Thursday, July 27, 2006

Phàm đàn bà sơn căn một khi đã cao thông với thiên đình đều là loại có tài năng.
Ngày xưa, danh sĩ Hứa Doãn lấy một cô vợ họ Nguyễn làm vợ, dòng giống thư hương, văn học xuất chúng, chỉ phải xấu như ma. Ai cũng nghĩ Nguyễn thị sẽ khắc phu. Nhưng vì cả hai nhà thân thiết lại đã hứa hôn nên hôn phối vẫn thành như thường. Duy có một vị tướng sư danh tiếng đương thời bảo Nguyễn thị “ Nội ngoại hữu tướng phu chi tướng “ ( bên trong lẫn bên ngoài có thể trợ giúp chồng ) .
Hứa Doãn không tin, tự nhủ mình là một kẻ đa tài đa năng lại đẹp, mà con vợ mình nó xấu thế thì nó giúp mình được cái gì ngoài việc nội trợ, nấu cơm quét nhà.
Về nhà được ít hôm. Hứa doãn tân lang mới hỏi tân nương Nguyễn thị rằng :
- Tôn nghe nói thầy tướng bảo cô có tướng phu chi tướng , cô có tin không?
Nguyễn thị đáp :
- Em không tin em có tướng phu chi tướng, nhưng em tin em là người đàn bà có phước.
- Cô có phước gì ?
- Em có phước được nương tựa vào chồng.
- Nương tựa là thế nào?
- Là được chồng yêu thương, được chia xẻ vinh hoa phú quí của chồng, em xấu xí thế này mà được lấy một người chồng tài giỏi như anh chẳng phải là có phước sao?
- Xấu xí có phước của xấu xí, nương tựa chồng có tướng của nương tựa chồng, tôi đồng ý, nhưng về tướng của cô, thầy tướng tìm thấy hữu phước ở chỗ nào, ở đôi mắt hay ở trán, ở tai ?
Nguyễn thị tuy diện mạo xấu xí nhưng tâm địa lại cực thông tuệ, biết chồng bất mãn vì bộ mặt xấu xí của mình, nàng đành nhẫn nhịn chỉ nhỏ nhẹ đáp :
- Không những em nghe thầy tướng nói, nhưng chính em cũng tự hiểu như vậy nữa, mắt, chân mày, môi miệng của em thật khó coi, em chỉ được độc một bộ vị tốt đó là phu tinh.
- Phu tinh, bộ vị nào là phu tinh? Vì chồng cô là tôi, tôi thì dính dấp gì đến diện mạo cô?
- Em nghe thầy tướng bảo mũi là phu tinh của nữ nhân, mũi cũng là thê cung của nam nhân. Oâng ấy nói em chỉ có cái mũi đẹp mà thôi, vừa đầy đặn vừa thẳng, sơn căn bất hãm, lỗ mũi không lộ, thế là phu tinh rất tốt. Bây giờ em thấy đúng quá vì em lấy được anh thì chẳng là phu tinh hảo dó sao ? tướng mệnh học có câu : “ Phụ nhân vô mệnh, đãn khán phu tinh “. Mệnh của em tốt hay không, đâu cần phải căn cứ vào dung mạo, cứ chờ anh đối đãi với em thế nào sẽ thấy .
Hứa doãn nghe vợ nói xong, thuận tay với cai gương tới để soi mặt mình, nhất là chú ý đến cái mũi, chàng ta thấy cái mũi mình tuy thẳng thật, nhưng sơn căn lại gẫy chứ không bình khởi hữu lực, lỗ mũi lộ khổng chứ không kín, bèn nói với tân nương :
- Cứ xem như vậy nếu mũi cô mà đẹp thì tất là mũi tôi xấu. Mũi tôi tuy thẳng nhưng thiếi đầy đặn, sơn căn tuy không hãm nhưng chưa được cao, lỗ mũi không toang hoác nhưng vẫn còn lộ. Nếu thế chắc tôi phải nương tựa vào cô mất .
Nói xong, Hứa Doãn tỏ vẻ nghi ngờ nghĩ rằng đúng ra tướng mình phải hơn tướng Nguyễn thị mới phải. Rõ ràng cô vợ mình xấu như ma, còn mình là tay hào hoa phong nhã.
Nguyễn thị cười nói :
- Em thấy anh điều gì cũng thông minh, chỉ việc xem tướng là không.
- Tại sao bảo là không? Tôi căn cứ vào lời cô, cô bảo mũi cô như thế là đẹp, nay mũi tôi không như thế, dĩ nhiên là xấu , còn thông minh với không thông minh chi nữa ?
- Thì thế là không thông minh đó, em đã nói rằng thầy tướng bảo mũi đàn bà là phu tinh, mũi đàn ông là thê cung. Nay mũi em tốt nên mới lấy được người chồng đa tài năng vinh hoa phú quí. Mũi anh xấu, đâu phải anh tồi mà là thê cung của anh hỏng nên anh mới lấy con vợ xấu và vô tài như em. Vợ chồng chúng ta lấy nhau đã do duyên trời định, anh cứ nghi ngờ mãi vô ích.
Qua lần đàm thoại này, Hứa Doãn bỗng nhiên không còn chán ghét cái bộ mặt xấu xí của Nguyễn thị nữa và nghĩ rằng nàng xấu nhưng mẫn tiệp và thông minh , vả lại cũng do cái mũi mình không lấy được vợ đẹp thì đành chịu vậy. Họ sung suớng sống bên nhau.
Một hôm khác, hai vợ chồng lại mở cuộc tranh luận về chuyện phu thê tương phối. Hứa Doãn nói :
- Đàn bà có tứ đức, vậy cô có mấy đức ? Tứ đức gồm có : công, dung, ngôn, hạnh. Hạnh là trinh tiết, ngôn là lời nói đoan trang tứ ái, dung là nhan sắc, công là bếp nước thêu thùa.
Nguyễn thị biết chồng muốn chế riễu mình xấu mới đáp :
- Trong tứ đức của phụ nhân, em chỉ hiếu một đức nhưng đấy là do cha mẹ sinh thành, em làm sao mà cải đổi.
- Phụ nhân phải đủ tứ đức mới hoàn toàn, nay cô thiếu một đức là thiếu một phần tư mà cô lại có tướng “ tướng phu” và “ nương tựa chồng “ vậy chỉ nên hưởng ba phần tư thôi.
Nguyễn thị cúi đầu nói :
- Thực đúng, vô luận nam nữ trên đời chẳng ai được thập toàn mỹ đâu. Em có nổi ba phần tư cũng là mãn nguyện lắm rồi, nào dám mong hơn!
- Không xong đâu cô ơi, phu thê cần tương phối. Đối với tôi, sắc đẹp quan trọng nhất cho nên tôi cần vợ phải tề toàn tứ đức.
Nguyễn thị nhẫn nhịn không nỗi nữa , nàng thấy chồng kiêu ngạo quá, cần có sự phản kháng quyết liệt mới xong. Nghĩ vậy, Nguyễn thị liền nói :
- Anh dạy rất phải, nguyện vọng của anh thật hợp lý, nhưng anh có bao giờ hỏi mình được thập toàn thập mỹ chăng? Phụ cần tứ đức em thiếu một. Còn sĩ hữu bách hạch , anh có bao nhiêu?
Hứa doãn trả lời :
- Tôi đủ cả bách hạnh.
Nguyễn thị hỏi :
- Anh cho phép em kể ra không?
- Đương nhiên tôi chấp thuận.
Nguyễn thị tiếp tục nhỏ nhẹ :
- Bách hạnh của kẻ sĩ lấy đức làm đầu. Anh vừa bảo chỉ trọng nhan sắc, như thế là hiếu sắc khiếm khuyết hẳn cái đức đứng đầu bách hạnh làm sao dám nói đủ hết bách hạnh ? Anh bảo em thiếu phụ dung chi đức nên nhân phẩm chỉ còn ba phần tư. Nay anh thiếu luôn cái đức bao trùm đức hạnh thì nhân phẩm anh còn những gì ?
Hứa Doãn tắc tị, mặt đỏ có ý xấu hổ. Từ đấy đâm ra ngài ngại bà vợ, dần dần thành nể vợ, tạo thành một giai thoại “ cụ nội “ ( sợ vợ ) cho đời sau.
Theo truyền thuyết thì thầy tướng có bảo với cha mẹ Hứa doãn về tướng cách của Nguyễn thị như sau :
“ Cô ấy dung mạo tuy xấu nhưng đức hạnh rất cao, lại có nội ngoại tướng phu chi tướng thật đẹp đôi, đáng là dâu con “.
Lúc ấy bạn bè Hứa Doãn ngồi đông đủ, có người hỏi :
- Hứa Doãn vừa bảnh vừa tài, Nguyễn thị xấu xí sao lại bảo là đẹp đôi? Cổ nhân thường nói trai tài gái sắc ông quên rồi sao ? Nếu thế là đẹp đôi thời chẳng có cặp nào trên thế gian này không đẹp đôi.
Vị thầy tướng đã từng trông thấy vẻ bảnh trai của Hứa Doãn nên ông nói :
- Tôi xem tướng chứ không thưởng ngoạn vẻ đẹp. Xem tướng là tìm những điểm quí, điểm phúc, xem người đàn bà có trợ giúp được chồng hay không? Thấy Nguyễn thị có tướng cách tị thông thiên đình, phẩm đức kiên trinhm tính tình sảng trực, chẳng những nội trợ gỏi đến ngoại trợ cũng hay nữa. Cái nghĩa đẹp đôi của tôi là chỉ vào một nàng dâu hiền ngoan giỏi, hợp tướng cách . Nếu bất hợp tướng cách thì cái chuyện trai tài gái sắc chắc chẳng khỏi trở thành ai oán . Cậu Hứa doãn , ngoại biển trông anh tuấn nhưng sơn căn hỏng, bước đường hoạn lộ chỉ có bạn , nếu lấy Nguyễn thị làm vợ , nàng có sơn căn thông thiên đình đại quí sẽ bổ khuyết cho cái tướng hãm của Hứa Doãn. Thêm nữa, mũi Hứa Doãn sơn căn đoạn , tị lương bất phong không thể nào lấy được vợ đẹp , chỉ lấy nổi vợ hiền đức thôi.
Người kia hỏi nữa :
- Tục ngữ nói trai tài gái sắc mới đẹp đôi , nay chênh lệch như vậy liệu có xảy ra chuyện thay vợ không ?
Thầy tướng từ tốn đáp :
- Tướng Hứa doãn thê cung bất mỹ mà tính tình lại hiếu sắc , nếu như cậu ấy lấy một người đàn bà tầm thường thì đương nhiên phải xảy ra chuyện tìm hoa hỏi liễu đưa đẩy đến cảnh thay vợ đổi chồng , cò nếu lấy Nguyễn thị thì không , vì cô ta dungmạo xấu nhưng trên tướng cách là một nữ tử có oai quyền chắc Hứa Doãn chẳng dám hiếu sắc đâu ….
Nội trợ hiểu theo tướng mệnh học không phải chỉ là quán xuyến bếp nước , nhà cửa mà còn là giúp chồng trên nhiều mặt khác nữa , về tính tình , về sinh lý. Chồng hiếu sắc thì có thuật chế ngự chồng, chồng hung hãn thì lấy sử sự ôn nhu sửa đổi. Đó nói là những việc quan trọng hơn bếp nước nhà cửa.
Người đàn bà mũi cao thông thiên đình chẳngnhững chủ về quyền quí , đồng thời còn là tướng chế ngự chồng, khiến chồng phải nể sợ.
Xưa có Hứa doãn, cận đại có Uông Tinh Vệ và Ngô Bội Phu , cả hai ít nhiều đều nể vợ.
Tướng mũi thông thiên đình cần phối hợp với lưỡng quyền tháp thiên sương ( chạy lên thái dương ), đàn ông được như vậy là đại quí, nắm quyền sinh sát. Nhiều bậc cân quấc anh hùng hay nữ kiệt hay những bà hoàng hậu hiếu sát nắm quyền không ai là không có tướng cách vừa kể. Từ Hi thái hậu là một điển hình.
Đàn bà lưỡng quyền lớn cao không lộ cốt phối hợp với mũi cao nhất địnhlàm cho chồng phải nể sợ gọi là tướng phu chi tướng. Nếu lớn quá, cao quá thì lại trở thành hại phu chi tướng.
Đàn bà mũi cao thông thiên đình đa số quí hơn phú, nếu đại quí hay đại phú thì mũi còn phải có chuẩn đầu phong hậu, lỗ mũi không lộ mới đủ . Nói tóm lại, quí tướng thì sơn căn bình khởi , phú tướng thì lỗ mũi không lộ.
Cần thêm điều sau đây :
- Đàn bà mũi cao, sơn căn thông thiên đình thường chết sau chồng, niên lão khốc phu. Từ Hi thái hậu, vợ Ngô Bội Phu, vợ Uông Tinh Vệ đều gặp cảnh này. Bởi thế tướngg học mới nói cái mũi sơn căn thông thiên đình đối với đàn bà là loại tướng cách “ mỹ trung bất túc “.
NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TRUNG CỦA NỮ NHÂN
Nói mũi tất phải nói luôn đến nhân trung cũng như nhãn tướng , phải nói luôn đến đôi mày . Nhân trung là cái rãnh nối liền giữa mũi với miệng.
Nhân trung rất quan trọng đối với nữ nhân tướng vì nó liên can đến vấn đề con cái , đến thọ mệnh , đến tính tình phúc hậu hay gian ngoan .
Sách “ Thần tướng Thủy Kính “ viết :
“ Nhân trung là con sông, con suối để làm lưu thông cho tứ độc ( mắt , mũi , miệng ). Không có nó, sự liên lạc bị bế tắc .Nếu nhân trung vừa nông vừa hẹp tất thủy úng bất lưu. Cho nên nhân trung cần phải sâu và dài mới mong giầu và thọ, đã nông lại môi cong là yểu . Nhân trung cong queo khuất khúc kẻ đó bất tín , bất nghĩa. Nhân trung thẳng thắn , sâu rộng loại người trung dũng “.
Sách “ Ma Y tướng pháp “ viết :
“ Nhân trung nhỏ như kim, tuyệt tự và bần cùng
Nhân trung bình mãn ( phẳng lì ) vô tử
Nhân trung có nốt ruồi , hiếm hoi
Nhân trung có văn vắt ngang, nan sản
Nhân trung co rút ngắn ngủn, mệnh yểu “.
Sách “ Quỷ nhân kinh “ viết :
“ Nhân trung nhỏ hẹp , y thực bất túc
Nhân trung bình mãn , chuân chuyên đa nạn
Nhân trung trên hẹp dưới rộng ( chữ A ) con dễ nuôi
Nhân trung trên rộng dưới hẹp ( chữ V ) co khó nuôi
Nhân trung trên dưới đều hẹp giữa phình rộng , con cái lắm bệnh tật .
Trên dưới đều rộng và sâu, con đàn cháu đống “.
NGHIÊN CỨU VỀ CÁI MIỆNG CỦA NỮ NHÂN
André Prévot viết một câu châm biếm về cái miệng của đàn bà : “ Tantôt un bouton de rose, tantôt une pomme d’arrosoir” ( Có cái miệng trông như nụ hoa hồng, có cái miệng trông như hương sen bình tưới nước ) . Câu ấy cũng na ná như nhận xét của người nông dân Việt nam : “ miệng chúm chím hoa đào và miệng rộng đến mang tai hay miệng như ống nhổ thầy đề “.
Miệng con người để ăn, để nói và theo nghĩa trẻ trung hơn , để hôn .
Vậy tướng miệng có liên hệ với thân phận , với tư cách và với ái tình .
Trước khi xem hình tướng của cái miệng thì phải xem lời ăn tiếng nói tức là khẩu đức của người đàn bà đã. Nói đĩnh đạc, ôn hòa vừa đủ những gì cần nói gọi là khẩu đức . Nói nhiều, nói láo, nói dối và nói tục gọi là khẩu tặc. Đàn bà miệng hương sen bình tưới nước hay miệng rộng đến mang tai thường phạm vào tướng khẩu tặc. Nữ nhân nên có cái miệng vừa phải, đều đặn, vuông vắn .
Trong sách “ Tướng Nhân thuật “ , tác giả Phong Vân tử đưa ra 12 loại miệng :
1) Miệng mỉm cười ( vi tiếu chi khẩu ) , nhân tính ôn hòa
2) Miệng hay than thở ( ngữ ai chi khẩu ) , biểu thị sự uất ức
3) Miệng chấn tĩnh ( chấn tĩnh chi khẩu ) biểu thị sự quyết tâm
4) Miệng đờ đẫn ( thái nhân chi khẩu ) biểu thị tính bừa bãi , vô trật tự , buông thả
5) Miệng cẩn thận ) cẩn thận chi khẩu ) biểu thị khả năng giữ kín mọi việc
6) Miệng phong nhã ( phong nhã chi khẩu ) biểu thị tính làm dáng , hào hoa .
7) Miệng quá rộng không thu vào được ( khoát đạt chi khẩu ) biểu thị tính không kiềm chế tham thực cà đa ngôn
8) Miệng mọng như trái nhót ( tiếp hấp chi khẩu ) biểu thị tính đa tình
9) Miệng rộng mà lệch ( thiên thoát chi khẩu ) biểu thị tính chất dễ bị người khác khó chịu hoặc ghét bỏ.
10) Miệng cười lạnh nhạt ( lãnh tiếu chi khẩu ) biểu thị tâm địa độc hoặc ưa chế riễu
11) Miệng hễ nói là buông lời oán khổ ( oán khổ chi khẩu 0 biểu thị dễ gặp tai họa hoặc tang chế
12) Miệng hung ác ( hung ác chi khẩu ) biểu thị tâm địa tàn bạo , cuộc đời gian chuân , nghèo khổ
Mười hai loại miệng của Phong Vân Tử vừa nói về khẩu hình vừa nói về khẩu đức , trong đó có vài loại miệng cần phải chua thêm hình thái để có thể nhận ra được dễ dàng . Tỉ dụ, miệng chấn tĩnh thì đôi môi mỏng ngậm lại thật khít khao, ta thường bảo là môi cắn chỉ – miệng đờ đẫn thì môi trề hoặc trệ thiếu sinh sắc – miệng cẩn thận thì môi vuông vắn, ngay ngắn, ngậm lại không thấy kẻ hở, nếu môi thâm là nham hiểm, môi hồng là chính nhân – miệng phong nhã, đôi môi dầy vừa phải, hồng nhuận, goc miệng đưa lên như vầng trăng treo.
Khẩu đức căn bản của đàn bà thu vào mấy chữ : Khổ vô oán ngôn, nghĩa là : không bao giờ có một lời oán cảnh ngộ khó khăn của mình, bình tĩnh nhẫn nại để mà vượt gian nan. Như vậy là toàn khẩu đức.
Thế nào là tướng cách tốt của miệng?
Tướng sư Hứa Phụ dạy rằng :
- Khẩu dốc như cung ( góc miệng như hai đầu dây cung uốn lên ) . Nếu góc miệng chạy xuống trông miệng giống như cái thuyền lật úp là hỏng, nếu uốn lên thì phải ngang chứ đừng chúc xuống.
- Khẩu dốc như cung vị chí tam công ( được góc miệng như hai đầu cung uốn cong khả dĩ cáng đáng nổi ngôi vị tam công, đàn bà duyên dáng cao sang) .
- Khẩu như hàm đan ( miệng như ngập son ). Đôi môi đỏ hồng, nếu môi như gan gà là cực xấu , đa dâm và bại nghiệp .
- Khẩu dốc hàm đan bất thụ cơ hàn ( miệng đỏ như son không bao giờ sợ đói rét ) Đàn bà môi hồng nhuận, chồng yêu quý vô cùng.
- Khẩu phương tứ tự ( miệng như chữ tứ ). Môi trên, môi dưới đều nhau cân xứng, không môi mỏng môi dầy, thật ngay ngắn, vuông vắn, môi phải có gờ môi nhưng không được môi cong.
- Khẩu phương tứ tự, tín nghi chân . Miệng chữ tứ là người có tín nghĩa.
Hội đủ ba điều mà Hứa Phụ dạy là tướng miệng tốt .
Thế nào là tướng cách tốt của miệng?
Tướng sư Hứa Phụ dạy rằng :
“ Khẩu như súc nang, như suy hỏa, tiêm nhi phản thiên nhi bạc, hữu văn lý nhập khẩu “ ( Miệng như túi rúm, như thổi lửa, mỏ dẩu môi cong, miệng lệch môi mỏng, có vết chạy vào miệng) . Hết thẩy đều là tướng cách xấu của miệng .
“ Khẩu như súc mang, ngã tử vô lương “ .Miệng như cái túi thắt làm ăn lấm lưỡi mà chẳng đủ ăn.
“ Khẩu như suy hỏa cơ hàn độc tọa .Miệng chụm lại như thổi lửa nghèo khổ cô đơn.
“ Tung lý nhập khẩu ngã tử “ . Có vết chạy vào miệng chết đói.
“ Tiêm nhi phân, thiên nhi bạc tiện bần “ .Miệng nhọn môi cong, môi mỏng miệng lệch, nghèo hèn.
*
Những kiểu miệng tốt của nự nhân trong Cổ tướng thư gồm có :
- Anh đào khẩu : ( Trái anh đào )
Miệng vừa phải, đôi môi dầy dặn, hồng nhuận, không thiên lệch, hàm răng đều tăm tắp, hơi thở thơm mát.
Có bài thơ rằng :
Anh đào khẩu đại thần yên chi
Si tự lựu nha mật thả nghi
Tiếu như hàm liên tình hòa sướng
Thông minh bạt tụy lụy tử bào y
Nghĩa là : “ Miệng trái anh đào là miệng lớn vừa phải, môi ươn ướt đầy đặn. Răng đều như hạt lựu. Cười phảng phất hương thơm, tính tình ôn nhu. Người thông minh giỏi giang sẽ được mang áo gấm đỏ của triều đình “.
- Ngưỡng nguyệt khẩu : ( Vầng trăng treo )
Hai góc miệng uốn lên như vành trăng, răng trắng nõn nò, môi như tô son.
Có bài thơ rằng :
Khẩu như ngưỡng nguyệt thượng triều loan
Si bạch thần hồng tự mặt đan
Mãn phục văn chương thanh giá mỹ
Cánh năng phú quý liệt triều ban
Nghĩa là : “ Miệng như vầng trăng uốn lên trên, răng trắng, môi tựa son tô, học hành giỏi giang tiếng tăm tốt lại thêm phú quí”.
Những kiểu miệng xấu của nữ nhân trong Cổ tướng thư gồm có :
- Suy khẩu hỏa : ( Chụm như thổi lửa )
Nói nôm na là mả dẩu, cái thế hàm khum khum làm cho miệng thành nhọn.
Có bài thơ rằng :
Khẫu trung suy hỏa khai bất thâu
Chủy tiêm y thực khổ cưỡng cầu
Sinh thành thử thẩu đa bần yểu
Aám hạ tu giao phá thả hưu
Nghĩa là : “ Miệng giống như người thổi lửa, khi cười lúc ngậm lại cảm thấy khó khăn, mỏ dẩu y thực thiếu hốn đừng nên cưỡng cầu uổng công, người có miệng này phi bần tắc yểu, dù bố mẹ có của để cho con càng đến phá tổ nghiệp thôi”.
- Chư khẩu : ( Miệng heo )
Môi trên dày, môi dưới mỏng, han bên mép như có vết dài ươn ướt.
Có bài thơ rằng :
Chư khẩu thượng thần trường thô khoát
Hạ thần tiêm tiểu dốc diên lưu
Dụ nhân sàm báng tâm nham hiểm
Lạc tại đồ trung bán lộ hưu
Nghĩa là : “ Miệng heo thì môi trên thô khoát, môi dưới mỏng nhọn, hai góc miệng như có rãi chẩy là người gian hiểm chuyên nói xấu hại người, làm việc gì cũng chỉ đi được nữa đường “.
- Phúc thuyền khẩu : ( Như cái thuyền lật úp )
Miệng bét be không gọn ghẽ, khẩu dốc chảy xệ xuống, trông như cái thuyền bị đắm lật úp.
Có bài thơ rằng :
Khẫu dốc như phúc phá thuyền
Lưỡng thần ngưu nhục sắc yên liên
Nhân phòng thử khẩu đa vi cái
Nhất sinh bần khổ bất tu ngôn
nghĩa là : “ Góc miệng không gọn trông như mũi thuyền đằm lại chảy xệ xuống cằm giống miệng cá, đôi môi thâm thịt trâu. Có miệng này là di ăn mày nếu không cũng suốt đời bần khổ”.
*
Đời vua Khang Hi tam thập bát niên, cuối mùa xuân, hoàng đế tuần du Giang Nam lần thứ ba.
Mấy lần tuần du này đã làm thành một biến cố lịch sử do việc phục dịch nghêng đón khiến dân cùng tài tận.
Truyền thuyết kể lại, trong cuộc đệ tam thứ tuần du, vua Khang Hi khi tới Thượng Nguyên huyện ( tức thủ phủ Nam Kinh ngày nay ), ông cải trang làm thường dân để vi hành thám sát, đi trước đạo quân tùy tòng bốn ngày, chỉ đem theo chừng 10 vệ sĩ bí mật bảo vệ.
Tháng 4 , ngày Đinh Mùi, hoàng đế ngẫu nhiên gặp một quán rượu nhỏ bên đường. Đây là tửu quán do một quả phụ họ Chu đứng làm chủ, với cái tên quán rất phong nhã “ Lục Triều Cư “ . Khang Hi đế đã bị cái tên quán hấp dẫn ấy đưa ông vào uống rượu và nghe ca nhi hát, rồi gặp chủ nhân Chu Hương.
Hôm đó, nàng mặc tòan lụa lắng trông đẹp thanh nhã tuyệt tục khiến Khanh Hi ưa thích mới sai vệ sĩ mời nàng tới tiếp rượu.
Chu Hương có đôi mắt tinh đời, biết rằng hẳn đây chẳng phải là khách tầm thường cho nên lúc tiếp rượu nàng rất mực cung kính làm Khanh Hi càng yêu mến hơn. Ngồi mới chừng khoảnh khắc, Chu Hương đã tạ từ vào trong nhà rồi không xuất hiện nữa.
Rượu mất giai nhân trở nên nhạt, lại đang thích uống, Khanh Hi đế đưa mắt cho vệ sĩ bảo mời chủ nhân.
Chu Hương bước ra dùng lời nhỏ nhẹ khéo từ chối, đồng thời gọi một nữ thị thay mình.
Khanh Hi chẳng chịu, đứng dậy đi thẳng vào nhà trong. Chu Hương đành phải mời ông khách sỗ sàng này ngồi và hựu tửu đãi khách.
Hoàng đế tửu hứng bốc cao, say như điên ra hiệu cho các vệ sĩ rút lui hết, để một mình ở lại cùng Chu Hương.
Phần nàng , sau vài tuần rượu thì tình ý cũng lai láng.
Đêm ấy, Khanh Hi nhất định đòi ngủ tại đây, Chu Hương nhất định cự tuyệt, hoàng đế nhất định bảo sẵn sàng trả bất cứ giá nào để đổi lấy nhất tịch chi hoan.
Bình minh, cả Khanh Hi và Chu Hương đều dậy sớm lắm. Hai người nhàn bộ trên con đường um tùm hoa lá còn đọng đầy những gịot sương. Chung quanh chẳng có lấy một bóng người.
Khanh Hi bỗng dừng lại, rút trong người ra một chiếc túi bằng gấm nói đêm qua ông đã đánh cắp của nàng, hôm nay ông xin nàng tặng ông bảo vật này. Vừa trông thấy chiếc túi, thần sắc Chu Hương đại biến, nàng vội vã cầm lấy nó, xin khách trả mình và xin tặng lại một kỷ vật khác.
Thái độ của Chu Hương khiến Khanh Hi nghi hoặc, ông liền nhìn mấy chữ vàng thêu thấy có bốn chữ “ Hoành Phiên Bát Thế “ . Chu Hương hiểu rằng chẳng thể dấu được nữa mới thú thật thân thế của mình, nàng là con cháu tám đời của Hoàng Vương, anh em với vua Minh Thái Tổ.
Khanh Hi thở dài thương xót.
Đến lượt Chu Hương hỏi thân thế khách.
Khách cũng chẳng giấu làm gì và tự xưng mình là hoàng đế, rồi ngỏ ý muốn đưa Chu Hương vào cung cùng hưởng phú quí.
Chu Hương nhỏ nước mắt mà từ tạ nói nàng không thể mang thân phận vương tôn vong quốc để hầu hạ tân triều, vả lại nếu có con với nhau thì huyết thống nhà Thanh với huyết thống nhà Minh thành hỗn loạn, nàng hết lời để Khanh Hi quên nàng đi.
Khanh Hi đế năn nỉ mãi và đòi sẽ trở lại tìm nàng, ông hỏi lần chia tay này nàng có đòi gì không. Chu Hương nói :” Lăng tẩm vua Minh Thái Tổ lâu nay hoang vu lạnh lẽo, xin cho người tu sửa”.
Khanh Hi gật gù hứa làm đúng như thỉnh cầu của nàng. Vừa lúc Tuần phủ Giang Nam đem xe giá tới rước, Khanh Hi cầm tay Chu Hương chưa nỡ rời, bèn tháo viên bội ngọc đeo bên mình tặng nàng. Chu Hương theo tiễn xa giá đến đầu đường, chực sẵn ở đây quân sĩ, quan cách cờ quạt rợp trời.
Một vệ sĩ phi ngựa tới, chắp tay kính cẩn nói xin nàng kín miệng.
Chu Hương âm thầm trở về quán, thu thập hành lý êm thấm rời Thượng Nguyên huyện. Nàng có để lại một phong thư ở tửu quán giao cho người thân giữ cất.
Vài ngày sau, Khanh Hi đế về tìm kiếm thì giai nhân đã như tăm cá bóng chim, đọc thư chỉ thấy vài hàng ôn tồn tạ từ cùng nhắc lời thỉnh cầu tu sửa lăng tẩm và xin đừng nghĩ tới nàng nữa.
Khanh Hi buồn vô hạn, ông mật sai vệ sĩ đi khắp thâm sơn cùng cốc tìm Chu Hương . Nghe phong phanh ở Giang Ninh, Khanh Hi thân chinh tới đó tìm nàng. Nhưng cũng không gặp được nàng.
Tình duyên ngắn ngủi chỉ một đêm thôi mà Khanh Hi mang mãi nỗi nhớ nhung không quên.
Để vơi bớt tình sầu, hoàng đế đích thân tới lăng tẩm Minh Thái Tổ cắt đặt mọi việc tu sửa, thậm chí ông còn thắp hương tế mộ. Cả dân gian cùng triều đình đều ngạc nhiên về thái độ lạ lùng này. Lại chính tự tay viết 4 chữ “ Trị Long Đường Tống” cho khắc và thếp vàng trên cổng vào lăng.
Cổ tướng sử cho biết sức mạnh quyến rũ của Chu Hương nhờ đôi môi uyển nguyệt hàm đan, tựa vành trăng, đỏ như ngậm son, đàn ông mê không bao giờ quên.
NGHIÊN CỨU VỀ MÔI, RĂNG VÀ LƯỠI CỦA NỮ NHÂN
Cũng như mũi với nhân trung. Miệng phải đi với răng, môi và lưỡi.
Sách “ Thủy Kính tập” viết :
“ Thần vi quân, sỉ vi thần “
( Môi là vua , răng là bầy tôi )
Sách “ Ma Y thần tướng “ viết :
“ Thần vi khẩu thiệt chi thành quách, nhi thành quách dục hậu, hậu tắc bất hãm, thiệt nãi thần khẩu chi phong nhẫn nhi phong nhẫn dục lợi, lợi tắc bất độn thử nãi thiện tướng dã “ ( nghĩa là : Môi là thành quach của miệng lưỡi, thành quách cần dầy dặn, dầy dặn thì không hãm , lưởi là cái kiếm của miệng môi, lưỡi lanh lẹ thì người không ngu độn. Đó là thiên tướng vậy ).
Tướng môi thế nào là tốt , là xấu ?
Môi trên, mội dưới phải bằng bặn, không được môi trên chùm môi dưới hoặc ngược lại nếu môi dưới “ quá thượng “ hay môi trên “ cái hạ “ đều là tướng cô khổ. Không được cong cũng như không được chề.
Sách “ Thông thần quỉ nhãn “ nói rằng :” Môi cong thì cô khắc chiêu hung, Tủ Sách
môi chề là bần hàng “.
Môi mỏng lét ưa vọng ngôn nói láo.
Môi ngậm lại không che được răng là lộ sĩ dễ gặp tai ương bệnh tật .
Môi khuyết hãm ( như kẻ sứt môi ) hạ tiện.
Chưa nói môi đã như vén lên là tà gian.
Môi trên dầy , môi dưới mỏng là nghèo.
Môi trên mỏng, môi dưới dầy là dối trá.
Môi dúm lại là bần tiện.
Môi trên môi dưới đầy đặn, vuông vắn là tốt ( nhưng dầy quá khổ tới vài lạng thịt lại là xấu ).
Môi không có văn ( không có khía ) mọng lên là người tự mãn kiêu căng, dễ phá bại.
Môi văn đều đẹp à phú quí, vinh hoa chi khách.
Môi phải hồng nhuận mới hay, nếu sám như gan gà đa bệnh nghèo hèn, xanh đen chết đói, đen nhạt tâm địa độc ác, xanh trắng xảo trá , xanh tai ương yểu mệnh, vàng chủ bệnh triền miên, đỏ quá bạc mệnh, trắng bệch nhạt và yểu.
Hứa Phụ có một câu phú cần nhớ :
“ Hạ thần quá thượng thần phương phu đích thị chân
Thượng thần cái hạ thần pháp đa hư giả “
Nghĩa là : “ Môi dưới trùm lớp môi trên khắc hại chồng, môi trên trùm lớp môi dưới , đàn bà đa hư thiểu thực .”
*
Miệng môi tốt mà răng xấu cũng kể như bỏ đi vì răng là tinh hoa của cốt ( xương ).
Sách “ Thủy Kính “ viết : “ Sỉ ví cốt chi dư , huyết tráng tắc sỉ kiên, huyết suy tắc sỉ lạc “ ( Sỉ là tinh hoa của cốt, huyết mạnh thì răng chắc chắn, huyết suy thì răng rụng ).
Răng có quí người mới quí , vì vận vận qua răng mà vận hóa, răng nhai đồ dinh dưỡng con người để làm tăng huyết nhục.
Cho nên ảnh hưởng trước tiên của răng vào số mệnh là tuổi thọ.
Răng vuông vắn mọc đều và chặt thì thường thọ, răng nhọn yếu sơ lậu hở hang thì chết non.
Răng cũng quan hệ đến vấn đề thân phận thực lộc.
Lớn, mạnh, đều trắng, lợi hồng tươi là hàm răng đẹp, vừa đẹp người vừa đẹp tướng.
Nhỏ, lởm chởm nhọn, lủng củng, khuyết sám xịt là hàm răng xấu, vừa xấu người vừa xấu tướng.
Cả hai hàm răng càng nhiều cành hay, càng ít càng dở.
Sách có câu : “ Sỉ cụ tứ thập nhị bạch tranh tề mật căn phục thâm cố giả chủ phật tổ hiền thánh chi tôn “. ( Hàm răng đủ 40 chiếc trắng đều, khít chặt là bậc thánh hiền phật tổ ).
“ Thần Tướng toàn biên “ có những câu phú về tướng răng như sau :
Sơ lậu bần tiện, nhiễu loạn lũy sinh giảo hoành ( Thưa hở bần tiện, lổn nhổn mọc chồm lên nhau, người không thật thà ).
Thượng khoát hạ tiêm tính thô, thượng tiêm hạ khoát tính bỉ ( Trên bằng dưới chân nhọn, tính tình thô bạo, trên nhọn dưới bằng tính tình nhỏ nhen ).
Bạch nhu khô cốt giả chung thân lao khổ ( Trắng khô như xương phơi ngoài nắng suốt đời lao khổ ).
Sỉ bạch như ngọc tài thực sự chí ( Răng trắng như ngọc, tiền tài cổ bàn tự đưa đến )
*
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ vét chảo thấy cha vét nồi
Thấy em dựa cột liếm môi
Anh ngỡ con cho anh lùi chân ra.
Tại sao chàng ta lùi chân ra ? Tại sợ nhà nàng nghèo hay chàng ta đã trông thấy cái tướng lưỡi của người yêu?
Vì nó được nhắc trong sách tướng học thì ta hãy cứ chấp nhận nghi vấn sau mà bỏ nghi vấn trước. Theo y học thì lưỡi trực tiếp quan hệ với tim, tim là nơi tinh
thần trú ẩn, cho nên tướng lưỡi cũng dự phần quan trọng vào đời người.
Cổ nhân bảo: “ Bình kỳ đoan xũ giới kỳ vọng động” ( nghĩa là thận trọng chớ cho lưỡi vọng động lại luôn luôn xem xét đến hình thái lưỡi có ngay ngắn hay không).
Lưỡi đàn bà nhỏ nhọn đầu mà dài thì nối dối, nói trá, hơn thằng Cuội.
Lưỡi to mà mỏng, đàn bà lăng loàn.
Lưỡi nhanh như lưỡi rắn, tam địa cực độc.
Lưỡi có nốt ruồi, ưa thêu dệt chuyện người.
Lưỡi ngắn mà lớn, đàn bà ngu độn.
Mầu sắc của lưỡi cũng rất hệ trọng, mầu đỏ như chu sa cực quí, đen xám cực tiện gọi là lưỡi con chó, có một vết thẳng chia đôi lưỡi ra tốt lắm, lưỡi trắng như tro, nghèo khổ.
Miệng rộng lưỡi nhỏ, đàn bà thường làm ca hát.
*
Khang Hi hoàng đế lên ngôi hoàng đế, là một vị minh quân nên dân gian khắp nơi đều thái bình thịnh trị.
Oâng có một sở thích lạ là hay cải trang làm thường dân để vi hành xem dân tình sinh hoạt. Một lần ông chợt qua nhà thấy tướng số thấy đông khách bu lại hỏi han, ai nấy tâm thành tin tưởng. Hiếu kỳ tâm nổi dậy nên cũng vào xem, nhẫn nại đứng đợi đến lượt mình.
Thầy tướng chăm chăm nhìn ông rồi nói : “ các hạ không sợ nghe nói thẳng đấy chứ ?”
Khang Hi đáp:” Thực tình tôi không có ý đến đây để hỏi họa phúc mà vì nhân tạt qua do tính hiếu kỳ mới vào mà thôi , xin tiên sinh cứ việc nói thẳng cho “.
Vị tướng sư cứ dùng dằng nửa muốn nói, nữa muốn không. Hồi lâu rồi mới đoán : “ Tướng mạo của các hạ cứ theo con mắt của bỉ nhân thì thật tội nghiệp, vì tôn tướng các vị đều thấy những điểm xấu hợp thành một loại tiện cách. Lại thêm toàn thân cẩu cốt ( xương chó ) chỉ đáng đi rửa bát rửa chén mà kiếm cơm cháo ăn. Nhưng rồi thế nào cũng chẳng khỏi vận ăn mày đâu “.
Nghe thầy tướng bảo như vậy, vua Khang Hi há miệng cười phá lên rồi trả tiền và lặng lẽ bước ra.
Nhưng lão thầy tường bỗng đứng nhổm dậy chạy theo sau ông nắm tay nói:
- Lời của bỉ nhân vừa đoán, nếu có xúc phạm thì xin cac hạ lượng thứ tại vì các hạ toàn thân cẩu cốt sách dạy như thế là cực bần tiện nên tôi cứ theo cổ nhân . Nhưng nếu các hạ không cười thì tôi đã nhầm lớn, nhờ đó tôi mới thấy các hạ có hàm răng rồng ( long nha ) . Thế là cách thập trọc nhất thanh ( mười đục một thanh quí ), đúng là loại tướng phú quí chi cực, các hạ hẳn là người về mặt quyền quí cũng như về mặt kinh doanh sự đều có thể siêu quần bạt chúng vô bất thành công. Xin các hạ nhận lời nói lại của tôi và cũng xin tha lỗi cho cái nhầm khi nãy.
Khang Hi trong bụng lấy làm lạ về sự đoán tướng thần kỳ của lão này và khen thầm hắn ta khéo nói nên cúi đầu cảm tạ rồi đi.
Câu chuyện trên đây ghi vào tướng sử c1 thể chẳng lấy gì đáng tin cho lắm nhưng nó biện luận cho tướng lý đối với tầm quan trọng của răng miệng đối với con ngừơi.
Tục ngữ nói :” Nam nhân khẩu đại thực tứ phương
Nữ nhân khẩu đại thực cùng lang “
nghĩa là : Đàn ông rộng miệng ăn khắp bốn phương, đàn bà rộng miệng ăn hết phần chồng “.
Cái miệng thực tứ phương của đàn ông để cho đúng tướng cách thì phải có đôi môi dầy, góc miệng vểng lên không lộ sỉ. Nếu môi mỏng, góc miệng chúc xuống là tướng phá hại.
Cái miệng đàn bà nếu lớn cũng cần đô môi dầy, chỉ khi cười khay khi mở miệng mới rộng, lúc ngậm miệng nó phải thu hẹp lại ( Hợp tiểu đại khẩu ) mới được, đó là tướng phu nhân. Nếu miệng rộng, môi mỏng cong lớn lên là dâm tiện.
*
Nói răng, nói lưỡi rồi không thể bỏ sót thanh tướng, tướng của thanh âm.
Miệng đẹp, môi đẹp, răng đẹp, lưỡi đẹp mà tiếngnói hoại tướng thì bao nhiêu cái đẹp trên kể là không.
Tướng âm thanh của nữ nhân thế nào là tốt ?
“ Thần tứơng toàn biên” dạy thanh tướng tốt của đàn bà cần được những điều
kiện sau đây :
a ) Như ngọc thủy lưu cầm vị tấu khúc ( Như tiếng suối trong chảy, như tiếng đàn ngâm nga )
b ) Thanh xuất ư đan điền ( Nói phải do hơi từ đan điền đưa lên thì thanh dài không bị cắt khúc ).
c ) Dữ kỳ ngôn cửu nhi hậu ứng ( Nghe kỹ càng để người nói xong câu đâu đấy rồi mới trả lời ).
Tiếng nói sang không thể thiếu ba điều kiện trên.
Những câu phú về thanh tướng đàn bà cần nhớ là :
- Nữ thanh cấp thiết phương phu nhất tuyệt ( Nói lanh chanh,nói nhanh quá là xấu về đường chồng )
- Nữ nhân khai thanh vô vận chủ tiện ( Đàn bà nói cộc cằn thiếu tiết điệu là thấp hèn)
- Nữ hữu nam thanh chủ phương hại chung thân bất vinh khắc phu ( Đàn bà nói như đàn ông là gây hại khắc phu suốt đời lao bác vất vả )
- Thanh như phá la cực khắc phu ( Nói rè như tiếng phèng la vợ khắc sát cả mấy đời chồng )
- Thanh như hỏa táo bôn ba vô kháo ( Tiếng nói thô như lửa hơ bôn ba khổ ải )
NGHIÊN CỨU VỀ CÁI TAI CỦA NỮ NHÂN
Trong các bộ vị trên mặt chỉ duy có tướng tai là không phân biệt nam nữ. Tai tốt với đàn ông thế nào thì cũng tốt với đàn bà như vậy.
Tai người ta trên y lý cơ thể học vừa liên hệ tới óc lại vừa thông với thận giao truyền của tim. Thận khí vượng thì tai rất thính, thận khí suy thì tai nghễnh ngàng, cho nên con người về già là tai lãng do thận hư gây nên.
Thông tuệ hay không nhờ ở tướng tai.
Sự nghiệp bền vững hay không nhờ ở tướng tai.
Chồng con đàng hoàng hay không nhờ ở tướng tai.
Tai mà xấu, các bộ vị khác tốt, cái tốt giãm đi một nữa hoặc giãm về phúc khí hoặc giãm về lộc.
Tai có 4 phần chính yếu :
- Thành là vành bên ngoài.
- Quách là vành bên trong.
- Thùy châu là dái tai.
- Mệnh môn là lỗ tai.
Tai tốt tướng cần phải thàn quách phân minh, dầy dặn, màu sắc sáng đẹp, lỗ tai lớn có thùy châu.
Sách “ Đại Thanh Thần Giám” viết :
- Điếm nhục thùy châu hồng nhuận tài lộc hanh thông ( Eùp sát vào đầu, tai dầy dặn có thịt là hồng hồng sáng rỡ thì tài lộc hanh thông )
- Bạch ư diện viên như kỳ tử danh chấn ( Tai trắng hơn mặt, tròn như quân cờ nổi tiếng )
- Luân quách đào hoa tinh tối linh lung ( Vành ngoài vành trong đỏ ẩng lên như hoa đào là loại đa tình )
- Đối diện bất kiến nhĩ đinh thị đố quí tử ( Đứng trước mặt mà không trông thấy tai, đó là con người phú quí sang trọng )
- Hậu đại thùy kiên cực quí, quá bát thập phương chung ( Vừa dầy vừa lớn , rất quí lại sống lâu ngoài tám mươi )
Sách “ Thần Dị phú “ viết :
- Nhĩ bạc như chỉ chủ bần khổ ( Tai mỏng như giấy nghèo khổ ).
- Hốt luân thương hồng sắc như hỏa viêm thất nhật nội phòng khẩu thiệt phá tài ( Bỗng dưng tai đỏ như hơ lửa, trong vòng bảy ngày hãy đề phòng họa khẩu thiệt , hao tài ).
- Nhĩ xích nhĩ hắc bần hàn ( tai đỏ như lửa hoặc tai đen thui đều bần hàn ).

No comments: