Thủ tướng Anh nhấn mạnh đến nhu cầu hổ trợ người Palestin
Tuyên bố tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tony Blair của Anh, Tổng thống Bush nói có nhiều khả năng một nước Palestin độc lập ra đời trong bốn năm tới.
Đây là một quan điểm lạc quan hơn nhiều của Nhà Trắng so với trước đây. Nhưng ông Bush nói bây giờ tùy ở người Palestin, họ phải chứng tỏ là họ thực sự muốn đi tìm hòa bình.
Hoa Kỳ sẽ giúp, Âu châu nên giúp và Israel cũng nên ủng hộ. Ông Bush nói mạnh nhưng toàn những hứa hẹn có điều kiện, không cam kết gì mà ông không thể thất hứa sau này.
Tổng thống Bush nói ông muốn kết hợp sức mạnh của Hoa Kỳ và Âu Châu để thúc đẩy tự do ở Trung Đông.
Nhưng Tổng thống không công bố gởi đặc sứ sang khu vực để bắt đầu công việc vãng hồi tiến trình hòa bình.
Nói về một cuộc hòa đàm đang diễn ra, ông Bush tỏ ra lưng chừng, "Chúng tôi có trách nhiệm đưa ra một kế hoạch."
"Một cách để làm là đem bốn bên ngồi lại với nhau và nói cho người Palestin biết đây là những gì cần làm để có được một nước độc lập."
"Tôi ủng hộ hòa đàm nhưng hòa đàm đó phải đem lại kết quả."
Tổng thống Bush nói ông trông đợi làm việc với ban lãnh đạo Palestin cam kết chống khủng bố và quyết tâm cải tổ dân chủ.
Trong khi đó Thủ tướng Tony Blair nhấn mạnh đến sự trợ giúp người Palestin cần có.
"Chúng tôi vạch ra các bước chúng tôi nghĩ cần thiết để dẫn đến con đường hai quốc gia mà chúng ta muốn có."
Ông Blair nói đó là những bước đi rất rõ ràng, "Vì trước hết nó vẽ ra một viễn cảnh rõ ràng cho giải pháp hai quốc gia."
"Thứ hai là chúng ta cần hổ trợ các cuộc bầu cử của người Palestin."
"Nếu chúng ta muốn có một nước Palestin có thể tồn tại, chúng ta cần bảo đảm cơ sở hạ tầng chính trị, kinh tế và an ninh phải được hình thành và đưa vào hoạt động."
Tại cuộc họp báo Tổng thống Bush hứa ông sẽ viếng thăm Âu Châu ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm tới.
Ông Bush dường như muốn chứng tỏ cho mọi người thấy ông muốn hàn gắn những rạn nứt để cùng làm việc với các đồng minh.
Hiện tại và triển vọng
Thủ tướng Anh Tony Blair đã đến Washington với hy vọng đạt được hai điều. Một là sự cam kết của tổng thống Bush về việc đầu tư những nỗ lực ngoại giao vào tiến trình hòa bình trung đông và một sự xác nhận rằng đó là một công việc cần đến sự tham gia của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước Âu Châu.
Tổng thống Bush đã phát biểu với những ngôn từ mập mờ về sự cần thiết của việc thành lập một quốc gia Palestine và ông đã đưa ra một cam kết công khai về ưu tiên của vấn đề này trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông.
Cả hai nguyên thủ đều nói đến việc vận động cộng đồng thế giới trong việc hỗ trợ thiết lập các thể chể Palestine và cơ sở hạ tầng chính trị. Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ đã biểu lộ rõ rằng sự dè dặt của ông.
Ông Bush muốn nhìn thấy một nhân vật lãnh đạo xuất hiện sau cuộc bầu cử của Palestine, theo dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày, sau khi ông Yasser Arafat từ trần.
Ông Bush và Blair đặt trọng trách lên người Palestine trong việc xây dựng các thể chế dân chủ và đưa ra các thỏa thuận về an ninh có tính hiệu lực. Nhưng ông Bush và Blair cũng đồng thời nhận thức được là họ không thể một mình đạt được thành quả này.
Áp lực đối với Israel cũng là một điều cần làm, đầu tiên để đạt được một không khí trong đó có thể tổ chức hữu hiệu các cuộc bầu cử hiệu quả.
Vấn đề Trung Đông không nằm trong khả năng giải quyết của Hoa Kỳ mà tùy thuộc vào chính bản thân các phe phái trong cuộc xung đột. Như vậy sự lạc quan cũng cần phải chừng mực.
Trong giai đoạn xáo trộn, nhiều cạm bẫy bất ngờ đang nằm chờ phía trước. Nhưng theo như quan điểm của thủ tướng Anh Tony Blair thì phần lớn công việc đã được hoàn tất.
Không khí ngoại giao hoan ca ở Washington đã tạo nên một số thay đổi quan trọng. Nay các nỗ lực thực tiến cần được tiến hành để nắm bắt được thời cơ và thúc đẩy tiến trình hòa bình lên phía trước.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment