Sunday, July 16, 2006

Một nền kinh tế mở trong lòng xã hội bị đóng

Trong bài xã luận dự kiến sẽ đăng trên Tạp Chí Foreign Affairs số ra tháng 9/10 tới, hai học giả từ trường Đại Học New York University (NYU) sẽ biện luận rằng chính phủ các nước phương Tây nên nhận ra rằng cổ vũ phát triển kinh tế tại những nước có chế độ toàn trị sẽ không đồng nghĩa với hy vọng cải thiện thực trạng dân chủ như họ tưởng bấy lâu nay.
Hai giáo sư Bruce Bueno de Mesquita và George W. Down từ Khoa Chính trị của NYU cũng biện luận rằng Ngân hàng Thế giới và các tổ chức viện trợ nên mở rộng các điều kiện đi kèm với các khoản cho các nước đang phát triển vay và nên yêu cầu các nước nhận viện trợ cải thiện tự do dân sự, các quyền chính trị và dân chủ khác.

Nói cách ngắn gọn là họ sẽ kêu gọi Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu và các tổ chức viện trợ phải duy trì gây sức ép thay đổi tại những nơi mà họ thấy cần phải cải thiện thực trạng dân chủ.

Tính cách người Việt Nam không thích kiểu dân chủ trực tiếp đâu


Một thính giả từ Tp HCM
Người ta vốn cho rằng mở cửa kinh tế sẽ dẫn tới một tầng lớp trung lưu trí thức và làm kinh doanh và theo thời gian thì bộ phận này sẽ yêu cầu kiểm soát số phận của họ nhiều hơn.

Trong bài báo đăng trên tờ International Herald Tribune ngày 17/08 các tác giả bắt đầu nói rằng khi ông Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế Trung Quốc cách đây 25 năm thì người ta tin rằng tự do hóa kinh tế là con đường có uy tín nhất dẫn tới dân chủ.


Chính quyền quân nhân Miến đàn áp biểu tình ủng hộ dânc chủ năm 1988

Thế nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như vậy tại Trung Quốc, Nga và các nhà nước có chế độ toàn trị khác. Kinh tế phát triển nhưng chẳng thấy xuất hiện dân chủ.

Lý do là một bộ phận người có quyền lực mới với đầu óc tinh vi đã khám phá ra một chiến lược nhằm tạo điều kiện cho họ hưởng thụ những lợi ích có được từ phát triển kinh tế trong khi trì hoãn nhiều thập niên quá trình thay đổi dân chủ thực sự.

Trên thực tế để có thể theo đuổi quyền lực chính trị thì công dân phải tham gia vào những hoạt động như trao đổi và phát tán thông tin, tuyển mộ và tổ chức đảng viên, chọn lựa lãnh đạo và quyên tiền hội họp và tổ chức biểu tình.

Về mặt lý thuyết thì người ta cho là phát triển kinh tế cổ vũ dân chủ bằng cách tạo điều kiện cho những hoạt động vừa kể trên được thuận lợi hơn vì công nghệ thông tin được cải thiện, truyền thông đa dạng và người dân ngày càng được trang bị thêm kiến thức.

Thế nhưng các tác giả biện luận rằng trong những năm gần đây một số chế độ “tinh vi” đã học được cách làm sao để cắt được dây nối giữa phát triển kinh tế và cổ vũ dân chủ.


Việt Nam gần đây kiểm soát chặt người sử dụng Internet
Tức là một mặt cho phép kinh tế phát triển nhưng mặt khác lại hạn chế dân chủ.

Thủ thuật là ở chỗ họ khéo léo lựa chọn cho ăn theo kiểu khẩu phần những món ăn chính trị trong khi mở đường rộng hơn trong những khu vực thiết yếu để phát triển kinh tế.

Điều đó có nghĩa là các chế độ toàn trị soi xét các lĩnh vực như tự do dân sự, tự do báo chí và lớp người trí thức cao trong khi chẳng mấy lo ngại về những lĩnh vực như phát triển kinh tế khác như giao thông công cộng, giáo dục, y tế, vốn là các yếu tố đều đóng góp vào phát triển kinh tế mà lại không đe dọa gì mấy tới chế độ.

Ví dụ có thể thấy là tại Trung Quốc nơi nhà chức trách có bề dày kinh nghiệm trong việc hạn chế người dân truy cập vào Internter và các trang điện tử không cùng quan điểm với chính phủ.

Tại Nga thì Tổng thống Putin đã kéo tất cả hệ thống truyền hình dưới quyền kiểm soát của nhà nước.

Các tác giả không chỉ dừng lại hai ví dụ mà tiến hành khảo sát tại 150 nước trong khoảng từ năm 1970-1999 trên toàn thế giới và đi đến những kết luận họ cho là đáng quan tâm.


Trung Quốc cho biểu tình bài Nhật nhưng không cho biểu tình chống chính phủ

Thứ nhất là việc hạn chế dân chủ khiến giới lãnh đạo ngồi được trên ghế của họ. Một nhà lãnh đạo cho tự do báo chí và tự do dân sự sẽ giảm cơ hội cầm quyền cho năm tiếp theo khoảng 15-20%.

Thứ hai, là một nước càng hạn chế dân chủ bao nhiêu thì họ lại càng chậm phát triển kinh tế bấy nhiêu và tự do dân chủ tại các nước này cũng phát triển muộn màng.

Do đó các tác giả khuyến nghị chính phủ các nước phương Tây nên nhận ra rằng bằng việc cho tiền các nước đang phát triển để cải thiện kinh tế thì họ cũng không nên đặt nhiều hoài bão rằng đó là phương cách hiệu quả nhất để cải thiện dân chủ tại những nước này.

Các tác giả nói một số thay đổi tại các nước có chế độ toàn trị dường như mang tính tượng trưng nhiều hơn thực tiễn.

Họ khuyến nghị việc đo mức độ dân chủ bằng cách giám sát số các đài, báo, truyền hình hoạt động độc lập và mức độ dễ dàng thế nào trong việc tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống chính phủ.

=======================================

CGO, Saigon, Việt Nam
Ngay cả câu "thống trị mình" cũng cho tôi thấy sự thiển cận, cũng như sự chấp nhận sống dưới sự thống trị của ông Trần Vinh ở VN vậy. Cái tâm của ông TV, theo tôi, miễn là người Việt thì có thể thống trị người Việt, mặc kệ sự tàn bạo, vô nhân của nhà cai trị đó ra sao. Thật là tội nghiệp cho ông Trần Vinh, cũng như cho cả dân tộc VN (nếu ai ai cũng đều công nhận thiển ý của ông ta). Quả đúng là những người ở hải ngoại không có quyền gì đòi hỏi tự do, dân chủ từ VN... cho họ... vì họ vốn không cần, và cũng vì họ đang được sung hưởng những gì họ và con cháu họ đáng được hưởng. Họ đòi hỏi về phía VN vì họ thấy được cái giá trị của dân chủ và ước mong người dân Việt cũng được sống an bình trong cái tự do, dân chủ đó chứ không phải là được ban bố từ bất cứ một nhà cấm quyền nào hết.

Người hải ngoại có cầm đao to búa lớn mà về VN tranh giành quyền hành, đòi dân chủ đâu, ngoài những nhân vật đấu tranh trong nước, và tôi xin trân trọng nhắc nhở ông TV là... những nhà đối lập ở trong nước đều là công dân VN cả hết đấy. Không những vậy, họ cũng là những đảng viên từng đảm nhiệm cấp to, chức lớn trong "triều" nữa là. Nếu họ không thể thay mặt người dân Việt có tiếng nói, hoặc chăng ông Trần Vinh đây có thể chắc? Xã hội dân chủ có cái hay của nó như nếu ông Trần Vinh không thích nó thì ông vẫn có thể tự gò bó mình vào một khuôn khổ nào đó mà tôn thờ, mà theo đuổi. Chứ ở VN hiện nay mà ai đó muốn đòi được sống tự do dân chủ thì có nước mà bóc lịch dài hạn mà thôi. Ông Trần Vinh cho đó là tốt cho người dân sao?

Trần Vinh, Việt Nam
Tôi thấy các bạn sống (nhờ) ở các nước giàu hay kêu gào "dân chủ" Trước khi bàn về dân chủ ở VN thì ta phải xác định một điều là ai có tư cách đề bàn luận chuyện đó. Bản thân tôi sống ở VN, dân tộc tôi đặt ra pháp luật và bất cứ ai (kể cả thượng đế) đặt chân đến đất nước chúng tôi thì cũng phải tuân theo luật pháp đó, như vậy tất nhiên tôi có tư cách bàn chuyện dân chủ tại VN (nói ngắn gọn tôi là công dân VN) Còn các bạn thì sao? trong đất nước mà các bạn sống thì những người làm ra luật pháp có phải là da vàng như các bạn hay không ? ở Mỹ thì chắc chắn là không rồi! Ở Mỹ, luật pháp là do người da trắng lập ra 4 năm 1 lần, chúng tôi đi bầu cử quốc hội (toàn da vàng nói tiếng Việt của chúg tôi cả) Các bạn thì khác, tại sao lại phải đi bầu cho người da khác thống trị mình? Vậy các bạn đâu có được hưởng bình đằng sắc tộc ? làm sao gọi là người được, làm sao nói chuyện "quyền con người" (tức nhân quyền) được?

CGO
Xin lỗi ông Trần Phong vì tôi đã không nói rõ con số GDP mà tôi đã nêu. Thực ra con số đó là tôi đã hỏi thăm và theo giõi từ ở trong trang tìm việc ở VN và tôi đã chung chung con số $400/$500/tháng mà lại quên nói rõ là tiền lương ở thành thị và có bằng cấp.

Cũng xin nói thêm là trong bài phỏng vấn với 2 giáo sư kinh tế cũng đã nêu ra con số GDP tương đương. Dù sao, tôi cũng có phần công nhận là mức sống ở ngoại thành cũng như vùng quê VN còn thua rất xa. Khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng rõ rệt giữa thành thị và vùng quê, cho nên tôi cũng không ngạc nhiên khi ông Trần Phong không đồng ý với tôi vậy. Cám ơn.

Trần Phong
Tôi nghĩ ông CGO đang ở nước ngoài phải không? Tôi không có ý kiến gì về bài phát biểu của ông, chỉ trừ một điểm tôi muốn nói rõ là xin thưa với ông, ông nói một người dân bình thường chật vật kiếm được trung bình $400-500/tháng, $ nếu là USD thì xin lỗi, người Việt mình chưa giàu đến thế đâu.

Còn chuyện một đảng hay đa đảng thì tôi nghĩ với tình hình dân trí và nhận thức của đa số dân nghèo người Việt mình, mà số này hình như chắc cũng cỡ 80%, thì đa đảng chỉ dẫn tới rối loạn xã hội khủng khiếp mà thôi. Còn một đảng thì có lúc tôi ước gì nước mình dân mình được giống như Singapor, cũng một đảng đấy mà tuyệt đại đa số người dân cũng như quan chức đều tâm huyết với sự thịnh vượng và trong sạch của dân tộc.

Hồi xưa tôi nghe nói miền Nam mình cũng được Mỹ hỗ trợ tối đa về kinh tế và quân sự mà quan chức cũng tham nhũng và buôn lậu tùm lum. Còn dân miền Bắc thì cầm súng cũng của nước ngoài hùng hục vào Nam.

Chẳng lẽ người Việt mình tệ đến vậy sao. Chắc là không tệ rồi vì chúng ta vẫn tự hào về truyền thống văn hóa 4000 năm, và rất nhiều người con ưu tú đã làm rạng danh quê hương trên trường quốc tế. Vậy thì tại sao, người ta thường nói giày dép cũng có số, thì nước mình cũng có số, nhưng chắc là số... khổ. Nghĩ rằng chắng có gì sai, nhưng nếu có sai chỗ nào thì mong quý vị cũng bỏ qua, vì đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, người Việt thế hệ 8x.

Trần Nam, Sài Gòn
Tôi nhớ chuyện dân gian : con chim chuyên dùng mỏ tách vỏ trấu để ăn hạt gạo bên trong. Khi bị bắt về lồng, nuôi bằng gạo suốt thời gian dài, dần dà quên mất khả năng tách vỏ trấu. Vì thế, khi được thả ra, nó bị đói, đành phải quay về lồng, chịu cảnh “chim lồng”. Nhà văn Lê Lựu cũng đã từng đề cập vấn đề này trong “Thời xa vắng”. Người Việt trong nước đã từng chịu cảnh cơ cực trong suốt nhiều năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi mà sự bày tỏ thái độ phản đối đồng nghĩa với tự triệt tiêu con đường sống của mình. Chính vì thế người dân chấp nhận thái độ chịu đựng để “sống qua ngày”.

Ngày nay, khi Đảng đã nới lỏng phần nào sợi dây quanh cổ, người dân cảm thấy dễ thở hơn, nên dễ dàng có cảm giác hài lòng. Họ đâu có cơ hội so sánh với những người cùng hoàn cảnh ở trong các xã hội khác ? Lớp trẻ nhiệt huyết hơn thì do nghe lại, nghĩ đến quá khứ khổ cực của cha mẹ, nên quyết chí làm giàu. Với mục tiêu tiên quyết đó, họ cũng chấp nhận bất công, luồn lách để đạt một số lợi ích nào đó, vô hình chung mang lại nhiều tiền bạc cho giới chức có quyền thế. Như vậy, đa số xã hội đang chấp nhận bạo quyền, vấn đề ở chỗ dân trí còn thấp.

Và điều này, theo ý riêng tôi, thì nằm trong sự mong đợi của Đảng. Nhiều người cho rằng việc các tổ chức nước ngoài cấp học bổng,tạo điều kiện giao lưu để thanh niên Việt nam trong nước có điều kiện tiếp xúc với quốc tế; điều kiện kinh tế phát triển hơn khiến một số gia đình khá giả có thể cho con du học … là cơ hội để lớp người này khi về nước sẽ quảng bá cho dân chủ. Điều này có thể đúng một phần nào đó.

Tuy nhiên, nên xét lại rằng những học bổng, chương trình ấy khi qua Việt nam, phần nhiều đều thông qua chính phủ, do đó ít cơ hội cho những đối tượng không có thế lực; giới trẻ du học tự túc thì thường từ những gia đình khá giả, và ít nhiều cũng có được một số đặc quyền đặc lợi (bởi ở Việt nam, nhất thân nhì thế, thật khó làm giàu mà thiếu hậu thuẫn) - họ không muốn, không dám hi sinh những cái họ đang có. Không ai muốn chịu lại cái cảnh khốn quẩn trong giai đoạn trước “mở cửa” Bên cạnh đó, trong một môi trường mà chỉ có các cơ quan ngôn luận một chiều từ Đảng, không một ý kiến đối lập nào được phép phổ biến, việc có những nhận thức thiển cận ở nhiều người (như tôi chẳng hạn) là khó tránh khỏi.Việc tiếp cận thông tin qua internet, chắc các bạn cũng biết quy định các cơ sở cho thuê internet công cộng phải ghi lại số chứng minh nhân dân và các trang web khác truy cập phòng khi có kiểm tra. Mặc dù không mấy cơ sở làm đúng theo qui định này, nhưng bản thân nó cũng nói rõ ý đồ của Đảng, núp dưới chiêu bài “ngăn cản luồng văn hoá phẩm đồi trụy”.

Vì vậy, tôi mong các chương trình học bổng, đầu tư, nên làm cách nào để tiếp cận trực tiếp với giới trẻ, tạo cơ hội bình đẳng cho các thanh niên VN trong và ngoài “hệ thống chân rết của Đảng” tiếp cận nền dân chủ thật sự, từ đó mới có cơ hội xây dựng nền dân chủ trong nước . Tôi tán đồng quan điểm của hai giáo sư Bruce Bueno de Mesquita và George W. Down về việc “mở rộng các điều kiện đi kèm với các khoản cho các nước đang phát triển vay và nên yêu cầu các nước nhận viện trợ cải thiện tự do dân sự, các quyền chính trị và dân chủ khác”.

CGO
Ông Phong Nhân phân tích các dân chủ ở nước khác thì có vẻ cao rộng uyên bác, nhưng khi nói về VN thì lời văn tiếng vẻ của ông lại trở nên bao che, phản gián cho một tổ chức hay đúng hơn là một đảng phái đang cầm quyền trục lợi ở VN.

Xin trích "củng cố sự phát triển mà đất nước đạt được 30 năm qua". Xin hỏi, phát triển gì cơ ạ? miền Nam hôm nay chỉ mới được bằng 30 năm trước mà thôi. Có lẽ miền ông PN đang nói về miền Bắc cũng nên.

Trích "xác lập vai trò chủ quyền quốc gia trên trường quốc tế, tìm cách làm giàu song song với hạn chế khoảng cách giàu nghèo." Ngưng trích.

Tôi thấy có nhiều người hay hãnh diện với câu "xác định chủ quyền quốc gia" mà tôi không hiểu tại sao phải cần tới 30 để xác định nữa? Không phải là VN đã là quốc gia từ sau thời Pháp thuộc rồi sao, như Hàn Quốc vậy. Sau 30/4 thì VN đã là 1 dải, thì tại sao các vị cứ lâu lâu lại khoe là VN đang "xác định chủ quyền quốc gia" thì thật làm tôi khó hiểu quá.

Còn chuyện chính sách thu ngắn quãng cách giàu nghèo của đảng CS thì càng làm tôi khó hiểu và tức cười. Đa phần khoảng cách giàu nghèo giữa người dân ở VN ngày nay quả có phần thu hẹp: là NGHÈO, trong khi những thành phần làm giàu nức vách lại là những đảng viên, những con ông cháu cha, những thân nhân trong làng đảng CS. Trong khi người dân bình thường chật vật trung bình kiếm được $400-500/tháng thì các phú ông CSVN đã tầu nhà lớn, mua xe to, đưa con đi du học, mua nhà ở nước ngoài rồi.

Chính sách phân biệt giàu nghèo thì tôi có thấy, chứ rút ngắn thì chắc chắn là còn chưa, chứ chưa nói tới hiệu quả của sự "cố gắng" của nhà nước CSVN thì hoàn toàn phản tác dụng, theo ý tôi.

Trích, "Cộng sản sở dĩ có thể tồn tại được lâu dài bởi họ từ chỗ lập công bằng xã hội từ chủ thuyết cộng sản máy móc trở nên uyển chuyển hơn khi kích thích được bản năng vị lợi , động cơ làm giàu của mỗi cá nhân. Tính cách phương đông, cơ hồ sẽ là điều kiện để CS VN đạt được mục đích của mình." Ngưng trích.

Trước tiên tôi công bình mà nhìn thấy ở các diễn tiến trên thế giới thì Cộng Sản đã từ từ, càng ngày trở nên xa vời, thiếu thực tế.. cho nên các nước ở Đông Âu, những cái nôi của CS, đã tự vứt cái chủ nghĩa không tưởng ấy rồi ông PN ạ.

Theo ý ông PN thì ai làm chủ cũng được, miễn làm cho đất nước khá là tốt, tôi đồng ý... ở chỗ miễn làm tốt cho VN thì dù ở đảng nào cũng không quan trọng. Còn nếu như độc đảng, độc quyền thì nạn tham nhũng, chắc ông PN đồng ý là VN thì tràn lan lộ liễu, thì không bao giờ tẩy xoá hay thuyên giảm được hết. Và người dân sẽ không bao giờ được sự công bằng khi đòi hỏi với những kẻ "tôi tớ" trong khi bà con của những người này lại là ăn trên, ngồi trước người dân.

Ông Phong Nhân có lòng với tổ quốc, có tinh thần dân tộc thì khâm phục, nhưng lại đem cái hay, cái tốt đó mà phục vụ cho đảng CSVN một cách vô tri thì tôi coi thường. Vài lời kính phân, mong ông PN xem xét.

Phong Nhân, TP. HCM
Dân chủ - một phạm trù rộng; nó có thể được định nghĩa thích ứng với từng thời đoạn lịch sử phát triển xã hội, với một quốc gia hay hẹp hơn với một chế độ cầm quyền.

Người Pháp thực hiện quyền dân chủ trong lòng chế độ quân chủ - Napoléon. Người Mỹ bắt đầu chuyển hoá dân chủ từ chế độ nô lệ; hơn 200 năm trước đây. Bản năng của con người là vị lợi; thiết chế được mọi xã hội xây dựng, phấn đấu đạt đến là sự công bằng; tức mưu cầu cái lợi chung. Dân chủ cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhằm đạt mục đích đó của loài người.

Chính vì thế , dân chủ xét trong phạm vi một thời đoạn lịch sử, một quốc gia hay một chế độ chưa bao giờ là một cứu cánh. Thật vậy, dân chủ của người Mỹ hiện nay, xét trên toàn bộ lịch sử chính trị của đât nước này cũng chỉ mới bảo đảm được quyền lực tuyệt đối của tầng lớp giàu. Xuất phát từ quyền lực đó, quyền lợi của người giầu được bảo đảm tương ứng. Còn tầng lớp trung lưu và nghèo khó mà được "bố thí" được cái quyền lực chính trị- hệ quả căn bản của dân chủ - như họ khát khao. Ngay cái cách bầu cử theo hình thức "đại cử tri" mà người dân Mỹ nào cũng biết chỉ là cuộc tranh dành quyền lực của các đại tỉ phú.

Dĩ nhiên, có bao hàm một tính cách đặc trưng Mỹ "Được ăn cả , ngã về không". Vâng, chỉ có một cách duy nhất là 90% dân đen Mỹ phải cố ngoi lên thành tỉ phú để tham gia cuộc chơi. Ưu điểm của kiểu dân chủ này là sự kích động tối đa tinh thần vị lợi của mỗi cá nhân. Nước Mỹ giàu nhanh trong 200 năm qua cũng từ động lực chủ đạo này. Như vậy, dân chủ Mỹ là một từ mỹ miều ; rất thực dụng cho tầng lớp tỉ phú ; và là chiếc cầu vồng ngũ sắc óng ánh còn rất xa xăm của lớp dân đen.

Rất nhiều người thán phục các thiết chế công bằng xã hội từ những nước Bắc Âu. Dẫu thời gian sau này, do xu hướng phát triển sức mạnh (quân sự, kinh tế) trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới; các nước này gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì ngân sách phúc lợi xã hội; nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với nguy cơ từ các nước quân sự hùng mạnh (đầu tiên là Mỹ). Chính xu hướng này làm loài người lâm vào vòng xoáy của qui luật : "mạnh được, yếu thua" áp đặt từ các nước lớn. Công bằng xã hội bị đe doạ. Chủ quyền quốc gia bị đe doạ. Từ đó Dân chủ càng bị đe doạ hơn bao giờ hết.

Một định chế toàn cầu cũng là mục tiêu đang rất được nhiều nước cố gắng liên kết đấu tranh xây dựng.

Có một vài kẻ vỗ ngực đang đấu tranh cho dân chủ tại VN từ ...hải ngoại. Vâng, trước hết cố đấu tranh cho dân chủ từ nơi mình đang sống. Bởi lẽ, ngay trong nước vô số người, cộng sản có, không cộng sản củng có đang củng cố sự phát triển mà đất nước đạt được 30 năm qua; xác lập vai trò chủ quyền quốc gia trên trường quốc tế, tìm cách làm giàu song song với hạn chế khoảng cách giàu nghèo.

Cộng sản sở dĩ có thể tồn tại được lâu dài bởi họ từ chỗ lập công bằng xã hội từ chủ thuyết cộng sản máy móc trở nên uyển chuyển hơn khi kích thích được bản năng vị lợi , động cơ làm giàu của mỗi cá nhân. Tính cách phương đông, cơ hồ sẽ là điều kiện để CS VN đạt được mục đích của mình.

Chắc chắn không cần nhập khẩu nguyên xi dân chủ của một quốc gia nào. Quá trình dân chủ hoá tại VN là quá trình thẩm thấu, chọn lọc , nhân hoá...mà hiện bây giờ đã có vô vàn tín hiệu để củng cố niềm tin nầy. Độc đảng, lưỡng đảng, đa đảng... chỉlà một trong các biểu hiện hình thức của thiết chế quyền lực. Mà quyền lực bao giờ cũng mang hình chóp. Miễn sao có một môi trường cho lợi ích chung trường tồn thì đó là một xã hội dân chủ thực sự.

Trần Bình
Ông CGO đang ở đâu đấy, cung trăng à? căn cứ vào đâu ông nói miền Nam chỉ bằng 30 năm trước? Xin thưa với ông đừng nói là 30 năm trước mà tôi đang sống ở VN đây,đời sống cũng như bộ mặt đất nước đã phát triển hàng ngày. SG đã hiện đại và lộng lẫy hơn rất nhiều so với 30 năm trước. Ông đừng là con ếch nữa thưa ông. Nếu BBC là 1 cơ quan truyền thông trung lập, trung thực và công bằng thì xin đưa ý kiến của tôi. Cám ơn.

CGO
Ông Kiên Quyết lại dùng nguyên cứu nào, lập luận của tác giả hay nhà thần học nào mà lại có thể đại diện cho người dân VN mà nói lên ý kiến vậy?

Nếu ông Kiên Quyết nói ông không thích "dân chủ trực tiếp" thì chắc là không ai bàn cãi đâu, nhưng đã thay mặt cho toàn dân hay số đông người dân trong nước thì tôi mong chúng ta và ông Kiên Quyết có được những tài liệu thăm dò gì đó để cuộc tranh cãi được thêm phần ý nghĩa. Nói về dân chủ thì, theo tôi, VN vốn còn chưa có, ít ra là nhằm bảo vệ lợi ích cho người dân.

Dân chủ ở VN chỉ là sự ban bố nhỏ giọt từ nhà nước mà người dân vốn không có quyền được đòi hỏi thêm hay bớt. Điểm đơn giản nhất của dân chủ theo tôi hiểu là bầu cử (tạm xem như người dân làm chủ tìm mướn người đày tớ trông coi đất nước vậy): liệu người dân đã có thể tùy tiện tìm lọc, cân đong đo đếm từ trong nhiều thành phần, nhiều đảng phái để hầu tìm ra một nhân tài vì dân và cho dân mà làm việc chưa? Hay là vẫn như lệ cũ: nhà nước ứng cử, nhân dân đi bầu? Câu hỏi đơn giản nhất nếu ông KQ có thể so sánh sự khác biệt.

Còn nếu ông KQ đã công nhận là cái quyền tự do bầu cử kia vốn còn chưa có thì có lẽ ông lại cho là "dân trí còn thấp" và nên được đảng CS "lèo lái, dẫn dắt" hay sao?

Võ Văn Nam, Lào Cai
Tôi cho rằng chỉ có khái niệm "Bầu cử trực tiếp" hay " Bầu cử gián tiếp", chứ làm gí có khái niệm " Dân chủ trực tiếp" để mà nói rằng tính cách người Việt Nam không thích. Đồng ý rằng DÂN CHỦ ở mỗi nền văn hoá, ở mỗi quốc gia có những đặc thù riêng, nhưng những giá trị cơ bản nhất, như quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ và ủng hộ chính kiến ... thì chắc bất cứ một nền dân chủ THỰC SỰ nào cũng phải có. Dân chủ cũng không thể ví với những nhu cầu như ăn ở, học hành, đi lại được, vì chỉ đến khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ văn minh nhất định, khái niệm và các giá trị dân chủ mới được hình thành và có ý nghĩa quan trọng thực sự trong cuộc sống của mỗi con người. Thật buồn cho những suy nghĩ và nh! ận định của Kiên Quyết.

Kiên Quyết, Tp HCM
Dân chủ theo ý nghĩ của người phương Đông có thể khác với người phương Tây. Theo tôi dân chủ cũng chỉ là một nhu cầu bình thường như bao nhiêu nhu cầu khác về ăn, mặc, học hành, đi lại.. Do đó việc sắp xếp những thứ tự ưu tiên để thỏa mãn đòi hỏi dân chủ là tùy thuộc vào từng cá nhân trong xã hội, phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chứ dân chủ không nhất thiết phải là một mục tiêu phấn đấu. Hãy cứ để dân chủ phát triển tự nhiên và đặc biệt là tính cách người Việt Nam không thích kiểu dân chủ trực tiếp đâu.

CGO, Sài Gòn
Ông Kiên Quyết lại dùng nguyên cứu nào, lập luận của tác giả hay nhà thần học nào mà lại có thể đại diện cho người dân VN mà nói lên ý kiến vậy? Nếu ông Kiên Quyết nói ông không thích "dân chủ trực tiếp" thì chắc là không ai bàn cãi đâu, nhưng đã thay mặt cho toàn dân hay số đông người dân trong nước thì tôi mong chúng ta và ông Kiên Quyết có được những tài liệu thăm dò gì đó để cuộc tranh cãi được thêm phần ý nghĩa. Nói về dân chủ thì, theo tôi, VN vốn còn chưa có, ít ra là nhằm bảo vệ lợi ích cho người dân. Dân chủ ở VN chỉ là sự ban bố nhỏ giọt từ nhà nước mà người dân vốn không có quyền được đòi hỏi thêm hay bớt. Điểm đơn giản nhất của dân chủ theo tôi hiểu là bầu cử (tạm xem như người dân làm chủ tìm mướn người đày tớ trông coi đất nước vậy): liệu người dân đã có thể tùy tiện tìm lọc, cân đong đo đếm từ trong nhiều thành phần, nhiều đảng phái để hầu tìm ra một nhân tài vì dân và cho dân mà làm việc chưa? Hay là vẫn như lệ cũ: nhà nước ứng cử, nhân dân đi bầu? Câu hỏi đơn giản nhất nếu ông KQ có thể so sánh sự khác biệt. Còn nếu ông KQ đã công nhận là cái quyền tự do bầu cử kia vốn còn chưa có thì có lẽ ông lại cho là "dân trí còn th! ấp" và nên được đảng CS "lèo lái, dẫn dắt" hay sao? 30 năm trôi qua và cái gọi "đỉnh cao trí tuệ" hay "nhờ ơn lèo lái, dẫn dắt của đảng và nhà nước" đã chứng minh cho mọi người (trừ đảng viên CS) thấy: SAI LẦM và đẩy VN đi vào con đường nghèo đói và lạc hậu. Và tôi có bằng chứng rất cụ thể cho những gì mình vừa nói, đó là đất nước VN và người dân. Mong là ông KQ đừng vì vụ lợi cho nhà nước, tự lợi cho bản thân mà lờ đi cái gọi "dân chủ" mà nhiều người Việt đang khao khát. Nhà nước CSVN và ông Kiên Quyết hãy đừng nói dùm, nói thay cho người dân và hãy để cho họ tự nói lên tiếng nói, nguyện vọng của chính họ. Đó mới chính là điều tôi muốn nghe và thông hiểu. Cám ơn!

David Nguyễn
Tự do dân chủ mà cũng có trực tiếp và gián tiếp nữa sao? Có phải quyền tự do dân chủ gián tiếp tức là chế độ "xin cho" của các chế độ toàn trị theo cách nói của ông Kiên Quyết ở TP.HCM? Nhưng trong lịch sử của nhân loại, quyền tự do, dân chủ là quyền phải đấu tranh mới có chứ không phải đi xin ai cả. Các chế độ toàn trị như VN chẳng hạn, dù kinh tế có phát triển đến đâu thì chế độ này cũng sẽ chẳnhg bao giờ thực hiện những cải cách dân chủ cho người dân. Bởi nếu dân VN được những quyền tự do, dân chủ như chính hiến pháp VN ghi rõ ràng thì đương nhiên quyền lực cai trị bằng bạo lực, đàn áp, khẩu súng và nhà tù sẽ bị triệt tiêu dần. Mất quyền lực tức nhiên mất bổng lộc. Nói nôm na rằng đảng CS và gia đình của họ sẽ k! hông được độc quyền ăn trọn cái bánh kinh tế béo bở của tăng trưởng kinh tế, các khoản viện trợ hàng tỷ đô la mỗi năm. Đó cũng chính là lý do tại sao Đảng CSVN ra nghị quyết cho đảng viên và gia đình được quyền làm giàu bằng mọi cách. Đảng viên và gia đình giàu sụ lên rồi thì phải ủng hộ Đảng hết mình, trung thành với đảng hết mình. và ví dụ nếu có xảy ra một vụ Thiên An Môn ở sàiGon hay Hà nội thì đảng viên cũng sẵn sàng nổ súng vào giới sinh viên, học sinh, trí thức và cũng sẵn sàng dùng xe tăng để nghiền nát những người biểu tình đòi tự do dân chủ. Thật ra chẳng phải đọc bài của hai giáo sưcủa Trường Đại Học New York mới biết kinh tế phát triển ở các nơớc độc tài toàn trị không mang lại dân chủ cho nhân dân. trong trường hợp VN có k! hi còn tệ hại hơn sau khi đảng CS tạo mọi điều! kiện cho d8ang viên của họ giàu sụ lên thì quyền tự do dân chủ của nhân dân VN lại càng thảm thương hơn cũng không biết chừng. Đơn giản chỉ vì Đảng CS càng giàu sẽ càng mạnh (khoẻ vì gạo, bạo vì tiền) thì Đảng lại càng o ép nhân dân, đập tan mọi đối lập để giữ quyê2n toàn trị lâu dài.

Nguyễn Nam, Kansas City
Dưới cái nhìn nhân bản, dân chủ là một trong những thành tựu lớn nhất của con người song hành với khoa học tiên tiến, Tùy ở từng môi trường xã hội mà nó được vận dụng hiệu quả như thế nào trên bình diện dân trí.

Dân chủ Tây Phương hay Đông phương gì gì chẳng có ý nghĩa gì trong định nghĩa này. Cũng như khoa học dân chủ là công cụ để hoàn thiện cuộc sống. Là một chất liệu không thể thiếu trong một xã hội văn minh với một nền chính trị lành mạnh.

Không có cái gọi là "kiểu dân chủ trực tiếp" hay gián tiếp gì đó như ông bạn Kiên Quyết ở thành phố Hồ Chí Minh phát biểu một cách ngay thơ như vậy.

Đó là một thực tế tại Việt Nam ngày nay! Mặt bằng để dân chủ nảy nở là dân trí với ý thức tự giác và trách nhiệm cao, thông qua nền giáo dục chất lượng kết hợp với những truyền thống nhân bản của dân tộc mà dân tộc nào cũng có.

Những tư tưởng hay ý thức hệ mang tính vay mượn hay áp đặc chỉ là nhất thời cần phải nhận ra trong tiến trình tìm kiếm một lối đi riêng cho dân tộc. Nếu nhìn vào lịch sử cận đại Việt Nam từ hạ bán thế kỷ 18 đến nay, với gàn 100 bị thuộc địa, rồi hơn 20 chiến tranh ý thức hệ do các thế lực bên ngòai áp đặt, từ đó hình thành một đặc tính lệ thuộc trong suy nghĩ của người dân kể cả các chính quyền quá khứ cũng như hiện tại.

Đã đến lúc chúng ta cần thoát ra những hệ lụy này, để củng cố lòng tự tin và trụ vững trên chính đôi chân của dân tộc thì mới coi như một sự khởi đầu đúng hướng.

Tony, Canada
Tôi không đồng ý với bạn Kiên Quyết về lập luận này, chẳng có người dân VN nào mà không thích mình được đầy đủ tự do dân chủ.

Chỉ có điều họ được đảng ban phát dân chủ cho đến mức nào thôi, cho nên lập luận của bạn chỉ đúng về phía đảng thôi chứ về phía nhân dân là hoàn toàn sai lầm. Đừng dùng tính cách của người VN để biện minh cho sự độc tài của đảng. Cũng đừng dùng sự khác biệt đông tây mà ngụy biện vì chính bác Hồ cũng học hỏi và trích dẫn đưa vào tuyên ngôn độc lập những nét căn bản của nền dân chủ phương tây/

Gần đây trong nước có thấp thoáng nhắc lại bản hiến pháp 1946 mang tính dân chủ cao hơn bản hiến pháp hiện tại nhiều. VN không có dân chủ là do chính sách chứ không phải là do tính cách Việt

No comments: