quí tộc (trong khi ở Pháp thì diễn ra nhiều lần, thông qua những cuộc cách mạng). Ko có thế mạnh trong nông nghiệp như các nước khác nên Anh phải phát triển thương nghiệp và những phương tiện kỹ thuận hiện đại phục vụ cho thương nghiệp, đó là tiền đề cho những phát triển máy móc trong sản xuất và giao thông. Trong khi đó Pháp và Đức lại nổi tiếng và mạnh về nông nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra sau đó, tất nhiên là sau Anh.
Pháp và Anh còn là hai nước có nhiều thuộc địa nhất. Tuy nhiên, trong khi thuộc địa của Anh sau này trở thành những quốc gia mới và phát triển vượt bậc như Mỹ, Canada, Australie, Nouvelle Zéland. Thì thuộc địa của Pháp lại chả bao giờ có được đặc tính này.
Ngôn ngữ : Tiếng Đức và Anh có nguồn gốc Germanique cùng với cùng với ngôn ngữ latin. Ngôn ngữ Celtique của dân tộc Gaulois đã biến mất, tiếng Pháp hiện nay xuất thân từ ngôn ngữ Latin của Romain. Trong khi tiếng Đức và Anh sinh ra phát triển một cách « gần như » tức thời (từ ngôn ngữ Germanique) thì tiếng Pháp là ngôn ngữ đặc biệt vì nó được sáng tạo phần lớn từ sự sáng tạo của học viện học thuật Pháp (French Acadamic).
Khi nói đến Anh, Pháp Đức, ta sẽ hình dung 3 nước châu âu có nhiều điểm tương đồng về tính cách về văn hoá, nhưng có thật sự họ giống nhau hay ko ? Tính cách của các nước này có giống nhau ko ? Phải nói một điểm rằng, so với 3 nước Châu Á : Trung Quốc, Hàn và Nhật thì 3 nước Anh, Pháp, Đức có nhiều điểm giống nhau hơn, vì dù sao họ cũng có chung nhiều điểm trong lịch sử, như đều bị thống trị bởi Romain, rồi cùng chung một tôn giáo là thiên chúa giáo. Tuy nhiên, tuy cùng là thiên chúa giáo nhưng đi sâu hơn nữa sẽ thấy Pháp thì phần lớn là Catholic, Anh và Đức thì là Protestant, nhưng Protestant của Anh lại là Anglicane.
Tớ thử phân tích một chút sự khác nhau giữa 3 nước này, mong các bác vào ném đá. Bởi vì theo quan điểm của tớ, những suy luận như thế này thì ko hoàn toàn chính xác, với một sự kiện ta có thể làm dẫn chứng cho một nhận định này, nhưng hoàn toàn có thể làm dẫn chứng cho một nhận định ngược lại. Cách đây khoảng vài chục năm, ở Châu âu cũng đã diễn ra những nghiên cứu về tính cách của từng dân tộc, từng chủng tộc người để tìm ra những điểm chung nổi bật. Tuy nhiên, kết quả thu được luôn gây tranh cãi và chẳng bao giờ thống nhất. Điều ấy mới thú vị.
Nhiều người đang du học ở 3 nước này sẽ có cái nhìn kiểm chứng hơn.
Một cách tổng quan :
Người Anh (English) :
-Yêu thích « sự quyết đoán » (dertermined) hay « lòng dũng cảm »
-Trí thức (intellectuel) ko được đánh giá cao và đôi khi bị coi là « điên điên »
-Thực tế (pratical)
-Ích kỉ (selfishness)
Người Pháp :-Yêu thích « sự thông minh » (intelligence)
-Trí thức luôn đuợc yêu thích và có vị trí tốt trong xã hội
-Ideology
-Chủ nghĩa cá nhân và yêu thích sự « tự do » (trong tinh thần)
Người Đức :
-Tính kỉ luật cao
-Có tinh thần tập thể
-Có khiếu thẩm mỹ
-Trí thức luôn có vị trí quan trọng (đặc biệt là các nhà triết học)
1. «Sự quyết đoán » (determined) của người Anh?
Sự « quyết đoán » là gì ? Thật khó định nghĩa, tớ chỉ xin nêu dẫn chứng về sự quyết đoán (đôi khi gọi là dũng cảm) của người Anh, trong những tình huống cụ thể như sau :
Churchille - thủ tướng Anh, hoàng gia Anh và người dân Anh trong thời kì đầu đại chiến II : Khi mà Hitle đang thắng như trẻ tre, đánh bại quân đội Pháp và một phần quân đội Anh lúc đó đang ở Pháp. Trong tình huống bị thua cuộc như vậy thì người Anh và Pháp xử sự ra sao ? Người Pháp chấp nhận thua cuộc, đầu hàng Hitle và sẽ tìm giải pháp sau. Người Pháp chấp nhận thua để bảo toàn hoà bình và lực lượng, ko muốn đất nước bị tàn phá nên trước mắt thì chịu đầu hàng Hitle. Hitle cũng kêu gọi Anh đầu hàng, nếu ko thì sẽ thả bom xuống London. Churchille khi đó đã ko đồng ý và quyết chiến đến cùng. Hitle khi đó đang thực sự mạnh về quân sự, Anh thì yếu hơn nhiều. Hitle đã ra lệnh oanh tạc London. Hoàng gia anh quyết ở lại London ko chịu đi lánh nạn. Dân Anh vẫn đi làm bình thường sau mỗi đợt dội bom của Hitle. Phải nói rằng, London đã bị tàn phá nặng nề. Nhưng ko vì thế mà họ chịu đầu hàng.
Thủ tướng Thatcher cũng là một ví dụ nữa của lòng dũng cảm, sự quyết đoán mà người Pháp đang ao ước có được môt lãnh đạo “thép” như vậy. Thatcher dũng cảm ở đâu? Bà đã dám đương đầu với công đoàn Anh, dám cải tổ đất nước, giải tán hang loạt các nhà máy, hầm mỏ làm ăn thua lỗ. Sự phản đối dâng cao trong công nhân, nhưng bà vẫn làm (dĩ nhiên với một sự khôn khéo và thông minh). Anh được như ngày nay là một phần công lao to lớn của Thatcher. Thế còn Pháp thì sao? Pháp cũng có một loạt vấn đề cần cải tổ, cần thay đổi. Hệ thống bảo hiểm xã hội cồng kềnh, người lao động được “bảo vệ” quá mức bởi công đoàn, nền kinh tế thực sự ko thoát nên được. Rồi vấn đề lương hưu quá cao, thật sự vô lý. Nhưng khi mà chính phủ muốn cải tổ, và đưa vấn đề ra thảo luận thì lập tức mọi người phản đối. Phản đối rầm rộ rồi, thì chính phủ lại chịu nhún nhường và ko dám mạnh tay giải quyết. Đó cũng là một nhược điểm của democracy, chính trị gia phải mị dân hay ko dám làm mạnh và trái với ý dân. Dù cho đó là những vấn đề thiết thực và cần thiết. Và chính trị gia Pháp “thua” chính trị gia Anh ở sự “dũng cảm” và “sự quyết đoán”.
Một ví dụ nữa là trong thể thao (football chẳng hạn), đội tuyển Anh luôn chiến đấu đến phút cuối cùng, họ chỉ chấp nhận thua ở phút cuối cùng. Nhưng người Pháp thì lại ko như vậy, họ coi nhẹ hơn người Anh sự thắng thua. Họ có thể chấp nhận thua cuộc một cách ko quá nặng nề; nhưng họ sẵn sàng chuẩn bị cho những trận sau. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt trong tính cách của người Anh và người Pháp.
2. Người Anh và Đức có tính thực tế/dụng (pratical)? Người Pháp thì ideology?
- Dĩ nhiên khi ta nói đến “tính thực tế/dụng”, thì người châu âu nào cũng đều có. Nhưng người Anh và người Đức lại nổi bật hơn nữa, hơn cả người Pháp. Hãy nhìn lại lịch sử của Anh thì sẽ thấy rất rõ điều ấy. Các cuộc cách mạng ở Anh chỉ để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ lật đổ vua, thay vua mới. Chứ ko giống Pháp, mỗi cuộc cách mạng thật sự là những thay đổi các vấn đề to tát từ chính quyền, đến tư tưởng và lật nhào cả xã hội. Cuộc cách mạng 1789 chẳng hạn, tại sao người Pháp lại lấy việc giải phóng người tù khỏi Bastille là biểu tượng của cuộc cách mạng. Đó là vì nó biểu tượng cho giải phóng con người, là tự do trong tư tưởng.
- Một ví dụ nữa về “tính thực tế/dụng” là người Đức và Anh đều dựa trên nền tảng là Tiền, một trong những tiền đề sinh ra democracy. Thế democracy là gì? Nó sinh ra trên cơ sở nào? Đã có rất nhiều định nghĩa và giải thích rồi. Nhưng có một cách giải thích nữa: democracy hiện đại bắt nguồn từ Anh, nhưng lại được nảy nở, phát triển và được hoàn thiện ở Mỹ, một thuộc địa cũ của Anh. Tại sao democracy lại bắt nguồn từ Anh? Lý do như sau: trong lịch sử Anh, vua nước Anh chưa bao giờ có thực quyền mà giai cấp quí tộc mới là người có thực quyền và chia sẻ sự lãnh đạo đất nước cùng với vua. Dĩ nhiên là mọi người dân và cả giai cấp quí tộc đều phải đóng thuế, thuế để dung vào những việc chung của đất nước. Nhưng giai cấp quí tộc Anh đã tuyên bố rằng: vua ko được quyền tự quyết trong việc đóng bao nhiêu thuế, muốn biết thuế là bao nhiêu thì phải đi hỏi ý kiến/tham khảo người đóng thuế (mà thực chất là giai cấp quí tộc, tư sản là chính). Đây là quan điểm cực kì tiến bộ, mà sau này khi nước Mỹ vừa được hình thành đã lấy làm một xuất phát điểm cho democracy của mình và ngày càng hoàn thiện nó hơn nữa. Ở nước Pháp có thể nảy sinh ra tư tưởng này ko? Không bao giờ, bởi vì Pháp là quân chủ thực sự và vua có thực quyền (ko phải toàn bộ lịch sử nhưng phần lớn). Vua là người quyết định việc đóng thuế của dân và ko phải hỏi ý kiến của ai cả, ko bị ảnh hưởng của giai cấp quí tộc tham gia.
3. Người Pháp ideology, chuộng intellectuel và thích tự do “trong tư tưởng”?
Có thể thấy đặc điểm này qua lịch sử như sau:
- Idéologie: người Pháp nói đến những vấn đề to tát, lớn lao như quyền con người, rồi vũ trụ. Người Pháp thích tranh luận. Họ thực sự say mê với những ý tưởng mới và có nhiều khám phá về tư tưởng mới. Nhưng thực tế thì lại rất buồn cười, họ có thể nói đến những tư tưởng lớn, nhưng cũng có thể sa đà vào những vấn đề vô cùng nhỏ bé, và quên đi thực tế.
- Người Pháp yêu trí thức ( intellectuel), chủ nghĩa cá nhân và thích sự tự do: Trong xã hội Pháp, Đức từ xưa đến nay, người trí thức luôn có vai trò quan trọng và được trọng vọng. Nhưng ở Anh thì trái lại, đôi khi người dân còn cho rằng họ là những người ko bình thường. Nếu ta khen một người Pháp là trí thức thì họ rất tự hào, nhưng nếu khen người Anh là trí thức thì họ chỉ coi đó là một phẩm chất nhưng ko được yêu thích bằng lời khen “anh là người quyết đoán”.
4. Người Đức rất có kỉ luật (discipline) và tinh thần tập thể?
Điều này dễ nhìn thấy trong việc người Đức tôn trọng luật pháp hơn người Pháp. Người Pháp có thể băng qua đường ở chỗ ko phải dành cho người đi bộ, nhưng người Đức thì sẽ tìm bằng được chỗ dành cho người đi bộ rồi mới băng qua đường. Khi được khen là người có kỉ luật “tốt” thì người Đức rất tự hào, nhưng người Pháp thì sẽ cười và đôi khi cho đó là sự “ko cân thiết” (hơi ngớ ngẩn).
Người Pháp yêu sự tự do cá nhân và đặt nó lên hang đầu. Còn người Đức có tinh thần tập thể cao. Một ví dụ thế này, trong cuộc bầu cử thủ tướng Đức vừa rồi. Hai phe tả và hữu đều ko giành được số phiếu áp đảo để cầm quyền. Hai đảng đã đứng ra đàm phán dàn xếp để thành lập được một chính phủ mới, là liên minh của 2 chính đảng trên. Tuy nhiên, giải pháp này ko bao giờ có thể xẩy ra ở Pháp hay Anh.
Nhiều người cũng có sự so sánh như sau để thấy được phần nào tính kỉ luật của người Đức. Họ thường ví nước Đức giống với nước Nhật và nước Pháp thì giống tính người Trung Quốc (dĩ nhiên là tương đối và trong một chừng mực nào đó mà thôi).
5. Người Đức có khiếu thẩm mỹ (artistique)?
Trong hội hoạ thì Italie là số một. Pháp và Đức đứng kế tiếp sau. Trong âm nhạc thì Italie và Đức đứng đầu và sau đó là Pháp. Nước Anh có thể nói là có khoảng cách rất xa trong nghệ thuật khi so sánh với 2 nước Pháp và Đức. Tại sao lại như vậy ? Muốn giải thích thì phải đi ngược lại lịch sử một chút.
Đức và Italie có thể nói là phát triển âm nhạc và hội hoạ nhất châu âu. Hai nước này có một đặc điểm chung đó là chính phủ « tản quyền » (deconcentration). Hai nước Italie và Đức thực sự ra đời mới được khoảng 150 năm. Còn trong cả một thời gian dài là những đất nước nhỏ dưới sự quản lý của các quí tộc. Trong khi đó Pháp và Anh đều đã là nước tập quyền (concentration và unification) từ cách đây khoảng 800 năm. Trong một chế độ tản quyền, các đất nước nhỏ có sự phát triển độc lập về mọi mặt, trong đó có các ngành nghệ thuật và có sự cạnh tranh giữa các nước đó với nhau. Khi có cạnh tranh thì sẽ có phát triển. Italie và Đức là hai trường hợp như vậy. Nhưng 2 nước Anh và Pháp thì lại khác, mọi sáng tạo đều tập trung vào trung tâm đầu não là vua và đều trông chờ vào sự quyết định của đầu não này, không hề có cạnh tranh.
6. Người Đức racisme?
Có thể thấy thế này, Hitle là sản phẩm của nước Đức và chỉ có thể tồn tại và phát triển ở Đức mà thôi. Sẽ ko bao giờ có một Hitle ở Pháp hay Anh quốc cả. Vì sao lại thế? Hitle khi lên cầm quyền ở Đức là hoàn toàn hợp pháp và được sự ủng hộ rất nhiều của dân Đức. Hitle đã làm được nhiều việc trong công cuộc phục hồi nền kinh tế Đức sau chiến tranh I. Nhưng, với một tư tưởng racisme của Hitle: phân chia tộc người trên thế giới thành 3 loại - người Germanic thì thông minh, tài giỏi hội tụ mọi phẩm chất cần có để lãnh đạo các tộc người khác trên thế giới. Tộc người hạng hai là những dân tộc như Pháp, Italie, Tây Ban Nha, etc thì cũng tốt nhưng ko thông minh bằng người Germanic. Rồi hạng người thứ ba là các dân tộc còn lại như các nước châu á (trừ Nhật Bản), rồi các nước Châu Phi, hạng người thứ ba này rất kém thông minh và cần phải dẫn dắt họ. Thực ra phải kể đến hạng người thứ tư là do thái. Do thái phải bị tiêu diệt trên thế giới. Với một tư tưởng như vậy mà có thể thuyết phục và tồn tại được thì chỉ có người Đức chấp nhận mà thôi. Còn người Pháp và Anh sẽ chẳng bao giờ để bị dẫn dắt bởi một lãnh đạo như vậy cả.
7. Người Anh ích kỉ?
Đặc tính này có thể thấy rõ qua vidụ sau: vì sao Anh ko chịu tham gia vào cộng đồng chung châu âu? Tại sao Anh ko chịu tham gia vào khối Shengan? Đó là vì người Anh tương đối ích kỉ nếu xét trên một khía cạnh nào đấy. Họ muốn xem các nước khác làm thế nào, nếu tốt thì họ sẽ tham gia sau. Hay trong các cuộc chiến tranh trước đây giữa các nứơc láng giềng. Anh ko bao giờ tham gia, và chỉ tham gia vào phút cuối, với một lực lượng rất ít và hưởng thành quả cuối cùng. Lý do gì mà họ lại hành xử như vậy? Một phần là vì vị trí địa lý của mình. Anh nằm hoàn toàn trên một hòn đảo. Các cuộc chiến và những cuộc xâm lược trong lịch sử thường đêu từ bỏ ý định tiến đánh Anh. Vì Anh có hải quân mạnh nhất Châu âu, ko nước nào sánh được. Nước Anh thường ko nghĩ rằng mình nằm và thuộc hoàn toàn vào châu âu. Họ ko có một suy nghĩ mình là châu âu và có ý thức xây dựng một cộng đồng chung như Đức và Pháp.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment