Phong trào nữ quyền xuất phát từ Tây để đòi những quyền lợi chính đáng mà phụ nữ không có như quyền được đi học (đại học ngày xưa chỉ dành cho nam), quyền được thừa kế tài sản, quyền được làm bác sĩ, luật sư, quyền được danh chính ngôn thuận ra toà kiện cáo, quyền được đi bầu cử. Bây giờ phụ nữ được đi làm thì đòi quyền được đối xử bình đẳng trong thuê nhân viên, lương bổng và thăng chức (nếu không bất bình đẳng sẽ không có đạo luật affirmative action ưu ái phụ nữ trong công việc ở Mỹ), quyền được nạo phá thai (ở Mỹ), v.v.
Phụ nữ Việt Nam xưa đến nay luôn khác phụ nữ Tây theo mô hình lý tưởng vợ ở nhà, chồng đi làm ở 1 điểm đó là phần lớn phụ nữ Việt Nam đều vừa đi làm, vừa phải trông nom việc nhà, đơn giản là vì nghèo, không đi làm ở nhà lấy đâu ra tiền. Thế mới có cái gọi là double burden, thế mới có nhu cầu để chồng chia sẻ việc nhà (nếu chồng đi làm, vợ ở nhà hoàn toàn thì cứ coi là equal đi, mỗi người 1 việc). Hơn nữa, bình đẳng cũng là để phụ nữ không bị chồng đánh đập, hoặc tát tai (bài bác gì post trên kia anh chồng cũng định/muốn đánh vợ thì phải), lên án chuyện cơm phở, để nữ và nam đều phải có trách nhiệm khi gia đình không hoà thuận chứ không phải mọi tội lỗi đổ lên đầu người phụ nữ, để phụ nữ khi ly dị không bị mang tiếng xấu. Các bác tham khảo thêm ở đây:
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/03/3B9E7655/
Nhưng feminism không phải là extremist như Taliban, bắt phụ nữ phải làm ít việc nhà nên cả nhà đi ăn tiệm (@ Changchang). Nếu các bác phụ nữ thích ở nhà, nếu đó là lựa chọn tự nguyện của các bác thì chả có gì là sai trái, không equal gì ở đây cả. Feminism là để giúp những người phụ nữ không muốn làm việc nhà, muốn đi học làm việc như chị Vìu hay Uất (1) có cơ hội để làm những thứ các chị ấy muốn (2) mà không bị coi là hư hỏng, lười nhác, bất bình thường. Các bác đừng hiểu nhầm feminism. Và các bác cũng đừng nghĩ feminism chỉ có lợi cho phụ nữ. Nhờ có feminism, nam nữ nên bình đẳng, mà người cha, người chồng khi ra toà có vị thế tốt hơn (so với vị thế của họ ngày xưa) khi muốn giành quyền nuôi con cái (các bác xem Kramers v. Kramers thì rõ). Feminism cũng giúp những bác trai mà không theo role model truyền thống, muốn ở nhà nấu cơm, muốn giúp vợ được xã hội chấp nhận hơn, những người đó cũng không bị mặc cảm là bất bình thường, bị một số bác ở đây chửi là không ra thằng đàn ông.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment