Thursday, July 27, 2006

Sự khác biệt

Sự khác biệt giữa nam nữ có cả trên 3 mặt : a) thể chất , tính tình , c) trí tuệ.
Thể chất con trai cao đại , cường tráng , hơi có né6t thô bạo , đầy khí lực , thịt xương hiển lộ , nửa thân trên nở nang , nửa thân dưới hẹp lại .
Thể chất con gái nhỏ nhắn hơn , da dẻ , lông tóc nhuyễn nhược , xương thịt tuy đầy đặn mà mềm mại , phần thân trên thon thon , phần thân dưới nở nang .
Về mặt trí tuệ , tình cảm , tâm lý con trai thường tích cực táo cấp , thích thao túng , ưa nắm cơ hội , hiếu động , tự lập tính mạnh , khoái phát minh và thay đổi , thiếu tôn giáo tính ; con gái thường nhẫn nhịn bị động , tỉ mỉ , nhẫn nại , nhạy cảm , yêu cái đẹp , thích hư danh , bảo thủ , cầu an . Đàn bà hay dùng tình cảm mà cảm hóa để chống lại bạo lực và ý chí của đàn ông , nếu thất bại liền mang vũ khí nước mắt .
Nam nhân nhu cầu quyền lực địa vị , nữ nhân âm thầm giăng lưới để tạo vô hình ảnh hưởng lực . Nam nhân vì tiền bạc , quyền thế , thành công mà phấn đấu ; nữ nhân vì tình ái , mỹ lệ an toàn mà phấn đấu . Nam nhân ưa thích phiêu lưu , nữ nhân thích an cư , nam nhân xông xáo xoay trở , nữ nhân cẩn thận khiếp nhược . Nam nhân chú trọng thực tế , vất chất , mạo hiểm , khách quan ; nữ nhân hay lý luận , tình cảm , thuận tòng , ái mỹ và trực giác .
Nam cương nữ nhu là nguyên tắc căn bản để xét tướng cách khác biệt giữa đàn ông , đàn bà . Tuy nhiên , nam cương nữ nhu còn bổ túc bằng câu sau đây :
Cô âm tắc bất sinh
Độc dương tắc bất trường
Cương là cần thiết đối với nam tính nhưng không quá cương để trở nên cô dương , cái dương cô độc sẽ bị bẻ gãy . Nhu là cần thiết đối với nữ tính nhưng không quá nhu để trở thành cô âm , cái âm cô độc dễ non yểu .
Câu chuyên “ Nhân diện đào hoa “ cho thất kết quả non yểu của “ cô âm “:
“ Thôi Hộ nổi danh đương thời là vị tấn sĩ trẻ tuổi đẹp trai . Nhân buổi thanh minh , tha thẩn về vùng quê chơi , dưới bóng cây bóng hoa chàng đã gặp một căn nhà u tịch nên thơ . Gọi mãi mới có người con gái ra mở cửa hỏi xem kẻ lạ là ai . Thôi Hộ đáp :” Đi ngoạn cảnh xuân vì uống rượu nên khát nước muốn vào xin chén trà “. Cô bé mở cửa mời chàng ngồi , rồi rót chén trà mang lên cho khách lạ , còn mình thì đứng tựa gốc đào , mặt nàng với hoa đào hòa với nhau chan chứa ánh hồng trân trân nhìn Thôi Hộ . Lúc chia tay , cả hai cũng tỏ vẻ bịn rịn , nhưng cả hai cùng
xa lạ vì mới gặp nhau chưa quen nên chỉ biết cáo biệt bươc đi mà cả ba lần cùng quay đầu nhìn lại .
“ Năm sau , cũng thanh minh tiết , Thôi Hộ tưởng nhớ đến cô bé năm trước , nên tìm đến ngôi nhà cũ , ngoài sân hoa đào nở rộ , cổng đóng then cài khiến chàng cảm khoái làm bài thơ “ Nhân diện hoa đào “ đề trên cổng . Ít ngày sau , nỗi nhớ ám ảnh hoài nên Thôi Hộ quyềt gặp người năm xưa thì nghe thấy trong nhà có tiếng khóc vọng ra . Một ông lão ra mở cổng hỏi chàng :” Có phải anh là Thôi Hộ đấy chăng ?” Chàng nói :” Thưa vâng “.
“ Lão ông khóc chu lên :” Đúng rồi , chính là anh làm hại con gái lão “. Rồi ông cụ nói luôn một hơi : “ Con gái lão biết đọc sách ngâm thơ , chưa lấy chồng , từ tiết năm ngoái , nó như bị ma làm , tinh thần hoảng hốt , không thiết gì ăn uống . Gần đây , lão dẫn nó đi thăm thú cảnh dương xuân mong tránh tà khí , ngờ đâu lúc về lại thấy trên tường cổng có đề bốn câu thơ , từ lúc ấy bệnh n1 nặng thêm bội phần chẳng ăn hột cơm , chẳng uống giọt nước rồi chết “.
“ Nói xong , ông lão cứ nắm tay Thôi Hộ khóc nức cỡ . Phần Thôi Hộ cũng chua xót , giọt ngắn giọt dài , chạy vào trong buồng ôm lấy cô gái mà rằng : “ Ngờ đâu chúng ta gặp lại nhau trong tình cảnh này ! “.
“ Cô âm “ khiến cho đàn bà con gái thụ động , đa sầu , đa cảm qúa mức còn có thể gây nên kiếp đời phiêu bait nữa . Chỉ cầnbuổi trưa trông thấy ngôi mã hoang bên đường , chỉ cần nghe nói ngôi mả ấy là của Đạm tiên , cô ca nhi bạc phận , mà ngay buổi tối Thúy Kiều đã :
Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh
Hoa trôi bèo dạt đã đành
Biết duyên mình biết phận mình thế thôi
Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi
Nghĩ đôi cơn lại suit sùi đôi cơn
Giọng Kiều rên rĩ trướng loan
. . . . . . . .
Sách “ Nhân Luân Đại Thông Phú “ viết :
“ Hòa mị hữu thường giả quý trọng “
nghĩ a là : Người đàn bà hòa thuận mềm mại là quý .
Hoà mị hữu thường hiện lên thành tướng ra sao ?
“ Nhân Luân Đại Thống Phú “ trả lời :
“ Đầu ngay ngắn , trán tròn , tóc mượt và đen , ánh mắt trông hiền , nhìn bình ẩn không khiêu gợi , quyền cốt bằng bận không cao nhọn , tai dầy có vành tai , nhân trung rõ ràng , môi hồng răng trắng , ngón tay dài nhỏ , lúc nói lúc làm cử chỉ bao giờ cũng ân trọng , tính tình ưu long . Nhan sắc xấu hay đẹp bất thành vấn đề “.
Đàn bà hiền hòa tất biết săn sóc chồng , dạy dỗ con cái , cuộc sống gia đình mỹ mãn , theo kinh nghiệm tướng học đa số dung mạo xấu , rất ít ai như ngọc như hoa . Cổ nhân có câu : “ Mạo xũ phu nhân tướng “ thật là chi lý vậy .
Cổ nhân thường bảo :” Đệ nhất là đàn bà đức hạnh , người vợ ly ùtưởng thường chỉ chọn ở trong đám đàn bà mạo xũ “. Lời này chẳng phải là lời nói bông đùa .
Gia Cát Khổng Minh đẹp như nọc và thông tuệ siêu quần , nhưng ông đã gá nghĩa trăm năm với người rất xấu , con gái Hoàng Thừa Ngoạn . Khổng Minh chọn một hiền thê long mẫu để có thể giao phó việc cửa việc nhà cho mình rãnh rang đi phò Lưu Bị giúp nước .
Đàn bà mỹ mạo nhan sắc mê hồn , nhiều kẻ ước ao sinh kiêu ngạo tâm , tự cho mình muốn làm gì cũng được , kết quả rất hiếm người có hạnh phúc tốt lành . Đức hạnh là cái đẹp bên trong , nhân ái ôn long , đa tình mà chuyên nhất , biết nghĩa lớn , biết liêm sĩ , hiểu lẽ phải trái không bị hư vinh quyến rũ , đa số có một cuộc sống bình ổn hạnh phúc .
Tướng học đặt đức hạnh vào ngôi vị bậc nhất bởi lẽ cả mấy ngàn năm , xã hội lịch sử đầy tao loạn luân chuyển trong đó sắc đẹp của nữ nhân dễ gây và dễ gặp tai họa .
Ai đọc Tam Quốc Chí diễn nghĩa hẳn đều biết vẻ đẹp của Yên Hậu mà Tào Thực , con trai Tào Tháo , tả trong “ Lạc thần phú “ :
“ Viễn nhi vọng chí , hiệu nhược thái dương thăng chiêu hà
Bách nhi sát chi , sước nhược phù dung xuất lục ba “
( Trông nàng ở xa , rực rỡ như vầng thái dương buổi sớm
Tới gần nhìn nàng , tươi tắn như đóa phù dung nở giữa làn nước xanh ) .
Và vẻ đẹp ấy đã chiêu họïa .
Yên Hậu , người đất Vô Cực , chin tuổi thông kinh sử , lớn lên lấy con trai thứ hai Viên Thiệu là Viên Hi . Tào Tháo đem quân đánh phá căn cứ địa của Viên Thiệu
ở đất Ký Châu . Khi chiếm được Ký Châu , nhân bữa tiệc Tào Tháo nói với bạn bè : “ Sỡ dĩ ta đánh phá Ký Châu , chính là vì người con gái đó “ ( Kim niên phá Ký Châu , chính vị thử nữ ).
Tào Tháo mê Yên Hậu nhưng không biết rằng hai con trai ông cũng một lòng một dạ như ông .
Thành Ký Châu bị phá , Tào Phi cầm kiếm xông vào nhà Viên Thiệu thấy hai người đàn bà ôm nhau khóc . Tào Phi chống kiếm hất hàm hỏi : “ Mày là ai ? “ Một người đứng dậy thưa : “ Tôi là vợ viên tướng quân , Lưu Thị “ . Phi lại hỏi : “ Còn con bé này ? “ Lưu Thị đáp : “ Đây là vợ của Viên Hi , Yên Thị “ . Phi kéo Yên Thị tới gần , thấy mặt dơ tóc rối mới lấy tay áo chùi mặt nàng , dưới lớp tro than khói lửa hiện lên làn da ngocï ngà , vẻ mặt hoa gấm một khuynh quốc chi sắc .
Giữa lúc đó thì Tào Tháo sồng sộc đi vào hỏi : “ Ai vừa tới đây ? “ Quân canh bẩm :” Thế tử ở bên trong “. Tháo gọi phi ra trách mắng . Lưu Thị chạy đến quỳ xuống nói :” Nhờ Thế tử gia đình thiếp mới an toàn , nguyện hiến Yên Thị cho thế tử để về giúp việc bếp nước vá may “ .
Yên Thị ra bái ết Tháo , Tháo nhìn nàng từ đầu đến chân rồi nói : “ Thật đáng làm con dâu ta “. Oâng bỏ ý định cướp Yên Thị và quyết ý cho Tào Phi .
Phần Tào Thực , chàng đã mê Yên Thị từ lâu , nay nghe tin Tháo cưới Yên Thị cho em mình , chàng đau khổ ngày đêm , đem tâm tình u uẩn trút lên bài Lạc Thần phú .
Yên Thị làm vợ Tào Phi tức Ngụy Văn Đế , sinh được một trai một gái . Ít lâu sau , Tào Phi lãnh đạm với Yên Thị , lại nghi ngờ giữa Yên Thị và Tào Thực có sự dan díu bất chính để bắt Yên Thị uống thuốc độc chết .
*
Bài thơ “ Trường hận ca “ của Bạch Cư Dị kết thúc với hai câu :
“ Thiên trường địa cữu hữu thời tận
Thử hận mang mang vô tuyệt kỳ “
Trường hận ấy do sắc đẹp mà ra . Sắc đ5p ấy là sắc đẹp của Dương Quý Phi . Nàng sinh ở Tứ Xuyên vào đời Đường Huyền Tôn ( năm 718 Tây lịch ) . Cha mất sớm phải ở nhờ chú . Năm 17 tuổi được vào làm phi tần . Do thái giám Cao Lực Sĩ thấy nàng là người đàn bà tuyệt sắc mới đem dâng lên vua Đường Huyền Tôn . Từ khi gặp mặt Dương Quý Phi thì vua thấy cả sáu cung chẳng còn ai nhan sắc nữa .
Cái đẹp của Dương Thái Chân chẳng những ảnh hưởng đến chính trị và xã hội mà còn trở thành tượng trưng cho nghệ thuật văn học một thời , từ thi ca âm nhạc đến kiến trúc .
Dương Thái Chân đã đem cái đẹp tròn trịa như đóa hải đường để phá tan cái đẹp mảnh mai mà Thiệu Phi Yến là tượng trưng .
Dương Thái Chân được chiều chuộng đến nỗi dân gian đã phải đổi cả quan niệm trọng nam khinh nữ trước đây thành câu tục ngữ :
Sinh nữ vật bi toan
Sinh nam vật hỷ hoan
Nam bất phong hầu nữ tác phi
Khán nữ khước vi môn thượng mi .
nghĩa là : “ Đẻ con gái chớ buồn , đẻ con trai chớ vui . Nam không được phong hầu thì đã có con gái làm vương phi . Con gái thừa sức làm rạng danh tôn tổ “ .
Cuộc đời vương hậu chưa kéo dài được bao lâu thì An Lộc Sơn khởi loạn , Đường Huyền Tôn phải bỏ kinh thành mà chạy . Quân sĩ đổ tội cho Dương Thái Chân mê hoặc quân vương và Dương Quý Trung , anh nàng phá hoại triều chính , đòi vua phải giết Dương Thái Chân rồi mới chịu đánh . Vua đành phải tặng nàng một dãi lụa trắng để Dương Thái Chân tự thắt cổ .
Khi loạn An Lạc Sơn bình định xong , Đường Huyền Tôn nghĩ thương người vương phi tuyệt sắc nên hạ lệnh cải táng để xây lăng cho nàng . Theo truyền thuyết , lúc quật mồ lên , xác Quý Phi đã không còn ở trong huyệt nữa . Có kẻ say mê giai nhân nên đã đánh cắp mang đi mất .
Nhan sắc với trường hận thường đi đôi với nhau trong cuộc sống thế gian . Bởi lo sợ như thế nên các cụ ta xưa kia mỗi khi đẻ được bé gái mà thấy nó xinh đẹp thì phải tìm cách đặt cho nó một tên xấu xí để cho trời đất khỏi ghét bỏ .
Người nông dân Việt có câu ca :
Mình đẹp để mẹ mình lo
Đêm nằm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như mẹ con tao Đêm nằm ngỏ cửa mát sao mát này
Tướng lý đối với nhan sắc cũng không xa cấu ca dao kia bao nhiêu . Tại sao ? Vì tướng lý nói rằng : “ Một tốt có thể chống lại chín xấu , nhưng chín tốt không chống được một xấu “ ( Nhất quý để cữu tiện , nhất tiện để cữu quý ) .
Nhan sắc trên nguyên tắc là tốt nhưng dễ xen vào trong đó một tướng xấu sẽ thành phá cách ví như người trèo cào mà ngã thì đau , ví như hạt ngọc mà vỡ nứt thì dễ bị ghét bỏ .
Xấu xí nhưng có một tướng tốt ví như chiếc áo rách vá mụn gấm trông dễ coi.
YÊU PHỤ
Người đời khoái đọc “ Liêu Trai Chí Dị “ là tại trong tâm khảm mỗi người đều chán cái tầm thường hoặc cảm thấy cuộc đời nhạt nhẽo với cái “ đĩ tủn “ trong gia đình . Họ muốn tìm đến một “ yêu phụ “ qua tưởng tượng của tiểu thuyết nhưng lại rất sợ thực sự phải gặp người đàn bà yêu quái làm cho mình điên đứng khốn khổ .
Những “ yêu phụ “ hay yêu nữ của tiểu thuyết Liêu Trai bên Đông hay bên Tây đều mang hai tính chất căn bản :
a) Đẹp lạ lùng ma quái
Gây tai họa
Hãy đọc Théophile Gautier tả trong truyện “ La morte amoureseuse “ :
“ Trời ơi nàng đẹp mê hồn . Trăm bức danh học về giai nhân từ xưa đến nay cũng không thể so sánh với con người bằng xương bằng thịt đang đứng trước mặt tôi .
“ Thân thể nàng đều đặn như pho tượng nữ thấn , mái tóc nâu óng mượ như tơ buông xõa trên vai , như dòng suối chảy . Làn da trắng mịn . long mày mọc vòng cánh cung , hàng mi cong và đôi mắt trong xanh như ngọc , tôi chưa bao giờ được nhìn đôimắt đẹp đến như vậy trên khuôn mặt một người . Tia mắt nàng mang sức quyến rũ thần diệu , nàng nhìn ai thì tim kẻ ấy muốn ngưng đập .
“ Nàng là thiên thần hay nàng là ma quái hay nàng vừa là thiên thần vừa là ma quái . Chỉ biết rằng người đàn bà tầm thường không thể sinh ra một giai nhân tuyệt như vậy . Hàm răng hạt lựu óng ánh , cặp môi hồng dìi dịu , má hây hây điểm thêm hai lúm đồng tiền duyên dáng . Cái mũi cao hơi đưa lên kênh kiệu của dòng máu quý tộc . Nàng đao một chuỗi ngọc chạy dài xuống ngực . Chiếc áo vàng bằng nhung bó sát thân hình tròn trịa , hai cánh tay nuột nà , những ngón tay úp măng xinh xinh”
Một huyền thoại Aán độ đã vẽ chân dung người đàn bà yêu quái :
“ Ta lấy sương đọng trên hoa làm nước mắt
Lấy gió làm nét lẵng lơ
Lây kim cương làm vẻ táo bạo
Lấy hổ cái tạo lòng tàn nhẫn
Lấy băng tuyết làm nét lạnh lùng “.
Yêu phụ không có nghĩa là người đàn bà dâm đãng , trái lại đôi khi yêu phụ là người đàn bà lạnh ( frigide) . Đặc tính của yêu phụ dùng sắc ính như một vũ khí để đưa mình lên ngôi vị bạo chúa , biến lũ đàn ông thành thần hạ , thành đồ cjơi tuyệt đối phục tòng , tôn thờ . Nhu cầu của yêu phụ là chi phối . Các cụ đồ nho gọi yêu phụ bằng danh từ “ xà yết mỹ nhân “ ( mỹ nhân rắn rết ) hay “ vọng quốc yêu nghiệt “ ( con yêu tinh làm mất nước ) . Hai danh từ trên do tích “ Đát Kỷ sủng phi của vua Trụ” và “ Bao Tự sủng phi của U Vương “ mà ra .
Bao Tự ưa nghe tiếng xé lụa , bắt U Vương hàng ngày phải mang ca ûmấy chục tấm lụa quý ra xé cho nàng nghe .
Dương Quý Phi khoái ăn trái vải , miền Bắc rét mướt kiếm đâu cho ra trái đó , mùa vải tới , vua ra lệnh phương Nam phải mang lên tiến . Cách xa cả mấy ngàn cây số , lại chạy bằng ngựa trạm thay đổi ngày đêm . Một trái vải đưa lên miệng Quý Phi là công lao của cả trăm người mệt nhọc lặn suối băng rừng nhiều lúc cả ngựa lẫn người đều chết .
Phần lớn yêu phụ thường có tính kỳ quặc . Tâm lý học gia Tây phương xếp yêu phụ vào loại “ sadique “ có phần không đúng lắm .
Tướng học phát hiện yêu phụ qua những điểm nào ? Tìm ra yêu phụ cần sự phối hớp tinh tường giữa tâm tính và thể thái .
- Về tâm tính yêu phụ có lòng tự tin rất cao , đa năng và cực thông minh .
- Về thể thái bao giờ đôi mắt cũng hữu quang xạ nhân ( ánh mắt bắn ra mạnh ) hay gọi là thủy tinh nhãn ( mắt thủy tinh ) .
- Miệng nhỏ răng trắng mà nhỏ ( bởi vì miệng lớn dễ thành tướng ác phụ hơn là yêu phụ , miệng nhỏ đối với đàn bà còn là biểu hiện của sự thông tuệ )
- Thân hình thượng đoản hạ trường , thân trên ngắn , từ eo xuống gout chân dài .
- Da trắng trong và dáng dấp tựa thu thủy ( thu thủy vi thần bạch như ngọc ) .
Có thể muợn thêm vài điểm ghi trong cuốn “ Les femmes “ của Philippe de Dascogne như sau :
- L’expressivité du visage
- La puissance et la souplesse expressive du regard
- La timbre et la pensée
- La lucidité de l’intelligence .
Sở dĩ phải mượn thêm của Gascogne là vì cổ học phương Đông và Tướng Mệnh học thiếu chữ “ có duyên “ ( charme ) . Nếu thiếu “ charme “ thì nhất định không thể thành yêu phụ được .
Còn thân phận của yêu phụ ra sao ? Yêu phụ thường phú quý nhưng không bền , không thọ và phần nhiều hung tử . Cuộc đời lên xuống sống chết lúc nào cũng theo sự sắp xếo của tướng cách mà đoán .
*
TƯỚNG CÁCH VINH NHỤC CỦA PHỤ NỮ
Xem tướng trước hết cần phân biệt tướng cách chủ yếu giữa nam với nữ . Cổ nhân nói : “ Nam chủ khí nữ chủ huyết “ ( con trai là khí , con gái là huyết ) .
Bởi vậy , con trai nhờ tinh thần phú quý , con gái nhờ huyết khí vinh hoa .
Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi tướng sư Viên Liễu Trang rằng : “ Nữ khán huyết khí xuất ư hà xứ : “ ( nghĩa là huyết khí của nữ nhân hiện lên ở đâu ? ) . Viên Liễu Trang đáp : “ Nữ nhân dĩ huyết khí vi chủ bì nãi huyết chi xứ , huyết nãi bì chi bản , khán bì khả chi huyết chi suy vượng hĩ “ ( nghĩa là : Nữ nhân lấy huyết khí làm chủ , da là chỗ ở của huyết , huyết là gốc của da , xem tướng da dẻ có thể biết huyết suy vượng ) .
Như vậy, xem tướng đàn bà đều chú ý đến hàng đầu là huyết khí tức da dẻ .
Viên Liễu Trang nói tiếp : “ Bì huyết minh tắc nhuận , bì huyết hồng tắc khô , bì huyết hoàng tắc trọc , bì huyết xích tắc suy , bì huyết bạch tắc trệ . Phàm trọc tắc tiện , suy trắc dâm trệ tắc yếu . Cố thử huyết nghi tiên minh , biểu lý minh nhuận tắc vi quý hĩ . “ ( nghĩa là : Da với huyết cần nhuận sáng , da quá nhiều màu hồng là huyết khô , da vàng vọi là huyết đục , da đỏ là huyết suy , da uqá trắng là huyệt trệ . Đục thì hạ tiện , suy là dâm , trệ là yểu . Cho nên huyết cần tươi sáng trong ngoài sáng nhuận là quý vậy ) .
Tướng học thường nhắc đi nhắc lại danh từ “ nhuận “ nghĩa của nó là mịnh màng , không sép hay trệ , không nặng nề ủng thũng .
Da dẻ minh nhuận trắng nhưng độn ánh hồng hoặc đen bánh mặt nhưng tưới sáng theo tướng học là được hưởng . Hưởng gì ? Hưởng trọn vẹn những bộ vị đẹp mà da dẻ trệ đục suy khô sẽ bị giãm đến năm phần mười . Bởi vậy , mỗi khi nói đến mũi tốt hay tai tốt …. Đi sau hình thái bao giờ cũng có kèm mấy chữ sắc minh nhuận ( mịn màng và sáng ) hoặc sắc tiên minh tươi sáng . Qua vấn đề huyết khí đến vấn đề cốt cách , dáng dấp phong thái . Truyện Kiều có câu :
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹ mười
Sách “ Thần Tướng Thiết Quan Đao “ có chương : “ Nữ tướng bát tự bí quyết “ như sau :
Nhất kiến khả kính , quý thọ nhi đa nam
Nhất kiến khả trọng , trinh khiết nhi phúc trạch
Nhất kiến khả hỉ , tà đãng nhi dị dụ
Nhất kiến khả khinh , bần bạc nhi tiện yểu
Nhất kiến khả úy , cương cường nhi khi tâm
Nhất kiến khả khủng , khắc nhi ác cực
Nhất kiến khả ố , xũ lậu quái xú ngạnh
Nhất kiến khả hãi , loa văn cổ dốc mạch
nghĩa là :
- Vừa trông đã kính nể thì quý thọ và nhiều con trai
- Vừa trông đã trọng nể thì trinh khiết và nhiều phúc
- Vừa trông đã khoái muốn đùa thì tà đãng dễ dụ - Vừa trông đã coi rẻ thì nghèo hèn yểu triết
- Vừa trông đã sợ thì ngang ngược và gian dối
- Vừa trông đã phát ớn thì hình khắc và rất ác
- Vừa trông đã ghét thì quê kệch và hôi hám .
Nhất kiến hay “ vừa trông “ tức là cảm giác đầu tiên khi gặp người nào đó , dáng dấp và phong thái đưa ta đến .
Nếu ta đem cặp mắt tướng học mà nhìn , ta chắc chắn sẽ thấy thông thường :
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả kính bao giờ cũng vừa có uy vừa dịu dàng , thái độ và tinh thần đoan tú , tiếng nói hiền hòa , ngồi và nhìn ngay ngắn .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả trọng bao giờ tinh thần cũng nghiêm mà hòa , cử chỉ đoan trang , eo tròn , long dầy vuông vắn , ngực rộng , tiếng nói trong trẻo , ngôn ngũ ôn nhu nhã nhặn .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả hỉ bao giờ cũng có vẻ lẳng lơ yểu điệu khiến cho kẻ khác sinh lòng mơ tưởng .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả khinh bao giờ cũng đứng ngồi nghiêng ngã ( xà tọa ) nói những lời “ tà “ và cười ngây ( si tiếu ) ý tình khêu gợi .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả úy bao giờ mặt mày cũng ngang ngạnh , trán lớn , quyền cao , tiếng nói lát sát , đi đứng có dáng nam tử .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả khủng đa sô phong mục ( mắt ông trợn lồi ra ) tiếng nói thô đục hay ngoái lại đằng sau ( lang cố ) , răng nhọn .
- Người đàn bà phong thái nhất kiến khả ố thì môi cong cớn , lỗ mũi hếch như mũi heo , xương thô , quyền cốt lệch lạc , mắt sâu , ngón tay ngắn ngủn , miệng thân cực hôi hám .
Điều đáng chú ý là chỉ cần một , hai trong những tướng kể trên thôi đã thừa đủ để tạo thành phong thái rồi .
Trong thời Xuân Thu , các người đàn bà điển hình cho tướng cách nhất kiến khả hỉ , đó là nàng Tề Văn Khương , em của Tề Tướng Công , vợ của Lỗ Hoàn Công , rất đẹp và cực khiêu gợi . Nhan sắc Tề Văn Khương cứ đi đến đâu là vua quan tranh nhau mê mẩn khiến tình hình “ quốc tế “ bây giờ trở nên rối loạn .
Qua phong thái đến thể thái ( nét hiện lên thân hình ) . Trước hếphải đọc kỹ một đoạn ghi trong “ Thần Tướng Thủy Kính “ :
Phàm tướng phụ nhân cốt cách tiêu tuấn , thần khí uy nghiêm , trì trọng nhi thiểu mị , ngũ nhạc khoan đại , hành động khoái như lưu thủy , thanh âm như ngọc thử nãi hậu phi chi quý tướng dã .
Ngũ nhạc đoan hậu , cốt khí lỗi lạc , thân khí ôn hoà , quan thị bất phàm giả thị phi phu nhân chi quý tướng dã .
Nhược xã diện bồng đầu , xà hành tước dược thỉ thị , quy hung , mi phản thanh hùng , tì thần điến cao tắc vi bần tiện cô dâm chi nữ trưởng dã .
nghĩa là :
Xem tướng đàn bà thấy sự cấu tạo của bộ xương tuấn nhã nguy nga thần khí oai nghiêm , khoan thai và thận trọng ít mị thái ( chiều chuộng ) , ngũ nhạc ( trán , lưỡng quyền , cằm và mũi ) rộng lớn , hành động lẹ làng như lưu thủy , tiếng nói êm ái như ngọc rơi , đó là tướng quý đến bậc vương hậu .
Ngũ nhạc đoan chính đều đặn , cốt khí đẹp đẽ , thần khí ôn hòa , trông nhìn oai nghiêm là quý tướng phu nhân .
Nếu mà mặt xấu , tóc rối , đi như con rắn bò , như chim sẻ nhảy , nhìn như con heo nhìn , ngực lép thẳng y như ức con rùa , mép mọc ria , đít cong tớn , long mày mọc tua tủa ngược về phía ấn đường , tiếng nói ồ ồ là tướng bần tiện , dâm dặt , cô độc .
*
Đã xem tướng thì phải đi theo nguyên tắc vô sở bất đáo ( không chỗ nào không xem xét đến ) từ chân tơ kẻ tóc , từ gót chân đến đỉnh đầu phân biệt âm dương , thượng hạ , tả hữu . Tỉ dụ , một người đàn bà có cái mũi lệch bên trái hay bên phải tính khác hẳn nhau . Sơ ý là có thể đoán sai , cho nên tướng học là môn học dễ nhưng tinh tường rất khó , cần dụng công phu nhiều .
Một câu kệ của thiền đạo viết :
Có may có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Không quan học tướng thì thôi , đã học chớ nên quên điểm cực nhỏ bởi vì sai một ly đi một dặm . Câu kệ ấy người xem tướng luôn luôn nhớ .
NỐT RUỒI
Tầm thường như mụin ruồi trên mặt , trong thân thể , cũng mang ảnh hưởng đến cuộc đời .
Nốt ruồi chữ Hán gọi là “ hắc chi “ hay “ hắc tử “ hoặc “ chí “ . Nó mọc bất cứ nơi nào trên người .
Tướng học căn cứ các bộ vị khác nhau , có nốt ruồi để mà đoán định tốt xấn , cát hung .
Sử ký chép :
Chu Hồng Vũ tức Minh Thái Tổ lúc còn nghèo hèn cũng xuống đầm rửa chân với Ký Nhạc . Nhạc lật gan bàn chân lên nói :” Tao có nốt ruồi này , thầy tướng bảo tao sẽ cai quản ngàn quân , gọi là túc đạp nhất tinh ( bàn chân dẫm đạp lên một ngôi sao ) “.
Chu Hồng Vũ hỏi : “ Nếu túc đạp thất tinh thì thế nào ? “ Nói rồi , Chu Hồng Vũ lật bàn chân lên , giữa lòng có bảy nốt ruồi .
Từ đấy Ký Nhạc đi theo Chu Hồng Vũ .
Đời nhà Thanh có Hải Lan sát , lúc sinh ra đời , tay dài quá gối , lòng bàn tay có bảy nốt ruồi . Oâng làm đến bậc vương hầu quyền quý một thời . Sách tướng đời Hán viết :” Trưởng ác thất tinh , quan cư cực phẩm “ ( Tay nắm bảy sao , làm quan đến cực phẩm ).
Trung Quốc tướng pháp cổ có đoạn nói về nốt ruồi dưới đây :
“ Hắc tử ví cây trên núi , mô đất nơi đồng bằng . Núi có mỹ chất thì sinh cây quý để tỏ tú khí của núi . Đất tích ô thổ thì sinh những mô đất quái ác . Lý vain vật đều như vậy . Đến như con người ta , nếu chứa chất mỹ chất tất nảy ra hắc tử để thể hiện điều quý , nếu mang chất nhơ đục sẽ sinh ra “ ác chí “ để biểu hiện cái tiện . Cho nên Vua Hán Cao Tổ , đùi bên trái mọc 72 nốt ruồi báo hiệu tướng đế vương “.
Nguyên tắc về nốt ruồi có mấy điểm như sau :
- Nốt ruồi sống và nốt ruồi chết .
Sống là nó nổi , trông sắc còn tươi và còn có thể phát triển lên nữa ( đàn ông nốt ruồi sống thường mọc lông ) .
Chết là nó chìm như cái chấm đen .
- Nốt ruồi động và nốt ruồi tĩnh .
Động là nó mọc ở nơi bắp thịt vẫn được sử dụng cử động như chung quanh miệng .
Tĩnh là nó mọc ở nơi bắp thịt không cử động .
- Nốt ruồi đỏ hồng hồng , nâu nâu và nốt ruồi đen
- Nốt ruồi mọc chỗ kín và nốt ruồi mọc chỗ hở .
Sống , đỏ , động , kín là tốt .
Chết , đen , đục , tĩnh , hở là xấu hoặc nếu tốt thì tác dụng không mạnh bằng .
Riêng về nốt ruồi động , nó thường tạo cho đàn bà thêm sự duyên dáng , cười đã đẹp mà còn có nốt ruồi duyên nữa thì khả ái biết mấy . Đàn bà Tây phương ưa trang điểm thêm với nốt ruồi giả mà họ gọi là “ graine de beauté “ . Bên Mỹ còn bày vẽ thêm cả nốt ruồi gắn vào đùi , vào ngực , rất cần cho lúc “ trần truồng “ .
Dân Pháp lại rất quý nốt ruồi , bảo nó là một hạt huyền rơi trên tuyết .
Dân Trung Quốc và hầu hết dân Đông Phương nhìn nốt ruồi như một biểu hiện tướng cách .
Theo tướng pháp có nốt ruồi hung và nốt ruồi cát ( tốt ) , muốn biết hung hay cát phải căn cứ vào vị trí và mầu sắc của nó .
Có một số lý thuyết gia tướng học quá khích bảo rằng : “ Diện vô thiện chí “ ( không có nốt ruồi nào trên mặt là tốt cả ) .
Lời này đã bị các tướng sư thay thế bằng lập luận tùy vị trí , tùy màu sắc và nốt ruồi trên mặt nếu được che đi thì lại càng tốt , tỉ dụ mọc trong lông mày được lông mày che đi , mọc trong tóc mai được tóc mai che đi ấy là do cái lý ẩn cát lộ hung vậy .
Xem tướng nốt ruồi còn phải phân biệt nam nữ vì rất nhiều trường hợp , nốt ruồi ở cùng một vị trí mà ảnh hưởng lại khác hẳn .
Ngoài nốt ruồi ra phải kể thêm “ ban điểm “ ( ta gọi là châm hương hay tàn nhang ) .
Trước khi đi vào chi tiết , người học tướng pháp cần học thuộc lòng mấy câu
phú về tướng nốt ruồi để tìm cho mình một quan niệm rõ ràng về nó :
- Chí sinh đắc kỳ , phản thành khiết ngọc chi mỹ
Ban xuất bất dị , thả dị bạch khuê chi hà .
nghĩa là : Nốt ruồi kỳ lạ chính là vẻ đẹp của hạt ngọc trong suốt .
Vết tàn nhang tầm thường chính là vết nứt của ngọc khuê .
- Cực mục tế bình , biện ngũ sắc chi dị
Dụng tâm thẩm sát thủ nhất chí chi kỳ
nghĩa là : Phải vận dụng nhãn lực để tìm cho thấy dị dạng của năm sắc .
Cần dụng tâm cho kỹ để tìm cho ra một nốt ruồi lạ .
- Đan sa độc kiến thiên trung , thanh cao chi quý
Minh châu lộ xuất ấn thượng hàn uyển chi phong
nghĩa là : Một nốt ruồi đỏ chót mọc chính giữa trán
( tính cả theo bề ngang lẫn bề cao ) gọi là “ thiên trung “ thì làm quan to .
Như hạt ngọc sáng ( đen cũng được nhưng phải đen tươi và bóng ) nơi ấn đường ( khu vực giữa hai lộng mày trên mũi ) thì văn chương nổi danh .
- Tích tụ hà nhân , thả hỉ nhĩ chân nhất chí
Cáo phong điệp chí đương chí ngách thương thất tinh .
nghĩa là : Muốn tích tụ tiền bạc thì dái tai nên có một nốt ruồi .
Sắc phong nhà vua thường tới do bởi trên trán có bảy nốt ruồi .
Mấy câu phú trên đây cho thấy nốt ruồi cũng mang một ảnh hưởng khá lớn đối với tướng cách , mặc dầu nó vẫn là phụ so với tướng bộ vị và khân khí .
Mấy câu phú trên đây cũng nhắc nhỡ người học tướng phải có con mắt tinh tế khi biện nhận tướng nốt ruồi .
Sách “ Quan Nhân Ư Vĩ“ viết :
“ Hắc tử sinh ở chỗ hở thường không tốt , ở chỗ kín mới là cát triệu . Nốt ruồi trên mặt ở vài bộ vị nào đó thường bất lợi . Tuy nhiên , cần xét kỹ mầu sắc đã , nếu đen thì phải đen bóng như sơn , đỏ phải đỏ như son . Đen đục dơ dấy là phá hoại , đỏ khô như lửa là khẩu thiệt , tiểu nhân trắng bệt là ưu kinh hình khắc , vàng là mất trộm mất cướp “ .
Màu sắc quan hệ vô cùng . Tỉ dụ , thiên trung có nốt ruồi đỏ mới hay , nốt ruồi đen đục lại xấu : tướng on trai khắc hại phụ mẫu , con gái khắc phu .
Đi vào chi tiết , nên chia làm hai khu vực :
a) những nốt ruồi trên mặt ( đầu )
những nốt ruồi trên thân ( mình và chân tay )
- Nốt ruồi ở mặt và đầu nếu đã không dược coi là đúng cách tốt thì mọc tại bộ vị nào cũng xấu , ví như bên Tây chấm một “ graine de beauté “ không đúng chỗ nào mà thành vô duyên vậy .
- Nốt ruồi ở đầu mũi , nếu mầu chu sa hoặc đen bóng như sơn , tài vận rất tốt , con trai dễ khiến gái mê , nhưng con gái thì lại duyên chồng nhạt nhẽo , nếu màu vàng hay đen đục lại càng xấu .
- Nốt ruồi sắc tốt mọc ở giữa trán , con gái giỏi giang trong việc làm ăn , tuy nhiên lần hứa hôn đầu tiên dễ thất bại .
- Nốt ruồi mọc ở khu vực hàm , nếu là nốt ruồi chết , màu sắc không tươi , con gái dễ mắc bệnh băng lạnh , tàn nhẫn , vô tình .
- Nốt ruồi ở đuôi mắt , nếu màu hồng chu sa hoặc đen bóng như sơn thường được người phối ngẫu giúp cho thành công , nếu là nốt ruồi chết tất bị buồn khổ về tình duyên , một hai lần dang dỡ có thể phạm gian dâm .
- Nốt ruồi ở mí mắt dưới thường thất bại trong tình trường .
- Nốt ruồi mọc lẫn trong lông mày dễ thành công với học vấn , dễ được quý nhân giúp đáp . Nếu là “ tử chí “ thì hay bị khổ vì anh em bà con .
- Nốt ruồi giữa cổ nơi yết hầu , nếu sắc tốt vợ chồng hòa thuận , sinh hoạt hạnh phúc , nếu sắc xấu thì người phối ngẫu lìa đời sớm ( theo Kiến Nông cư sĩ ) .
- Nốt ruồi ở nhân trung , đường con cái hiếm hoi .
- Nốt ruồi mọc nơi tóc mai gọi là phát trung ẩn ngọc ( ngọc ẩn trong tóc ) .
- Nốt ruồi ở cằm nên lo lúc sinh nở .
- Nốt ruồi sát dưới môi tiền bạc hao tán .
- Nốt ruồi áp bên mũi , đề phòng tai nạn sông nước .
- Nốt ruồi ở vành tai là thông tuệ , có lòng hiếu dễ .
- Nốt ruồi trên sống mũi , khắc phu .
Trên thân thể , đáng chú ý là những nốt ruồi :
- Âm hộ , con gái quật cường , đa tình , sau sẽ thành danh .
- Trong rốn , gọi là “ hàm châu “ ( ngậm hạt ngọc ) , phú quý , màu chu sa Tủ Sách càng hay nữa .
- Đầu gối là người có từ tâm , có còn tượng trưng cho uy thế .
- Trên vú , màu son hay đen bóng , sinh con thông tuệ , dấu ở dưới vú càng hay .
- Trên đùi , trên bắp chân bất luận sinh chí hay tử chí , con trai con gái thường bạc tình hay hiếu sắc .
- Trên đôi mông , con gái lười biếng khiến cho tài hoa và tư chất mai một .
- Trên mu bàn chân , tính ưa đi , không phải loại đàn bà ưa nội trợ .
Ngoài ra , còn mấy câu phú nữa của cổ nhân về tướng nốt ruồi cần phải biết như sau
- Độc thủ sơn căn đương chấp chiên nhi chiên túc tật
Cô đỉnh quyền thượng ưng khiên vĩ nhi thụ cơ hàn
nghĩa là : Nốt ruồi đen xấu độc thủ nơi sơn căn , con trai đi hầu , con gái khắc phu .
Nốt ruồi đen xấu nổi nơi quyền cốt dễ nghèo đói .
- Diện như bích ngọc chí như hà
Bích ngọc hà sinh tự bất gia
Đắc thử kỳ hà thành dị vật
Chí diện diệm tại sắc chu sa
Nghĩa là : Mặt người ví như viên ngọc bích , nốt ruồi ví như vết rạn trên ngọc nên không tốt . Nếu có vết rạn thì phải dị kỳ mới hay , vết dị kỳ ấy mang màu chu sa .
- Chí hiềm lộ diện tối nghi tăng
Lộ diện vô tai hữu họa ương
Điểm điểm thân trung đa cát triệu
Chu viên ngọc nhuận bất tầm thường .
nghĩa là : Nốt ruồi kỵ lộ trên mặt , nên ẩn mới tốt , nếu lộ diện dễ sinh tai họa . Trong thân có nhiều nốt ruồi là điềm tốt . Nếu mỗi nốt ruồi đều tròn trịa tươi đẹp rất hay .
- Chí như hắc tất tịnh chu sa
Thử tử diện gian vận diệc thông
Tối phạ tiêu hoàng vi bạch sắc
Vô câu nam nữ hại kỳ trung nghĩa là : Nốt ruồi bóng như sơn đen hay hồng nhuận như chu sa , dù có mọc ngay trên mặt thì vận mệnh vẫn hanh thông . Sợ nhất là màu sạm , vàng hay trắng beach , nam hay nữ đều họa như nhau .
- Hắc chí sinh thành bất khả y
Túng nhiên y đắc đới vi tì
Khuyên quân quảng tích âm công hảo
Ngọc khiết băng thanh khởi hữu khuy .
nghĩa là : Nốt ruồi trời sinh ra không thể dùng thuốc mà chữa . Nếu có chữa nổi chăng nữa thì vẫn còn vết lưu lại . Vậy khuyên người đời ăn ở cho có đức có nhân . Đấy là một cách chữa tướng thần diệu hơn cả .
Về ban điểm tức là những vết lấm tấm trên mặt ( châm hương , tàn nhang ) cũng mang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống lứa đôi 0 Nếu ban điểm hoa hoa như trên vỏ trứng chim sẻ , con gái khắc phu khắc tử . Nếu ban điểm lớn hơn như hạt đậu trắng , đàn bà gian trá , trốn chúa lộn chồng .
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TƯỚNG NỐT RUỒI
Theo truyền thuyết kể thì đầu đời nhà Thanh bên Tàu , đất Hải Ninh có Trần Thanh Các sinh ra với dị tướng dưới gan bàn chân trái mọc nốt ruồi to bằng hạt đậu đỏ . Oâng thường tự nhận đó là đại tướng quý . Oâng làm tuần vũ đất Quý Châu rồi được triều đình gọi về thăng chức lễ bộ thượng thư . Mỗi buổi tối , con tì nữ họ Hoàng bưng nước rửa chân , lần nào cũng như lần nào , nó đều say mê ngắm nghía nốt ruồi dưới gan bàn chân ý như muốn nói điều chi . Trần Công lấy làm lạ nên hỏi :
- Tại sao mày cứ ngó đăm đăm vào cái nốt ruồi vậy ?
Con tì nữ ấp úng trả lời :
- Lão gia là quý nhân tại sao dưới gan bàn chân lại có nốt ruồi như thế ?
- Mày cho là xấu sao ?
- Thưa vâng .
Trần Công cười nói : “ Mày là con tì nữ biết gì , sở dĩ tao làm quan đến cực phẩm cũng là nhờ tướng cách của nốt ruồi ấy “ .
Nữ tì cũng cười nói :” Lão gia không nói dối con đấy chứ , lão gia chỉ có nốt ruồi ở một chân mà quý tới bậc công khanh , tại sao cả hai gan bàn chân của con

No comments: