Wabisabi vốn dĩ là từ ghép của 2 từ wabi và sabi.
- Wabi (侘)có nghĩa là chỉ trạng thái đơn giản, không phức tạp, không hoàn thiện. Vốn dĩ trong tiếng Nhật nó có nghĩa ko tốt nhưng lại mang ý nghĩa tích cực trong cảm thụ về cái đẹp(mỹ học). Trong quyển The book of tea của tác giả Okakura thì ông dùng từ Imperfect để chỉ wabi.
- Sabi(寂) có nghĩa là hoang sơ, cũ kỹ. Tức là chỉ trạng thái ngày một xấu đi cùng với sự trôi đi của thời gian. Trong tiếng Nhật thì từ cùng là từ sabi(nhưng chữ hán khác) mang nghĩa là rỉ sét, tức cũng cùng một ý nghĩa.
==> Một cách cảm nhận cái đẹp, chỉ những vật mộc mạc, giản gị, thuần khiết.
Đây là một ý niệm thuộc về tư tưởng thẩm mỹ của người Nhật. Thông thường, có thể hiểu khái quát triết lý thẩm mỹ của dân xứ hoa anh đào gồm 2 ý chính: (1) hòa đồng với thiên nhiên và (2) tinh thần vô thức Phật giáo. Tuy nhiên, cách biểu hiện thẩm mỹ cũng khác nhau tùy theo tinh thần của từng thời đại lịch sử.
Nhìn chung, có thể chia thành 4 loại mà wabi-sabi là một trong số đó, như sau:
1. Bi thảm (Mono no aware)
Thời đại Heian (Bình An, 794 - 1185) là thời kỳ người Nhật xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bắt đầu từng bước tạo lập một nền văn hóa, tư tưởng riêng của mình. Đây là thời kỳ mà Phật giáo suy tàn, một thời đại được gọi là thời Mạt Pháp, với tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo là bi thảm. Mọi vật trên đời này đều được nhìn nhận chỉ là thứ phù du, sớm nở tối tàn, làm mềm lòng cả những trái tim quả cảm nhất. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Genji monogatari (Nguyên Thị Vật Ngữ) - Murasaki Sikibu và các truyện khác thuộc thời đại này.
2. Wabi - Sabi
Sau thời Chiến quốc, khi những trận đẫm máu của cuộc nội chiến tạm lắng, những người hùng - các chiến binh - không còn giữ được quyền lực xã hội nữa, và vai trò này rơi vào tay của các cư dân thành thị, những người làm nghề buôn bán. Đương nhiên, vì thế, tư tưởng thẩm mỹ chung của xã hội cũng chính là thẩm mỹ của tầng lớp này. "Wabi" là khái niệm thẩm mỹ bắt nguồn từ trà đạo, nó ẩn chứa một tinh thần phong phú và tĩnh tại ngay bên trong vẻ đơn giản, thuần khiết. Nó được gói gọn trong hình ảnh một nhành hoa dại và những đồ trang trí mộc mạc trong các trà thất của các bậc thầy trà đạo như Thiên Lợi Hưu (Sen no Rikyuu),... "Sabi" là vẻ đẹp trong những bài thơ haiku như của Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu),... thể hiện một tâm cảnh hùng vĩ mà tĩnh lặng. Cả "Wabi" và "Sabi" đều gắn liền với cảnh giới của Thiền, vô vi mà giác ngộ....
Một bài haiku nổi tiếng của Ba Tiêu:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
3. Lịch lãm (Iki)
Đây là tư tưởng thẩm mỹ thịnh hành ở thời Edo trong tầng lớp thương gia và thị dân. Tổng quát thì tư tưởng này có 3 điều kiện: Hari, ada và akanuke. Hari có nghĩa là kiên trì với suy nghĩ của chính mình; ada nghĩa là không có những hành động, cử chỉ thô tục; còn akanuke tức là thông hiểu được những góc cạnh, sân si trên đời.
4. Maku no uchi
Tư tưởng thẩm mỹ truyền thống này được hòa hợp với nền văn minh hiện đại, trở thành tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo thời nay của người Nhật. Tuy nhiên, nó vốn bắt nguồn từ những hộp cơm (bento) do Ekuan Kenji (Vinh Cữu Am Hiến Tư) thiết kế. Những hộp cơm này kết hợp tư tưởng triết lý của cả wabi, sabi và iki. Nhìn đồ điện tử, ô tô, hay bất kỳ một sản phẩm nào của người Nhật thiết kế, bạn có thể cảm nhận được phần nào tư tưởng thẩm mỹ của họ...
Wabi-sabi (in Kanji: 侘寂) represents a comprehensive Japanese world view or aesthetic. It is difficult to explain wabi-sabi in Western terms, but the aesthetic is sometimes described as one of beauty that is imperfect, impermanent, or incomplete. A concept derived from the Buddhist assertion of the first noble truth - Dukkha, or in Japanese, 無上(mujyou), impermanence.
According to Leonard Koren, wabi-sabi is the most conspicuous and characteristic feature of what we think of as traditional Japanese beauty and it "occupies roughly the same position in the Japanese pantheon of aesthetic values as do the Greek ideals of beauty and perfection in the West." Andrew Juniper claims, "if an object or expression can bring about, within us, a sense of serene melancholy and a spiritual longing, then that object could be said to be wabi sabi." Richard R. Powell summarizes by saying "It (wabi-sabi) nurtures all that is authentic by acknowledging three simple realities: nothing lasts, nothing is finished, and nothing is perfect."
Examining the meanings of the component words wabi and sabi, we find sentiments of desolation and solitude. In a Mahayana Buddhist view of the universe, these may be viewed as positive characteristics, representing liberation from a material world and transcendence to a simpler life. Mahayana philosophy itself, however, warns that genuine understanding cannot be achieved through words or language, so accepting wabi-sabi on nonverbal terms may be the most appropriate approach.
Kyoto - thiền & geisha
Thứ sáu, 24/3/2006, 19:40 GMT+7
Vườn khô và mắt kỹ nữ ướt, vườn ướt những ký ức khô, Kyoto quyến rũ giữa hai chiều đối nghịch.
Nemo còn nhớ rất rõ lần đầu tiên mình được thấy một geisha. Đó là ở Gion một quận nhỏ của Kyoto, quê hương của các loại kịch kabuki và là nơi ở của các geisha từ thế kỷ 17. Lúc đó khoảng 7 giờ tối, mặt trời đang bỡn cợt với đường chân trời còn Nemo đang thả bộ trên kênh đào Shirakawa.
Ngọn đèn của các quán bar và phòng trà nhấp nháy sáng. Rẽ ngang qua một góc phố, một cô gái như đang đi lướt trên vỉa hè với đôi bàn chân nhỏ xíu. Nổi bật trên gương mặt trắng rất ấn tượng là màu đỏ tươi của đôi môi xinh xắn. Chiếc áo thụng dài phất phơ muôn vàn màu sắc. Những đóa hoa màu trắng và hồng gài rủ xuống từ những nấc tóc đen...
Kyoto
Phố - Sáu năm sau, Nemo trở lại Kyoto với mong muốn được gặp lại hình ảnh đã nằm trong tâm trí đó. Nhưng Utagawa, người bạn bản địa của Nemo, lại cho rằng sẽ rất thiếu sót nếu đến Kyoto mà không tìm hiểu về Wabi-sabi.
Khi Nemo có ý hỏi Wabi-sabi là gì, Utagawa chỉ một chữ "O" màu đen - biểu tượng của Wabi-sabi - viết theo lối thư pháp trên tường một ngôi đền và nói rằng "đó là một khái niệm rất khó giải thích, nhưng nó hiển hiện trong tất cả mọi thứ." Wabi có nghĩa là sự sảng khoái và mộc mạc, trong khi sabi miêu tả một vẻ đẹp ngày càng sáng lên theo thời gian. Đó chính là ý niệm của Zen - một vẻ đẹp thân thiết, tự nhiên, mộc mạc nhưng cũng thật phù du.
Kyoto mang trong mình hai khuôn mặt. Một khuôn mặt là Kyoto, thành phố lớn thứ bảy của Nhật, với đầy rẫy những tiệm fast-food, các cafe Internet có những bàn phím loằng ngoằng ký tự qoái dị như của người ngoài hành tinh, hai đường tàu điện ngầm, năm đường ray xe lửa, những tòa nhà công sở cao vút và những cơn đau đầu - không loại trừ vô số nút kẹt xe.
Còn khuôn mặt kia phảng phất nét cổ kính của một cố đô may mắn thoát khỏi những trận bom tấn trong Thế Chiến II nên vẫn giữ được vô số những đền thờ và lăng mộ cổ.
Có tới 17 di sản thế giới nằm ở Kyoto - con số chỉ đứng sau Rome của nước Ý. Trong phép so sánh với Tokyo chỉ toàn quyền lực, với khuôn mặt này, Kyoto đầy dịu dàng và tinh tế. Thành phố luôn kiếm tìm vẻ đẹp cho đôi mắt và phẩm chất cho tâm hồn, như một cách để nuôi dưỡng Wabi-sabi.
Thiền - Nếu để ý nhìn và không nhìn, và nghe không nghe, ngửi và không ngửi, sờ và không sờ, nếm và không nếm, bạn sẽ gặp tinh thần của wabi-sabi ở rất nhiều nơi. Nó tối giản trong ngôi nhà gỗ Taraya - một quán trọ đã 300 năm tuổi và hiện là sở hữu của thế hệ thứ II của một gia đình - nơi tất cả các tiện nghi hiện đại đều giấu mình khiêm nhường.
Nó nhập vào bức tượng gỗ 1,500 năm tuổi của Miroku Bosatsu ở Đền Koryuji. Nó ẩn khuất trong những bức họa, những cánh cửa dày và sàn "chim sơn ca" kêu cót két mỗi khi bước qua lâu đài cổ Nijo mà mỗi năm chỉ mở cửa hai lần cho khách tham quan.
Nó náu mình trong tổ của những con diệc bạch trên mấy hòn đá nhỏ trong ngôi đền mái vàng Rokuonji - một bản sao ngôi nhà của các tướng quân Nhật hồi thế kỷ 14.
Nó tĩnh lại trong dáng xiêu vẹo của một cái cây đứng đơn lẻ hàng trăm năm nay trong quần thể đền Kiyomizudera - một báu vật của quốc gia. Và nó sẽ đưa bạn về với thanh khiết trong đền Ryoanji, một trong những karesansui (vườn khô) lừng danh.
Mười lăm khối đá ở đây được xếp đắt theo một nguyên lý kỳ ảo và dù có ngồi ở bất cứ chỗ nào trong vườn, bạn sẽ thấy đủ mười bốn khối đá.
Nhưng chỉ qua thiền bạn mới có thể có đủ lý trí và tinh thần để nhìn thấy khối đá thư mười lăm, bằng con mắt của tâm hồn. Chúng tôi ngồi xuống, như bị thôi miên, hoàn toàn bị lạc trong các chi tiết, những đường cong, vết nứt, những mảng rêu xanh, bóng của những tảng đá thạch anh, những máng nước nghiêng về phía sau, những bờ tường bám bùn, những nóc nhà phủ sỏi.
Cảm thấy thất bại và nhượng bộ, Nemo và Utagawa quay về tập trung vào hơi thở của mình. Và chợt thấy mình nhẹ bỗng trong tiếng xào xạc của lá cây, trong âm thanh đều đều của những chiếc chổi tre.
"Đây là nơi rồng yên nghỉ", Utagawa nói khi chúng tôi ra về. Nemo hỏi điều đó có ý nghĩa gì, Utagawa chỉ nhún vai "đó là nơi có thể đem yên bình đến cho những gì hung bạo nhất".
Nhưng vườn khô Ryoanji vẫn chưa ăn nhằm gì so với khu vườn rêu trong đền Saihoji. Utagawa gọi đây là một trong những khu vườn đặc biệt nhất thế giới, nơi mà Waba-sabi tinh khiết nhất.
Các thiền sư ở đây muốn bảo tồn sự tĩnh lặng của không gian nên họ tuyệt đối tránh những cuộc viếng thăm đông đúc, ồn ào. Muốn vào thăm, bạn phải làn đơn, phải công đức 300 yên, phải chờ đến thời điểm đặc biệt mới được chấp thuận. Và trước khi vào vườn, bạn sẽ phải tuân thủ một yêu cầu kỳ quặc.
Có thể coi yêu cầu đó là một cuộc "hành xác" nhỏ. Mỗi khách thăm quan sẽ được phát một tờ giấy nhỏ trong đó có 278 ký tự Nhật Bản, một hộp nước nhỏ, một thỏi mực và một chiếc bút tre.
Sau khi mài mực, Nemo bắt đầu quỳ quỳ xuống chăm chú vẽ lại từng nét sổ và chấm của các ký tự. Phải tập trung. Và nắn nót. Đầu gối Nemo bắt đầu đau nhức. Cảm giác thật của Nemo lúc này là tiếng lúi ríu của những chú chim, tiếng gió lào xào thổi qua mái hiên bên ngoài và tiếng tụng kinh bên trong.
Mười, hai mươi rồi ba mươi phút trôi qua. Nemo viết tên, địa chỉ, ngày tháng và ước nguyện vào tờ giấy đã được tô xong rồi đặt nó trứoc mọt điện thờ. Vái lạy rồi lui ra.
Nemo cảm thấy choáng váng. Và nhẹ bẫng. "Mục đích của việc này là để đặt con người vào một tâm thức mở để sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp xung quanh mình," Utagawa nói.
Điều đó có lẽ đúng. Chúng Nemo tản bộ quanh khu vườn rêu. Được hình thành trong một khái niệm khá cao xa, dường như nơi đây tất cả đều lạnh hơn, sáng hơn và cẩn trọng đến từng chi tiết.
Một trăm hai mươi loài rêu sống giữa những ngón tay của nước. Rêu dày, rêu mỏng, rêu có bướu. Rêu bám vào vách đá, thân cây, thành cầu. Rêu phủ quanh con thuyền bên ờ ao. Cả cánh đồng rêu, cả núi reu. Rêu ở khắp mội nơi.
Thiên đường rêu này đã được trồng từ 700 năm nay - nhưng chúng đã theo đúng nguyên lý Wabi-sabi, xâm phạm lãnh thổ của nhau để tạo nên một vẻ đẹp bất ngờ. Saihoji chợt trở nên thật ngây thơ và vụng dại - cái thơ dại trong trẻo của một thiên đường nơi trần thế.
Geisha - Nhưng không ai có thể sống mãi trong thiên đường. Nemo vẫn muốn tìm lại geisha, như một cách tìm về ký ức. Có thể đến Gion để xem một buổi trình diễn nhưng đấy không phải là những gì Nemo muốn. Rồi Nemo cũng sắp xếp dược một buổi tối với geisha.
Tối đó, sau tiếng gõ cửa, một cô gái 16 tuổi bước vào. Toshiaya chỉ là cái tên cô lấy khi rời khỏi bố mẹ để bắt đầu khóa huấn luyện geisha. Cô trông thật rực rỡ với gương mặt mỏng manh như sứ.
Những bông hoa cúc rủ xuống rừ mái tóc đen. Bộ kimono màu xanh biển. Môi dưới thắm đỏ trong khi môi trên hoàn toàn trắng - dấu hiệu của maiko (hay geissha thực tập). Chỉ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện thì môi trên mới được quyền tô son đỏ.
Toshiaya có một lịch làm việc khá dày đặc: ban ngày là theo các lớp học, buổi tối tới nhà hàng đã hẹn để múa giải trí. Cô thường trở về nhà vào lúc 1h sáng, tắm và nghỉ ngơi mà không ăn uống gì.
Toshiaya rót rượu sake cho chúng tôi, cười một cách e dè, rúc rích với Utagawa trong khi họ trò chuyện bằng tiếng Nhật.
Cô bắt đầu múa, trói chặt chúng tôi bằng ánh mắt đen láy và cánh tay duyên dáng. "Cặp mắt và đôi tay làm nên tất cả", Utagawa thầm thì, "chúng kể cho ta nghe nhiều chuyện, nhưng đôi chân mới là động cơ. Những chuyển động của đôi chân sẽ tạo nên vũ điệu".
Rồi chúng tôi chơi tora tora, trò chơi uống rợu của geisha. Đây là một kiểu oẳn tù tì, giữa hai người chơi ngồi đối diện với nhau qua chiếc bàn nhỏ là một chén rượu sake. Người nào thua phải uống chén rượu trên bàn và phải nhường chỗ cho người khác.
Cứ chơi đi, bạn sẽ hiểu tại sao geisha lại luôn đem lại sự vui thú bên bàn rượu. Và cứ đến Kyoto đi, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điểm chung giữa phố, thiền và geisha.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment