Saturday, July 29, 2006

Marriage: On Love Alone?

When it comes to making the decision about choosing a life partner, no one wants to make a mistake. Yet, with a divorce rate of close to 50 percent, it appears that many are making serious mistakes in their approach to finding Mr/Ms Right!

If you ask most couples who are engaged why they're getting married, they'll say: "We're in love." I believe this is the #1 mistake people make when they date.

Choosing a life partner should never be based on love (alone). Though this may sound not politically correct, there's a profound truth here. Love (alone) is not the basis for getting married. Rather, love is the result of a good marriage. When the other ingredients are right, then the love will come. Let me say it again: You can't build a lifetime relationship on love alone. You need a lot more.

Here are five questions you must ask yourself if you're serious about finding and keeping a life partner.

QUESTION #1:
Do we share a common life purpose?

Why is this so important? Let me put it this way: If you're married for 20 or 30 years, that's a long time to live with someone. What do you plan to do with each other all that time? Travel, eat and jog together? You need to share something deeper and more meaningful. You need a common life purpose. Two things can happen in a marriage. You can grow together, or you can grow apart. 50 percent of the people out there are growing apart.

To make a marriage work, you need to know what you want out of life - bottom-line - and marry someone who wants the same thing.

QUESTION #2:
Do I feel safe expressing my feelings and thoughts with this person?

This question goes to the core of the quality of your relationship. Feeling safe means you can communicate openly with this person. The basis of having good communication is trust! i. e. trust that I won't get "punished" or hurt for expressing my honest thoughts and feelings.

A colleague of mine defines an abusive person as someone with whom you feel afraid to express your thoughts and feelings. Be honest with yourself on this one. Make sure you feel emotionally safe with the person you plan to marry.

QUESTION #3:
Is he/she a mensch?
A mensch is someone who is a refined and sensitive person. How can you test? Here are some suggestions.
i) Do they work on personal growth on a regular basis?
ii) Are they serious about improving themselves? A teacher of mine defines a good person as "someone who is always striving to be good and do the right thing".

"So, ask about your significant other: What do they do with their time? Is this person materialistic?" Usually, a materialistic person is not someone whose top priority is character refinement. There are essentially two types of people in the world: People who are dedicated to personal growth and people who are dedicated to seeking comfort.

Someone whose goal in life is to be comfortable will put personal comfort ahead of doing the right thing. You need to know that before walking down the aisle.

QUESTION #4:
How does he/she treat other people?

The one most important thing that makes any relationship work is the ability to give. By giving, we mean the ability to give another person pleasure. Ask: Is this someone who enjoys giving pleasure to others or are they wrapped up in themselves and self-absorbed?

To measure this, think about the following:

i) How do they treat people whom they do not have to be nice to, such as waiters, bus boys, taxi drivers, etc?

ii) How do they treat parents and siblings?

Do they have gratitude and appreciation?
Do they show respect?

If they don't have gratitude for the people who have given them everything, you cannot expect that they'll have gratitude for you - who can't do nearly as much for them!

iii) Do they gossip and speak badly about others? Someone who gossips cannot be someone who loves others. You can be sure that someone who treats others poorly, will eventually treat you poorly as well.

QUESTION #5:
Is there anything I'm hoping to change about this person after we're married?

Too many people make the mistake of marrying someone with the intention of trying to "improve" them after they're married. As a colleague of mine puts it, "You can probably expect someone to change after marriage... for the worse!" If you cannot fully accept this person the way they are now, then you are not ready to marry them. In conclusion, dating doesn't have to be difficult and treacherous.

The key is to try leading a little more with your head and less with your heart. It pays to be as objective as possible when you are dating, to be sure to ask questions that will help you get to the key issues. Falling in love is a great feeling, but when you wake up with a ring on your finger, you don't want to find yourself in trouble because you didn't do your homework.

HOW WILL I KNOW IF I'VE MET THE PERSON I SHOULD MARRY? The choice of a marriage partner should not be based on "I get a warm, wonderful feeling whenever we're together and I want to have that warm wonderful feeling forever, so let's go get married". Feelings, as we have discussed, have no logic on their own. They need to be acknowledged, of course, but they need considerable assistance from your brain.

Marriage means choosing the person you will spend the rest of your life with. This, as you may have guessed, is a very long time to spend with one person. This person will live with you, eat meals with you, sleep with you and go on vacation with you. More important yet, this person will share your children.

You need to choose wisely. The decision should not be made based on feelings alone. You need to ask yourself some tough questions. The decisions have to be made on solid considerations.

- Will this person be a good partner?

-Is she mature enough to put her own selfish desires aside to look out for what is best for the family?

-Is he prepared to be a good provider?

-What is his track record?

-Is he responsible enough to get a good job and keep it?

-Will this person be a good parent?

Can you stand the thought of your children turning out exactly like this person? They will, you know. Children spend a lot of time with their parents and consequently pick up many or most of their parents' character traits. You had better like your spouse's traits a lot because you will be seeing them again in your children.

If something were to happen to you, would you completely trust this person alone, with the task of raising and forming your children? This is not a pleasant thought, but it is an important consideration. Not everyone dies at a ripe old age with great grandchildren gathered around the bed. Sometimes a parent dies and leaves young children in the care of the other parent. If you feel that you would need to be around to correct or lessen this person's influence on your children, then you are considering the wrong person.

Does this person share your faith in God? God does not give us children so that we can mould them into the coolest, most popular people in school. Our job is to get them to heaven. To do that, we need to raise them believing in God. It is tough to do that if only one parent believes. Saying "This is right and that is wrong, and I want you to ignore Mommy until you are thirty-five" does not work. Small children ask about eight million questions in a single day. The answers to those questions go a long way toward forming the kind of adults they will become. Who will be answering those questions for your children?

Does this person you are marrying have sexual self-control?

Single people sometimes have this idea that marriage is just some kind of lifelong sex festival and that as long as they have each other, they will never be tempted by other people. Wrong! There are many times in every marriage when one partner or the other is sexually unavailable - illness, the last months of pregnancy, travel. There are also times when spouses, just get on each others' nerves. At times like this, other people can seem very appealing. That can be dangerous, because there are plenty of very attractive people out there who are willing to make themselves available to married men and women. Do you want someone who has never said "no" to sex? If he is not good at saying "no" at eighteen, it won't be different at forty. Do you want to worry about whether or not your spouse is being faithful?

These are very important questions, and if you are not comfortable with all of the answers, you should definitely reconsider. None if this is to say that feelings play no role at all in a marriage decision. You don't have to, "Well, I suppose that you would make a good spouse and parent, so even though I don't particularly like you I guess I'll marry you".You need to be happy and excited about the prospect of spending your life with someone. Your brain however must acknowledge that this person as a good choice. Don't listen to your heart alone nor your head alone. Wait until your heart and head agree.

Good Music

http://caneton0901.multiply.com/music

http://linkset.blogspot.com/2006_02_05_linkset_archive.html

Thursday, July 27, 2006

Những Con Mắt Trần Gian :::Hàn Lệ Nhân:::

Nói đến cặp mắt, chúng ta thường liên tưởng tới đôi tròng thịt nằm trên khuôn diện mà ít lưu tâm tới cặp mắt nằm gọn gàng trên mười ngón tay của người mù. Nói cách khác, từ thế kỷ 20, đôi tay là cặp mắt của người mù hay người khiếm thị. Nếu xưa cặp kính trắng đã không làm cho anh chàng mắt sáng nào đó biết đọc thì ngày nay hệ thống văn tự Braille (1) lại giúp cho người khiếm thị, bằng vào mười ngón tay, đọc được lưu loát.

Từ sự kiện đọc bằng tay trên, chúng ta có thể khẳng định rằng cặp mắt trên khuôn mặt là cặp mắt để nhìn - đôi khi có nhìn mà không thấy, có thấy mà không biết - còn cặp mắt nằm trên đôi tay là cặp mắt để biết.

Đôi mắt nằm trên đôi bàn tay, thật ra, chỉ là cách nói đơn giản để ý hội chứ chính ra là do đôi tay – khi rờ rờ mó mó chi đó - đánh”mật mã”lên cái đầu, cái đầu xào nấu sao đó mà người mù (hay người mắt sáng nhưng nhắm tịt lại) diễn cảm giác thu nhận thành lời. Nói vậy là vì khi tắt đèn tối thui thì ai mù, ai sáng? Mà ý hội tức mỗi người toàn quyền ngầm hiểu theo ý mình, hiểu ra sao tùy hỉ, hướng thượng cũng xuôi mà hướng hạ cũng suốt hoặc cùng lắm là không thèm hiểu cũng chả sao nhưng, còn sót ở một vài nơi, hoang mang là tốt nhất, ví dụ:

1/ Cùng thời gian với cuộc đàm phán 6 bên về bom nguyên tử, trong một buổi học về kinh tế chính trị ở Pyong Yang (Bắc Hàn). Phó giáo sư tiến sĩ hỏi sinh viên A:

- Vậy qua tầm nhìn của em, nền kinh tế của đế quốc tư bản Mỹ đã đi đến đâu rồi?
- Sát bờ phá sản ...
- Tốt. Còn kinh tế của nước ta?
- Dạ, qua mặt Mỹ một bước ...

2/ Quay qua sinh viên B, phó giáo sư tiến sĩ hỏi:

- Tóm lại, tư bản là gì?
- Đúng là Người bóc lột Người!
- Còn cộng sản là gì?
- Là ngược lại!

Và xét cho cùng, cặp mắt trên khuôn mặt là mầm chính của mọi xáo trộn, mọi tội lỗi trên đời, vì tham-sân-si tuy tự tâm nhưng nếu mắt không nhìn, không thấy thì lấy đâu mà tham-sân-si?

Trích dẫn chứng cớ thì kể sao cho xiết vì ô trọc cuộc đời xảy ra từng sát na, chỉ xin đơn cử một vài thí dụ làm lệ:

* Một anh thanh niên thông manh nhưng lại thích lấy vợ đẹp. Cha mẹ anh cưới cho một người vợ vừa xấu, vừa chột. Hai vợ chồng yêu thương nhau lắm. Thanh niên thường sờ mặt vợ và nói: Em của anh đẹp lắm. Người vợ quá cảm động đến quên cả ý tứ, âu yếm hỏi: Tại sao anh lại biết em đẹp? Thanh niên trả lời: Tại vì anh có con mắt ở bàn tay.

Sau một thời gian, cặp mắt của thanh niên sáng lại. Lúc thoạt nhìn thấy mặt vợ, anh ta trở nên tuyệt vọng rồi đuổi quách vợ về nhà.

* Nếu thượng đế đừng vẽ mắt cho Eva thì sao Eva thấy, biết được sự hấp dẫn của Trái Cấm trong vườn địa đàng, đâu bị rắn - cũng do thượng đế tạo ra - dụ dỗ, để đến nỗi gây hoạ cho cả đấng ông chồng Adam và gây nên cái tội tổ tông đời đời kiếp kiếp thế nầy. Nghĩ cho rốt ráo thì trong bản án nầy, để cho công bằng, thượng đế vạn năng cũng có một phần lỗi không nhỏ vì đã không lường trước được điểm tối trọng của”cửa sổ của tâm hồn”(2) trong tác phẩm do thượng đế tạo ra theo hình ảnh của chính ngài.

* Mỵ Nương mà có cặp mắt ở trên tay thì Trương Chi đâu đến nỗi ôm hận xuống tuyền đài ...

* Hitler mà đui thì làm sao có thế chiến thứ hai ...

* Thời Đông Châu Liệt Quốc có người tên Sư Khoáng, tự Tử Giả, là người học trò thông minh bậc nhất nước Tấn, lúc bé học âm luật, thường bực mình về nỗi không được chuyên, mới phàn nàn rằng: Nghề không được tinh là tại bụng nghĩ nhiều thứ, bụng nghĩ nhiều thứ là tại đôi mắt hay nhìn, liền lấy lá ngài đốt mù mắt đi, để chuyên tâm về đường âm luật, do đó tinh nghề âm luật lắm, nghe tiếng chim kêu cũng có thể biết được tốt xấu.

Trong làng âm nhạc hiện đại có nhiều ca nhạc sĩ mù nổi danh như Ray Charles, Steve Wonder ...(Mỹ), Andréa Bocceli (Ý), Gilbert Montagné (Pháp), Saï Ngân (Lào), Văn Vỹ (Việt Nam) ... và tôi có một người bạn tên Nguyễn Huy Bá: Anh Bá bị hư đôi mắt từ thuở lên 5 vì bệnh đậu mùa, năm 1960 học trường khiếm thị tại Sàigòn, nay là trường Nguyễn Đình Chiểu. Tự học đàn hát. Có một thời là nhạc trưởng trong một phòng trà tại Vientiane, nay anh mở lớp dạy đàn guitare và Piano. Trường hợp của anh Bá thật khít khao với bản nhạc”Người Nghệ Sĩ Mù”của Hoàng Thi Thơ, với chút khác biệt là anh Bá có một người vợ vừa đẹp lại đảm đang tên Huyền, trước ở cùng xóm với tôi. Họ có với nhau hai người con đều đã trưởng thành. Tôi tin chắc rằng nếu có phép mầu nào đó làm cho anh Bá sáng mắt thì anh sẽ càng yêu vợ anh hơn, chứ không giống anh chàng thông manh kể trên. Mỗi lần về Đông Nam Á, ghé Vientiane chúng tôi vẫn ca hát, đàm luận đủ thứ chuyện với nhau thâu đêm. Thiếu cặp mắt, bù lại anh Bá có trí nhớ của một con voi: 1/ Anh chưa qua Pháp lần nào thế mà mấy tay cấp”thổ công thâm niên”như tôi ở Paris nghe anh nói chi tiết về các danh lam thắng cảnh ở kinh đô ánh sáng mà ngớ cả người ; 2/ Chỉ cần anh bắt tay người nào đó một lần, thời gian sau gặp lại, chúng tôi đã thử, không cần xưng tên, chỉ lên tiếng chào và đưa tay cho anh nắm, anh sờ sờ một lúc rồi nói trúng phóc tên đương sự ngay ; 3/ Cái số đào hoa của anh: Không cần phải nói, cho kẹo anh chàng cũng chẳng dám hé hồ lô bồ đề tâm cho nường nào khác, khi hậu duệ bà Hoạn Thư luôn luôn ở bên cạnh!

Mối tình Bá-Huyền phải chấm điểm”xưa nay hiếm”. Thật là luật bù trừ.

Một nhà bác học có nói: Muốn thế giới được hoà bình, bắt đầu trong bữa ăn của con người không thấy có giọt máu hay miếng thịt. Lời đạo đức đó đúng với kinh Phật dạy: tất cả chúng sanh không nghiệp sát, làm gì thế giới không hoà bình. Và trong Sám Hối Lục Căn, nghiệp căn Mắt đứng đầu bảng:

Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh,
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành,
Chợp mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai,
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù.
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang,
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn,
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô,
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
Hoặc đến Tam bảo, hoặc vào chùa chiền,
Gần tượng, thấy kinh mắt không thèm ngó.
Phòng Tăng, điện Phật gặp gở gái trai,
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ pháp, chẳng sợ Long thần,
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, lại bị mù chột.
(Sám Hối Lục Căn, HT Thích Thanh Từ)

Thánh Kinh Công Giáo có nhiều đoạn nói tới con mắt, chẳng hạn: Người khôn ngoan có con mắt trong đầu mình ... ; sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình ...

Cũng trong ý tưởng hoà bình trên, cách đây vài chục năm, ở Âu Châu, người ta đã nghiệm thấy rằng, một xã hội toàn người mù là một xã hội tránh được 99,50% tội ác. Sở dĩ người ta kết luận như vậy vì sau một thời gian để cho những người mù sống chung với nhau. Và có người đã kết luận như sau: Muốn cho thế giới được thật sự hoà bình, cần phải làm cho nhân loại trở nên mù hết. Ý tưởng kỳ quặc, nhưng không phải không có lý.

Mắt rồng (tướng giàu sang, gặp minh chủ), mắt khỉ (tướng giàu sang), mắt voi (tướng trường thọ), mắt dê (tướng mồ côi mà ương ngạnh), mắt sư tử (thương người) ...Theo lẽ còn vài cặp mắt bệnh như mắt vảy cá, mắt hột, mắt kèm nhem, mắt lão ... ; những châm ngôn từ Kinh Thánh như mắt thường mắt răng thường răng, chớ khôn ngoan theo mắt mình, mắt từ thiện, mắt gian ác, mắt kiêu ngạo, mắt tham lam, mắt là nguồn lụy, mắt là đèn của thân thể... ; những thành ngữ từ dân gian như mục hạ vô nhân, mắt trắng như lợn luộc, mắt ba vành đầu tám tọng, mắt giương như mắt ếch, mắt toé lửa, mắt la mày lét, mắt to hơn bụng, mắt trước mắt sau, sướng lổ khu su con mắt, mèo mù vớ cá rán, giả đui dòm ... cũng như còn vô vàn những con mắt trong kho tàng văn-thơ-nhạc việt nam: Đôi Mắt Người Xưa - Trúc Phương, Nửa Hồn Thương Đau - Phạm Đình Chương, Mưa Trong Mắt Em - Vũ Tuấn Đức, Nắng trong Mắt Em - Vương Ngọc Long & Đức Minh, Thu Trong Mắt Em - Phạm Anh Dũng, Trong Mắt Em Là Biển Nhớ - Ngô Thụy Miên, Mùa Xuân Trong Đôi Mắt Em - Đức Huy ... ; nội trong trang Đặc Trưng tôi cu ki đọc được những 178 bài (05/08/05) ...v.v & v.v..., song xét ra tâm điểm của bài nầy là phiếm luận về những con mắt nguyên thủy trời định, còn những con mắt bệnh đã có bác sĩ nhãn khoa, những con mắt siêu thực, tượng ý văn nghệ đã có mấy trự nghệ sĩ lo rồi. Hơn nữa muốn tôn trọng cái tựa bài nầy, người viết xin miễn lạm bàn phần huệ nhãn soi thấu ba ngàn thế giới của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vì, nói như các bạn đồng đạo của tôi, khi tôi chưa có cặp mắt”đạo”- nghĩa là với”đôi mắt”đời và mãi đến nay chỉ tự nguyện quy y nhị bảo”, vả lại:

Mắt cận nhìn đời qua đôi kính
Thấy rõ trần gian - chốn điêu linh
Mắt cận chán đời không đeo kính
Mờ mờ hư ảo cõi phù sinh
(Mắt Cận, Niệm Nhiên)

thì tôi khó lòng”phá chấp, hỉ xả” được những tệ lậu, những thuyết diệt tham-sân-si của và giữa các bậc dẫn đạo ở hải ngoại, đặc biệt mới đây qua vụ án TL-TĐ (3) và vụ một ”vương cung” tín ngưỡng trị giá sơ sơ mười triệu (10 triệu) Euros (4) ở Pháp, mà chẳng may tôi lỡ biết và đã, đang và sẽ”đoạn trường”vì nó hết sức vô duyên, cùng Thiên Nhãn Thông (Con Mắt Tối Cao), biểu tượng của đạo Cao Đài ; con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian ... Và xin dọn lòng, nghiêng mình mong mỏi phần khảo luận nghiêm chỉnh quí hoá của các bậc uyên thâm giáo lý nhà Phật, thông thái Cao Đài học, Thánh Kinh ...

Hành hạ bàn phím vi tính tới đây tôi đã ngán nói về con mắt, dù chỉ mới léng phéng được vòng ngoài, định dứt ngang để ôn và chăm chú gõ đề tài khác thì trực nhớ ra còn sót hai loại mắt này:

1/ Sáu cặp mắt mèo

Hôm nay giáo viên giảng về hai chữ Cách Mạng trên thế giới: 1776 (Mỹ), 1789 (Pháp), 1917 (Nga) ... Ông yêu cầu học sinh về nhà soạn mỗi đứa một câu có chữ Cách Mạng. Bữa sau, giáo viên gọi Hoàng lên đọc câu em soạn. Hoàng đọc:

“Con mèo cái của em mới sanh sáu chú mèo con được hai ngày. Tất cả đều là những con mèo Cách Mạng tốt .”

Giáo viên khen ngợi Hoàng rồi đặn em về nhà làm một câu khác với chữ phản-cách-mạng.

Hôm sau, Hoàng lên đọc:

“Con mèo cái của em mới sanh sáu chú mèo con được ba ngày. Tất cả đều là những con mèo phản-cách-mạng tốt .”

Nghe xong, giáo viên quát Hoàng:

- Trước tiên, em phải biết là không hề có loại phản-cách-mạng tốt. Thứ đến, em thật không nhất trí tí náo cả. Hôm qua em đã bảo rằng mấy con mèo của em là những con mèo cách mạng tốt. Hôm nay cũng mấy con mèo đó, thế mà ...
- Dạ, thầy nói đúng, nhưng từ hôm qua, chúng đều mở mắt ...

2/ Những mắt xích

Nhà văn con chiên gọi giây nói cho linh mục nhà báo:

- Thưa đồng chí cha. Hôm nọ đồng chí cha có nói với con rằng đồng chí cha có quen một đồng chí tổ trưởng tổ biến chế đồ phụ tùng xe ô tô, xe gắn máy ...
- Đúng vậy. Bộ cậu có điều kiện sắm xe rồi sao?
- Làm gì có chuyện đó, thưa đồng chí cha. Đồng chí cha có nói tiếp rằng đồng chí đó là bà con của cô làm trong tổ bán thịt heo ...
- Tiệc tùng, đãi đằng ai mà cần thịt?
- Dạ không ... Đồng chí cha lại bảo cô ấy là tình nhân của một anh làm trong tổ dược khoa ...
- À ... cậu buôn thuốc?
- Đâu có. Đồng chí cha để con hết lời: Đồng chí cha đã quả quyết với con rằng anh chàng đó lại là em vợ nhỏ của đồng chí tổ trưởng tổ cứu hoả ...
- Đúng thế. Nhưng mà sao?
- Dạ, nhà con đang bị cháy, đồng chí cha ạ ...


Thay lời kết

Vai trò của đôi mắt, gẫm cho cùng, thật tối quan trọng. Cái miệng đôi khi gầm thét tưng bừng mà thiếu sự can thiệp với ít nhiều nộ khí của đôi mắt thì sự gầm thét sẽ giảm phần uy vũ.

Tiếng thét làm chết Hạ Hầu Kiết cùng làm cho tập đoàn Tào Tháo chạy trối chết, áo rách, mão rơi trên cầu Trường Bản của Trương Phi ; tiếng thét làm Phan Năng hết vía nhào xuống ngựa mà thác trong trận Ngưu Chữ của Tôn Sách ; tiếng Kiai võ sĩ đạo Nhật Bản ; tiếng sư tử hống làm bạt vía quần hào của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trong Cô gái Đồ Long (Kim Dung) hẳn cũng không ngoài lệ đó.

Cổ tích việt nam có truyện một người phù thủy đại tài bị vua trị tội bắt thắt cổ chết, ông ta cầm dây lụa ấy thắt thành một con rồng. Khi lính ập đến, ông vội cầm bút vẽ đôi mắt vào con rồng lụa, thế là rồng vút bay lên. Tất nhiên bay luôn ông phù thủy.

Qua truyện ấy người ta có thể ghi nhận điều nầy: Sự bay của con rồng không thuộc khả năng quyết định của cánh, của vảy mà thuộc về phần đôi mắt. Ngoài ra, đối với những người sống bằng đường nước, mỗi khi đóng xong một con thuyền, một chiếc ghe, sơn phết kỹ càng, thế mà thuyền, ghe vẫn chưa hạ thủy nếu chưa được điểm nhãn. (Hết)

Hàn Lệ Nhân

Chú thích:
(1) Louis Braille (1802 - 1852) bị mù từ năm lên 3, cha đẻ lối chữ dùng cho người khiếm thị, hiện được sử dụng trên thế giới.

(2) Trong Tân Ước có câu”L'oeil est la lampe du corps. Si ton oeil est en bon état, tout ton corps sera éclairé ; mais si ton oeil est en mauvais état, tout ton corps sera dans les ténèbres. Si donc la lumière qui est en toi est ténèbres, combien seront grandes ces ténèbres”(Le Nouveau Testament, Matthieu 6: 22-23, trang 7 - The Gideons International Editions).
= Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng ; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao! (theo Kinh Thánh, vietchristian.net)

(3) Một sư ông, người”luôn luôn khiêm tốn, hiền hoà",”thanh đạm, đơn sơ”(a), sau khi nhập diệt Tham-Sân-Si ngày 05/10/1998 (a), để lại cho ni bà sở hữu 5 (năm) ngôi nhà (maison/house) trong các khu sang quanh Paris, tất cả đều đứng tên tục của sư ông (HĐC) và ni bà (HTB), một người”luôn giữ nét trầm tĩnh”"với nụ cười hiền từ”(b):

(a) http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/nguoi/005-HTThienChau.htm

(b) http://www.congdongnguoiviet.fr/DienDan/ddPhanQuyetToaThuongThamParis.htm

http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094126/nr050315141759/ns050906101757

(4) 10 triệu Euros = ± 12,5 triệu US$ = ± 200.000.000.000 VND (hai trăm tỷ Đồng VN). Xuyên qua giáo lý mà tôi từng nghe và nhập tâm thì 200 tỷ VND – hay nhiều nhiều ức lần hơn nữa - cũng chỉ là cát bụi (nhân gian là cát bụi, kiếp người - ngắn hay dài - là cát bụi (*)) do đó không nên nhìn cơ ngơi nầy là vật chứng biểu hiện lòng Tham-Sân-Si ngụp trong bể lửa của người đã, đang và sẽ thuyết giảng dài dài, dẫu rằng 30 năm sau 1975, người Việt tị nạn tại Pháp – trong đó có tôi – vẫn chưa tự lập nổi một hội quán độc lập nho nhỏ chừng 100 ngàn Euros bên cạnh 38 (ba mươi tám) ngôi chùa hay villa-chùa trên toàn xứ Pháp. Paris và vùng phụ cận có 13 ngôi:

http://www.chuavietnam.com/main.html

nhớ chọn France trong Select Country.

Mong bà con phật tử gấp rút cọng duyên, hồi hướng công đức hầu Ngôi Chùa Mới chóng trở thành”Ngôi Chùa Lớn Nhất Âu Châu", trước là thoả lòng vì Phật pháp của cao tăng, sau là Phật tử VN tại Pháp có cơ sở hãnh diện chùa mình đồ sộ hoành tráng gấp vài lần ngôi chùa tại Hannover-Đức Quốc, khánh thành ngày 30/07/1991.

Mưu cầu và thuyết giảng diệt/giảm Tham-Sân-Si đến cấp nầy kể cũng chẳng uổng một kiếp phù sinh trong bể lửa. Úm ma ni cát mê hồng.

(*)
- Mẹ ơi, có phải sau khi chết người ta thành cát bụi phải không?
- Đúng đấy, con trai à!
- Thế thì dưới gầm giường nhà ta có bao nhiêu người chết ấy mẹ ạ!

http://www.baobariavungtau.com.vn/viet/tht_hoiquan/

TÀI LIỆU THAM KHẢO & TRÍCH LỤC
Thi ca bình dân VN, Phan Tấn Long & Phan Canh
Đọc lại truyện Kiều, Vũ Hạnh
Kim Vân Kiều, Nguyễn Du - Bùi Khánh Diễn chú giải
Góp nhặt cát đá, Đỗ Đình Đồng dịch
40 năm nói láo, Vũ Bằng
Giai thoại làng nho, Lãng Nhân
Đông chu liệt quốc, bản dịch Nguyễn Đỗ Mục
Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu
Ngư tiều vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu
Tục ngữ ca dao & dân ca, Vũ Ngọc Phan
Đôi mắt nhìn tôi, Bùi Minh Quốc
Ca dao tục ngữ góp nhặt, Nguyễn Thị Ngọc Liên
Thi ca tiền chiến & hiện đại, Bùi Văn Bảo
Người đàn bà trong tướng mệnh học, Vũ Tài Lục
Tục ngữ ca dao, Nguyễn Văn Ngọc
Cổ học tinh hoa, Nguyễn Văn Ngọc
Tín ngưỡng VN, Toan Ánh
Hoa đồng cỏ nội, Minh Hương

CÁI DÂM trong TƯỚNG MỆNH HỌC

BS. Hồ Đắc Duy


Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học cũng là một đề tại trong lúc trà dư tửu hậu

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điêntruớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Dâm là xấu hay là tốt

Vây thì dâm theo nhận định trên đây không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Thường thường người đời hay nói đến cái Dâm ở phụ nữ, đem chuyện ấy ra bàn luận, nói kháo vơi nhau chứ ít khi nói đến cái Dâm của một gả đàn ông

Trong Tướng mệnh học người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học .... Tướng mệnh học pha lẫn giũa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,

Tướng mệnh của một người là định mênh của người đó đước thề hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với nhửng dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thễ suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như : Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu,Hạc thoái phong yêu ( ngực ưỡn đít cong, eo nho vai so, người ngã nghiêng như cây liễu, lưng như lung ong, gầy như chân hạc .. ) đề thuộc tướng dâm

Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung Oán Ngâm Khúc đã viết


Thân này uốn éo vì duyên

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời


Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm trong như sau :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi

Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”

Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ

Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”

Trong dâm dật ca có câu :

Yém nhiên hàn tiếu ngữ

Dâm dật đới tình si

(vừa nói vừa cười là dâm dật si tình )

Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm )

hay câu ca khác :

Nữ nhân đào hoa nhãn

Tư phòng liễu diệp mi

Vô môi năng tự giá

Nguyệt hạ nữ nhân kỳ

(người dàn bà có đôi mắt hào hoa,lại thêm lông mày như lá liểu là loại trăng hoa đáo để....)

Trong phong thái, ăn mặc, trang điễm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương


Mùa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Lược trúc biếng cà trên mái tóc

Yếm đào trể xuống dưới lưng ong...

Dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính, dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên nhất lại là trong đới sống vợ chồng, nó chỉ là cách bày tỏ mà đôi khi sinh ra một số người đã có một khuôn mặt, đôi mắt, thân hình gợi cảm sexy như thế, điễn hình là Marilyne Momro là một cô đào hát đã có một thời người ta tôn là nữ thần sexy trong điện ảnh của thập niên 50-60 thế kỷ 20

Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẻn nếu nó không được kiềm chế, thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bải cẩu thả như loài vật bất kể người khác



Bác Sĩ Hồ Đắc Duy

TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

DA THỊT, SẮC ĐẸP & CẢM XÚC TÌNH DỤC



BS. Hồ Đắc Duy


Trong Tướng mệnh học người ta nhìn người đàn bà dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học .... Tướng mệnh học là một ngành nghiên cứu pha lẫn giữa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,

Tướng mệnh của một người là định mênh của người đó đước thề hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ và diện tướng nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Sách Bí truyền tướng pháp viết “ Quyền hồng như chi giả chủ dâm bôn “

Còn cái dâm tính thì thể hiện qua đôi mắt, mắt màu hat dẻ, mắt nâu mà các nhà tướng mệnh học gội là trà sắc nhãn ( mắt có màu nước Trà ) thú nhãn ( Mắt có màu như mắt thú ) là những người xem tình dục như một trò chơi

Dâm là xấu hay là tốt

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xưng hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điều truớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến bì phu và cơ nhục và cãm xúc tình dục trong nghiên cứu này :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi : “ Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mạt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ? ”

Viên Liễu Trang trả lời : “ Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng,vú và rốn . Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung dễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thểnhư con phượng mới thực là đại quí . phương thì mạt tròn dài, mi như cánh cung,mát nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó,nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân ”

Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”

Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ

Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”

Nhuận là mịn màng, không xếp nếp, không ì trệ,không ủng thũng

da dẻ minh nhuận, gợn ánh hồng, hoặc đen bánh mật, tươi sáng mát mẽ thì tốt trăm lần hơn trệ đục khô cằn

Da thịt

Da là nơi để cho khí sắc hiện lên

Da thịt có nhiều loại :

Chắc và mềm mại

Bầy nhầy

Thô cứng nhăn nheo

Da thịt cần nhất là phải tương xứng với xương cốt, nếu xương nhỏ mà thịt nhiều sẽ thành bầy nhầy, nếu xương to mà thịt ít sẽ trỡ nên thô cứng

Người đàn bà mà da thịt bầy nhầy, phù thủng thì nhiều bệnh tật, yểu chiết, Thịt da mà thô cứng ắc khắc phu, tân khổ

Làn da trắng, mịn màng thơm tho là biểu hiện tính cách thông tuệ, văn nhã sạch sẽ...

Sách Thần Tướng Toàn Biên có đoạn chép :

“ Nhục hi kiện nhi thực, trưc nhi tủng canh dực, hương nhi noãn, sắc nhục bạch nhi nhuận, bì nhuậ tế nhi hoạt giai mỹ chất dã. Nhược sắc hôn nhi khô, bì hắn nhi sú, bang đa nhi khối phi hảo tưởng dã “ ( Thịt da cần chắc đặc có bề thế, không chảy xệ lại thơm tho và ấm áp, sắc phải trắng nhuận, da phãi nhỏ nhắn mềm mại đều là mỹ chất vậy . Nếu sắc đục như ám khói và khô, da đen sạm và hôi hám, thịt nỗi lên thành cục không phải là tướng tốt

Đàn bà da lạnh thuộc tướng dâm, da ấm, nóng êm dịu là tướng tốt

Cái mùi đặc trưng cũa mỗi người đàn bà toát ra từ da thịt của họ dưới con mắt của giải phẩu học là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông, những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có cấu tạo da lông và tuyền mồ hôi đặc biệt, ngoài ra các cơ quan rổng cũng có riêng mùi đat trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai, âm hộ, âm đạo …mùi của hơi thở và nước mắt …. cái tổng hợp và vệ sinh cá nhân sẽ tạo ra nơi người phũ nữ một loại mùi da thịt

Nhiệt độ của da thịt tùy thuộc sự phân bố của các vi huyết quản và lớp mỡ dưới da, sự dản nở các mạch máu này chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thần kinh cảm giác, một người đàn bà hổ thẹn sẽ làm hồng đôi má, nếu sợ hãi sẹ tím mặt và tay chân làm lạnht toát cả người đôi khi vã mồ hôi dầm dề

Sự biến đổi sắc diện biễu lộ tướng cách và tâm lý của người đó

Màu sắc dưới da lại tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và sự phân bố các tế bào có chứa chất melanine là một loại sắc tố, ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng các chất tạo màu khác như màu vàng trong bệnh viêm gan, màu đen trong bệnh dư chất sắc, các bệnh làm thay dổi màu sác của da như bệnh phong cùi, bạch tạng, vãy nến...

Màu sắc của da cũng còn ảnh hưởng của nhiệt độ, độ cao và vùng nơi sinh sống, da của các cô gái Đà Lạt, Sa Pa khác với da của người miền xuôi..

Màu sắc của da cũng còn nói lên dược tình trạng dinh dưỡng hay nghề nghiệp của người đó nữa cho nên xem da thịt của một người dàn bà dể suy đoán hậu vận của người đó cũng là một biện luận dựa trên nền tảng khoa học

Nhan sắc và tướng cách :

Theo tướng mệnh học thì cuộc đời của người đàn bà hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn thuộc về tướng cách của người đó, nhan sắc dể đến với hạnh phúc nhưng cũng có thễ trở nên tại họa, chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận yên ổn hạnh phúc

Tướng cách là những nét đặc biệt hiện lên trên thân hình và ngũ quan, có thễ nhìn qua sự sắp xếp và cấu tạo của thân hình và ngũ quan bộ vị mà có thể đoán biết được thân phân số mệnh của họ

Nhan sắc và tướng cách là yếu tố đi đôi với nhau

Nhan sắc đẹp + tướng cách tốt là đại quí

Nhan sắc xấu + tướng cách tốt là phu nhân

Nhan sắc đẹp + tướng cách xấu la khổ ải

Nhan sắc xấu mà tướng cách cũng xấu là nghèo khỗ hạ tiện

Trong tướng học khi người ta suy đoán lý giải thì người ta tách phần nhan sắc với tướng cách ra để quan sát, tìm hiễu tương lai, hậu vận của người đàn bà

Trong sách Tố Nữ kinh có chép chuyên trao đổi về sắc đẹp giữa Hoàng Đế và Tố Nữ như sau :

Hoàng Đế hỏi: “Tại sao sắc đẹp nữ nhân làm cho nam say đắm? Yếu tố gì trong đó làm cho con người đắm say?”

Tố Nữ nói: “Các yếu tố để làm say đắm nam nhân do trời phú riêng cho nữ nhân đó là:

- Tiếng nói ngọt ngào.

- Tính nết dịu hiền.

- Đầu tóc trơn láng, đen huyền.

- Thịt da trắng, mềm.

- Xương cốt yểu điệu mãnh mai.

- Thân hình thon dẽ vừa tầm..

Trong giới tính học thì tướng cách của một người cũng giúp rất nhiều trong nghiên cứu toàn bộ tình dục một cách hoàn hảo vì đời sống tình dục của loài người là một hạnh phúc trong cuộc sống của họ không phải tình dục chỉ là thỏa mãn thuần túy về xác thịt


BS Hồ Đắc Duy



TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

HƠI HÁM VÀ CẢM XÚC TÌNH DỤC



BS. Hồ Đắc Duy


Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với nhửng dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thễ suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như : Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu,Hạc thoái phong yêu ( ngực ưỡn đít cong, eo nho vai so, người ngã nghiêng như cây liễu, lưng như lung ong, gầy như chân hạc .. ) đề thuộc tướng dâm

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm

Dâm là xấu hay là tốt

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điêntruớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến hơi hám, mùi hương và cãm xúc tình dục trong nghiên cứu này :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi : “ Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mạt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ? ”

Viên Liễu Trang trả lời : “ Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng,vú và rốn . Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung dễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thểnhư con phượng mới thực là đại quí . phương thì mạt tròn dài, mi như cánh cung,mát nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó,nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân ”

Hỏi : Tuyễn cung phi cho mặt áo dày, rồi bảo chạy cho vã mồ hôi ra, nghĩa là sao ? ”

Trả lời : “ Làm vậy là cốt để xem thân thể có thơm tho không, phàm nữ nhân mà thể hương là tướng đại cát, nếu thân thể hôi hám là tướng hạ tiện ”

Trong cảm xúc thì mùi là yếu tố chính để kích thích tâm hồn con người chứ không phải là sác đẹp không phải là giọng nói cũng không phải ái ân xác thịt

Khi tiếp xúc với các thụ thề có trên miêm mạc mũi các phân tủ của mùi sẽ tạo ra một kích thích, từ đó theo dây thần kinh khứu giác chuyển về võ não và tạo ra một cảm xúc. mọi suy nghĩ hành động sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do cái cảm xúc đó

Những hôi thốimùi tanh tao của các chất thải vệ sinh như phân, nước tiểu, đánh rấm… mùi từ cặn bã sinh hoạt, những mùi thối rữa của xác chết súc vật, tử thi thường tạo ra những cảm giác nôn ói ghê tởm


Khi nhận một mùi hương quen thuộc thì một cảm xúc xuất hiện .

Tại sao vậy ? Đó là kết quả của một vòng phản xạ tạo ra : Mùi - Khứu Giác – Não Bộ

Ảnh hưởng của mùi vị trên xúc cảm của con người sẽ tạo ra một loại “tâm lý đáp ứng”.

Gần như hầu hết các yếu tố gây ra các rối loạn chức năng tình dục đều có nguyên nhân Tâm Lý lồng ghép vào, 1/3 là do vấn đề tâm lý, vấn đề cảm xúc.

Một người bị bệnh liệt dương hay bi Xuất tinh sớm là vì người đó chưa có đủ sự kích thích cần thiết hoặc do cảm xúc đến quá sớm

Mùi, vị, âm thanh, hình ảnh và xúc giác có một vai trò rất lớn trên sự tạo ra “tâm lý đáp ứng”

Ap dụng mùi và hương liệu trong lãnh vực tình dục là một ý tưởng khá mới mẻ trong thập niên vừa qua.

Người ta nói chó tháng 3, mèo tháng bảy, người ta nói đến chồn hương, chuột chũi, nguời ta nói đến bọ xít, bọ dừa, cà cuống…cũng là muốn nói đến loại mùi đặc trưng của nó. Trong một thời điễm nào đó mà người ta thường gọi là mùa giao phối của loài vật con đực sẽ tìm đến con cái

Cơ quan sinh dục của con cái sẽ tiết ra một loại mùi đặc trưng để báo cho con dục tìm đến

Còn con người thì sao? Cái hơi hám của vợ chồng được mô tà qua câu ca dao


Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi


Câu ca dao mộc mạc này đã diễn tả hết tất cã cái thực chất hấp dẩn của cái Hơi hám của con người trong đời sống tình dục

Mùi như thế nào, cảm giác ra sao thì chỉ có mỗi cặp mới cảm nhận được, sự yêu thích hơi hám của nhau là biểu hiện của sự hòa hợp và tình yêu và đó là bản chất của nghệ thuật điều trị trong trường hợp rối loạn chức năng tình dục nam cũng như nữ.

Nếu như giọng nói không ai giống ai thì cái mùi cũng đặc trưng từng cá thể vậy Mùi của một người là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông,

Sự phân bố hệ thống lông, và đặt tính cấu tạo của nó cũng góp phần trong việc tạo ra mùi, trên cơ thể con người có những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có ảnh hưởng mạnh nhất, ngoài ra các cơ quan rồng cũng có riêng mùi đat trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai…mùi của hơi thở và nước mắt, tinh dịch hay chất nhờn âm đạo….

Có những người mà thân thể họ tỏa ra thơm ngát, ngọt ngào như trường hợp nàng Hương Phi thời nhà Mãn Thanh mà lịch sử Trung Quốc đã ghi lại, mà cũng có người nồng nặc khó chịu

Nếu khi cơ thể con người làm quen và chấp nhận cái mùi, cái hơi hám đặt trưng của của một cá thể khác thì nó sẽ hình thành một tâm lý nghiện như nghiên thuốc lá hay rượu vậy

Say mê và rực lữa như hai câu thơ của Tự Dức Hoàng đế


Đập cổ kính ra tìm lấy bóng

Xếp tàn y lại giữ lấy hơi


Mới thấy hết nỗi sức hấp dẫn kỳ lạ cái hơi hám mùi vị của tình yêu


Nguyễn Du đã có một nhận xét tính tế và khoa hoc khi viết lên câu

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình


Mũi là cơ quan để tiếp nhận mùi, nó sẽ dẫn truyền tất cả kích thích lên não và tạo ra cảm giác hưng phấn.

Mùi là bản chất của muôn loài, của cây cỏ, và của thiên nhiên.

Trong tướng mệnh học thì thân thể thơm tho là tướng đại cát

Trong bốn loại đàn bà theo cách phân chia trong văn học Phạm Ngữ thì Padmini là người đán bà bông sen, tuyệt diệu hơn hết chì tìm thấy một trong trăm ngan người như kiể nàng Hương Phi thời Mãn Thanh . Padmini là một người đàn bà thân hình mềm mại, trang nhã tỏa ngát mùi trầm, thẳng và dều đặn, cân đối như cây Ciricha, bòng bẩy như thân lọa cỏ Mirobolam. Mồ hôi của nàng như loại sũa tươi...

Các nhà khoa học hiện đại đã tổng hợp được nhiều loại mùi khác nhau từ các sản phẫm hóa học người ta thưởng gọi là mùi của hóa chất, tuy nhiên con người vẫn ưa chuộng mùi của các hương liệu thiên nhiên và trong quan hệ tình dục thì mùi tự nhiên của thân thễ vẫn luôn luôn là hơi hám tuyệt vời

Bác Sĩ Hồ Đắc Duy

CÁI DÂM trong TƯỚNG MỆNH HỌC

BS. Hồ Đắc Duy


Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học cũng là một đề tại trong lúc trà dư tửu hậu

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điêntruớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Dâm là xấu hay là tốt

Vây thì dâm theo nhận định trên đây không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Thường thường người đời hay nói đến cái Dâm ở phụ nữ, đem chuyện ấy ra bàn luận, nói kháo vơi nhau chứ ít khi nói đến cái Dâm của một gả đàn ông

Trong Tướng mệnh học người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học .... Tướng mệnh học pha lẫn giũa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,

Tướng mệnh của một người là định mênh của người đó đước thề hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với nhửng dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thễ suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như : Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu,Hạc thoái phong yêu ( ngực ưỡn đít cong, eo nho vai so, người ngã nghiêng như cây liễu, lưng như lung ong, gầy như chân hạc .. ) đề thuộc tướng dâm

Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung Oán Ngâm Khúc đã viết


Thân này uốn éo vì duyên

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời


Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm trong như sau :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi

Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”

Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ

Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”

Trong dâm dật ca có câu :

Yém nhiên hàn tiếu ngữ

Dâm dật đới tình si

(vừa nói vừa cười là dâm dật si tình )

Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm )

hay câu ca khác :

Nữ nhân đào hoa nhãn

Tư phòng liễu diệp mi

Vô môi năng tự giá

Nguyệt hạ nữ nhân kỳ

(người dàn bà có đôi mắt hào hoa,lại thêm lông mày như lá liểu là loại trăng hoa đáo để....)

Trong phong thái, ăn mặc, trang điễm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương


Mùa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Lược trúc biếng cà trên mái tóc

Yếm đào trể xuống dưới lưng ong...

Dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính, dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên nhất lại là trong đới sống vợ chồng, nó chỉ là cách bày tỏ mà đôi khi sinh ra một số người đã có một khuôn mặt, đôi mắt, thân hình gợi cảm sexy như thế, điễn hình là Marilyne Momro là một cô đào hát đã có một thời người ta tôn là nữ thần sexy trong điện ảnh của thập niên 50-60 thế kỷ 20

Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẻn nếu nó không được kiềm chế, thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bải cẩu thả như loài vật bất kể người khác



Bác Sĩ Hồ Đắc Duy

TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

DA THỊT, SẮC ĐẸP & CẢM XÚC TÌNH DỤC



BS. Hồ Đắc Duy


Trong Tướng mệnh học người ta nhìn người đàn bà dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học .... Tướng mệnh học là một ngành nghiên cứu pha lẫn giữa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,

Tướng mệnh của một người là định mênh của người đó đước thề hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ và diện tướng nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Sách Bí truyền tướng pháp viết “ Quyền hồng như chi giả chủ dâm bôn “

Còn cái dâm tính thì thể hiện qua đôi mắt, mắt màu hat dẻ, mắt nâu mà các nhà tướng mệnh học gội là trà sắc nhãn ( mắt có màu nước Trà ) thú nhãn ( Mắt có màu như mắt thú ) là những người xem tình dục như một trò chơi

Dâm là xấu hay là tốt

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xưng hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điều truớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến bì phu và cơ nhục và cãm xúc tình dục trong nghiên cứu này :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi : “ Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mạt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ? ”

Viên Liễu Trang trả lời : “ Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng,vú và rốn . Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung dễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thểnhư con phượng mới thực là đại quí . phương thì mạt tròn dài, mi như cánh cung,mát nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó,nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân ”

Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”

Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ

Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”

Nhuận là mịn màng, không xếp nếp, không ì trệ,không ủng thũng

da dẻ minh nhuận, gợn ánh hồng, hoặc đen bánh mật, tươi sáng mát mẽ thì tốt trăm lần hơn trệ đục khô cằn

Da thịt

Da là nơi để cho khí sắc hiện lên

Da thịt có nhiều loại :

Chắc và mềm mại

Bầy nhầy

Thô cứng nhăn nheo

Da thịt cần nhất là phải tương xứng với xương cốt, nếu xương nhỏ mà thịt nhiều sẽ thành bầy nhầy, nếu xương to mà thịt ít sẽ trỡ nên thô cứng

Người đàn bà mà da thịt bầy nhầy, phù thủng thì nhiều bệnh tật, yểu chiết, Thịt da mà thô cứng ắc khắc phu, tân khổ

Làn da trắng, mịn màng thơm tho là biểu hiện tính cách thông tuệ, văn nhã sạch sẽ...

Sách Thần Tướng Toàn Biên có đoạn chép :

“ Nhục hi kiện nhi thực, trưc nhi tủng canh dực, hương nhi noãn, sắc nhục bạch nhi nhuận, bì nhuậ tế nhi hoạt giai mỹ chất dã. Nhược sắc hôn nhi khô, bì hắn nhi sú, bang đa nhi khối phi hảo tưởng dã “ ( Thịt da cần chắc đặc có bề thế, không chảy xệ lại thơm tho và ấm áp, sắc phải trắng nhuận, da phãi nhỏ nhắn mềm mại đều là mỹ chất vậy . Nếu sắc đục như ám khói và khô, da đen sạm và hôi hám, thịt nỗi lên thành cục không phải là tướng tốt

Đàn bà da lạnh thuộc tướng dâm, da ấm, nóng êm dịu là tướng tốt

Cái mùi đặc trưng cũa mỗi người đàn bà toát ra từ da thịt của họ dưới con mắt của giải phẩu học là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông, những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có cấu tạo da lông và tuyền mồ hôi đặc biệt, ngoài ra các cơ quan rổng cũng có riêng mùi đat trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai, âm hộ, âm đạo …mùi của hơi thở và nước mắt …. cái tổng hợp và vệ sinh cá nhân sẽ tạo ra nơi người phũ nữ một loại mùi da thịt

Nhiệt độ của da thịt tùy thuộc sự phân bố của các vi huyết quản và lớp mỡ dưới da, sự dản nở các mạch máu này chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thần kinh cảm giác, một người đàn bà hổ thẹn sẽ làm hồng đôi má, nếu sợ hãi sẹ tím mặt và tay chân làm lạnht toát cả người đôi khi vã mồ hôi dầm dề

Sự biến đổi sắc diện biễu lộ tướng cách và tâm lý của người đó

Màu sắc dưới da lại tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và sự phân bố các tế bào có chứa chất melanine là một loại sắc tố, ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng các chất tạo màu khác như màu vàng trong bệnh viêm gan, màu đen trong bệnh dư chất sắc, các bệnh làm thay dổi màu sác của da như bệnh phong cùi, bạch tạng, vãy nến...

Màu sắc của da cũng còn ảnh hưởng của nhiệt độ, độ cao và vùng nơi sinh sống, da của các cô gái Đà Lạt, Sa Pa khác với da của người miền xuôi..

Màu sắc của da cũng còn nói lên dược tình trạng dinh dưỡng hay nghề nghiệp của người đó nữa cho nên xem da thịt của một người dàn bà dể suy đoán hậu vận của người đó cũng là một biện luận dựa trên nền tảng khoa học

Nhan sắc và tướng cách :

Theo tướng mệnh học thì cuộc đời của người đàn bà hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn thuộc về tướng cách của người đó, nhan sắc dể đến với hạnh phúc nhưng cũng có thễ trở nên tại họa, chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận yên ổn hạnh phúc

Tướng cách là những nét đặc biệt hiện lên trên thân hình và ngũ quan, có thễ nhìn qua sự sắp xếp và cấu tạo của thân hình và ngũ quan bộ vị mà có thể đoán biết được thân phân số mệnh của họ

Nhan sắc và tướng cách là yếu tố đi đôi với nhau

Nhan sắc đẹp + tướng cách tốt là đại quí

Nhan sắc xấu + tướng cách tốt là phu nhân

Nhan sắc đẹp + tướng cách xấu la khổ ải

Nhan sắc xấu mà tướng cách cũng xấu là nghèo khỗ hạ tiện

Trong tướng học khi người ta suy đoán lý giải thì người ta tách phần nhan sắc với tướng cách ra để quan sát, tìm hiễu tương lai, hậu vận của người đàn bà

Trong sách Tố Nữ kinh có chép chuyên trao đổi về sắc đẹp giữa Hoàng Đế và Tố Nữ như sau :

Hoàng Đế hỏi: “Tại sao sắc đẹp nữ nhân làm cho nam say đắm? Yếu tố gì trong đó làm cho con người đắm say?”

Tố Nữ nói: “Các yếu tố để làm say đắm nam nhân do trời phú riêng cho nữ nhân đó là:

- Tiếng nói ngọt ngào.

- Tính nết dịu hiền.

- Đầu tóc trơn láng, đen huyền.

- Thịt da trắng, mềm.

- Xương cốt yểu điệu mãnh mai.

- Thân hình thon dẽ vừa tầm..

Trong giới tính học thì tướng cách của một người cũng giúp rất nhiều trong nghiên cứu toàn bộ tình dục một cách hoàn hảo vì đời sống tình dục của loài người là một hạnh phúc trong cuộc sống của họ không phải tình dục chỉ là thỏa mãn thuần túy về xác thịt


BS Hồ Đắc Duy



TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

HƠI HÁM VÀ CẢM XÚC TÌNH DỤC



BS. Hồ Đắc Duy


Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giơi tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với nhửng dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sữ Trung quốc

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thễ suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như : Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu,Hạc thoái phong yêu ( ngực ưỡn đít cong, eo nho vai so, người ngã nghiêng như cây liễu, lưng như lung ong, gầy như chân hạc .. ) đề thuộc tướng dâm

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm

Dâm là xấu hay là tốt

“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mỡ đàu cho quần luân cũng là điêntruớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang

và để đàm thoại về Tướng học .

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến hơi hám, mùi hương và cãm xúc tình dục trong nghiên cứu này :

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi : “ Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mạt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ? ”

Viên Liễu Trang trả lời : “ Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng,vú và rốn . Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung dễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thểnhư con phượng mới thực là đại quí . phương thì mạt tròn dài, mi như cánh cung,mát nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó,nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân ”

Hỏi : Tuyễn cung phi cho mặt áo dày, rồi bảo chạy cho vã mồ hôi ra, nghĩa là sao ? ”

Trả lời : “ Làm vậy là cốt để xem thân thể có thơm tho không, phàm nữ nhân mà thể hương là tướng đại cát, nếu thân thể hôi hám là tướng hạ tiện ”

Trong cảm xúc thì mùi là yếu tố chính để kích thích tâm hồn con người chứ không phải là sác đẹp không phải là giọng nói cũng không phải ái ân xác thịt

Khi tiếp xúc với các thụ thề có trên miêm mạc mũi các phân tủ của mùi sẽ tạo ra một kích thích, từ đó theo dây thần kinh khứu giác chuyển về võ não và tạo ra một cảm xúc. mọi suy nghĩ hành động sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do cái cảm xúc đó

Những hôi thốimùi tanh tao của các chất thải vệ sinh như phân, nước tiểu, đánh rấm… mùi từ cặn bã sinh hoạt, những mùi thối rữa của xác chết súc vật, tử thi thường tạo ra những cảm giác nôn ói ghê tởm


Khi nhận một mùi hương quen thuộc thì một cảm xúc xuất hiện .

Tại sao vậy ? Đó là kết quả của một vòng phản xạ tạo ra : Mùi - Khứu Giác – Não Bộ

Ảnh hưởng của mùi vị trên xúc cảm của con người sẽ tạo ra một loại “tâm lý đáp ứng”.

Gần như hầu hết các yếu tố gây ra các rối loạn chức năng tình dục đều có nguyên nhân Tâm Lý lồng ghép vào, 1/3 là do vấn đề tâm lý, vấn đề cảm xúc.

Một người bị bệnh liệt dương hay bi Xuất tinh sớm là vì người đó chưa có đủ sự kích thích cần thiết hoặc do cảm xúc đến quá sớm

Mùi, vị, âm thanh, hình ảnh và xúc giác có một vai trò rất lớn trên sự tạo ra “tâm lý đáp ứng”

Ap dụng mùi và hương liệu trong lãnh vực tình dục là một ý tưởng khá mới mẻ trong thập niên vừa qua.

Người ta nói chó tháng 3, mèo tháng bảy, người ta nói đến chồn hương, chuột chũi, nguời ta nói đến bọ xít, bọ dừa, cà cuống…cũng là muốn nói đến loại mùi đặc trưng của nó. Trong một thời điễm nào đó mà người ta thường gọi là mùa giao phối của loài vật con đực sẽ tìm đến con cái

Cơ quan sinh dục của con cái sẽ tiết ra một loại mùi đặc trưng để báo cho con dục tìm đến

Còn con người thì sao? Cái hơi hám của vợ chồng được mô tà qua câu ca dao


Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi


Câu ca dao mộc mạc này đã diễn tả hết tất cã cái thực chất hấp dẩn của cái Hơi hám của con người trong đời sống tình dục

Mùi như thế nào, cảm giác ra sao thì chỉ có mỗi cặp mới cảm nhận được, sự yêu thích hơi hám của nhau là biểu hiện của sự hòa hợp và tình yêu và đó là bản chất của nghệ thuật điều trị trong trường hợp rối loạn chức năng tình dục nam cũng như nữ.

Nếu như giọng nói không ai giống ai thì cái mùi cũng đặc trưng từng cá thể vậy Mùi của một người là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông,

Sự phân bố hệ thống lông, và đặt tính cấu tạo của nó cũng góp phần trong việc tạo ra mùi, trên cơ thể con người có những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có ảnh hưởng mạnh nhất, ngoài ra các cơ quan rồng cũng có riêng mùi đat trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai…mùi của hơi thở và nước mắt, tinh dịch hay chất nhờn âm đạo….

Có những người mà thân thể họ tỏa ra thơm ngát, ngọt ngào như trường hợp nàng Hương Phi thời nhà Mãn Thanh mà lịch sử Trung Quốc đã ghi lại, mà cũng có người nồng nặc khó chịu

Nếu khi cơ thể con người làm quen và chấp nhận cái mùi, cái hơi hám đặt trưng của của một cá thể khác thì nó sẽ hình thành một tâm lý nghiện như nghiên thuốc lá hay rượu vậy

Say mê và rực lữa như hai câu thơ của Tự Dức Hoàng đế


Đập cổ kính ra tìm lấy bóng

Xếp tàn y lại giữ lấy hơi


Mới thấy hết nỗi sức hấp dẫn kỳ lạ cái hơi hám mùi vị của tình yêu


Nguyễn Du đã có một nhận xét tính tế và khoa hoc khi viết lên câu

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình


Mũi là cơ quan để tiếp nhận mùi, nó sẽ dẫn truyền tất cả kích thích lên não và tạo ra cảm giác hưng phấn.

Mùi là bản chất của muôn loài, của cây cỏ, và của thiên nhiên.

Trong tướng mệnh học thì thân thể thơm tho là tướng đại cát

Trong bốn loại đàn bà theo cách phân chia trong văn học Phạm Ngữ thì Padmini là người đán bà bông sen, tuyệt diệu hơn hết chì tìm thấy một trong trăm ngan người như kiể nàng Hương Phi thời Mãn Thanh . Padmini là một người đàn bà thân hình mềm mại, trang nhã tỏa ngát mùi trầm, thẳng và dều đặn, cân đối như cây Ciricha, bòng bẩy như thân lọa cỏ Mirobolam. Mồ hôi của nàng như loại sũa tươi...

Các nhà khoa học hiện đại đã tổng hợp được nhiều loại mùi khác nhau từ các sản phẫm hóa học người ta thưởng gọi là mùi của hóa chất, tuy nhiên con người vẫn ưa chuộng mùi của các hương liệu thiên nhiên và trong quan hệ tình dục thì mùi tự nhiên của thân thễ vẫn luôn luôn là hơi hám tuyệt vời

Bác Sĩ Hồ Đắc Duy

Tướng pháp phụ nữ.

Thông thường các sách tướng nhận xét tướng pháp phụ nũ thường hay yêu cầu họ hội đủ các tướng tốt về da và hình thể.Ví dụ da thì phải trắng, mà hồng hào thì càng hay.Người phải nở nang, bộ nhũ hoa nở.

Nhưng hiện nay người ta dùng kem, mỹ phẩm nhiều, ăn mặc thì đa dạng nên dễ che khiếm khuyết.Huống chi hạng cave hay các cô bán hàng trông cũng rất tưới xinh, thể hình đẹp mà sao thân phận thì chẳng hơn người?

Theo như các sách tướng vẫn gọi thì đây là trường hợp thanh trung hữu trọc. Bản thân tôi coi một số điểm sau là xấu.

a. Xinh đẹp mà thiếu uy:

Thứ nhất môi nhỏ mỏng quyền thấp.
Thứ hai da mặt thì trắng trẻo mà da tay chân đen sì
Thứ ba da tuy trắng nhưng khô quá.
Thứ tư, bụng tuy thon mà bụng dưới thô lộ, rốn thô.
Mặt đẹp mà tay chân quê mùa.

b. Xinh đẹp mà mang cốt cách hình khắc, nam tính
Đôi vai to hoặc dày quá mức, không hợp với nữ giới
Chân to, không phải bàn chân mà là chóng chân.
Bàn tay đường sinh mệnh và tình cảm tách rời.
Ria mép.
Mũi to cao quá độ.
Dáng cứng.
Tuy nhiên quan trọng nhất là các nét tướng thuộc về thần.
Lòng không chính
Đôi mắt không nhìn thẳng, đong đưa
Cư xử với đàn ông con trai khác hẳn với phụ nữ.
Cười hở lợi đã thế lợi thâm, môi mỏng miệng rộng, cuời lại không cân.
Chân cong, tay cong.
Ngực ưỡn
Hay nói bậy.
Trí kém
ăn nói không rõ ràng, các âm dính vào nhau, tướng có đẹp cũng khó lòng quý hiển.
Vẻ mặt si ngốc, tai đẹp như tai phật cũng thành vô vị.
Tiếng cười nghe quê kệch.
Về hình tướng người cứ như một cục thì đúng là “ quê một cục”



Nhận định người tốt hay không tốt
Người tốt có nhiều mức độ, nhưng có một số mẫu người rất nên chơi và có một số thì không.
Ánh mắt nếu hay lườm, dù miệng dẻo như ô mai cũng chớ dại dây vào.
Mũi khoằm nhọn hoắt, môi miệng phúc hậu chỉ bằng thừa.
Người đẹp đẽ mà móng tay cứng, bàn tay cứng lạnh.
Người ác khẩu cũng nên đề phòng.
Khi cười không hỏ lợi, miệng cười hướng lên quân tử và ngay thẳng hơn người khác
Người hay chê bai là người bạc, bản thân thì chẳng hay ho gì.

3.Đa số phụ nữ quý hiển tuy xấu xí có một số nét tướng sau :
Răng to, trong và đều.
Có nốt ruồi ngầm.
Dáng đi khoan hoà.
Bộ mông nở đều, cân, dù người và ngực có gầy nhỏ.
Khoảng cách giũă hai mắt , hai mày xa nhau.
Luỡng quyền đẹp, tai đẹp.Người phụ nữ chức tứôc khó thiếu lưỡng quyền.Ngườigiàu có sẽ có bộ răng hùng hậu và đẹp.Nguời thông minh phải xét mày mắt.
Đôi môi vành trăng rất hiễm và rất quý.
Da người trắng mịn.
Tiếng nói thanh ấm, ngôn từ mạch lạc.
Mắt thường không đẹp quyến rũ, nhưng sáng.
Miệng không quá nhỏ, mở ra thì rất rộng, cười hở được nhiều răng.
Mày cao.
Chân thẳng, ngón tay khít.Khoảng cách giữa các đốt trong lòng bàn tay nhỏ, mà các đốt thì lại dài.
Lông mày dài.Mày ngắn khó quý.
Trán đẹp.Mắt mũi đẹp nhều chứ trán tròn đều đẹp mà lại cao vừa phải, không có lông xoáy thì rất ít.
Tai ép sát vào đầu.

4.Người vợ đảm đang chịu khó
ít chú trọng phục sức.
Thái độ bình thản.
Đôi tay không mướt quá hoặc búp măng.


Tướng pháp đàn ông
Dạng lon ton, tiểu nhân : dáng đi vội vàng, điệu bộ hấp tấp nhưng lại làm ra vẻ nhanh nhảu tháo vát.
Đi mà cứ khom lưng cúi đầu: Chẳng qua hèn mạt, có lên cao cũng bằng con đường không chính đáng.Vai phải thẳng.
Khi nói miệng nhiều nước miếng: Khó sang
Miệng hay há ra : thất thần, người không khôn ngoan kín kẽ.
Nhiều người cứ tưởng mũi đẹp thì số phận sẽ đẹp lắm.Thực ra có nhiều người mũi không đẹp mà vẫn thành công và ngược lại.Chỉ cần thẳng, kín và cao dày vừa phải.
Đôi mắt lá răm và đôi mày có uy rất quan trọng với đàn ông.Kế đến là lưỡng quyền.
Đàn ông thấp dễ chiều vợ nhưng cũng không thoáng đãng bằng người cao.
Người thần khí hoà ái thì tính cách cũng hoà ái.
Mặt người đàn ông không nên động quá, vừa lộ thần vùă khó đáng tin cậy.
Giọng nói cười của người đàn ông cho ta tháy rõ tài năng và tính cách của họ.Tràng cười nên dài, to, nhưng không trở thành lỗ mãng.
Bàn tay béo múp đầy dầu mỡ, thôi thì tham dâm khó sánh.
Giọng khàn hãm thì tài cũng hãm.

Tướng cách của phụ nữ về LẢNH VỰC CÁ TÁNH

1 - Tướng người ham mê nhục dục

Tính dục thì ai cũng có , nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt
-Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng lạt gọi là đào hoa sắc hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm
-Lông mày nhỏ hẹp , uốn cong dài quá mắt , mắt lớn và sáng
-Phía dưới mắt ( Lệ đường ) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt ( Ngư vĩ ) là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm
-Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ , ưa nhìn , thừơng hay cười tình liếc xéo
-Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ướt và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc : tiện dâm
-Miệng lớn và khoé đi xuống . lưng ong
-Ngồi hai bàn chân bắt chéo , hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đới ít ra cũng vài ba bận thông dâm
-Eo lệch , rốn quá sâu ,lòng trắng pha hồng , tiếng nói liến thoắng hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục
-Bước đi uốn éo như rắn , nhún nhẩy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm
-Nhân trung gẫy khúc , quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật
-Mặt ngăm đen , đầu tóc rậm , ánh mắt ướt và sắc , da bóng bẩy
-Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng , hoặc câhn răng đen xám , không cười mà thường lộ chân răng
-Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá , kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm

Nhõng nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị , nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa , mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới , dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý , không có chung cùng một giá trị : có những nét tướng khả chấp , có những nét tướng bất khả chấp . Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án , mà xấu hoặc tốt còn tùy người , tuỳ trường hợp . Đặc điểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ , đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tuỳ theo sở nguyện của mình

Ngoài ra , người phụ nữ cần phụ nữ có tính trăng hoa , chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện được cá tính đó . Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính răng hoa của họ hay không , cần phải lưu ý các khu vực sau :
a ) Nhân trung có tía đỏ : Phía trên Nhân trung là mũi , phía dưới là miệng , mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giới . Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhục dục đều có một đường vạch ngang màu đó hoặc hồng ( tuỳ theo truy hoan nhiều hay ít ) nhỏ như sợi tơ nhện , phải tinh mắt lắm mới thấy . Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi .

b ) Mắt tam bạch : Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn , khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc , biết thành một loại tam bạch nhãn tạm thời . Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn , thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói

c ) Khu vực Lệ đường : Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú , tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen

d ) Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ : Đột nhiên có màu xám đen ở hai bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường

Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục . Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân , những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặcd vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại , cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tyai hại có thể xảy ra .


2 - Tướng người trinh thục :

Trong nền luân lý á đông cổ điển , người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ , coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân , là một hãnh diện của người chồng . Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào , điểm tối trọng yếu là cặp mắt vì mắt là cửa sổ tâm hồn . Cặp mắt đối xứng qua sơn căn , mục quang ôn hoà thanh tĩnh , không liếc xéo là một bảo đảm đáng kể . Tuy nhiên , như vậy vẫn chưa được đầy đủ . Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất , ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau :

-Trán tròn nhưng không cao , không lồi
-Lông mày đẹp và phối hợp với cặp mắt , tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể
-Môi hồng răng đều và trắng
-Mũi ngay ngắn , không trơ xương , không quá cao
-Đi đứng , ngồi chững chạc , đoan trang
-Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược , ít nói , ít cười


3 - Tướng người hung tợn

Đại để đàn bà tính nết hung tợn , mạnh bạo , thường phạm vào nhất vài ba dấu hiệu sau đây :

-Miệng thô , môi lộ xỉ
-Giọng nói khô khan , tóc cằn cỗi và ít
-Quyền cao và lộ , hầu lộ , tiếng nói rè như tiếng phèng la bể
-Mũi gầy và lộ khổng , mắt có hung quang
-Mặt đen , lông mày thô , thân hình kệch cợm
-Mắt nhỏ , miệng túm , giọng đàn ông , chân tay lông mao rậm như đàn ông
-Thân dài , giọng đớt , tay chân thô , ngón tay mập và quá ngắn
-Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lỗ liều

4 - Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình

Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á đông là những kẻ có nét tướng sau
-Lông mày đậm và khá lớn , mọc xa nhau và không có giữa lông mày với mắt khá rộng , miệng rộng , da mỏng
-Mắt tròn , lớn , mục quang thuộc loại cương nhi cô , tính thích cạnh tranh , đua đòi , ưa được người xu phụng , đi lanh lẹ và cao
-Khéo ăn nói , giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình , coi rẻ tiền bạc , không thích săn sóc con cái , bếp

5 - Tường người cần kiệm

Tóc den mướt , lông mày hình dạng vừa phải , màu xanh đen , lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẽ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi , dậy sớm mà tầhn sắc thư thái , nói năng chậm rãi từ tốn , không mấy khi than thở oán hận , không cạnh tranh hơn thua với người về công việc ….là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng xuất cao , người vợ đảm đang tháo vát

6 - Tướng người biếng nhác

Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động ( đặc biệt là trong việc tề gia ) đều thuộc các tướng cách sau :
-Tóc nhiều , thô lộ mày thô và giao nhau
-Mắt tròn , nhỏ , đen trắng không rõ ràng , mục quang hôn ám , hoặc trắng nhiều đen ít
-Mắt lớn hơi lồi , đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác khiếp hãi như mắt nai , mắt hươu
-Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ
-Ham ăn , ham ngủ , thích rong chơi

CHƯƠNG BA

Tình duyên và thân phận
Ngẫm nhân sự cố chi ra thế
Sợi xích thẳng chi để vướng chân
Vắt tay nằm nghĩ cơ trần
Nước dương muốn rẩy nguội dần lửa duyên

CUNG OÁN NGÂM KHÚC
Mang một chữ tình
Mình buộc lấy mình
Ong ong bướm bướm
Yến yến anh anh
Phan Văn Aùi
Dù ai sang cả mặc ai
Thân này nước chảy hoa trôi sá gì
Ca dao
TÌNH VỚI DUYÊN
Thần thoại Hy Lạp kể :
“ Cupid dặn bảo Psýché đừng bao giờ nên tìm cách nhìn mặt của chàng , nếu nàng không vâng lời thì cả hai sẽ xa nhau đời đời .
Psyché vâng dạ , nhưng một đêm không dằn được lòng thúc dục tò mò , nàng
đã đốt dĩa nến lên xem mặt người yêu . Một giọt dầu nóng do nàng vô ý cầm nghiêng đĩa đèn đã rơi trên lưng Cupid , chàng tỉnh dậy bỏ đi . Psýché hối hận ngồi ôm mặt khóc “.
Người Tây phương quan niệm chớ nên tìm hiểu tình yêu làm gì , biết rõ có nghĩa là chán ghét . Nếu Psyché có ngụp lặn trong tình yêu bất kể người tình của nàng thế nào , là con rắn độc gớm ghiếc như lời thần Apollo bảo hay đẹp trai sáng rỡ như nàng đã nhìn rõ , thì Psyché sung sướng bao nhiêu !
Đông phương khác Tây phương coi việc biết cho thật đủ người yêu hay người bạn trăm năm của mình là một điều tố cần thiết .
Điều tối cần thiết ấy đã kết tụ thành tướng mệnh học của tình yêu .
Triết lý tình yêu trong tướng mệnh học là có phúc mới có phần , không phải cứ việc ngụp lặn trong tình yêu là đủ .
Đặc điểm của tướng mệnh học là có thể tự mình thấy trước không cần phải đợi những “ oracle “ ( lời thần thánh phán bảo _ như “ Oracle d’ Apollon “.)*
Nói đến tình yêu và duyên thì đến cả vạn quyển sách cũng không hết những ly kỳ éo le của nó. Nhưng tựu chung tình duyên vẫn chẳng ra khỏi mấy trạng thái “
-Tình si , tình cuồng , tình ngang trái , tình đẹp như hoa , duyên may , duyên hẩm , duyên lỡ, duyên thừa , duyên đứt nối và những công thức căn bản như sau :
􀁺 Tình và duyên đều trọn vẹn
􀁺 Tình một nơi duyên một nẻo
􀁺 Có duyên mà không tình
􀁺 Có tình mà không duyên
􀁺 Tình phai , duyên bền
􀁺 Tình bền duyên ngắn ngủi
􀁺 Duyên thành nợ , tình thành nghiệt duyên
􀁺 Không duyên cũng không tình ( gái già )
􀁺 Tình nhiều mà vô duyên
􀁺 Tình nhiều duyên cũng nhiều
􀁺 Tình duyên tay ba ( ngoại tình )
􀁺 Vì tình vong mạng
􀁺 Vì duyên mà trôi dạt
􀁺 Duyên trước lỡ , duyên sau toàn .
Người Tây phương chỉ nói tình mà chẳng biết duyên là gì , đến như duyên nợ hay nghiệt duyên thì họ lại càng mù tịt . Bởi thế người Tây phương không hề có quan niệm về đa phu , khắc sát phu mà chỉ có quan niệm về ly hôn , ly dị rồi bảo đấy là cái quyền của con người . Trái lại , người Đông phương cho rằng quyền ấy chẳng qua chỉ là cái ngọn còn cái gốc nó nằm nơi duyên số .
Nói theo một nhà xã hội học thì sinh hoạt nhân loại thu gọn vào hai chữ đói ( hungry ) và yêu ( anh love ) . Cho nên tình có ảnh hưởng rất lớn với đời người . Đối với đàn ông có định được tình rồi mới định được nghiệp . Đối với đàn bà , định tình đi đôi với định nghiệp .
ƯỚC MƠ VÀ DUYÊN SỐ
Trọn vẹn tình , trọn vẹn duyên vốn là ước mơ rấ ítkhi thành sự thật của bất cứ đàn bà con gái nào .
Nhà văn Lê Quý Đôn trong bài văn sách nhan đề “ Lấy chồng cho đáng tấm chồng “ viết :
“ Em nay tuổi mới trăng tròn , tiết vừa hoa nở vâng lời sách hỏi , giải hết niềm đơn :
Em nghe rằng sen ngó đào tơ, may gặp hội hôn nhân chi phải lứa, chả chim cơm trắng vẫn mong giải cấu chi tốt đôi, chọn mặt gửi vàng dẫu ý ai cũng vậy.
Trộm nghĩ rằng rồng bay còn đợi đám mây , bắn bình tước phải đợi tay anh hùng . Lấy chúng em chi má đỏ hồng hồng , răng đen nhưng nhức chẳng những muốn cô tí dì nho chi dự , vẫn là mong chồng loan vợ phụng chi chung tình . Nếu có cú đậu cành mai , thời công trang điểm chẳng hoài lắm ru . Vậy nên sớm gửi tơ duyên , ai chẳng là ngọc đá vàng thau chi lừa lọc “.
Có thơ rằng :
Gương trời chi để phàm tay vuốt
Búa nguyệt sao cho đứa tục mài .
Nhưng đến khi bước vào thực tế thì mới hiểu duyên phận khác nhau hẳn với mơ ước .
Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần
Làm thân con gái mấy lần tơ vương
Chắc về đâu trong đục trong chờ
Hoa thơm mất tuyết nương nhờ vào đâu
Số em giầu lấy khó cũng giầu
Số em nghèo chín đụïn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi
Tình duyên là sự kết hợp của trai gái ( có những trường hợp bệnh hoạn là tình duyên đồng tình ái giữa trai với trai ( homosexuel ) và gái với gái ( lesbienne ) , ngoài mặt có vẻ là do người , nhưng kinh nghiệm thực tế cả bao ngàn năm cho thấ là không hoàn toàn do người mà do duyên kiếp .
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng .
Có duyên với nhau thì dù ngàn trùng xa cách mà vẫn gặp được . Không có duyên với nhau thì đứng trước mặt mà vẫn không thấy . Những câu “ Thiên tác chi hợp “ duyên trời se . “ Duyên khiên “ duyên sui , “ Thiên lý nhân duyên “ duyên thiên lý …. Đã trở thành những định luật cho sinh hoạt tình ái của xã hội loài người .
Đời tấn , truyện “ Đông sàng viên phúc “ kể :
“ Hoàng giám sai người sang nhà Vương Đạo để xem người kén rể . Vương Đạo mời sứ giả của Hoàng Giám vào nhà . Trở về , sứ giả thưa rằng :” Bên nhà họ Vương , con trai đứa nào trong cũng khôi ngô tuấn tú , thấy tôi đến đứa thì chạy ùa ra , đứa thì lẫn tránh . Duy chỉ có một thằng thản nhiên nằm soa bụng hát nghêu ngao ở bên giường phía đông “.
Hoàng Giám bảo :” Đó chính mới đáng mặt làm rễ ta “ . Bèn hỏi họ tên thì là Vương Hi Chi , liền định ngày hứa hôn . Quả nhiên về sau Vương Hi Chi là một tay cái thế văn chương bút mặc . Từ đấy chàng rễ gọi là đông sàng “.
Cũng đời Tấn có truyện sau :
“ Linh Hổ Sách mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với ai đó nằm ở dưới băng tuyết , mới đem hỏi Sách Thẩm là một người giỏi thuật sổ . Thẩm nói : “ Băng thượng nhân dữ băng hạ nhân , ngữ là đương nói chuyện với âm , sẽ có chuyện mai mối đấy , ông nên se duyên cho người , khi băng tuyết tan thì nhân duyên cũng thành “.
Quả nhiên mấy ngày sau , Điền Báo nhờ Linh Hổ Sách sang hỏi con gái Trương Công Vi . Linh Hổ Sách nhận lời và công việc êm đẹp . Mùa xuân có đám cưới . Do điển tích này nên người mai mối được gọi là “ băng nhân “.*
Đời Đường , truyên Lư Sinh kể :
“ Từ Minh có cô con gái xinh đẹp sắp gả cho Lư Sinh nên chọn ngày lành tháng tốt cho con về nhà chồng . Đúng ngày vu quy mới gọi một “ nữ vu “ ( cô bói đồng ) tới , bà mẹï nói :” Tiểu nữ chiều nay về nhà chồng , nó lấy cậu Lư Sinh vẫn thường lui tới đây mà bà đã biết đó , vậy bà xem Lư Sinh có phải là người phúc phận dầy hay mỏng ? “
Nữ vu đáp :” Lư Sinh là anh chàng có bộ râu đẹp đấy phải không ? “ Bà mẹ gật đầu
Nữ vu bảo :” Người ấy không phải là con rễ của phu nhân . Con rễ phu nhân mặt trắng và không râu mới đúng “.
Bà mẹ kinh ngạc nói :” Vậy con gái tôi chiều nay có lên kiệu hoa không ? “ Nữ vu đáp :” Có “.
Bà mẹ hỏi :” Đã có thì sao lại chẳng phải là cậu Lư Sinh ? “
Nữ vu nói:” Không hiểu, chỉ biết Lư Sinh không phải là con rễ phu nhân “.
Một chập sau , nhà Lư Sinh đem lễ vật vào . Bà mẹ nổi giận đuổi nữ vu ra khỏi nhà . Nữ vu tới cửa quay lại bảo :” Buổi chiều chuyện mới xảy ra , tôi đâu dám nói láo “.
Đến chiều Lư Sinh ngồi xe tới , cúi đầu lễ ông bà nhạc , hai họ phân ngồi chủ khách .
Chẳng ngờ chưa được mấy phút , Lư Sinh bỗng chạy ra cửa nhẩy lên ngựa phóng như bay . Quan khách chẳng một ai hiểu duyên cớ sao đều trố mắt ngỡ ngàng .
Nhất là ông nhạc, vừa ngạc nhiên vừa giận tím mặt. Để chứng minh con gái mình không sứt mẻ gì , ông bèn gọi cô dâu ra trình diện, bỏ cả mão cưới che mặt xuống. Quả nhiên cô nàng đẹp như hoa như ngọc, ai nấy trầm trồ khen ngợi . Còn ông nhạc thì phân bua: “ Nếu tôi không đưa con gái tôi ra chắc quí vị lại tưởng nó ma lem ma mút hay hình thú “. Tất cả suýt sia tiếc cho Lư Sinh dại dột.
Chủ nhân nói tiếp :” Tôi đã trình diện con gái tôi , bây giờ trong đây có ai hỏi thay Lư Sinh , tôi bằng lòng gả ngay chiều hôm nay “.
Vừa dứt câu thì một trong những thanh niên phù rễ đứng lên thưa :” Xin cưới cô dâu “. Và ngay đó tiệc cưới cử hành . Chú rễ mới người họ Trịnh .
Ít lâu sau , Trịnh làm quan trong kinh , có gặp Lư Sinh hỏi lý do tại sao hôm ấy Lư Sinh chạy bán mạng như thế ? Sinh nói : “ Trời ơi , con bé đó hai mắt đỏ rực lồi ra bằng hai cái chén , răng nhọn như lưỡi mác thì phải chạy chứ sao “.
Trịnh gọi vợ ra chào bạn và kể lại sự tình đầu đuôi , Lư Sinh thẹn đỏ mặt cáo về “.
Truyện kết cấu bằng câu :” Việc kết giải đồng tâm vốn do tiền định bất khả cẩu nhi cầu “.*
Truyền thuyết “ Đính hôn điếm “ kể :
“ Vi Cố người Đỗ lăng , lúc nhỏ mồ côi , mong mỏi lấy vợ , hỏi mấy đám mà không thành .
Năm Trinh Quan thứ hai , Cố đi chơi Thanh Hà , trọ ở quán Tống Thành , gặp bạn đề nghị làm mối vợ là con quan tư mã Phan Phương cho , hẹn sáng mai tới Tây Long Hưng để bàn vấn đề hôn nhân .
Vi Cố nôn nao ngay đêm hôm ấy đã tới chùa Tây Long Hưng mà chờ . Bóng trăng đã xế nhưng vẫn còn sáng rõ . Vi Cố thấy một ông lão đang mãi mê bới tìm trong bọc vải đầy sách . Vi Cố ngó vào , nhưng đọc mãi mà không hiểu mới hỏi :
- Lão phu tìm sách gì vậy ?
Cố đi học từ tấm bé, biết về sách cũng kể là khá nhiều, cả tiếng Phạn cũng đọc được thế mà sách của lão phu đây, Cố đã cố đọc mà chẳng hiểu lấy một chữ.
Ông lão cười bảo :” à , sách của lão đâu phải là sách thế gian mà cậu đọc nỗi “.
Vi Cố chắp tay thưa : “ Vậy là sách ở đâu ?”
- Sách của cõi u minh
- Người nơi u minh sao lại tới đây lúc này ? Vi Cố hỏi .
- Tại cậu đi quá sớm đấy chứ , bây giờ hãy còn là giấc của u minh . Và quan lại cõi u minh thường làm việc xem xét người sống trên thế gian . Oâng lão đáp .
- Như lão phu thì coi việc chi ?
- Lão coi việc hôn nhân thiên hạ .
Vi Cố vui mừng nói :” Cháu mồ côi từ nhỏ , muốn lấy vợ sớm để mở rộng đường nối dõi , nhưng cả mười năm nay cầu xin khắp mọi chỗ mà không toại ý . Hôm nay lại có người bạn hẹn gặp ở đây để nói chuyện hôn phối với con gái quan tư mã họ Phan , chẳng hay lần này có thành công không ?
Ông lão lắc đầu bảo :” Chưa thành đâu , vợ cậu năm nay mới lên ba tuổi , làm sao lấy chồng , phải tới năm cô ta 17 tuổi mới trở nên vợ cậu được “.
Vi Cố thấy ông lão tay cầm cái bao , chàng hỏi : “ Bao đó có gì ?” Oâng lão nói :” Toàn là những sợi dây đỏ để buộc chân những ai có duyên vợ chồng . Chính nhờ những sợi xích thằng này nên dù hai người sinh trong hai gia đình thù nghịch , dù giàu nghèo khác nhau , dù góc biển chân trời , kẻ Sở người Ngô cũng vẫn tìm đến với nhau kết nghĩa trăm năm . Cái chân của cậu đã được buộc dây đỏ rồi , cậu có đi tìm nơi khác thêm trăm lượt nữa cũng thế thôi “.
- Xin lão phu cho biết vợ con hiện tại ở đâu ? Gia thế ra sao ?
- Là con gái một mụ bán rau ở cổng Bắc chợ kia .
- Cháu có thể gặp mặt được ngay chăng ?
- Được , vì mụ ta cứ ngày ngày ẵm con nhỏ ra chợ bán rau , hãy theo lão , lão chỉ cho .
Trời tờ mờ sáng , người bạn của Vi Cố không đến , còn ông lão thì đã thu xếp tay nải đựng dậy . Cố liền đi theo . Đến chợ , Cố trông thấy một mụ bán rau lem luốc , rách rưới tay ẵm đứa trẻ ba tuổi , gầy gò xấu xí . Oâng lão chỉ tay bảo :” Vợ của cậu đấy “.
Vi Cố giận lắm hỏi : “ Cháu giết nó đi được không ?” Ông lão nói : “ Người ấy số mệnh ấn lộc lớn của trời , làm sao giết nổi “. Rồi ông lão biến mắt .
Vi Cố về nhà mài con dao nhỏ , tìm gặp một tên giết mướn bảo :” Nếu chú mày chịu vì tao giết con bé ấy , tao sẽ biếu mày vạn tiền “. Tên giết mướn chịu .
Sớm hôm sau , nó thủ con dao vào tay áo , đến chợ lừa lúc người qua lại lộn xộn , rút dao đâm . Về nhà , Vi Cố hỏi nó :” Trúng không ? “
Nó bảo :” Định đâm vào ngực mà trượt ra trúng vào đầu “.
Rồi thêm mấy đám nữa Vi Cố nhờ người mai mối vẫn không thành .
Bẵng đi 14 năm . Vi Cố làm việc với quan thôi sử Vương Thái . Thấy Vi Cố hay chữ có tài , đem con gái gả cho . Cô ta mười bảy tuổi dung sắc hoa lệ . Vi Cố yêu lắm . Duy chỉ có một điều lạ , Cố để ý thấy vợ luôn luôn cài bông hoa vải vào mái tóc , cánh hoa thường che kính đôi chân mày kể cả lúc nàng tắm . Cố mới gạn hỏi , vợ kể rằng :” Thiếp chỉ là con nuôi quan Thứ sử , lúc ba tuổi toàn gia mắc nạn , nhờ bà vú ẳm chạy trốn , để sinh sống bà vú đi bán rau ngoài chợ . Một sớm kia có tên ăn cướp đâm trúng vào đầu thiếp , may trượt lướt qua , nhưng cũng thành sẹo . Lưu lạc thêm vài năm nữa thì ông chú tìm được mang thiếp về nuôi nhận làm con “.
Cố nói :” Phải bà bán rau họ Trần không ?”
Vợ đáp :” Đúng . Sao phu quân biết ?”
Cố bảo :” Kẻ cướp ấy do Cố này sai phái đấy “. Nói rồi kể hết đầu đuôi . Cả hai cùng lấy làm kỳ .
Do chuyện Vi Cố mà thành điển tích Nguyệt lão hay ông tơ bà nguyệt .
Tay nguyệt lão khờ sao có một
Buộc mình vào kim ốc mà chơi .*
Sách “ Tiền định lục “ kể :
“ Vũ Ân đính hôn với con gái họ Trịnh . Bạn Ân là Câu Long Sinh giỏi xem tướng bảo :” Trịnh thị không có nghiệt duyên với anh đâu “. Quả nhiên , hôn nhân bất thành , Trịnh thị đi lấy người khác . Còn Vũ Ân sau gá nghĩa với Vi thị .Được bốn năm tháng thì Vi thị qua đời “.*
“ Trung quốc dân gian cô sự “ kể :
“ Cuối đời Đường , ở Tầm Dương huyện có hai anh em sinh đôi , nối liền hai thai nhi bằng một đốt sụn , nhờ vị cao tăng giải phẩu mà tách ta thành hai . Bởi vậy họ giống nhau như hai giọt nước , về tâm lý cũng như về thể chất . Nóng cả hai cùng nóng , lạnh cả hai cùng lạnh , buồn cả hai cùng buồn , vui cả hai cùng vui . Lớn lên , cả hai cùng thông tuệ khác người . Trong trường làm văn , ý tứ cả hai không khác nhau mảy may . Một tên Hứa Chí Bình , Một tiên Hứa Chí Diễn . Nếu Hứa Chí Bình ăn trái thơm thì Hứa Chí Diễn dù ở xa cũng thấy mùi thơm ở miệng .
Năm họ hai mươi tuổi , nhân ngày hội Phật hai anh em quen được với Tư tuyết Nương . nàng cảm mến hai anh em họ Hứa lắm nên mời về nhà nàng . Cha mẹ nàng cũng rất ân cần với Chí Bình , Chí Diễn .
Chẳng mấy chốc tình yêu nảy nở giữa ba người . Vì anh em họ Hứa giống nhau nên nàng không thể hiểu mình yêu ai . May sao , có lần Hứa Chí Bình đi một mình và gặp Tư Tuyết Nương . Chàng và nàng rủ nhau ra hồ sen vui đùa . Từ lần đó trở đi , Tứ Tuyết Nương yêu Hứa Chí Bình . sau đó cuộc gặp gỡ của ba người đã có sự đổi khác . Tuyết Nương thân với Chí Bình hơn và ít mặn mà cùng Chí Diễn khiến Chí Diễn đau khổ .
Do tình yêu mà quan hệ mật thiết giữa hai anh em thay đổi hẳn . Chí Bình mãi mê tìm gặp Tuyết Nương nên mỗi ngày một xa cách Chí Diễn .
Phần Chí Diễn , mỗi khi Chí Bình đi chơi một mình với Tứ Tuyết Nương thì trong ruột chàng nóng như lửa đốt , hơi thở đứt từng quãng , hai tay nóng ran là lúc hình ảnh Chí Bình và Tứ Tuyết Nương quang vai nhau quay lộn trong óc .
Thời gian trôi mau , vụt cái đã đến ngày thành hôn Chí Bình và Tứ Tuyết Nương .
Trước niềm vui của anh , Chí Diễn cảm thấy đời sống của chàng không còn ý nghĩa gì nữa . Chàng ra bên hồ ngồi tư lự . Chí Diễn tuyệt vọng nghĩ đến cái chết .
Ba ngày sau , Chi Diễn mang theo gói thuốc độc ngồi hồi lâu bên hồ nước rồi nuốt gọn gói thuốc đó . Nhìn xuống chàng thấy Chí Bình trong hình ảnh của ảo giác cũng đau đớn như mình , Chí Diễn mới tỉnh ngộ vì làm như vậy là giết luôn cả người anh mình . Nhưng hối hận thì đã muộn .
Cả hai anh em cùng chết một ngày . Đau đớn nhất là Tứ Tuyết Nương , nàng vật vã than khóc rồi cũng tự sát chết theo “*
Truyện nhà Phật kể :
“ Một vị cao tăng đang ngồi tụng kinh , bỗng có gã đàn ông hốt hoảng chạy vào chùa đến trước mặt ngài quỳ xuống van xin cứu mạng . Ngài liền giấu hắn dưới gầm bàn thờ .
Lát nữa có gã khác tay cầm con dao , mặt mũi giận dữ chạy tới, hỏi ngài tên kia trốn đầu và trần tình đầu đuôi rằng hắn phải giết cái người quyến dụ vợ hắn.
Ngài ôn tồn bảo :
- Được , nếu con đã nhất quyết thì ta sẽ chỉ chỗ cho nhưng trước khi làm điều này hãy suy nghĩ đi . Ngoài sân có chậu nước mưa , con ra đấy rữa mặt để dìm cơn nóng giận thì mới sáng suốt mà hành động cho khỏi thất thố .
Hắn nghe lời , ra sân vã nước lên mặt , nước mát lạnh làm hắn tỉnh táo .
Bỗng hắn cúi nhìn vào chậu thì cảm thấy mình như bị mê đi, đang ở giữa biển khơi đánh cá gặp cái xác người đàn bà đang trôi, liền cho bơi thuyền tới định mang xác người ấy lên. Nhưng nghĩ sao hắn lại thôi và lấy sào đẩy xác ra xa.
Thì đàng xa kia , một chiếc thuyền khác , trông đúng là bạn hắn , gã mà hắn vừa định đuổi giết , quẳng lưới vớt xác lên thuyền đưa vào bờ cúng vái làm ma chay chôn cất tươm tất . Khi tẩm liệm , gã nhìn thấy mặt người đàn bà xấu số kia chẳng ai xa lạ , chính là vợ hắn . Bàng hoàng hắn thét lên , thì ra hắn vừa qua một giấc mơ .
Ngơ ngác chưa kịp nói sao thì vị cao tăng đã ân cần bảo :
- Đấy con xem , con với người đàn bà đó duyên số chỉ ngắn ngủi ngần ấy thôi . Hết hạn bà ta phải trả nốt cái kiếp trước cho người đã mai táng mình . Thi ân thì ít mà con đòi hỏi nhiều thì e không phải lẽ .
Nghe xong , hắn vất con dao xuống đất xin qui Phật .*
Qua những câu chuyện kể trên đây , rõ ràng tình phải theo duyên .
Duyên có là một điều huyền bí không ? Và chỉ có nguyệt lão hay tiên tăng mới biết được .
Tướng mệnh học không trả lời thật xác câu hỏi này nhưng căn cứ vào phương pháp quỹ tập kinh nghiệm tướng mệnh học có thể khẳng định rằng :” Tình duyên thế nào , oan khiên hay hạnh phúc hiện lên hình hài con người ta như vậy . Tuy tướng mệnh học không biết được ỳ-nghĩa chi tiết như nguyệt hạ lão nhân hay vị cao tăng thần thánh nọ , tuy nhiên , cũng khả dĩ đoán định kết quả hảo hoại của tình duyên ra sao . Tướng mệnh học chẳng khác chi nhà thảo mộc học quan sát tướng cây : cây vỏ vàng thì rễ hư , gốc thối hoặ sâu tàn phá . Tuy không biết từng chi tiết trên cây có bao nhiêu con sâu , hoặc rễ gốc thối từ lúc nào , nhưng biết rất chắc chắn là cây hoại rồi . “
Vạn vật đều mang trong nó một cái lý . Điểm khó là tìm cho ra được cái lý ấy hiện lên ở chỗ nào .*
NHỮNG TƯỚNG CÁCH TỐT ĐỂ CÓ MỘT TÌNH DUYÊN TỐT ĐẸP
Đệ nhất cách phải kể là tướng “ ngũ tú “ . Ngũ tú gồm những gì ?
- Nha sĩ tự huỳnh ngọc , răng trắng như ngọc là cốt tú .
- Diện sắc tử khí , mặt hồng hào sáng rỡ như nhục tú .
- Mi thanh nhi phát minh , lông mày thanh thoát , tóc đen nhuận sáng là huyết tú .
- Thanh thanh nhi ngôn viễn , tiếng nói trong trẻo nghe xa rõ ràng là khí tú
- Nhãn thần minh , tinh thần đôi mắt đẹp và từ tường là chất tú .
Người đàn bà có đủ ngũ tú : cốt tú, nhục tú, huyết tú, khí tú, chất tú chẳng những tình duyên hạnh phúc mà còn lấy chồng sang quí, cuộc sống phát đạt nữa .
Nếu chỉ được một hai tú thôi thì còn phải phối hợp với những bộ vị khác mới được định cách. Tỉ dụ mắt đẹp mà sống mũi gẫy có thể dễ có tình nhưng duyên hỏng.
Khi đã có đủ ngũ tú thì thường đương hiên nhan sắc phải đẹp . Người ấy xứng đáng với câu :
Dù em mặt ủ rầu rầu
Họ hàng thân thích rủ nhau mà nhìn
Tướng ngũ tú đàn ông học hành dễ đỗ đạt và thành công sớm .
Ngoài ra còn có những tướng tốt khác như :
- Yến ngữ thanh hoà , tiếng nói như chim yến hót âm thanh êm ấm .
- Nhĩ hậu nhi bạch , tai dầy mà trắng ( hoặc hồng ) hơn mặt .
- Ngách viên mấn phát ô nhuận , trán tròn tóc đèn sáng sủa .
- Mi thanh cảnh trường , cổ dài , lông mày thanh tú .
- Thị đoan kiều mị , có cái nhìn đoan trang mà vẫn làm mê lòng người .
- Nhân trung phân minh , có nhân trung rõ ràng dài không bị văn phá hay môi cong che lên .
- Tai quyền ẩn ẩn , đô má rộng lớn , lưỡng quyền ẩn ần mà không lộ .
- Tị tử đoan chính , mũi cao mà thẳng ( xin nhắc lại cao phải phối hợp với quyền cốt ).
- Thần hồng sĩ bạch , răng trắng môi hồng .
- Cốt nhục tương phụ , xương với thịt tương xứng , không xương thô thịt chảy .
“ Thái nhi vô diện chung tu qui
Tứ đức chiêu nhiên tính tự xương
Diệm nhi vô thái hà tu đạo
Thử thị tầm thường tiện phụ nhân “.
nghĩa là :” Có phong thái và tâm hồn sang quí không cần đẹp cũng sanmg quí . Đẹp mà phong thái hạ tiện tức là loại đàn bà chẳng đáng nói “.
Thế nào là phong thái ?
Trần Hi Diên tiên sinh dạy :” Dĩ tĩnh mặc vi chủ , khôn đạo nghị nhu , vô nhẫm tính , vô cương bạo “ ( phong thái lấy tĩnh mặc làm chủ , khôn đạo là nhu hoà không gặp đâu hay đấy , bừa bãi , không cứng rắn bao tháo ) .
Xem tướng cốt của phụ nữ nên nhìn vào bốn điểm căn bản :
Phu , tữ , tài và huyết khí
Phu và tài ở cái mũi , cũng ở đôi môi .
Tử tức ở nhân trung , ngọa tằm ( dưới mắt ) và miệng
Huyết khí ở da dẻ và đôi môi .
Bốn điểm văn bản thấy tốt là tướng được .
Để cho khỏi sơ sót lại còn phải nắm vững nguyên tắc quí trung hữu tiện ( trong cái quí có cái tiện ).
Thế nào là quí trung hữu tiện ?
Sacùh “ Quan nhân ư vi “ giảng rằng :
- Ngũ quan đoan chính ( tai , mắt , mũi , miệng và lông mày ) d0oan chính mà da dẽ khô thô
- Cách cục thanh tú mà mắt nhìn gian trá
- Tráng rộng bằng phẳng mà đi hay ngoái lại đằng sau
- Mày dài mắt đẹp mà tóc mai lấn vào má
- Ngũ nhạc ( trán , lưỡng quyền , cằm và mũi ) đôn hậu mà hay kinh hỉ rú lên
- Răng trắng như ngọc mà tiếng nói rè vỡ và đa ngôn
- Aán đường cao vuông mà tính tình lơi lã
- Đi đứng ngồi đoan chỉnh mà ưa cắn móng tay
- Tiếng nói thanh sảng mà tinh thần say đắm hay cười .
- Mặt mũi thanh kỳ mà da dẻ lạnh ngắt .
Có quí trung hữu thì tất nhiên cũng phái có tiện trung hữu quí ( trong cái tiện có cái quí ) .
Thế nào là tiện trung hữu quí ?
Sách “ Quan nhân ư vi “ giảng rằng :
- Sơn lâm ( hai bên góc trán ) có vết phá nhưng trung nhạc ( cái mũi ) tròn đầy
- Trung nhạc nhỏ không cao nhưng mắt chính tinh thần thanh sảng
- Trán dô , quyền cao nhưng ấn đường vuông rộng và nổi lên
- Môi cong răng lộ nhưng mái tóc dài mềm
- Mắt lộ nhưng mồ hôi thơm và tinh định
- Mắt đục , tiếng nói vỡ nhưng địa các triều cũng
- Thịt nhiều nổi u nhưng nhãn thần sung túc
- Khí đoản , mày nhạc nhưng không kinh hải , không hoảng hốt
- Yai nhỏ , tóc lấn xuống trán nhưng mày đ5p , đầu mũi tròn nở .
- Do những tướng quí trung hữu tiện hay tiện trung hữu quí mà thành nhiều hiện tượng éo le cho tình duyên .*
Éo le là sao ?
Như nàng Từ Chiêu Bội thời Nam bắc Triều được Tiêu Địch hoàng đế của Lương Quốc ,một vị vua hay chữ say mê và phong cho nàng làm hậu phi . Nhưng Từ Chiêu Bội lại hoàn toàn không thích làm bà hoàng hậu nên nàng tìm đủ mọi cách cho vua đuổi mình . Cứ mỗi đêm nàng chỉ đánh phấn thoa son trang điểm có nữa mặt thôi , còn một nữa để nguyên mộc mạc . Làm vậy , nàng có ý diễu cợt hoàng đế Tiêu Địch chột mắt . Vua tuy giận mà vẫn không chịu bỏ nàng . Uất ức , Từ Chiêu Bội loạn dâm lung tung trong triều . Không thể làm ngơ hơn được nữa , vua hạ lệnh mật thủ tiêu nàng .*
Như nàng Lý Khuê đời Đường yêu con trai quan thứ sử họ Trịnh . Chàng là công tử vương tôn còn nàng là ca nhi . Chàng vao kinh ứng thí gặp nàng rồi bỏ thi . Lâu dần tiêu tiền hết , chủ ca viện đuổi Trịnh Sinh ra để Lý Khuê còn tiếp khách khác . Quê nhà thì xa , tiền không có , lại sợ không dám về , Trịnh Sinh đàng phải làm nghề phu đòn đám ma độ nhật .
Trịnh thứ sử vào kinh đô tìm con , thấy Trịnh Sinh làm nghề hạ tiện cho là con đã làm điềm nhục ông cha , đánh cho một trận tơi bời đuổi đi .
Cùng vô sở vi , trở về với công việc cũ thì đã có người cướp mất , Trịnh Sinh phải đi ăn mày .
Một hôm , vào buổi chiều tuyết rơi Lý Khuê đi dạo thì có người hành khất chạy đằng sau xin tiền ăn cơm vì đã ba bữa nay hắn nhịn đói . Nhìn lại , nàng nhận ra Trịnh Sinh , Lý Khuê xúc động rơi nuớc mắt thì ra chàng đã vì mình mà khổ sở đến nước này . Lý Khuê chẳng thèm để ý đến con mắt dòm ngó của thiên hạ , chỉ thấy người yêu rét co ro , nàng liền cởi phăng chiếc áo gấm nhồi bông khoác lên vai chàng cùng dìu nhau về kỹ viện .
Lý Khuê đem hết vốn liếng của cải để tự chuộc mình ra , bỏ nghề ca kỹ , nguyện kết tóc se tơ cùng Trịnh Sinh , ngày ngày dệt lụa , buôn vải và khuyên chồng yên tâm ăn học .
Cảm khích , Trịnh Sinh khổ công đọc sách , vài bốn năm sau thượng đăng khoa giáp và được bổ làm quan với chức Thượng Đô Giáp .
Vào triều , cha con gặp nhau , mừng mừng tủi tủi , cật vắn căn do biết được hành vi nghĩa hiệp của Lý Khuê , Thứ sử họ Trịnh liền cho lập một đại lễ chính thức cưới Lý Khuê về làm dâu con .*
Sách “ Tiền hiền tướng sử “ bảo trường hợp của Từ Chiêu Bội là quí trung hữu tiện , nàng có nhan sắc vương phi mà mang tâm hồn khắc bạc và quá nhiều nhẫn tính . Trường hợp của Lý Khuê là tiện trung hữu quí , nàng có tướng luân lạc nhưng tâm hồn cao thượng và tha thiết ân tình .
Có tướng quí trung hữu tiện thì giàu sang phú quý nhưng thiếu hạnh phúc , có tướng tiện trung hữu quí thì truân chuyên vất vả nhưng lòng thảnh thơi .
NHỮNG TƯỚNG CÁCH ĐƯA ĐẾN MỘT TÌNH DUYÊN XẤU
Tướng đẹp thì hình ảnh cuộc sống giản đơn chỉ cần mấy chữ hạnh phúc , sung sướng là đủ .
Nhưng tướng xấu thì quá đỗi đa đoan , phong trần , truân chuyên , yếu chiết , cách chia , bị bỏ rơi , bị đào sắc án phiền lụy đến hình ngục có khi đưa đến tấm thân chi họa , chồng đần , chồng hèn ….
Nhược chi ngách trường ngách hựu trường
Hình phu khắc tử quyết nan đương ( Nếu mặt đã dài , trán còn cao quá nữa thì hình phu khắc tử không ai kham nỗi )
Mặt dài , trán cao gọi là mã diện , người đàn bà mã diện hay cô độc không lấy chồng , hoặc khắc phu lấy chồng chồng chết , hoặc chín hãm vào mối tình bất chính mà khổ đau trong tâm .
Những tướng xấu của đàn bà còn có :
- Nhĩ trá tị khúc , cửa vào tai rất hẹp , mũi cong , mũi gãy .
- Tị lương hữu tiết , sống mũi có đốt phình ra như đốt tre .
- Cốt hoành diện xác , xương lộ theo chiều ngang ngạnh , mặt đen .
- Phát thô sáp , tóc thô bù sù và nháp không óng chuốt .
- Cảnh đoản diện tróc , cổ ngắn mặt dài như trùn lại .
- Thanh cổ phát hoàng , tiếng nói rè rè , tóc vàng .
- Nhãn khởi tam gốc , mặt hình tam giác
Có những tướng kể trên là người ác tâm , tình duyên do ác tâm đó mà hoại .
- Tị câu hữu văn , mũi quặp có vết .
- Sơn căn trung đoạn , gốc mũi gầy lõm
- Nhãn trường vô cái , mắt dài mà lông mày sơ bạc ngắn héo .
- Đầu như lập noãn , đầu nhỏ và hình dáng như rái trứng dựng đứng nghĩa là đầu nhỏ mà không tròn .
- Hạ thần quá thượng , môi dưới chề ra và quá dầy lại đưa lên trên trong khi môi trên quá mỏng .
Có những tướng trên đây là người quá ích kỷ , ưa gây phiền toái , tình duyên do đó mà hoại .*
Xin lưu ý điều này , những loại tướng xấu đã kể ở các chương 1,2,3 đếu ít nhiều dính líu đến tình duyên vì xem tướng đàn bà phải lấy phu tinh làm chủ . Không bao giờ đoán tướng , luận tướng tình duyên phụ nữ mà được phép quên câu quyết sau :