Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia, hầu như tất cả các nước đều có những đặc điểm tương đồng với các quốc gia láng giềng nhưng khó mà tìm được những nước nào mang nhiều điểm khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong nhóm nước phát triển, dễ thấy Anh, Pháp, Đức có khác biệt nhiều nhất nhưng vẫn thờ chung các vị thánh và chúa Jesus, cùng sử dụng bảng chữ cái Latin, cùng có tập quán ăn bằng dao, nĩa. Thế nhưng 3 quốc gia Đông Á lại khác biệt ngay từ những điều cơ bản như thế.
Nhìn từ góc độ tôn giáo, tại Trung Quốc, về cơ bản Nho giáo vẫn là tôn giáo chính nhưng dẫu sao cũng chỉ là một trong số hàng trăm tôn giáo làm nền móng tư tưởng cho quốc gia này mà thôi. Mặt khác, Đạo giáo – tín ngưỡng cầu lợi hiện thế, mong cho sự hạnh phúc và bình an của cá nhân trên thực tế lại phổ biến trong quần chúng hơn. Trong đại cách mạng văn hóa, truyền thống Nho giáo trở thành đối tượng phê phán (“Khổng Tử là kẻ thù của giai cấp” ©Mao…). Đối với trường hợp Nhật Bản, khi Phật giáo được truyền bá vào quốc đảo này, nó đã gặp phải xung đột với tín ngưỡng Thần đạo (Shinto) truyền thống ở đây. Nhân vật có quyền lực nhất lúc bấy giờ là Thái tử Thánh Đức (Shotoku 574 - 622) đã tuyên bố sự tự do trên thực tế của các tôn giáo (“Giao tranh vì lý do tôn giáo sẽ làm mọi người chết hết. Tin theo tôn giáo nào cũng được, nhưng không được phép gây ra chiến tranh tôn giáo”). Từ đó, Nhật Bản trở thành quốc gia có sự chung sống hòa bình của cả Thần đạo, Phật giáo, Nho giáo. Tuy vậy cho đến cuộc cách mạng Minh Trị 1868 thì Phật giáo vẫn giữ vị trí trung tâm. (Thời Edo, Thần đạo là tín ngưỡng độc đáo của quốc gia, Phật giáo là tôn giáo cơ bản, Nho giáo là cơ sở tư tưởng của giới thống trị quốc gia).
Còn ở Hàn Quốc thì từ khi Nho giáo du nhập vào vương triều Triều Tiên, triều đình nước này đã thực thi triệt để chính sách Tôn Nho Ức Phật, trở thành quốc gia có tư tưởng Nho giáo mạnh mẽ nhất thế giới. Đến sau năm 1945, khi được giải phóng khỏi ách phát xít Nhật, đạo Thiên chúa phát triển nhanh chóng, đến nay có khoảng 35% dân số theo đạo Thiên chúa. Cả nước có khoảng 50 000 nhà thờ, nhiều nhất nhì châu Á.
Nhật, Trung, Hàn dù đều được coi là thuộc vùng văn hóa Hán tự nhưng Trung Quốc sử dụng thứ chữ Hán đã được giản lược, Nhật Bản dùng thứ chữ riêng Hiragana (ひらがな) và Katakana (カタカナ), còn Hàn Quốc từ năm 1446 sử dụng bảng chữ Hangul (한글) làm chữ viết riêng. Nghĩa là cả 3 nước đều sử dụng các ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Dù người dân 3 nước Anh, Pháp, Đức có sự khác biệt thế nào chăng nữa thì cũng đều nằm ngủ trên giường. Trái lại, ở Đông Á, người Trung Quốc nằm ngủ trên tràng kỷ, sinh hoạt trên ghế, người Nhật thì trải chiếu trên sàn nằm, người Hàn Quốc trải giấy dầu trên nền nhà, sinh hoạt trên ondol 온돌(lò sưởi dưới nền nhà). Còn trang phục truyền thống thì khác nhau quá rõ (xường sám, kimono, hanbok). Ngay cả độ dài của đũa ăn cũng không giống nhau. Món ăn của Trung Quốc chủ yếu rán, xào bằng dầu, nên sử dụng đũa dài để gắp (cho khỏi bắn dầu vào người). Ngày xưa người Hàn Quốc cố gắng phân chia số thịt ít ỏi có được cho mọi người một cách công bằng nên các món nấu bằng nồi rất phát triển. Họ sử dụng cả đũa và thìa, và (có lẽ) là dân tộc duy nhất ăn cơm bằng thìa. Đối với họ, đũa là một dụng cụ bổ trợ, không cần thiết phải dài như đũa của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản thì gạo là lương thực quý nên họ thường trộn cơm cùng với các loại tạp cốc khác (kê, dẻ,…). Họ không quan tâm mấy đến sự dẻo của cơm, không dùng đũa để gắp, thường ăn theo kiểu và, nên làm đũa ngắn để dễ cầm. Vì thế đến giờ người Nhật ăn cơm vẫn cầm cả bát.
Người phương Tây nhìn vào thì thấy 3 dân tộc này chẳng có gì khác nhau cả, nhưng thực chất về phương thức sinh hoạt, cách suy nghĩ, giá trị quan… giữa họ không hề có một điểm chung nào.
Lý do là vì sao? Nói một cách đơn giản, dù giữa Anh, Pháp, Đức liên tục có chiến tranh, nhưng lại thường xuyên có sự tiếp xúc giao lưu, nên thật tự nhiên dần dần giữa các nước đấy có nhiều điểm chung về lịch sử, văn hóa, xã hội,… Còn 3 nước Đông Á dù được cho là thường xuyên có sự giao lưu với nhau nhưng trên thực tế biên giới lại đóng rất chặt. Người Trung Quốc mang trong mình tư tưởng trung tâm thế giới rất mạnh, và hầu như không thể hiện mối quan tâm đến ngay cả đối với các nước gần gũi như Hàn Quốc và Nhật Bản.Thời triều Thanh hay triều Nguyên, nước này đã từng bị các dân tộc thiểu số lân bang xâm chiếm, nhưng kể từ thời Đường trở đi họ luôn nắm giữ tư tưởng bảo hộ các dân tộc khác. Bằng sự dung hợp các nền văn hóa khác vào nền văn hóa Hán - là văn hóa trung tâm của lục địa Trung Quốc, họ đã xây dựng được một nền văn hóa duy nhất - văn hóa Trung Hoa vĩ đại.
Hơn nữa, văn hóa Trung Quốc cho đến thế kỷ 18 vẫn còn tự hào là ưu việt hơn văn hóa phương Tây, tự coi là nền văn hóa chủ lưu của thế giới. Sử gia Anh Arnold Joseph Toynbee (1889-1975) có nói thế này về văn hóa Trung Quốc: “Từ sau thời Hán, Trung Quốc đã vứt bỏ tính ham chiến tranh, lựa chọn con đường hòa bình. Thống nhất và hòa bình là hạt nhân chủ yếu trong tinh thần Trung Quốc, và tinh thần của người Trung Quốc là chủ nghĩa thế giới. Thế nhưng “Thống nhất và hòa bình” có nghĩa là hòa bình trong sự thống nhất. Cũng có nghĩa là các quốc gia lân bang khác phải phục tùng nước Trung Quốc vĩ đại.” Các nước lựa chọn con đường độc lập tự chủ thường xuyên chịu đau khổ vì sự xâm lược của Trung Quốc, chẳng hạn Hàn Quốc.
Bán đảo Triều Tiên là vùng đất nhỏ nằm ở rìa phía Đông Trung Quốc đại lục. Đến thời kỳ đầu vương triều Cao Ly nước này đã chế ngự thành công sự xâm chiếm từ đại đế quốc Trung Quốc, nhưng kể từ sau khi bị Mông Cổ xâm lược thì sức mạnh của dân tộc Triều Tiên không thể đương cự lại với một nước Trung Quốc khổng lồ. Và đến thời đại Triều Tiên thì hoàn toàn bị khuất phục trước chính sách thống nhất – hòa bình của Trung Quốc. Để đổi lấy việc triều cống, thần phục thì Trung Quốc bảo đảm cho sự độc lập và tự chủ về hình thức tại bán đảo Triều Tiên. Với quan hệ như thế, lo ngại một viễn cảnh tiếp xúc chặt chẽ với người Trung Quốc, dẫn tới việc bị đồng hóa, dân tộc Triều Tiên chỉ quan hệ ngoại giao và buôn bán ở mức độ cần thiết, và hạn chế đến mức thấp nhất các quan hệ của người dân. Dù không phải là đảo quốc, nhưng Triều Tiên đã trải qua 500 năm với cuộc sống như một đảo quốc, để hình thành nên một nền văn hóa và tính dân tộc riêng không giống với Trung Quốc.
Nhìn từ phương Tây thì Nhật Bản là một hòn đảo nhỏ nằm ở cực Đông. Ngoài 2 lần xâm lược bất thành của quân Nguyên (năm 1274 và năm 1281), chịu sự chiếm đóng của quân Mỹ sau WWII thì Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á không bị ngoại bang xâm lược. Dù tiếp nhận văn hóa và Phật giáo từ Trung Quốc và Nhật Bản nhưng người Nhật đã biến đổi nhằm phù hợp với bản tính của dân tộc mình, tạo nên nền văn hóa độc đáo, khác hoàn toàn với Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại đây chiến tranh cũng liên miên xảy ra nhưng không phải là chiến tranh xâm lược cướp bóc, chém giết dân thường mà chỉ là những cuộc tranh giành quyền lực của tầng lớp cầm quyền. Và Nhật Bản cũng khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, không hề có sự lo sợ bị xâm lược từ ngoại bang nên nền văn hóa nhu hòa, tỉ mỉ mang nữ tính cũng phát triển hơn văn hóa mạnh mẽ mang chất nam tính.
3 quốc gia này khác biệt nhau đến thế nhưng vẫn có thể thấy được một điểm chung kỳ lạ. Đó là người dân của cả 3 nước đều có tư tưởng “một dân tộc” rõ ràng. Người Trung Quốc vẫn tự hào rằng Trung Quốc là trung tâm của thế giới, văn hóa Trung Quốc là văn hóa chủ đạo của thế giới, trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ được một nước Trung Quốc, và tất cả 1,3 tỉ người dân đều mang suy nghĩ rằng mình là “người Trung Quốc”. Người Triều Tiên từ khi lập quốc đã chịu sự xâm lược của các thế lực ngoại bang, nhưng toàn dân vẫn mang có ý thức hợp lực, khắc phục khó khăn lịch sử, để rồi sau khi vương triều Silla thống nhất, tinh thần dân tộc đã càng được thắt chặt. Dân Nhật Bản cũng là một dân tộc trải qua đủ các hỉ nộ ái ố của một quốc đảo trong mấy nghìn năm với ý thức đồng bào thể hiện triệt để trong 130 triệu dân. Chính vì có ý thức dân tộc mạnh mẽ trong cả 3 quốc gia như vậy nên việc định nghĩa văn hóa và tính dân tộc có thuận lợi hơn so với các nước phương Tây.
Vậy thì giá trị quan trọng nhất của 3 quốc gia Đông Á này là gì?
Nếu quy về 1 từ duy nhất, thì Trung Quốc sẽ là từ “Nhất” (一), Hàn Quốc sẽ là từ “Trung”(忠), và Nhật Bản là từ “Hòa” (和).
TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, do đó chuyện xuất hiện các nhân vật quyền lực địa phương dựng cờ lập quốc, giao tranh liên miên để mở rộng lãnh thổ và gây ảnh hưởng lẫn nhau là điều dễ hiểu. Trong cảnh loạn lạc, dân thường luôn sống trong sự nơm nớp lo âu. Với người TQ đã nếm trải đủ những cuộc chiến tranh triền miên như thế thì họ cảm thấy điều gì là thiết thực với bản thân? “Mong có ai đó hãy thống nhất thiên hạ, dùng sức mạnh để thiết lập hòa bình!” Nếu có một nhà nước thống nhất có sức mạnh đủ quyền lực thống trị không ai đương đầu lại, thì các cuộc loạn lạc sẽ bị dẹp yên. Nhận thức đó đã thấm nhuần vào suy nghĩ của người TQ. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục địa Trung Quốc, để bảo toàn sự thống nhất của một nhà nước, TQ đã phải trả giá thế nào? Suốt 2000 năm, trừ những thời điểm phân ly nhất thời (Tam Quốc, Nam Bắc Triều,…) thì ngoài Trung Quốc chưa có nơi đâu duy trì được sự thống nhất đến thế (đế quốc La Mã cũng chỉ tồn tại trong 1000 năm). Thế nhưng một đế quốc thống nhất dù có mạnh đến thế nào chăng nữa thì liệu có thể quản lý được mọi ngóc ngách của một quốc gia rộng lớn? Vì thế TQ đã thực thi chính sách chủ nghĩa đại đồng, chủ nghĩa thế giới để bao bọc tất cả các dân tộc trong nước, với biện pháp khoan dung và thỏa hiệp (cây gậy và củ cà rốt…) Tư tưởng nền tảng là vậy, còn phương pháp thực hiện chính là chế độ triều cống. Nghĩa là một quan hệ thỏa thuận rằng các nước chung quanh Trung Quốc với việc công nhận Trung Quốc là nước đàn anh, thiên triều, đổi lại, được chấp nhận tính tự trị với tư cách là một quốc gia độc lập, và không can thiệp vào công việc nội bộ. Các nước xung quanh hàng năm đều cử sứ tiết, mang cống vật để thể hiện lòng trung thành của nước thần hạ.
Kể từ khi xác định chủ nghĩa đại sự (lấy việc lớn làm trọng) sau thời đại Triều Tiên, vì thế lực của Trung Quốc quá mạnh, phải chịu nhiều sự can thiệp vào nội bộ nhưng vương quốc Triều Tiên tồn tại độc lập được trong 500 năm chính là nhờ chế độ triều cống.
Nhật Bản, nhằm mở rộng quyền lợi ở bán đảo Triều Tiên, đã phát động và chiến thắng cuộc chiến tranh Nhật – Thanh. Sự kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải công nhận Triều Tiên là một quốc gia độc lập cũng chính là vì ý đồ chia tách Triều Tiên khỏi “một Trung Quốc” để xâm lược. Nếu nguyên tắc “một Trung Quốc”, cùng với chế độ triều cống bị phủ định, sẽ gây ra sự phân ly, chia rẽ và các cuộc chiến tranh sẽ xảy ra là điều có thể thấy được (hiện nay, nguyên tắc này có thể thấy rất rõ với trường hợp Đài Loan và Hongkong, khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng). TQ không đời nào chấp nhận độc lập phân ly vì sẽ gây ra mất mát tính mệnh và tài sản của nhân dân. “Trung Quốc thống nhất, một nước Trung Quốc là chìa khóa để bảo vệ tài sản và tính mạng của 1,3 tỉ nhân dân Trung Quốc”. Nhờ vậy có thể hiểu được người Trung Quốc coi trọng chữ “Nhất” đến mức độ nào.
Điều đó cũng đúng không chỉ với sự thống nhất lãnh thổ mà còn đúng với cả dân tộc và văn hóa. Tất nhiên nhân tố trung tâm của “một Trung Quốc” là dân tộc Hán (70%), nhưng khoảng 50 dân tộc thiểu số cũng bị Hán hóa, và dung hợp thành “người Trung Quốc”. Dù từng bị người tộc Mông Cổ (thời Nguyên) và người tộc Mãn Châu (thời Thanh) xâm chiếm nhưng ngược lại các nền văn hóa đó lại bị văn hóa Hán chinh phục, trở thành “một văn hóa Trung Quốc”. 30 triệu người Trung Quốc rải rác trên thế giới (Hoa Kiều) cũng đều đoàn kết dưới một giá trị quan duy nhất là người Trung Quốc, là bằng chứng vững vàng cho ý thức “một Trung Quốc”. Tinh thần “một” đó gắn kết lãnh thổ, dân tộc, văn hóa làm một và chính là động lực cơ bản đưa Trung Quốc trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới trong tương lai.
“Nhất” còn có ý nghĩa là số 1. Niềm tự hào của người Trung Quốc tiêu biểu cho tư tưởng Trung Hoa đó là dân tộc Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc… cái gì cũng số một thế giới. Niềm tự hào đó dù có bị các thế lực mạnh hơn sỉ nhục nhưng vẫn không hề thay đổi. Thực tế, TQ từ nửa sau thế kỷ 19 đã bị đối xử thế nào thì ai cũng rõ. Napoleon, người đã nhìn thấu sức mạnh tiềm ẩn của Trung Quốc đã nói thế này “Không được đánh thức con sư tử (TQ) đang ngủ”. Nhưng Hegel thì “Trung Quốc chỉ có không gian mà không có thời gian. Chiếm hữu một lục địa khổng lồ mà hàng ngàn năm qua không hề thay đổi. Ngoại trừ sự tự do của nhà cầm quyền thì về mặt không có tự do thì đây là một quốc gia có sự bình đẳng tuyệt đối”. Marx: “Trung Quốc là nước đình trệ và không hoạt động. Chỉ có nhà cầm quyền thay đổi, còn tầng lớp dưới hàng nghìn năm nay không thay đổi”. F. Engels: “Dân tộc quá an dật, không có ý thức thử thác vì sứ mệnh phương Đông!” M. Weber: “Người Trung Quốc hèn nhát, đần độn. Không có cả tình đồng cảm và tinh thần danh dự!” Những suy nghĩ phiến diện (?) đó có thể là bởi chỉ nhìn từ bên ngoài việc TQ bị các thế lực đế quốc chủ nghĩa chiếm đóng mà thôi. Tưởng chừng sụp đổ vì đại CMVH, rồi Liên Xô sụp đổ, nhưng không, giờ đây TQ đã bắt đầu nhằm tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều đó chẳng phải đã chứng tỏ tư tưởng số một, tiềm lực mạnh mẽ của người TQ hay sao? Dẫu Mỹ có xây dựng thành công NMD thì trong tương lai TQ vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất.
“Nhất” còn có ý nghĩa là “một mình”. Đấy lại là một đặc trưng của người TQ, biểu thị sự coi trọng bản thân một cách triệt để. Trong lịch sử, người dân nếm trải bao đắng cay của các cuộc chiến tranh, đã nảy sinh tâm niệm rằng chỉ có thể tin tưởng vào bản thân, gia đình và huyết tộc mà thôi. Còn người ngoài thì không thèm quan tâm. Họ tự phòng thủ bằng chủ nghĩa cá nhân trung tâm triệt để, dẫn đến chỉ coi trọng lợi ích của bản thân mà thôi. (“Trung thành? Đấy là việc của các vị quan lại… Ai làm vua cũng chẳng cần quan tâm. Tôi sống sung túc là đủ”…)
1,3 tỉ người TQ và hàng chục triệu Hoa Kiều cùng đứng chung dưới lá cờ “một TQ” nhưng họ chỉ thể hiện quan tâm đến sự bình yên và vinh hoa của bản thân, là một dân tộc vô cùng vị lợi.
“Một nước TQ”, “Văn hóa số một”, “Chỉ bảo vệ cá nhân mình”…Tóm lại có thể lấy chữ “Nhất” để biểu thị ý thức và giá trị quan của người TQ.
NHẬT BẢN
Giá trị quan quan trọng nhất với người Nhật là chữ “Hòa” (和). Hòa có nghĩa là hòa bình, điều hòa, dung hòa (peace, harmony,…). Nói một cách đơn giản, “hòa” tức là “cùng chung sống yên ổn, không xích mích với nhau”.
Tại sao đối với người Nhật, “Hòa” lại trở thành giá trị quan quan trọng nhất?
Nhật Bản là đảo quốc nên khác với lục địa và bán đảo ở điểm: Tại lục địa và bán đảo các cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược xảy ra như cơm bữa, còn đảo quốc do điều kiện tự nhiên hầu như không mấy khi phải lo lắng về điều đó. Vì thế mối nguy lớn nhất không phải là ngoại địch, mà là sự giao tranh của chính các cư dân trên đó. Ở quốc đảo nếu chiến tranh nổ ra sẽ không có chỗ đường thoát chạy và dân tộc đó sẽ bị diệt vong. Nên ngay từ đầu thế kỷ 7 Nhật Bản đã xác định rõ lý niệm tối cao cho quốc gia là chữ “hòa” (tên nước Nhật vốn là Đại Hòa - Yamato). Nhằm quy định nền tảng quốc gia cơ bản cho Nhật Bản, thái tử Shotoku (574 – 622) đã chế định bản hiến pháp gồm 17 điều. Ngay trong điều đầu tiên nhấn mạnh chữ “hòa” (以和爲貴、無忤爲宗。人皆有黨。亦� ��達者。是以、或不順君父。乍違于隣里。然上和下睦、諧於論事、則事理� �通。何事不成 – Dĩ hòa vi quý, vô ngỗ vi tôn….)
Sự coi trọng chữ “hòa” không chỉ ở Nhật Bản mà đó là điểm chung của hầu hết các đảo quốc. Tại đảo quốc, để mọi người cùng chung sống hòa bình không giao tranh với nhau thì điều trước tiên và không ai có thể bỏ qua đó là một tồn tại có tính thần thánh. Mỗi khi có phân tranh thì tồn tại đó sẽ đóng vai trò trung gian. Trong đảo quốc cũng có những nhân vật có thế lực, và việc những người đó muốn trở thành người nắm quyền lực tối cao là hết sức tự nhiên. Hiển nhiên khi mình đã trở thành người nắm quyền lực cao nhất, tất yếu xuất hiện một kẻ mạnh khác và chiến tranh lại xảy ra. Kết cục là cả đất nước bị cuốn vào các cuộc chiến liên miên và không ai có thể tồn tại được.
Để tránh điều đó thì ở các quốc đảo sẽ hiện diện một tồn tại mang tính thần thánh không có quyền lực thực sự và một nhà thống trị về hình thức nằm dưới tồn tại đó nhưng có thực quyền lãnh đạo quốc gia. Và hình thành nên một cơ cấu hai tầng. Vào thời kỳ mới lập quốc, một nhà thống trị thực hiện cả hai chức năng trên nhưng sau nhiều thử nghiệm trong môi trường đặc trưng của đảo quốc dần chuyển biến thành cơ cấu hai tầng như trên.
Đối với trường hợp Nhật Bản, ban đầu Thiên Hoàng đóng cả hai vai trò nhưng về sau chỉ còn là biểu tượng quốc gia mà thôi . Vào thời Mạc phủ của chính quyền võ sĩ, Mạc phủ nắm quyền lực và chi phối đất nước. Shogun về mặt thực chất là người có quyền lực tối cao (nước Anh cũng tương tự…).
Cách thứ hai để giữ chữ Hòa cũng là cách đơn giản nhất, lý tưởng nhất. Đó là “không trực tiếp tiếp xúc với nhau”. Đập hai tay vào nhau sẽ phát ra tiếng động, nếu không đập tay vào nhau thì sao có thể phát ra âm thanh được. Đó là con đường gần để chung sống tránh xung đột và giao tranh. Phương pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc một cách trực tiếp ngay từ đầu. Điều đó đã trở thành tư tưởng cơ bản của người Nhật, thấm nhuần trong từng hành động và tập quán của họ.
Để không xung đột với nhau, họ nhận thấy cần phải quan sát hành động của nhau, chú ý không gây bất hòa. Vì thế suy nghĩ xem đối phương thích gì, ghét gì là điều rất quan trọng, và người Nhật đối với nhau luôn kikubari 気配る (để tâm hành động phù hợp với đối phương). Bao giờ họ cũng tỏ thái độ tốt, không làm cho đối phương phải phật ý, tổn thương. Ấn tượng về dân tộc Nhật có cách cư xử với người khác thật mềm mỏng, lễ độ, đã quá nổi tiếng trên thế giới. Và dường như Nhật Bản là nước là những từ ngữ xấu ít “phát triển” nhất thế giới (bạn nào học tiếng Nhật sẽ thấy là biết 3,4 từ chửi bậy đã là nhiều lắm rồi!).
Chính vì người Nhật không nói những điều quá khích mạnh mẽ với đối phương nên dẫn đến suy nghĩ thực với lời nói của họ có độ chênh rất lớn. 本音(Honne - suy nghĩ thực) khác với 建前 (Tatemae - lời nói ra) là tập tính của hầu hết dân Nhật. Đó là lý do vì sao đối với người ngoại quốc thì người Nhật thật là khó hiểu. Tuy nhiên giữa người Nhật với nhau thì họ hiểu ý nhau đằng sau câu nói. Chẳng hạn ông thày mà nói “Nghiên cứu của cậu về mặt học thuật thì tốt rồi đấy, nhưng nếu mà dụng công thêm một chút nữa thì… “ thì SV phải hiểu thế có nghĩa là trượt vỏ chuối.
Đó là sự “hòa” về ngôn ngữ. Về hành động của cũng hệt như vậy: “tránh không tiếp xúc trực tiếp với nhau” cả về cơ thể: khi gặp nhau thì cúi gập người, rất hiếm khi người Nhật bắt tay nhau. Lại nữa nếu chẳng may nhỡ chạm vào nhau thì thế nào cũng phải có lời xin lỗi. Dù có thân đến mấy cũng không đời nào bắt gặp cảnh bá vai bá cổ hay đánh yêu nhau. Do vậy trong quan hệ của người Nhật dù có thân đến thế nào đi nữa cũng không xâm phạm vào đối phương. Trong suy nghĩ của họ, điều đặc biệt cấm kị là làm phiền người khác, và quan hệ trở thành quan hệ giữa những con người thu mình trong thế giới riêng. Nhìn qua thì có vẻ như là mỗi người một kiểu, tuyệt đối không thể đoàn kết lại nhưng một khi có chung một mục tiêu thì họ lại thể hiện một sức mạnh đoàn kết hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.
Trái ngược với người Nhật, đối với người Hàn Quốc quan hệ giữa bạn bè, thân quyến với nhau rất thân mật. Tôi có thể "xâm phạm" đến anh và ngược lại (dễ thấy người Hàn Quốc hay quát tháo, đập bàn đập ghế, vỗ vai nhau xuồng sã,... ). Có thể thấy rất rõ sự khác nhau này khi trông vào các trò chơi điện tử ở hai nước này. Giới trẻ Nhật rất thích những game chơi một mình (Play Station, Nintendo,…). Những games thể loại đó ở Nhật có thể nói là phát triển nhất thế giới. Nhưng games online ở nước này tương đối lạc hậu (kể cả so với VN!). Còn Hàn Quốc thì ngược lại, đó đúng là thiên đường của games online và các quán internet café. Há chẳng phải điều đó thể hiện sự khác nhau trong suy nghĩ của dân hai nước hay sao?
Điều người Nhật coi trọng nhất trong giáo dục con cái là “không được gây phiền phức cho người khác”. Họ ý thức được rằng trong một đảo quốc không có đường lùi nếu cứ giao tranh nhau liên miên sẽ làm cho nhau khốn đốn, nên tinh thần “hòa”, chung sống không giao tranh với nhau là giá trị quan lớn nhất của người Nhật.
HÀN QUỐC
Điều kiện địa lý của một bán đảo có thể được xem là cầu nối giữa đảo và lục địa. Trong quá khứ, khi đế quốc La Mã còn hùng mạnh thì không một nước nào dám dòm ngó nhưng sau khi đế quốc này sụp đổ thì các cường quốc ở châu Âu đã tranh giành nhau quyền thống trị ở đây. Đến khi nước Italia thống nhất vào năm 1860, bán đảo này đã trải qua trên 1000 năm chiến tranh. Bán đảo đóng một vai trò chiến lược như vậy. Đặc biệt đối với bán đảo Triều Tiên kẹp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự xâm lược từ đại lục Trung Quốc là điều dĩ nhiên, cả sự xâm lược của một nước Nhật với giấc mộng tiến vào lục địa. Chưa hết, còn cả hải tặc và các dân tộc Bắc phương cũng luôn nhòm ngó bán đảo Triều Tiên.
Đối với những người dân của một bán đảo thường xuyên chịu sự đe dọa xâm lược từ ngoại bang thì điều quan trọng hơn tất thảy là “tồn tại”. Để tồn tại được họ luôn phải trong tư thế sẵn sàng chống ngoại xâm. Cuộc sống lúc nào cũng căng thẳng. Do các cuộc xâm lược thường xuyên như thế nên khả năng pha tạp huyết thống với các tộc người khác là rất cao. Sau hàng nghìn năm, sự pha trộn đó tiếp diễn và đến một lúc nào đó dòng máu dân tộc sẽ mất đi, dù có gọi là sống sót thì từ chối sự pha trộn để bảo vệ dòng máu dân tộc, và làm cho họ trở thành một dân tộc có tính bài ngoại.
Nhìn vào sự thực là các nước bán đảo Balcan có lịch sử gần 2000 năm chống ngoại xâm nhưng đến bây giờ cũng là các quốc gia dân tộc triệt để, các dân tộc không thể cùng chung sống với nhau, nên có thể nói tính bài ngoại của những người sống ở bán đảo là sinh ra từ bản năng sinh tồn để bảo tồn nòi giống.
Người dân bán đảo luôn luôn phải tử chiến để sinh tồn chống ngoại xâm, đấu tranh đã trở thành chuyện thường nhật nên phải có tính cách quá khích. Lúc nào cũng phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, để bảo vệ đến cùng sự lựa chọn của mình, họ phải trở nên cứng rắn lạ thường. Nếu người Trung Quốc nhằm có hòa bình và an toàn đã lấy mệnh đề “đại lục thống nhất” làm nền tảng, người Nhật nhằm có hòa bình và an toàn đã cấm các cuộc chiến tranh và luôn tâm niệm chữ “hòa” thì đối với một dân tộc luôn chịu nạn ngoại xâm như người Hàn Quốc thì lấy mệnh đề “của tôi” bằng cả sinh mệnh, phải bảo vệ đến cùng làm mệnh đề đầu tiên. Điều đó có thể gói gọn trong chữ “trung”.
Mọi người có thể nghĩ đến chữ trung trong chữ trung thành, trung thực, trung trực nhưng chữ trung ở đây có ý nghĩa khác. Cần phải tìm về nguồn gốc ý nghĩa từ này từ trước tác của Khổng Tử. Trong Lễ Ký Khổng Tử viết: “Tri trung tất tri trung” (知忠必知中). Chữ trung (中) có nghĩa là gì? Chữ này biểu thị hình dáng của lá cờ. Ngày xưa ở chính giữa thị trấn bao giờ cũng dựng một lá cờ. Trung có nghĩa là chính giữa, trung tâm. Thế nhưng ý nghĩa thực sự của từ Trung là “Điều căn bản lớn trong thiên hạ” (中也者天下之大本). Tinh thần công bằng, không vướng bận về lợi hại cá nhân, tức có nghĩa là tinh thần “công chính vô tư”. Từ trung (忠) tức là cái trung như vậy được bao bọc trong trái tim. Rời xa những được mất lợi hại mang tính cá nhân, đối với mọi người công bằng, tức là một trái tim coi trọng “những giá trị quan chung”. Từ trung (中)còn mang nghĩa là cân bằng, quân bình(Equilibrium). Việc coi trọng tinh thần công chính, phân chia cân bằng là chữ “trung”. Đó là tinh thần cơ bản của người Triều Tiên. Nói tóm lại từ trung (忠) có nghĩa: đối với mọi người coi trọng quân bình đúng đắn, không lay động trái tim vì những điều thiệt hơn, lợi hại cho cá nhân mình. (từ đấy có thể hiểu được chữ trung thành, trung thực, trung trực, trung quân).
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
2 comments:
Tàu: có 2 vùng, tương đối khác nhau. miền Bắc thì to cao, tính cách thật thà, bỗ bã; miền Nam thì nhỏ nhắn (con gái xinh hơn) và khôn ngoan, thâm trầm hơn. Nói dân Tàu thâm nho, nhọ đít thường là ám chỉ dân Nam hơn là dân Bắc. Dân Tàu khó gần.
Hàn: to cao, tính cách thì thật thà, dễ gần nhưng độc đoán,cục tính. Cái này thể hiện từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động.
Nhật: cùng chủng tộc với Hàn, và xuất phát từ người Mông Cổ (có tài liệu nói thế, nhưng ko chắc chắn). Trắng trẻo, nhỏ nhắn (giờ cao hơn, nhưng khuôn bề ngang vẫn nhỏ). Tính cách chăm chỉ, thâm trầm, nhỏ nhẹ, hiền lành, khéo léo (có lẽ là ngôn ngữ dùng nhiều câu sáo ngữ nhất. Mẹ, đến ăn cơm cũng phải nói 4,5 câu rồi mới ăn).
Dân Nhật và Hàn nói chung ảnh hưởng nặng của Đạo Nho, nên đề cao chuyện tôn ti trật tự, danh dự cá nhân.
Viêtnam: thôi khỏi nhé!
Indonesia: dáng người thấp, đậm, đen (dân gốc nhé, đừng lôi mấy chú lai Tàu. mà dân Indo đi học, đa số là dân Tàu or lai). Tính cách thì thật thà, sôi nổi, dễ hòa đồng nhưng....lười lao động.
Thailand: hơn dân Indo tý. Cũng ít chơi nên ko cụ thể lắm. Đề nghị bổ sung
Trong dân châu Á, có khi đần nhất là bọn Lào. Vừa đần, vừa lười, được mỗi cái thật thà. Đúng là "các bộ tộc Lào".
Vài nét VỀ ĐẤT nưỚC Hàn Quốc
Về khí hậu
Korean PagodasHàn Quốc có 4 mùa với thời tiết đa dạng, phong phú. Mùa hè thì nóng và ẩm còn mùa đông lạnh và khô hanh, có tuyết . Mùa xuân và mùa thu thời tiết rất dễ chịu với tiết trời mát mẻ và rất nhiều ngày nắng. Đặc biệt với không khí khô và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu là mùa mà tất cả mọi người đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường với những màu sắc đa dạng. Cánh đồng ngập trong mầu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Mùa thu là mùa gặt hái cũng là mùa của những lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của những nhà nông từ thời xa xưa.
Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước. với nhiệt độ trung bình từ 60 C đến 160 C. Nhiệt độ trung bình vào tháng 8, tháng nóng nhất trong năm là từ 190 C đến 270 C.
Con người
Người Hàn là một dân tộc duy nhất và nói chung một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, Người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Người dân Hàn Quốc sống rất chan hoà thân thiện và rất có kỷ luật
Ngôn ngữ
Người Hàn Quốc cùng nói và viết một thứ ngôn ngữ. Điều này đã trở thành yếu tố quyết định tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của họ. Ngoài tiếng Hàn Quốc tiêu chuẩn được sử dụng tại Seoul, mỗi địa phương còn phát triển tiếng địa phương, trừ đảo Chejudo ra, các ngôn ngữ địa phương còn lại rất giống nhau nên dù ở những vùng khác nhau nhưng người ta không cảm thấy hoàn toàn bất tiện trong thông hiểu ý nhau. Tiếng Hàn Quốc biểu hiện phong phú, khoa học đồng thời đơn giản nên được coi là một trong những hệ thống chữ viết khoa học nhất thế giới.
Văn hóa nghệ thuật
Là quốc dân của đất nước có địa hình bán đảo, người Hàn Quốc mang những nét độc đáo riêng biệt. Đối mặt với biển cả, nhờ lãnh thổ vươn ra phía Bắc nên con người Hàn Quốc cùng song song tồn tại khí chất của Đại dương và mơ hướng vào Đại lục. Vừa là một quốc gia bán đảo vừa là một nước lân bang, vừa là trung tâm của vũ đài quốc tế, nước Hàn Quốc là mảnh đất tiếp nhận nền văn hóa đại lục, vừa là mảnh đất truyền những biến đổi mới lạ vào các nước lân cận.
Tôn giáo
Người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của đạo Shaman, Phật Giáo và Khổng giáo. Gần đây, Thiên Chúa Giáo một lần nữa đã làm biến đổi lớn hình thể tôn giáo của Hàn Quốc. Theo thống kê năm 1995 thì 50,7% toàn bộ nhân khẩu thuộc các đoàn thể tôn giáo. Đạo thu phục được nhiều tín đồ nhất là Phật giáo, chiếm 46%, Thiên Chúa Giáo và các đạo Cách tân khác, mỗi loại chiếm 13% và 39%.
Danh lam thắng cảnh
Với thiên nhiên tươi đẹp, di sản và văn hoá lịch sử độc đáo, Hàn Quốc đem lại cho du khách nhiều điều thú vị. Nằm trên bán đảo Triều Tiên, có khí hậu 4 mùa rõ rệt, Hàn Quốc là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, có núi non, thung lũng, những dòng sông và biển cả. Xuyên suốt đất nước Hàn Quốc có hàng ngàn điện thờ, miếu thờ cổ, cung điện, những bức phù điêu, chùa triền, làng giân gian và các bảo tàng.
Thức ăn
Cách dễ nhất và thú vị nhất để bước vào một nền văn hoá mới là nếm món ăn của nó. Bạn không thể kể được ngay tên các thành viên nội các của một nước nào đó, nhưng bạn có thể nói ngay món ăn nổi tiếng của nước đó. Món ăn điển hình của Hàn Quốc là Kimchi. Kimchi là tên gọi chung cho móm dưa muối từ rau - Một món phụ làm từ bắp cải Trung Quốc, củ cải, dưa chuột hay hải sản và ớt. Kimchi chỉ là một trong nhiều món ăn phụ cùng với cơm. Với hương vị cay và nóng Kimchi đã trở thành một món ăn truyền thống của Hàn Quốc.
Những người Hàn Quốc rất thích thức ăn cay. Khi ăn hoặc nấu thức ăn họ sử dụng gia vị như kim chi, tương ớt, tỏi. Những loại thức ăn mặn như vậy được cả thế giới biết đến vì nó rất có ích cho sức khoẻ. Nếu nếm thử vị của nó 1 lần thì bạn sẽ nhớ mãi và nó trở thành thực phẩm ngon, rất nổi tiếng. Thức ăn chính là gạo ChiaPhonika có độ mềm dẻo cao, nấu cơm sau đó ăn cùng các loại canh có nhiều bột. Chủng loại thức ăn đa dạng và không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có cả nguồn dinh dưỡng đầy đủ và phong phú. Thế nhưng giá thức ăn ở nhà hàng hơi đắt, các quán ăn với giá rẻ ở trên đường phố không nhiều. Nguyên liệu để nấu ăn của các nước có thể mua ở chợ. Nếu du học sinh có điều kiện tự nấu ăn sẽ không thấy bất tiện về sinh hoạt ăn uống ở Hàn Quốc.
Sinh hoạt hàng ngày
Những người Hàn Quốc trong sinh hoạt hàng ngày có xu hướng phân biệt về sự tôn trọng và tuổi tác. Nếu gặp người nhiều tuổi thì phải lịch sự và chào trước, ở trước người lớn các bạn không nên hút thuốc, uống rượu cùng. Trường hợp người lớn cho phép uống rượu thì phải quay cổ sau đó uống. Hàng xóm thường rất tốt, thân thiện đối với người nước ngoài cho nên nếu có thể nói chuyện với nhau, các bạn có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc
Người Hàn Quốc rất trọng thị giáo dục, coi đó là phương tiện để thành đạt và là nền tảng cơ bản để hoàn thiện bản thân. Hệ thống trường học thời cận đại được áp dụng đầu tiên ở Hàn Quốc là vào thập niên 1880.
Năm 1945, cùng với sự thiết lập của nhà nước. Đại Hàn Dân Quốc, trong những công việc được chính phủ đẩy mạnh lúc bấy giờ, việc thiết lập hệ thống giáo dục hiện đại được đưa lên hàng đầu. Năm 1953, nhờ chính phủ thực hiện chế độ giáo dục nghĩa vụ nên tất cả quốc dân đều được hưởng miễn phí thời gian giáo dục cấp I – 6 năm. Ngày nay Hàn Quốc tự hào là nước có tỷ lệ mù chữ thấp nhất thế giới. Có thể nói sự thực to lớn nhất chính là nguồn nhân lực ưu tú được nền giáo dục đào tạo nên đã trở thành nguồn động lực cho sự tăng trưởng cao mà Hàn Quốc đã đạt được trong suốt 30 năm qua.
Post a Comment