Thursday, July 13, 2006

Đạo Khổng

Đạo Khổng vẫn là quốc giáo của Trung Hoa. Trường học vẫn dạy học thuyết Trình Chu (Trình Di và Chu Hi) coi đó là đạo Nho chính thống.
Triết học đời Tống đồng thời với Chu Hi và mở đường cho phái Duy Tâm học đời sau mà lý thuyết gia nổi danh nhất là Vương Dương Minh ( 1472 - 1528)
Vương rất thông minh hiếu học, lại hào hùng, chịu tìm tòi suy nghĩ. Hồi 17 tuổi ông cưới vợ, buổi chiều ngày rước dâu, ông tản bộ đi chơi, gặp một đạo sĩ, ngừng bước lại, bàn luận với đạo sĩ về phép dưỡng sinh rồi quên về nhà, làm cho hai họ hoảng hốt, sai người đi tìm.
Đời ông biến chuyển 6 lần: lần đầu say mê về nghĩa hiệp, lần thứ nhì tập cưỡi ngựa bắn cung, học binh pháp ( nhờ vậy mà sau ông dẹp được loạn Thần Hào và các giặc trong nưóc đời Võ Tôn và Thế Tôn) lấn thứ ba chuyền về thư pháp và từ chương ( ông có một lối viết rất đặc biệt: cả một hàng mà liền một nét, ngọn bút không rời mặt giấy); lấn thứ tư chìm đắm trong thuật tu tiên, lần thứ năm nghiên cúu về đạo Phật và lần cuối cùng vùi đầu vào lý học.

Vương dương Minh (1472-1528) là một vị thánh nhân của Đạo Nho, ông sống vào thời nhà Minh, đời vua Võ Tông, đỗ tiến sĩ năm 28 tuổi.

Từ bé ông đã muốn học trở thành thánh hiền, văn võ toàn tài, làm đến Tổng Đốc Lưỡng Quảng, bất kỳ cuộc phản loạn nào, hay giặc giã nào thời bấy giờ là do một tay ông bình định. Ông tài giỏi như thế, nhưng không gặp được minh quân lại còn bị nhiều người ghen tài, xui vua hại ông. Chính vì vậy mà năm ông 35 tuổi đã bị đày đi Long Trường mấy năm trời.

Nhân khi ở Long Trường, ông mới được giác ngộ, và tìm ra con đường trở thành thánh hiền, đi vào tâm mà tìm đạo, tìm Trời, và phải lấy Lương Tâm làm ngọn đuốc soi sáng.

Ông cho rằng cái đạo thánh nhân đã đủ cả trong Tính con người. Ông đi tìm cái Nhất, cái Tinh trong tâm hồn. Nhất là cội gốc con người. Tinh là đạt đích con người. Ong nói: Tâm tức là Đạo, Đạo tức là Trời, biết Tâm thì biết Đạo, biết Trời. Vậy nên, cái công phu hay mục tiêu của sự học, cốt là làm sáng cái tâm.

Ông Bảo hễ diệt được tà niệm trong tâm, thì cái bẩm sinh ai cũng có mà Mạ̣nh Tử goi là " lương tri "sẽ phát hiện và tự nhiên ta biết được ( ngày nay ta còn nói đó là trực giác mà biết được) thế nào là thiện, thế nào là ác; và làm thiện bỏ ác tức là cách vật. Chữ cách vật đó không có nghĩa là đến sự vật như Chu Hi giảng, mà có nghĩa là làm cho cái vật hay cái tâm hóa chính đáng ( cách ).

Về chuyện << TÂM PHÂN BIỆT>> không ai nói rõ và chính xác hơn Vương Dương Minh

Vô thiện vô ác thị tâm chi thể
Hữu thiện hữu ác thị ý chi động
Tri thiện tri ác thị lương tri
Vi thiện khử ác thị cách vật

Không Thiện không Ác là thể của Tâm (Chí Thiện)
Có Thiện có Ác là sự động của Ý
Biết Thiện biết Ác là LƯƠNG TRI
Làm Thiện bỏ Ác là cách vật


Bản thể của Tâm thì tuyệt đối không có gì là Thiện Ác phân biệt ở trong đó (đây là vườn Địa Đàng của Đức Chúa Trời). Sự Thiện Ác chỉ có khi có sự khởi động của Ý (Adam và Eva ăn trái cây Phân Biệt. Tuy nhiên trong Tâm con người luôn luôn có một yếu tố mà Vương Dương Minh gọi là Lương Tri và Phật Giáo gọi là Trí Tuệ Bát Nhã (Cơ Đốc Giáo gọi là Chúa Thánh Linh ?) luôn luôn biết đâu là đúng, đâu là sai trong mọi trường hợp để theo đó mà ứng xử.

Tất cả nghệ thuật là làm sao nhận biết ra cái Lương Tri này, Vương Dương Minh gọi là Trí Lương Tri (biết cái Lương Tri)

Học thuyết đó hoàn toàn duy tâm, có màu sắc Phật giáo hơn là Khổng giáo.

Chu Hi chủ trương hành còn quan trọng hơn tri, biết mà không làm thì cái biết đó vô dụng. Vương Dương Minh sửa lại bảo: Biết tức là hành rối, tri với hành là một ( tri hành hợp nhất). Ông cho chữ hành một nghĩa mới:
- Mắt ta thấy sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc đẹp là thuộc về phần hành. Ngay lúc trông thấy sắc đẹp ta đã có ý thích rồi, không phải sau khi trông thấy rồi mới tập tâm để thích.
Ghét mùi hôi thúi cũng vậy, thuộc về phần hành rồi. Vậy trong tâm có ý gì phát động xảy ra thì là hành rồi đấy. Ý ông muốn khuyên ta " khi có một ý nghĩ bất thiện xảy ra thì phải mau mau từ từ bỏ , dù chẳng đem nó ta thực hành thì cũng thế ". " Người học đạo phải như con mèo rình chuột, để hết tâm vào mồi, hể thấy phát động ý nghĩ bất thiện nào thì diệt nó liền. Phép luyện tâm của ông nghiêm cấm như vậy đó.

Dương Minh thường nói rằng: "Học là quí cái được ở tâm. Tìm ở tâm mà thấy không phải, thì dẫu lời của Khổng Tử nói ra, không dám lấy làm phảị. Tìm ở tâm mà phải, thì dẫu lời của kẻ tầm thường nói ra, không dám lấy làm trái". Sự học đã chủ ở tâm như thế, thì rất là ung dung hoằng đại, không câu nệ điều gì, và không cố chấp học thuyết nào, hễ có điều phải là theo.

Có người hỏi rằng:
- Đạo Nho và đạo Phật khác nhau thế nào?
Dương Minh nói rằng:
- Không nên tìm cái đồng cái dị của đạo Nho, đạo Phật, tìm CÁI PHẢI mà học là được vậy .
- Thế thì phải với trái phân biệt ra làm sao ?
- Tìm ở Tâm MÀ YÊN là phảị

Đặc tính chính của cái Lương Tri là không cần dạy, mà VẪN TỰ BIẾT ĐÂU LÀ PHẢI ĐÂU LÀ TRÁI !

Lương Tri không phải là chuyện cảm nhận rằng mình đúng hay sai.
Lương Tri là cái tự biết đúng sai trong bất cứ trường hợp nàọ

Cái Lương Tri ấy, Mạnh Tử gọi là cái lòng phải trái mà ai cũng có. Cái lòng phải trái không đợi nghĩ mà biết, không đợi học mà hay, thế gọi là Lương Tri, ấy là cái tính của thiên mệnh, cái bản thể của tâm ta, tự nhiên linh chiếu minh giác vậỵ Phàm ý niệm phát ra cái gì, thì Lương Tri tự biết hết cả. Thiện chăng ? Lương Tri tự biết. Không thiện chăng ? Lương Tri cũng tự biết. Cho đến như kẻ tiểu nhân làm điều bất thiện, dở đến đâu cũng làm, thế mà khi thấy người quân tử, vẫn che đậy những điều dở, mà phô bày những điều hay ra, thế đủ rõ rằng cái Lương Tri nó vẫn không chịu, tự họ làm mờ tối đi vậỵ (Thấy biết cái sai mà vẫn chiều theo thì dần dần làm mờ tối lương tri, khó nhận biết phảI tráii)

Cái thiện mà lương tri đã biết rồi, dù rất muốn làm, nhưng nếu không theo ngay cái vật mà ý đã để đến để làm thực ngay thì vật ấy vẫn chưa cách, nghĩa là cái ý hiếu thiện vẫn chưa thành vậy (thấy cái đúng nhưng chưa làm, dần dần lương tri không còn nhận biết cái đúng nữa); cái ác mà lương tri đã biết rồi, dù (cảm nhận) ghét, nhưng nếu không theo ngay cái vật mà ý đã đến để bỏ ngay, thì vật ấy vẫn chưa cách, nghĩa là ý ghét ác vẫn chưa thành vậy (diệt cỏ phải diệt tận gốc, đã thấy sai phải sửa ngay) .

Nay hết thảy cái gì là thiện, mà lương tri đã biết thì làm cho hết, cái gì ác thì bỏ cho hết, thế thì không có vật nào là không cách, mà cái biết của lương tri không còn thiếu thốn gì, cũng không bị cái gì che lấp, và có thể đến được chỗ cùng tột vậy . Như thế, thì tâm ta vui sướng, không còn phàn nàn cái gì nữa, mà tự khoan khoái lắm vậy ...

Tri hành hợp nhất là phát huy Trí Lương Tri.

Khi có một niệm phát động, tuy là bất thiện nhưng bởi chưa thi hành thì không tìm cách ngăn cấm. Thuyết Tri hành hợp nhất là dạy người ta hiểu được chổ nhất niệm phát động tức là hành rồi.

Tri là nói cái minh giác của tâm, còn hành là sự phát động của tâm. Chữ Hành bao hàm cả sự tư tưởng và động tác. Học, vấn, tư, biện đều là Hành cả.

Tri: tìm. Sự tìm cho giỏi gọi là học, Sự tìm mà giải cho ra điều ngờ gọi là vấn, sự tìm mà làm cho thông cái thuyết gọi là tư , sự tìm mà làm cho tinh tường việc xét gọi là biện,̣ tìm qua sự thực gọi là hành.

Tri với Hành là một bản thể, chân của tri tức là hành, không hành thì không đủ gọi là tri.Ví dụ: thấy cái đẹp thuộc về̀ tri, muốn cái đẹp thuộc về̀ hành.

Như nói người biết hiếu, biết trung nghĩa là đã từng làm việc hiếu trung rồi. Biết đau tức là đã đau rồi, vậy Tri – Hành không thể không hợp nhất.

VƯƠNG DƯƠNG MINH muốn nói đến cái lý Tri Hành hợp nhất tức là đã có Tri (knowing) (ở đây là Lương Tri) thì phải có Hành (doing) theo liền ngay đó thì mới thật sự là Tri . Học thuyết của VƯƠNG DƯƠNG MINH có hai điểm chính:

1. Trí Lương Tri (biết cái Lương Tri)
2. Tri Hành Hợp Nhất (biết và làm là một, knowing = doing)

Lương Tri thì phải có Hành (action, doing) đi kèm cái Tri (biết). Nếu biết (Tri) mà không có Hành thể hiện cái Tri này thì chẳng phải là Lương Tri.

"Tự Tịnh Kỳ Ý" nghĩa là giữ tâm ý thanh tịnh.
Lương Tri tự nó đã là yên lặng (quiet) rồi thì đâu cần nói đến chuyện giữ gìn để mà được thanh tịnh.

Lương Tri là "biết PHẢI biết TRÁI ", biết rồi thì phải "HÀNH ĐỘNG" mà "PHẢI & TRÁI" thuộc tương đối, tùy theo mỗi con người, mỗi truyền thống văn hóa, mỗi nền văn minh, mà quan niệm về PHẢI & TRÁI khác nhau, cho nên khi Hành Động theo cái Lương Tri này thì xung đột xãy ra sao?

Lương Tri như thế không phải là Trí Tuệ Bát Nhã của nhà Phật

Trí Tuệ Bát Nhã là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, là Như, là Tâm Vô Phân Biệt, là Bất Nhị, là Chánh Biến Tri, là cái mà Phật muốn cho con người Bừng Tỉnh để THẤY lại được. Cái THẤY này "BẤT NHỊ", không phải là có cái "NĂNG THẤY" để "thấy" cái "BỊ THẤY".

Bừng tỉnh để THẤY được Trí Tuệ Bát Nhã này thì chấm dứt được những thất tình lục dục theo "quan niệm sống" của những truyền thống tương đối, mà chỉ còn có TÂM TỪ BI, thương tất cả chúng sinh đau khổ, làm tất cả mọi việc để cứu vớt họ ra khỏi vòng khổ não, do niệm mê lầm dẫn dắt, không phân biệt họ là người THIỆN hay ÁC, PHẢI hay TRÁI, dù họ làm hại mình cũng vẫn một lòng giúp họ mà thôi, đó là hành BỒ TÁT ĐẠO .

Tuy nhiên, sống trong đời sống tương đối, thì thế gian ra sao, người Giác Ngộ cũng "tạm dùng" những "tưởng" của thế gian, nhưng không còn "chấp trước tưởng" nữa, trong khi người thế gian thì người này "chấp trước" rằng "thế này mới "ĐÚNG", người kia lại "chấp trước" thế này là "SAI", đưa đến chiến tranh đau khổ triền miên, vậy mới thành "đời là bể khổ"

Vương dương Minh gọi Thiên Lý là Lương Tri, và dạy người khử nhân dục, tồn thiên lý.

Lương Tri thì kẻ hiền, người ngu ai cũng có như nhau, chỉ khác là người hiền thì lương tri sáng suốt, mà kẻ ngu thì để nó mờ tối đi mà thôi.

Vương dương Minh thủy chung theo cái thuyết “Thiên địa vạn vật nhất thể”, và lấy cái nghĩa “Nhất dĩ quán chi” của Khổng tử làm căn bản cho sự học của mình. Như vậy, ông cũng như Lục Tượng Sơn chủ ở cái lý nhất quán trong tâm. Cái lý nhất quán đó là Thái cực, là Bản Thể con người, là Chánh Pháp Nhãn Tàng của Phật. Nhất dĩ quán chi là lấy cái Một mà suốt hết cả, đó chính là Trí Lương Tri của Vương Dương Minh.

Văn kiến càng nhiều vàng̣ ngăn lấp cái Đạo. Lương tri là cái diện mục thật của lòai người (bản lai diện mục)

Tri là cái minh giác của tâm, mà lương tri lương năng là cái bản thể của Tri hành, vậy chữ Lương tri của Vương Dương Minh bao hàm cả nghĩa Tri Hành hợp nhất.

Lương tri ở tâm người ta suốt muôn đời, lấp vũ trụ mà bao giờ cũng thế, không nghĩ mà biết, không học mà hay, trước Trời mà Trời không trái được. Lương tri là tinh linh của tạo hóa. Lương tri bao giờ cũng tự nhiên tự tại, linh diệu vô cùng(vô tri vô bất tri), cũng như mặt trời chưa từng có bụng soi sáng cho các vật, thế mà không có vật nào là không được soi sáng. Lương tri thương chiếu, thường giác như cái gương sáng, vật gì đến cũng không giấu được cái đẹp cái xấu.

Cái tri, cái giác của lương tri vốn là tự tại, mà không sao trắc lượng được. Biết là có mà đến khi biết thật rõ ra lại không biết cái biết ấy ở đâu.

Cái tri ấy vô hình, vô ảnh, vô phương sở, nhưng không đâu là không có. Nó cứ tư ̣nhiên mà chiếu.
Lương tri ở trong tâm người ta ví như ánh sáng của mặt trời ở trong không gian. Khi ta ngồi vào chổ tối, ta tưởng là không có ánh sáng nữa, nhưng kỳ thật nó vẫn vằng vặc trong khỏang trời đất. Chổ tối ấy là vọng niệm, là tư dục, nó chỉ che được ánh sáng, chứ không làm mất ánh sáng.
Sự học la cốt bỏ cái tối, cái che để thấy rõ cái sáng của lương tri. Tâm của người ta kỳ thỉ không khác tâm của thánh nhân. Chỉ vì lòng hữu ngã ngăn ra, cái che lấp của vật dục nó cách ra.

Thánh nhân sở dĩ hơn người là vì giữ được hòan tòan lương tri mà hành động. Sự tư lự của thánh nhân là do sự phát dụng của lương tri, chứ không theo sự an bài của tư ý. Cái học mà chủ ở lương tri thì chỉ dụng công ở chổ phác thực rồi tự hiểu được hết cả mọi sự̣. Hiểu được như thế thì quên cả trong ngòai, tâm với sự(vật) hợp là một.

Một điểm lương tri là cái chuẩn tắc có sẵn trong ta, cái ý niệm của ta ở chổ nào mà phải thì nó biết phải, trái thì nó biết trái, dẫu muốn lừa dối nó chút nào cũng không được. Ta đừng lừa dối nó mà hãy cứ thực thà theo nó thì cái thiện còn lại, cái ác phải mất đi. Như thế thì ổn thỏa và vui sướng là dường nào. Đó là bí quyết của sự cách vật, cái thực công của của sự trí tri.

Trí lương tri là học và hành cho đến cái lương tri.

Nói cho cạn cùng nghĩa lý mà không biết quay trở lại cầu ở tâm thì lấy gì mà đến chổ xét cho rõ được? Muốn bỏ cái che lấp của ta mà không dụng lực ở ta, lại muốn đi tìm ở ngòai thì có khác gì con mắt có bệnh nên không thấy ánh sáng nhưng không chữa trị, lại đi tìm cái sáng ở ngòai, cái sáng ấy có thể tìm thấy ở ngòai đặng sao?
Có lương tâm: có lương tri, lương năng

+ Lương tri: không học mà biết điều hay lẻ phải

+ Lương năng: có khả năng làm việc tốt

Trí tri cách vật (Vương Dương Minh): là trí cái lương tri (thiên lý) của tâm ta ở sự vật, thì sự vật đều được cái lý (làm cho vật trở nên chính). Trí cái lương tri ở tâm ta là trí tri, sự vật đều được cái lý gọi là cách vật. Trí lương tri phải dụng công ở cách vật. Cái gốc của vạn vật là thiên lý, người ta sinh ra, ai cũng có một phần thiên lý là phần thiêng liêng sáng suốt của ta, tức là lương tri. Lương tri của người hiền, kẻ ngu đều như nhau, chỉ khác là người hiền giữ được cái lương tri sáng suốt, kẻ ngu thì để nó mờ tối. Biết cái lương tri thì các đức tự sáng.

Cách vật trí tri: suy xét cho thấu suốt về sự vật để hiểu biết tận cùng cái lý của nó.

1. Cách vật

2. Trí tri

3. Thành ý

4. Chánh tâm

5. Tu thân

6. Tề gia

7. Trị quốc

8. Bình thiên hạ

Phải có việc thực mới được, cho nên trí tri cốt ở cách vật. Cách là Chính, Chính những cái không chính để đem về chổ Chính, nghĩa là bỏ điều ác, làm điều thiện.

Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu.

Khổng tử bảo Tử Cống: Người cho là ta học nhiều mà biết tất cả phải không? Không phải vậy, ta chỉ lấy cái một mà suốt hết tất cả, chẳng phải trí cái lương tri thì là gì?

Học theo thuyết trí lương tri thì không cần phải biết nhiều, nhớ nhiều, thế nhưng không có việc gì là không biết ” Lương tri không do kiến văn mà có, mà không có kiến văn nào là không dụng của lương tri. Cho nên lương tri không ứ trệ ở kiến văn mà cũng không xa lìa kiến văn. Lương tri là cái đầu mối lớn của sự hoc̣ vấn. Sự học của thánh nhân cốt yếu ở sự tìm thấy rõ cái bản sắc của lương tri.

Sau thời gian Vương Dương Minh về nhà dạy học, triều đình cử làm thống lãnh dẹp giặc ở châu Tư Điền. Trứơc khi đi, hai học trò là Vương Kỳ và Tiểu Đức Hồng bàn về tông chỉ̉ cái học Trí lương tri. Mỗi người có ý hiểu riêng khác nhau.

Vương Kỳ tiếp dẫn người có lợi căn thì theo thẳng cái bản nguyên mà thể ngộ ngay được, bản thể là công phu, người với ta, trong với ngòai đều nhất tề hiểu thấu cả. Hồng Phủ lập pháp cho người không có lợi căn thì bị che lấp mất cái bản thể cho nên mới dạy sự thực hành ở ý niệm làm thiện bỏ ác. Sau khi công phu đã thuần thực rồi, những cái cặn bã bỏ hết sạch thì bản thể cũng sáng tỏ ra.

Vương Dương Minh nói: ý kiến của hai người nên để dùng giúp nhau thì bậc trung nhân dĩ thượng và dĩ hạ đều đem được vào Đạo, không nên cố chấp một bên. Đại ý tông chỉ tổng quát là: “Vô thiện vô ác thị tâm chi thể, hữu thiện hữu ác thị ý chi động, tri thiện tri ác thị lương tri, vi thiện khứ ác thị cách vật”. Cái bản thể tâm người ta luôn sáng sủa không có ngưng trệ tức là cái trung-cái bản chất bên trong chưa phát ra.”

Tùy người mà chỉ điểm, người có lợi căn ở đời cũng it gặp, hạng người ấy thì hiểu một lần là thấu suốt hết cả. Đa số ngừơi thường thì ai cũng có tạp tâm, sở nhiễm, nếu không dạy ngừơi thực hành công phu ở lương tri, làm thiện bỏ ác thì chỉ là treo cái không tưởng của bản thể, nhất thiết sự vật đều không thực tiễn, chẳng qua là nuôi một cái hư tịch, ấy là bệnh thống không phải nhỏ, nên sớm chữa vậy.

Lấ́y sự trí tri và cách vật mà khôi phục lại cái bản thể của tâm, căn nguyên của thiện ác. Tuy nhiên, đừng quá thiên về cái bản thể của lương tri mà bỏ mất cái công phu thực dụng, và cũng đừng quá trọng về công phu thực dụng mà bỏ mất bản thể của lương tri.

Cái học trí lương tri là cốt phải dụng công ở trí, trí là tới cái bản thể tự tại, tức là cái nguồn gốc của sự tri giác và hành động. Cái bản thể của lương tri nguyên không có động, không có tĩnh.

Bậc đại nhân lấy trời đất muôn vật làm nhất thể, coi thiên hạ như một nhà, coi cả nước như một người là có lòng nhân. Tâm của kẻ tiểu nhân cũng đều như vậy, chỉ do kẻ tiểu nhân tự cho cái tâm ấy nhỏ đi mà thôi. Thấy cây cỏ, chim muôn, nhơn lọai đau đớn, tự có lòng nhân, muốn giúp đỡ…là lòng nhân nhất thể. Đó là những lúc chưa bị lòng dục làm lay động, làm che lấp.

Thế cho nên nếu không bị tư dục thì tuy là tâm của kẻ tiểu nhân nhưng cái nhân nhất thể cũng như cái tâm của bậc đại nhân vâỵ. Nếu đã có tư dục che lấp thì tuy là tâm của bậc đại nhân, nhưng sự chia cách hẹp hòi cũng như tâm của kẻ tiểu nhân vậy.

Cái học chủ yếu là bỏ cái che lấp của tư dục để tự sáng lấy cái minh đức, khôi phục lại cái gốc thiên địa vạn vật nhất thể.

Sao lại cốt ở thân dân?

Minh minh đức là để lập cái thể thiên địa vạn vật nhất thể, thân dân là để đạt cái dụng (hành) đó. Cho nên sáng cái minh đức cốt ở thân dân, mà thân dân là để sáng cái minh đức.

Học cho sáng cái minh đức là có lòng nhân, thực hiện lòng nhân là sáng minh đức.

Thân cha ta đến cha người, cha thiên hạ. Thân anh ta đến anh người, anh thiên hạ, cái lòng ta có nhân cùng phụ huynh làm nhất thể như thế thì rồi cái đức hiếu đễ mới sáng vậy. Vạn vật, sông núi, cỏ cây,…không đâu là không có một cách thân để đạt cái nhân nhất thể. Vì thế cái minh đức mới không có chổ nào mà không sáng, thật là lấy được trời đất muôn vật làm nhất thể à gọi là sáng cái minh đức ở thiên hạ, tề gia, trị quốc, tận tính vậy.

Sao lại cốt ở Chí thiện?

Chí Thiện là cái cực tắc của minh đức và thân dân. Cái tính của mệnh trời là Chí Thiện (phần thiêng liêng sáng suốt không mờ tối là phần phát hiện của Chí Thiện)

Chí Thiện vốn ở tâm, không phải tìm ở ngòai. Cái tâm không vọng động, thì trong khỏang nhật dụng thung dung nhàn hạ mà có thể yên được. Đã yên thì hễ khi nào một niệm phát ra , một việc cảm đến là chí thiện hoặc không phải chí thiện, cái lương tri ở tâm ta tự biết xem xét kỹ càng mà có thể nghĩ được, đã nghĩ được thì chọn cái gì cũng tinh, xử cái gì cũng đáng mà có thể tới chí thiện vậy.

Thành tín với thiên hạ không bằng chân tín với một người, đạo vốn tự tại, học cũng tự tại, cả thiên hạ tin thì cũng không là nhiều, một người tin thì cũng không là ít. Ấy là tâm thấy điều phải mà không buồn của người quân tử, há người vội vàng, tỉ mỉ biết kịp đặng sao?

Tuy Đạo uyên thâm, nhiều sở dụng nhưng có it người tìm học và có quá nhiều ngăn trở , người dẫn Đạo chẳng lấy thế làm buồn, đó là cái biết của người Chí Thiện.


Vương Dương Minh có làm một số bài thơ về Lương Tâm như sau:

1-. Lương tri tức thị độc tri thì,

Thử chi chi ngoại, cánh vô tri.

Thùy nhân bất hữu Lương Tri tại.

Tri đắc Lương Tri khước thị thùy.

Lương tri thấy được, lúc độc tri,

Ngoài biết ấy ra, há biết gì.

Ai ai cũng có Lương Tri sẵn,

Hồ dễ mấy ai biết Lương Tri.


2-. Cá cá nhân tâm hữu Trọng Ni,

Tự tương văn kiến khổ già mê.

Nhi kim chỉ dữ chân đầu diện,

Chỉ thị Lương Tri, cánh mạc nghi.

Trong tâm ai cũng có Trọng Ni,

Kiến văn trùm lấp, mới u mê.

Nay ta đem chỉ chân đầu diện,

Chính thực Lương Tri chớ khá nghi.


3-. Vấn quân hà sự nhật đồng đồng,

Phiền não trường trung thố dụng công.

Mạc đạo thánh nhân vô khẩu quyết,

Lương tri lưỡng tự, thị Tham Đồng.

Sao anh suốt buổi chạy Tây Đông?

Trong vòng phiền não, uổng dụng công.

Đừng nói Thánh Môn không khẩu quyết,

Lương tri hai chữ, ấy Tham Đồng.

4-. Nhân nhân tự hữu định bàn châm,

Vạn hóa căn nguyên bản tại tâm.

Khước tiếu tòng tiền điên đảo kiến,

Chi chi, diệp diệp, ngoại đầu tầm.

Trong ta ai cũng sẵn nam châm,

Căn nguyên vạn hóa sẵn tại tâm.

Nực cười ta trước nhìn lộn ngược,

Ngoại cảnh chi li, vất vả tầm.


5-. Vô thanh vô xứ độc tri thì,

Thử thị Kiền Khôn, vạn hóa ki,

Phao khứớc tự gia vô tận tạng,

Diên môn trì bát, hiệu bần nhi.

Vô thanh vô xú lúc độc tri,

Ấy thực Kiền Khôn, vạn hóa ki.

Vứt bỏ của nhà kho vô tận,

Từng cửa ăn xin, thực thảm thê

Trước khi kết thúc Trí LươngTri của Vương Dương Minh, nhắc lại chuyện trước khi Ông tìm ra con đường học làm Thánh hiền.

Lúc Ông còn làm quan trong triều nhà Minh Võ Tông, có 1 vị quan bị bắt vì viết thư khuyên răn vua tập trung lo việc nước, Vương Dương Minh đã can ngăn, xin tha tội: “Đấng quân thượng mà nhân thì kẻ thần hạ phải trực, lời can mà phải thì nhà vua nên vui lòng nghe theo mà thi hành, nếu lời can mà chưa phải thì cũng nên bao dung. Nay nhà vua bắt tội quan ngay thẳng thì sau xã tắc có điều nguy cấp, còn ai dám nói cho mà biết nữa”. Vua không thuận, đày Ông ra Long Trường, nơi rừng chướng nước độc̃.

Trên đường đi, Ông có ý trốn lệnh bỏ đi xa, nhưng gặp người Đạo sỹ quen 20 năm trước, Người ấy nói: “Ông còn cha làm quan trong triều, nếu bị vu oan là Ông trốn theo giặc rồi buộc tội cho Cha, Ông phải làm sao?” Ông nghe lời ấy nên quyết định chịu đày ở Long Trường.

Đến đó không có nhà ở, khí hậu rất độc, tôi tớ bệnh cả. Ông phải tự thân kiếm củi gánh nước nấu cháo nuôi bệnh, và còn làm thi ca để tất cả́ vui cười mà quên đau yếu. Ông lấy thân mình làm phép cho dân, cảm hóa ngươi` man di.

Ông là người nho học nhưng rất giỏi dùng binh và quản lí đất đai, xây dựng thành trì, lập bộ luật, thư viện,…khuyế́n khích học hành.

Vương Dương Minh nói rằng: Đạo không thể nói được, cưỡng mà nói ra thì càng tối, Đạo không thể trông thấy được, không biết mà cho là thấy thì càng xa. Điều này được đề cập khá chi tiết trong Đạo Đức Kinh của Lã̉o Tử.

Cái tòan thể của Đạo đến Thánh nhân cũng khó nói cho người ta hiểu được, nên tư tu tự ngộ lấy.

Đạo không có phương thể, không thể cố chấp được, nếu cứ câu nệ ở văn nghĩa mà tìm Đạo thì xa Đạo vậy.Tâm
Phàm chỗ tri giác là tâm, như tai mắt biết nghe, biết thấy, tay chân biết đau biết mõi.

Muốn biết rõ cái tâm thì phải dụng công để hiểu rõ cái tính.

Thí dụ: cái tâm phát ra đối với cha thì gọi là hiếu, với vua thì gọi là trung,…

Hỉêu rõ nghĩa chữ tính thì vạn vật đều sáng tỏ.

Chủ tể của thân là tâm, cái sở phát của tâm là ý, cái bản thể của của ý là tri, cái ý để vào chổ nào thì chổ ấy là vật.

Không có lý ở ngòai tâm, không có việc ở ngoài tâm. Những điều gọi là lý, nghĩa, thiện đều là ở tâm cả. Vậy giữ được cái tâm thuần hồ thiên lý là thiện, ai đem tư dục vào làm mất thiên lý là ác. Bởi vì thiện ác là do sự yêu ghét của tâm mà sinh ra.

Không có thiện, không có ác là cái thể tĩnh của lý, có thiện có ác là thể động của khí. Không động ở cái khí tức là không có thiện không có ác, gọi là Chí Thiện vậy.

Thiện ác vốn không phải là hai vật có sẵn, nguyên chỉ có một cái tâm thôi. Thiên lý là bản thể của Tâm, tức là cái trời phú cho. Nhân dục là cái lòng yêu tài, hiếu sắc, ham lợi, chuộng danh,… Bởi những lòng ấy nên cái tâm của ta mất cái chính mà thành ra thiên lệch.

Tâm đã thuần nhiên là thiên lý, không có nhân dục lẫn vào, thì biết rõ thế nào là nhân, là nghĩa, là lễ. Thánh nhân sở dĩ hơn người là vì có cái tâm thuần nhiên là thiên lý, lúc nào cũng như cái gương soi vào đâu cũng rõ. Vậy nên sự học của người ta cần phải giữ cái tâm, như phải lau gương luôn cho sáng, để có vật gì qua cũng thấy rõ. Đây cũng là cách nhìn của Đạo sư Thần Tú (bạn đồng môn với Lục Tổ Huệ Năng.)

Thân thị Bồ-đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhá trần ai.

Nghĩa :

Thân ấy Bồ-đề thọ

Tâm như minh cảnh đài.

Giờ giờ cần phủi sạch

Chớ để vướng trần ai (bụi).



Thánh nhân chi học, tâm hoc̣ giã.

Vậ̣y nên công phu của sự học cốt là sự làm cho sáng cái tâm. Kẻ học giả chỉ lo cái tâm chưa sáng chứ không biết đến những sự biến đổi của vật.

“Đời biến đổi khi ta biết thay đổi” là câu nói mà giới trẻ ngày nay hay nhắc nhở nhau, phải chăng cũng phảng phất ý nghĩa: tiên trị tâm, hậu bình thiên hạ?

Tuy nhiên Lục Tổ Huệ Năng có cách nhìn vượt bậc, đốn ngộ, đi trực diện vấn đề

Bồ đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệc phi đài.

Bổn lai vô nhứt vật,

Hà xứ nhá trần ai?

Nghĩa :

Bồ-đề chẳng có thọ,

Minh cảnh cũng không đài.

Bổn lai không có vật

Nào chỗ vướng trần ai?



Đây cũng là 2 điểm khác nhau mà các học trò của Vương Dương Minh đã triển khai, trong đó Vương Kỳ- tự Nhữ Trung-hiệu Long Khê đã nghiên cứu sâu thiên về Thiền học.
Tâm là cái bản nhiên của Trời đất, tự̣ nó không có thiện ác. Thiện ác khởi đầu có từ ý , là cái riêng của người ta. Vậy hữu thiện hữu ác thuộc về hậu thiên, tức phần do người. Vô thiện, vô ác thuộc phần tiên thiên, tức phần trời. Vô thiện vô ác là phần tuyệt đối, tự nhiên, tự tại, cho nên phải là chí thiện.

Chí thiện là cái bản thể của tâm.

Phải tùy cái thiên tư của mình mà thể nhận, ai có thiên tư tốt, tức là cái lợi căn thì hiểu thẳng ngay đến cái bản thể, nếu không thì theo thành ý mà vào chính tâm. Hai đường đều đi đến một chỗ cùng cực.

Tiểu Đức Hồng, bạn đồng môn của Vương Kỳ cùng học 1 Thầy Vương Dương Minh chỉ lấy thực tâm mà luyện ở chổ sự vật, tuy không triệt ngộ như Vương Kỳ Long Khê, nhưng sự tu trì của Ông thì vượt bậc hơn. Cái học của Tiểu Đức Hồng tuy không có sở đắc lớn nhưng không có sở thất lớn.


Trí lương tri là học cho đến lương tri . Lương tri không học, không lo nghĩ, cả ngày học là chỉ để phục lại cái thể không lo nghĩ của lương tri. Trong cái vô công phu có cái chân công phu, chứ không phải có thêm vào được chút gì vậy. Cái công phu chỉ cầu lấy ngày càng bớt đi, chứ không cầu ngày càng thêm ra. Bớt được đến hết ấy là Thánh nhân.

Ví dụ như lọc nước vậy, nước và cáu bẩn hòa tan vào nhau, sau khi gạn đục thì chính nước bẩn đó lắng trong. Càng tinh lọc thì chất lượng nước càng khiết sạch, tất nhiên là càng it so với lượng nước ban đầu.
Cái học của hậu thế thì trái lại, cứ càng ngày càng thêm công phu, cho nên cả ngày cần lao mà cái bệnh lại càng thêm lên.

Lòng nhân nghĩa vốn là hòan cụ, cảm xúc thần ứng, không học cũng hay. Nếu bảo lương tri có bởi sự tu rồi mới thành tòan thì trái với cái thể. Lương tri là cái bản chất bên trong chưa phát ra, không biết mà cũng không có cái gì là không biết.

Cổ nhân lập giáo nguyên vì có lòng dục (ham muốn dạy điều nghĩa cũng là có ý dục), nhưng mục tiêu của lòng dục này là để trở về cái vô dục.

Khổng Tử khuếch trương Nho học, nhưng sau khi gặp Lão Tử mở tầm Đạo học tiên thiên thì Nho giáo của Khổng Tử đã có sự biến đổi thiên về một mối chung nhất cùng các triết học tâm linh.

Cái học của Vương Dương Minh có 3 cách dạy về nhập ngộ: bởi tri giác mà đựơc thì gọi là giải ngộ. Chưa thóat ra khỏi ngôn thuyên, do tịnh mà được gọi là chứng ngộ (song còn đợi ở cảnh giới). Cuối cùng do sự luyện tập mà được, quên cả ngôn ngữ, quên cả cảnh giới, gặp chỗ nào cũng phùng nguyên, càng lay động, càng im lặng, thế mới là triệt ngộ.

Cái học của Vương Kỳ Long Khê đạt đến chổ cùng cực, phảng phất giống Lão Học và Phật học.

Nhân đây cũng đề cập 1 ý của Lão tử được trích trong Đạo Đức Kinh,

Đạo lớn mất, mới có Nhân Nghĩa.

Trí Huệ sanh, mới có dối trá.

Lục thân chẳng hóa, mới có hiếu từ.

Nước nhà rối loạn, mới có tôi ngay.


Khổng học thiên về giữ gìn Nhân nghĩa, tu học nhơn luân đạo lý, nhưng bước dừng chân đến đó vẫn chưa phải cùng tận, nếu hữu duyên đựơc thấy nguyên bản của Đạo học thì sẽ thẩm thấu sâu xa hơn nguồn gốc vũ trụ vạn vật. Điều quan trọng ở đây là cái lợi căn thiên tư của mỗi người, sức yếu mà trèo cao, hẳn sẽ ngã đau.

---------------
Vì một phần bài viết này có góp nhặt từ nhiều nguồn khác (bây giờ em quên xuất xứ rồi , bạn nào quan tâm, có thể tự tìm với keyword "Trí Lương Tri-Vương Dương Minh".

No comments: