Thursday, July 27, 2006

Quí tướng cách

.
Khi đàn gà vịt vào chuồng rồi , con nào con nấy lặng im không lao sao hỗn độn , tất cả như sợ hãi , thì ông họ Lý tự nhủ : “ Ta nhất định phải lấy cô này để sinh ra quí tử nối dõi mới được “ .
Về sau , cô gái ấy quả sinh ra quí tử là Lý Hồng Chương , từng làm mưa làm gió trên chính trường Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 .
Chuyện Hạnh Xuân và cô gái xấu xí , mẹ đẻ của Lý Hồng Chương và còn nhiều chuyện thật khác đã xác nhận định lý của tướng Mệnh học đối với nữ phái .
Mỹ nhân thường tác kỹ , mỹ trung hữu chi xũ
Xũ nữ giá quí phu , xũ trung hữu đại mỹ .
Nghĩa là :
Người đàn bà đẹp thường bị lung lạc làm đĩ vì trong vẻ đẹp chứa chất một tướng cách cực xấu . Người đàn bà xấu thường lấy được chồng sang vì trong dung mạo xấu xí có mang một tướng cách cực tốt .
Hai định lý này có thể giải đáp một hiện tượng khá phổ thông trong cuộc sống .
Bước vào Tướng Mệnh , bước đầu hãy thuộc câu ca quyết ( nguyên tắc căn bản sắp xếp thành ca từ ) sau đây :
Ta ta thế tục bất tri nhân
Vọng tương dung mạo thủ kỳ hình
Nhược đắc chính hình vi đại quí
Y hi tương tự xuất quần luân
Hình trệ chi nhân hành tất thất
Thần trệ chi nhân tâm bất khai
Khí trệ chi nhân ngôn tất lãn
Sắc trệ chi nhân diện trần ai
Hình thần khí sắc đo vô trệ
Cử sự tâm mưu bách sự hài
Nghĩa là :
Thương thay cho thế tục không biết rõ gốc nguồn
Tưởng nhầm dung mạo là hình tướng
Nếu được là chính hình thi đại quí
Vượt ra khỏi đám người thường
Hình mà trệ tất làm việc gì cũng hỏng
Thần mà trệ tất tâm địa u mê
Khí mà trệ thì tiếng nói nhọc mệt
Sắc mà trệ thì mặt mày nhu có tro bụi
Cả hình thần khí sắc đều không trệ
Thì trăm việc mưu tính đều hài lòng .
Trong bài ca quyết có hai chữ “ Chính Hình “ để bảo cho ta biết rằng không phải cứ hình nào cũng được , phải có được Chính Hình thì thân phận mới hay . Muốn nhận ra Chính Hình thế nào , cái nhìn của ta không thể không thông qua những nguyên tắc và định lý của khoa Tướng Mệng học . Nguyên tắc và định lý về “ Chính Hình “ của Tướng Mệnh học không hề do một sự áp đặt của một hệ thống tư tưởng hoặc của một môn phái . Nó hoàn toàn là kết quả của mấy ngàn năm kinh nghiệm , do hàng ngàn bộ óc sáng suốt đã thu thập lại . Bởi thế , bài ca quyết mới dám ngang nhiên chê trách người đời là mê muội lầm lẫn lấy dung đạo làm hình , ý nói là khi nhìn hình dáng một người , con mắt tục với con mắt tướng khác nhau .
Ca dao ta có câu :” Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “ rất gần với tướng mệnh học , gỗ tốt là chính hình , nước sơn chẳng qua là dung mạo theo mắt tục .
Lại có câu khác :” Bủng người tươi đít “. Nếu đặt ngược nó lại thì câu này quả đã đi vào bậc cao của tướng học vậy . Vì nó là tục ngữ cho nên bị xem thường đó thôi .
Trong hội họa Tây phương , người đàn bà từ Léonard de Vinci qua Van Dongen đến Picasso , có thể ví như một cuộc tiến hoá từ dung mạo tới “ Chính Hình “ của Tướng Mệnh .
Con người dưới nhãn quan Tướng Mệnh phải hội đủ cả bốn yếu tố căn bản : Hình – Thần – Khí – Sắc . Nếu chỉ có dung mạo ma không có Chính Hình là hỏng , nếu thiếu Thần , Khí , Sắc cũng hỏng , cái tốt của Hình sẽ giảm đi gần hết .
KHẮC PHU
Người tây phương nói : “ Đời sống của đàn ông là tham vọng , đời sống của đàn bà là đàn ông “. ( La vie de l’homme c’est l’ambition , la vie de la femme
c’est l’homme ).
Chắc hẳn chữ “ l’homme “ ở cuối cầu nên được hiểu theo là một người chồng .
Dân Việt láu cá hơn thường nói :
Đi đâu mà chẳng lấy chồng
Người ta lấy hết chổng mông mà gào
Gào rằng đất hỡi trời ơi
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng .
Vậy ta có thể khẳng định rằng vấn đề chồng con là vấn đề hàng đầu của đàn bà kể cả sau khi có những phong trào của cô Germaine Greer . Và chuyện chồng con đối với người đàn bà là chuyện đầy bất trắc .
Thi hào Bạch Cư Dị có bài thơ “ Bần gia nữ “ để tả tâm lý hôn nhân đương thời như sau :
Thiên hạ vô chính thanh
Duyệt nhĩ tức vi ngu
Nhân vi vô chính sắc
Duyệt mực tức phi thù
Nhan sắc vi tương viễn
Bần phú tắc hữu thú
Bần vi thời sở khí
Phú vi thời sơ su
Hồng lâu phú gia nữ
Kim lũ tú la nhu
Kiến nhân bất liễm thủ
Kiều si nhị bát sơ
Mẫu huynh vị khai khẩu
Hôn giá bất tu du
Lục song bần gia nữ
Tịch mịch nhị thập dư
Kinh thoa bất trị tiền
Y thương vô châu chu
Kỷ hồi nhãn dục sinh
Lâm nhật hựu tri trù
Chủ nhân hội lương môi
Trí tữu mãn ngọc hồ
Tứ tọa thả vật ẩm
Thích ngã ca lưỡng đồ
Phú gia nữ dị giá
Giá tảo khinh kỳ phu
Bần gia nữ nam giá
Giá vẫn hiếu ư cô
Văn quân dục thú phụ
Thú phụ thú như hà ?
nghĩa là :
Trong thiên hạ không có chính thanh
Hễ êm tai cho là vui
Trong thiên hạ không có chính sắc
Hễ vừa mắt cho là đẹp
Gái nhan sắc không hơn kém
Nhưng giàu nghèo đã làm thành chêng leach
Gái nhà nghèo chẳng ai ngó đến
Gái nhà giàu thì bu lại mà coi
Cô gái nhà giàu ngồi trên lầu hồng
Mặc quần gấm lụa thêu tơ vàng
Nhìn người với đôi mắt tráo trâng
Mặn mà thơ ngây tuổi vừa mười sáu
Cha anh chưa thèm đánh tiếng
Mà người người lũ lượt tới hỏi
Cô gái nhà nghèo ngồi bên song tre
Tịch mịch đã hơn hai mươi năm
Trâm cái tóc bằng sắt rẻ tiền
Trên giải áo lại không có ngọc quí
Đã mấy lần mong đám hỏi
Tới ngày hẹn bỗng mất tâm hơi .
Phú ông hôm nay mở tiệc đãi mối lái
Rượu đầy trong hồ rượu bằng ngọc
Xin quý vị đừng uống vội
Hãy nghe tôi hỏi vài lời
Con gái nhà giàu dễ lấy chồng
Lấy sớm nên khinh thị chồng
Con gái nhà nghèo khó lấy chồng
Lấy muộn nhưng hiếu thảo với nhà chồng
Nay nghe anh muốn lấy vợ
Ý anh định lấy người thế nào ?
Tình cảnh Bạch Cư Di tả trong thơ là tình cảnh nữ phái sống trong một chế độ xã hội cùng thời thi sĩ .
Tướng Mệnh học không đồng ý với thi sĩ họ Bạch vì cái nhìn thân phận con người của Tướng Mệnh học vượt khỏi chế độ xã hội , coi thực tại xã hội chỉ là môi trường để cho số mệnh biến đổi hình thái mà thôi . Con nhà giàu nếu tướng cách không ra gì thì đường chồng con cũng không ra gì , trái lại con nhà nghèo tướng cách tốt thì đường chồng con sẽ hay .
Tốt hơn là nên quan niệm theo lối bình dân Việt :
Bớ thảm ơi ! Bớ thiết ơi !
Bớ bạn tình nhân ơi !
Thân em như cái quả xoài trên cây
Gió đông , gió tây , gió nam , gió bắc
Nó đánh ta lúc la lắc trên cành
Một mai vô tình rụng xuống biết vào tay ai .
Trước vấn đề chồng con , thân phận đàn bà ví như một tấm lụa đào ngoài chợ :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai .*
Sách Tướng viết :” Nữ nhân khắc phu tị tước quyền cao thanh thích nhĩ “ nghĩa là : đàn bà mũi mỏng , quyền cao , tiếng nói như chọc vào tai ai là khắc phu .
Nhiều người dùng tục nhãn để nhìn nữ nhân thường cho rằng diện mạo hung ác , tính tình hùng hổ , đanh đá là khắc phu . Thật ra , hung ác đanh đá không phải là chính tướng của khắc phu , nó chỉ là phụ . Nếu như không có chính tướng khắc phu thì dù cho hùng hổ , đanh đá thì cũng không khắc phu . Diện mạo hung ác của đàn bà nói cho rõ không phải là khắc phu mà là tướng ác tử , tính tình hùng hổ đanh đá không phải là khắc phu mà là khắc tử ( xa lìa con cai , khó nuôi con )
Nếu chỉ bảo quyền cao là khắc phu , thì dễ lầm quyền nở , quyền lớn tiếng chữ gọi là “ phong , đại “ . Quyền đại với quyền phong lại gần giống nhau . Trên tướng pháp của ba loại quyền : quyền cao , quyền phong , quyền đại cần phân biệt rõ ràng vì ảnh hưởng của mỗi loại khác hẳn nhau . Quyền đại là tướng vất vả lao bác ; đồng thời là con người hung ác ở Quyền phong ( nở nang ) thuộc tướng đoạt quyền phu kiêm phúc tướng . Chỉ co quyền cao mới là tướng sát phu thôi .
Còn một loại quyền khác nữa là : quyền lộ , cái xương lưỡng quyền chồi hẳn lên , ít thịt che đậy cân xứng . Tướng quyền lộ , đàn bà nghèo khổ và khắc tử , không khắc phu . Thế nào là quyền lộ ? Phải mặt có thịt nhưng chỉ duy lưỡng quyền lộ cốt mới gọi là lộ được . Nếu mặt gầy ốm , sống mũi lộ cốt , xương quanh mắt cũng lộ , trán cũng dơ xương , hàm cũng dơ xương thì quyền lộ cốt là đương nhiên nên không còn thể gọi là tướng quyền lộ được nữa .
Quyền đẹp tướng là quyền phong ( nở nang ) đầy đặn , tròn trịa và sáng sủa không lộ cốt . Loại quyền phong rất hiếm vì nó thuợc đại quí . Tông thuờng chỉ thấy quyền tròn trịa không lộ cốt thế là đã tốt rồi vì suốt đời no ấm , không lộng quyền cũng không ngược xuôi vất vã .
Người đàn bà mang tướng khắc phu thì có lưỡng quyền cao .
Quyền cao thế nào ? Quyền cao , xin đừng hiểu là quyền cốt đột xuất cũng xin đừng lầm với quyền rộng lớn , phải nhận định trước nhất vị trí của quyền cốt ( cốt là xương ).
Lưỡng quyền của đàn bà so với lưỡng quyền đàn ông tính chất hoàn toàn bất đồng . Nam nhân quyền phải cao lớn mới hay , đầy đặn ( phong ) là thứ yếu và lộ là hạ cách . Nhưng với nữ nhân thì quyền cao lại là tướng khắc phu .
Vị trí chính thường của lưỡng quyền đàn bà cần ngang bằng với sống mũi , nếu cao hơn trung điểm của sống mũi gọi là cao , nếu lại thấy một làn cốt ngầm tháp hai bên mũi thì cao ấy càng nặng . Đàn ông quyền cao , quyền cốt áp hai bên mũi , đấy là “ lưỡng quyền tháp thiên “ , vị cao quyền trọng . Nhưng đàn bà mà như vậy chính là hung tướng khắc phu . Nếu mang hung tướng nào khác nữa thì thân phận sẽ đúng như câu tục ngữ : “ Thập niên cửu tế , vô tế quá tân niên “ ( mười năm chin lần lấy chồng , anh nào sang sông năm mới ) Xứng đáng là nữ anh hùng khắc phu .
Để nhận cho rõ hơn về quyền cao , con phải căn cứ vào cuối mỗi con mắt , thấy gò mà ẩn ẩn phát hiện cao lên .
Về tính tình , quyền cao không dữ tợn bằng quyền đại , nhưng cũng chẳng nhu thuận đâu .
Người đàn ông lưỡng quyền cao biểu thị quyền lực vá phách lực . Người đàn bà quyền cao cũng biểu thị một cá tính mạnh và nhiều nghị lực .
Sách Tướng viết :” Khán quyền bất như khán tị “ nghĩa là : Xem tướng lưỡng quyền chẳng bằng xem tướng mũi . Tại sao nói vậy ?
Bởi bốn hình thể : Cao , đại , phong , lộ của lưỡng quyền rất khó phân biệt , cho nên tìm ra tướng khắc phu trên lưỡng quyền không phải dễ . Cho nên cần lấy mũi làm chuẩn cho dễ hơn . Người đàn bà có tướng khắc phu thì mũi vát mỏng như dao ( tị tước như đao ) , cái sống mũi không tròn như sống mũi cao dao . Đàn ông sóng mũi dao thì tính tình khắc khổ thôi , không khắc thê , còn đàn bà thì khắc phu , đồng thời tính tình cũng rá6t khó chịu nữa . Nữ nhân đã tị tước , thêm quyền cao nữa ắt hẵn phải khắc đến ba chồng rồi mới yên .
Quyền cao tị tước không tạo cho khuôn mặt trở nên hung ác đâu , trái lại chúng còn làm cho dung mạo người đàn bà thêm đẹp là đàng khác , nhưng chỉ phải chịu điều bất hạnh là khắc phu vì chúng được kể như điển hình của khắc phu . Trăm trường hợp đ1ung đến 95 , rất hiếm trường hợp ngoại lệ .
Cho hiểu rõ về tướng khắc phu , xin đọc câu chuyện dưới đây do Bành Thần Tiên tức Bành Hàm Phấn , nhà tướng số nổi tiếng Bắc Kinh cách đây 40 năm :
Một hôm ( lời Bành Hàm Phấn ) tôi dẫn học trò đi chơi Trung Ương Công Viên để thực tập khán tướng . Tôi chỉ vào số năm người : ba đàn bà thuộc giới
thượng lưu trạc độ tuổi ngoài bốn mươi , hai đàn ông còn trẻ , ngồi ghế trước mặt chúng tôi mà hỏi lũ học trò :
“ Các con có biết ba người đàn bà ngồi bên kia trên tướng cách điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau “?
Tất cả chú mục ngắm nghía , xôn xao một lúc rồi đáp : “ Thưa thầy chúng con thấy ba người đó đồng cách điểm suốt đời đủ ăn , đủ mặc , không lo khốn khổ và dị cách trên điểm chồng con với tuổi thọ “
Tôi nói : “ Các con đoán thể mơ hồ quá , bây giờ hãy đi vào chi tiết phu cung của họ xem sao ? “
Anh trưởng tràng ( học trò giỏi thường được làm trưởng tràng ) thưa : “ Con thấy bà áo xanh lấy được chồng sang , bà quần vàng thì chồng giàu , còn bà mặc áo có hoa đỏ có tướng khắc phu “.
Tôi bảo :” ừ con xem tướng trên đại thể chẳng sai bao nhiêu , khá lắm thầy khen con đó , nhưng có điều con chưa nhận ra …. Cái bà chồng sang đúng lắm còn cái bà chồng giàu con nói trật , không phải chồng giàu mà chính bà ta giàu và bà này cũng có tướng khắc phu nữa … Cái biết của các con chỉ mới ở “ bì phu “ ( ngoài da ) thôi . Tướng khắc phu phải hiểu có nhiều loại được chia ra làm “ minh tướng “ ( trông rõ bong ra ) và “ ám tướng “ ( giấu ẩn bên trong ) , lại phân thêm ra làm “ ngoại ngũ hành “và “ nội ngũ hành “ . “ Minh tướng “ và “ ngoại ngũ hành “ dễ thấy , “ ám tướng “ và “ nội ngũ hành “ khó nhận “.
Một học trò khác nói : “ Thưa thầy và anh trưởng , con xem cả ba người đàn bà đó đều không thấy ai mũi vát , quyền cao ( quyền cao tị tước ) mà tất cả đều khắc phu thì sao ?”.
Bành Thần Tiên đáp :” Con mới biết một hai chưa biết tới ba bốn mà cái biết con đến năm sáu bảy tám chín nữa . Nói riêng về “ minh tướng “ khắc phu , con đã cần phải phân biệt ba phương diện : a) diện mạo – thể hình – c) cử động . Bậc sơ học chỉ học diện mạo , Tướng khắc phu trên diện mạo liên quan tới bộ ba vị : mắt , mũi và quyền . Điều này đa số rất chú ý , nhưng họ đã không hiểu rằng nếu chỉ chú ý đến diện mạo không thôi thật là thiếu sót . Các con hãy trong cho kỹ bà áo hoa đỏ để nhận ra cái cách “ tị lương tước như đao “ ( sống mũi như sống dao ) rồi đến bà quần vàng tướng khắc phu do “ tị lương đê hãm “ ( sống mũi tẹt dí xuống ) , còn bà mặc áo xanh tuy lấy chồng sang thật đấy nhưng cũng khắc phu bởi tại đôi mắt . Thông thường như chúng ta biết phàm người đàn bà mũi như sống dao , mắt hung dữ và quyền cao là khắc phu và không để ý đến “ tị lương đê hãm “ , thật ra cũng là một loại tướng khắc phu . Người đàn bà mắt to ( vành mắt rộng ) trong sáng là mắt quí phu nhân , nhưng nếu đôi mắt ấy lộ quang vành quá mạnh thì khắc phu , cao điểm vận hạn của đôi mắt quang lộ khắc phu là vào năm 37,38 tuổi . Tướng mũi dí tẹt xuống ( tị lương đê ) thì khắc phu muộn hơn “.
Sách Tướng viết :” Nữ nhân tối kỵ hữu tị vô quyền “ nghĩa là : đàn bà tướng kỵ mũi cao mà không có lưỡng quyền tương phối .
Ở trên như chúng ta đã biết quyền cao tất khắc phu nhưng nếu lưỡng quyền quá thấp gần như không có mà cái mũi cao nữa thì lại càng là một tướng xấu hơn nữa .
Câu chuyện dưới đây chứng minh định lý này :
Khoảng Dân quốc thập tứ niên tức năm 1925 , ở chợ Phật Sơn tỉnh Nam Hải có cửa tiệm bán nước trái cây , chủ nhân họ Lương , vợ chồng hiếm hoi mới nuôi một con gái đặt tên là Á Quyên . Khi lên 6 tuổi , ông bà Lương cho cô con nuôi đi học và đổi tên là Lệ Quyên . Lớn lên dung mạo Lệ Quyên rất xinh đẹp , ai trông cũng muốn yêu .
Năm 18 tuổi , ông Lương đã già mới bảo Lệ Quyên nghỉ học về trông nom công việc buôn bán . Đã đẹp lại có duyên , tiếng tăm nổi dậy , chỉ trong khoảng thời gian ngắn , khách mua lũ lượt kéo đến hàng . Trong số khách thường lui tới có nho sĩ họ Phùng tinh thông tướng học , trông Lệ Quyên thấy nàng mặt mũi ngũ quan đoan chính , thân hình đều đặn cân xứng , da trắng nom như trứng gà bóc thật dễ làm điên đảo những kẻ hiếu sắc , chỉ hiềm một nỗi là mũi nàng quá cao , lại có ám tiết ( mũi nổi lên vết đen mờ mờ như chia mũi ra làm hai khúc ) . Theo tướng lý thế là “ hữu tị vô quyền “ ( mũi cao mà lưỡng quyền không tương phối ) hay gọi là “ độc tủng cô phong “ ( mũi như ngọn núi đứng chơ vơ ) . Ai mang tướng này ắt hẳn là loại bạc tinh hay khắc phu . Lại thêm hai đôi mắt nàng chúi xuống ( hạ thùy ) và nơi “ sơn căn “ ( tức khoảng cách giữa hai con mắt ) có vệt như ngấn lệ .
Nho sĩ họ Phùng liền lập lời đoán ghi trên giấy với sự chứng kiến của bạn bè đồng si tình cô gái bán nước trái cây như sau :
“ Tam thập nhị tuế ( 32 tuổi ) đi vào nhãn vận ( vận con mắt ) sẽ gặp khốn khổ , đôi mắt nhìn phiêu dao bất định tất nhiên tâm vô định kiến . May nhờ quyền
cốt chạy thẳng lên thái dương ( quyền cốt tháp thiên sương ) nên kể từ trung niên đến lúc già có thể tự làm lấy ăn nên không đến nỗi khổ . Cái mũi “ cô phong độc tủng “ làm cho phải thay đổi tới ba bốn lần chồng . Khi nào hồng nhan biến ra bạch phát thì sống cô độc “.
Cuộc đời Lương Lệ Quyên quả đúng như lời đoán tướng của nho sĩ họ Phùng . Cai quản quán bán nước trái cây , Lệ Quyên chẳng khác nào một đóa hoa tươi thắm lôi cuốn biết bao nhiêu chàng trai ong bướm giang hồ . Nhưng khốn nỗi tâm tình của Lệ Quyên lại lạnh hơn băng tuyết , muốn chọn chồng một cách nghiêm nghị chín chắn , những kẻ ngang bằng hoặc thấp hơn đều bị nàng loại . Ngày tháng trôi mau , cả năm sáu năm trường Lệ Quyên vẫn chưa chọn được ai . Tự thị thông minh , nàng mới ra vế câu đối kén chồng , ai đối cho đẹp lời đẹp ý , nàng sẽ nguyện đi theo dù phải làm lẽ mọn , thiếp hầu cũng cam lòng . Vế đối ấy là : “ Lê lý , lê hoa tam dạng bạch “.
Có người phú thường giàu lớn nhất vùng tên Văn Thiếu Đình tuổi ngót nghét sáu mươi đã đối được . Giữ lời hứa , Lệ Quyên chấp nhận về làm thi thiếp cho Văn Thiếu Đình .
Rũi cho nàng , chưa đầy ba tháng chăn gối , Văn Thiếu Đình bỗng lăn cổ ra chết . Cả họ bên chồng đổ diệt cho Lệ Quyên là con quỉ mang sự bất tường đến cho gia đình , xúm nhau lại đuổi nàng đi chẳng cho lấy một xu nhỏ .
Lệ Quyên đành trở về với quán bán trái cây ngày trước , tự thực kỳ lực và cũng có gá nghĩa với vài người đàn ông nữa , rồi chẳng ai ăn ở được lâu bền . Cuối cùng Lệ Quyên chết già cô độc .
Sách Tướng viết : “ Nữ nhân tam độ giá , kỳ thanh thích nhĩ “ nghĩa là : Đàn bà ba lần lấy chồng , do tiếng nói nghe chói lỗ tai .
Tiếng nói của đàn bà nên có âm thanh nhu hòa , nếu âm điệu hoặc âm sắc hoặc cao hoặc trầm nghe chói lỗ tai , rất xấu .
Nam nhân nói nghe chói lỗ tai phần lớn bị phá bại và cuối cùng cuộc đời thường bị ác tử . Nữ nhân có thanh âm như thế tất chẳng khỏi khắc phu , khó tử , chôn chồng , chôn con . Nước ta cách đây hơn mười năm , có một mệnh phụ quyền khuynh quốc mang tướng “ kỳ thanh thích nhĩ “ kết quả đã rõ như tướng lý qui định .
Thanh âm chói tai phân ra làm hai loại : mộc và kim .

No comments: