Nhan sắc và Tướng cách
Tài sắc đã vang lừng danh trong nước
Bướm ong càng xao xác ngoài hiên
CUNG OÁN NGÂM KHÚC
La vraie laideur est aussi rare que
La beauté parfaite.
GEMEY
TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA CHO NHAN SẮC
Nói đến nhan sắc trước hết mỗi người phải tự lột bỏ đi cái thiên kiến của anh chàng lấy được cô vợ chột mắt rồi trông đàn bà trong thiên hạ ai anh ta cũng thấy thừa một mắt . Thiên kiến ấy tục ngữ Việt đã chiếu cố chế diễu bằng câu :
Thủ lợn thiêu thì đã có thành hoàng ngạt mũi
Kèm theo bài ca dao :
Lỗ mũi em thì tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm ngủ ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu
Nhà soạn lịch danh tiếng của Pháp , ông Molìere , trong vở kịch Misanthrope , cũng đề cập đến thiên kiến về nhan sắc qua đoạn thi lịch sau đây :
“ Et dans l’objet aimé tout leur devient aimable
La pâle est au jasmin en blancheur comparable
La noire a fait peur une brune adorable
La maigre a de la taille et de la liberté
La grasse est dans son port pleine de majesté
La malpropre sur soi , de peu d’attraits chargée
Est mise sous le nom de beauté négligée
Nếu thiên kiến trên đi quá mức , nó sẽ trở thành bệnh tâm lý mà các nhà tâm lý học gọi là “ féticchisme” .
Nhan sắc đẹp hay xấu phải được đặt trên tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận , đôi khi nó còn được cả sử sách chấp nhận nữa .
Nhà thơ Lý Thái bạch tả vẻ đẹp Dương Quí Phi qua ba bài “ Thanh Bình Điệu Từ “ :
Xuân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất lãm lộ hoa nùng
Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng giao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi nùng diệm lộ ngưng hương
…………….
Qua bài thơ vịnh Dương Quí Phi của Lý Thái Bạch , ta có thể định nghĩa nhan sắc là những gì có thể gây xúc động khoái cảm tính từ nam phái như Charles Lalo gọi bằng “ L’idéal des voluptneux “.
Như Nguyễn Gia Thiều tả trong Cung oán nhâm khúc :
Aùnh đào kiểm đâm bông não chúng
Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành
Bóng gương lấp ló bên mành
Cỏ cây cũng muốn tỏ tình mây mưa .
Như Hán Vũ Đế xưa nghe ca nhân Lý Diên Niên hát rằng :
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhất cố nhân khuynh thành
Tái cố nhân khuynh quốc
Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc
( miền Bắc có một giai nhân tuyệt sắc , nàng chỉ nhìn đã khiến cho thành đổ , nhìn lần nữa thì nước mất . Chẳng còn biết thành còn hay nước mất , chỉ biết người đẹp khó lòng thấy được ) .
Nghe xong , Hán đế quay lại hỏi tả hữu :
“ Có người đẹp đến thế hay sao ?”
Tả hữu thưa :” Tâu bệ hạ , người đẹp trong bài ca ấy chính là cô em gái của Lý Diên Niên đó “.
Hán Vũ Đế lập tức cho vời em gái ca nhân họ Lý vào cung . Từ đấy , vị vua hùng tài đại lược ngày đêm mê luyến nàng , bắt cả triều đình phải gọi nàng là Lý phu nhân , đồng thời phong cho Lý Diên Niên từ chức Cẩn giám lên đến Hiệp Luật Đô Uùy .
Văn học Phạm ngữ chia đàn bà ra làm bốn loại :
a) Sankhiki hay “ bà cá thối “ , thứ đàn bà mạt hạn tanh tưởi mùi cá ươn , mặt ngỗng , tóc cứng như lông heo , tiếng nói như quạ kêu , ở bẩn , trụy lạc , thô lỗ , cùng đinh mạt hạng .
Hastini hay “ bà voi “ với thân hình mập mạp hăng hăng mùi rượu chát , tiếng nói nghe như con công gù , tóc tưa thành “ búp “ , mặt nở như d0óa sen , dâm đãng . Một ngàn đàn bà mới có một hastini.
c) Chitrini hay người đàn bà nghệ sĩ . Nàng manh hương thơm của trăm hoa , tóc dài mượt như lụa , khéo léo và vui vẻ , sẵn sàng thưởng thức tình yêu . Tình tình say đắm nhưng ham muốn xác thịt không quá hung bạo . Cả mười ngàn đàn bà mới có một chitrini .
d) Padmini người đàn bà bông sen , tuyệt diệu hơn hết . Chỉ tìm thấy một Padmini trong số một trăm vạn người .
Nàng đẹp như một nụ sen , cái đẹp của thần nữ Rathi đa tình .
Thể thái mảnh mai , tương phản hoàn toàn với đôi mông lớn tròn chĩnh như ức con bồ câu xanh .
Thân hình mềm mại , trang nhã tỏa ngát mùi trầm , thẳng và đều đặn , cân đối như cây Ciricha , bóng bẩy như thân loại cỏ thơm Mirobolam . Mồ hôi của nàng như mùi sữa tươi .
Làn da êm dịu .
Nàng đẹp như đóa hoa sen vàng .
Tiếng nói ngọt ngào như tiếng hót của loài chim Kokila .
Mặt nàng như ánh trăng rằm .
Mũi nàng xinh như bông vừng, thẳng đi theo những đường cong tuyệt mỹ .
Cổ cao trắng như lông vỏ sò .
Bàn tay nuột nà tựa cành Acosa
Đôi vú đều đặn và rắn chắc như hai quả Vilva .
Oâi cái mông tuyệt vời , đó là trái Nitambini .
. . . . . . . . . . .. . .. ..
Văn sĩ Brautome trong tác phẩm “ Dames galantes “ đã dịch lại quan niệm của người Tây Ban Nha về nhan sắc lý tưởng của phái nữ : “ Người đàn bà đẹp lý tưởng “ phải có đủ 30 điều :
- Ba trắng : da trắng , rằng trá8ng và tay nõn nà
- Ba đen : mắt đen , lông mi đen , lông mày đen
- Ba đỏ : môi đỏ , má đỏ , móng tay hồng
- Bà dài : thân dài , tóc dài , cánh tay và bàn tay dài
- Ba ngắn : răng ngắn vuông vắn , tai ngắn , bàn chân ngắn
- Ba nhỏ : miệng nhỏ , eo nhỏ , gót chân nhỏ
- Ba lớn : đùi lớn , cánh tay bụ bẩm , mông lớn
- Ba buông lơi : tóc , đôi môi , và những kẻ ngón tay có thể mở rộng
- Ba xinh xắn: đầu vú xinh xinh, cái mũi xinh xinh và đầu không quá lớn .
*
NHAN SẮC CẦN ĐI ĐÔI VỚI TƯỚNG CÁCH TỐT
Đời người đàn hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn tùy thuộc tướng cách người đó , nhan sắc có thể dễ đến với hạnh phúc nhưng đồng thời cũng có thể dễ đến với tai họa . Chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận hay , nếu tướng cách xấu thì thân phận nhất định dở . Đó là lý luận của tướng học đã xây dựng trên mấy ngàn năm kinh nghiệm ( empirique ) .
Tuy nhiên , nhan sắc và tướng cách không hề là hai điều đi trái ngược nhau . Nhan sắc đẹp đi đôi với tướng cách tốt là đại quí . Nhan sắc xấu mà tướng cách tốt
là phu nhân . Nhan sắc đẹp mà tướng cacùh xấu là nỗi khổ ải . Nhan sắc xấu mà tướng cách cũng xấu luôn là nghèo khổ , hạ tiện .
Tướng học Trung quốc không phân chia nhan sắc thành giai cấp như kiểu văn học Phạn ngữ vừa kể ở trên . Cũng không chỉ chú trọng vào nhan sắc như quan niệm người Tây Ban Nha . Tướng học tách rời nhan sắc với tướng cách ra để quan sát mà tìm hiểu tương lai người đàn bà sẽ sang hay hèn , ngu hay hiền , giàu hay nghèo , khổ hay sướng , thọ hay yểu , hạnh phúc hay nổi trôi , chồng một vợ một hay đa phu lẽ mọn , chết toàn vẹn hay bất đắc kỳ tử … Con mắt , cái mũi , hàm răng , tóc tai và thân hình sẽ được nhìn trên nguyên tắc liên quan đến thân phận chứ không chỉ thuần túy theo quan niệm mỹ học . Nhà điêu khắc có thể ưa nhìn đôi mắt “ thủy tinh “ của một giai nhân nhưng nhà tướng học lại nhìn thấy ở đôi mắt thủy tinh ấy một triệu chúng bất tường . Tiểu thuyết gia có thể say mê làn da trắng như tuyết để đặt cho nhân vật tiểu thuyết cái tên Bạch Tuyết , trong sạch và băng trinh nhưng nhà tướng học lắc đầu quầy quậy vì là da trắng như tuyết chính là dấu hiệu của tiện dâm , da quý phải trắng như bạch ngọc mới đúng cách .
Tướng cách phụ nữ rất có nhiều loại , trong cuộc sống thường thấy :
- Người đàn bà vượng phu ích tử , khắc phu tổn tử , chỉ vượng phu mà không con , hay nhiều con mà không vượng phu , vượng phu về tiền bạc lại không vương phu về công danh , chỉ là loại tầm thường hưởng phúc .
- Người đàn bà xuất thân khuê tú trở thành gái giang hồ , ngược lại xuất thân nô tì , ca kỹ trở thành quý nhân chi phụ .
- Người đàn bà mang họa đến cả gia đình nhà chống , làm cho chồng thân bại danh liệt .
- Người đàn bà bản lãnh , thông minh lại không được hạnh phúc gia đình , mỗi cuộc tình là một phiền não .
- Người đàn bà dung tục , trí thức thấp kém nhưng được phúc tường nên suốt đời an lạc .
- Người đàn bà đảm đương gánh vác quanh năm vất vả vì chồng vì con .
Tướng cách là gì ? là những nét đặc biệt hiện lên trên thân hình và ngũ quan , có thể thông qua sự sắp xếp và cấu tạo của thân hình và ngũ quan bộ vị mà biết được thân phận .
Sách “ Tiền hiền Thấn Tướng “ khảo chép :
“ Đường Thái Tôn bốn tuổi , có người tướng sĩ trông thấy bảo : “ Long phượng chi tư , thiên nhật chi biểu , niên kỷ tướng quan , tất năng an dân tế thế “ ( nghĩa là hình dáng như long phượng , ngoại biểu như mặt trời giữa đỉnh trời , lớn lên mũ cao áo dài , có khả năng tế thế an dân ) .
“ Chu Á Phu khi còn làm thái thú Hà Nam , gặp Hứa Phụ xem tướng báo : “ Tam tuế nhi phong hầu , bát tuế nhi tướng trì quốc bình chính , hậu cửu niên nhi ngã tử “ ( ba năm nữa phong hầu , tám năn nữa là tể tướng , sau chín năm nắm quyền đất nước sẽ chết đó ) .
Chu Á Phu cười hỏi : “ Đã quý lại phú sao chết đói “ .
Hứa Phụ nói : “ Tại có pháp lệnh văn chạy vào miệng “ .
Hai câu chuyện trên cho thấy hình ảnh rõ rệt về câu hỏi thế nào là tướng cách.
*
TUỔI VÀ NỮ TÍNH
Nguyễn Trãi khi cáo quan về hưu , nhân một bữa nhàn tãn dạo bước ngắm nước non , có gặp người con gái bán chiếu tuyệt đẹp . Đa tài tất nhiên đa tình . Tuy tuổi tác đã cao , Nguyễn Trãi vẫn còn say mê nhan sắc , mới đọc bài thơ bốn câu hỏi quê quán và tuổi tác của giai nhân :
Ả ở đâu đi bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu bán hết hay còn
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chua được mấy con ?
Cô ta đáp :
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẽ
Chồng còn chưa có nói chi con
Người vừa sắc lại vừa tài khiến Nguyễn Trãi yêu ngay . Hỏi tên , nàng nói là Thị Lộ . HỎi có chịu làm thiếp , nàng ưng chịu .
Chuyện tình nhanh như sét đánh của Nguyễn Trãi ngờ đâu chính là cái bẫy do kẻ thù chính trị dương ra để bẫy vị khai quốc công thần nhà Lê .
Thảm kịch không vì nguyên nhân Nguyễn Trãi không biết Thị Lộ là tinh của con rắn hiện hình người đến trả thù như vậy hoang đường quá. Thảm kịch tại nơi Nguyễn Trãi đã bị Thị Lộ giấu tuổi cô ta, giấu luôn cả cái mưu độc của một đặc vụ viên sành sỏi để sau này đầu độc vua đưa cả Nguyễn Trãi lên máy chém.
*
Quan tướng rất cần biết tuổi để tính vận hạn .
Theo các nhà tâm lý học Tây phưong thì đàn bà rất kỳ quái . Cô gái 17,18 tuồi luôn luôn thích mình lớn hơn , ai hỏi tới tuổi thường đáp : sắp 19. Tới tuổi gần 30 thì ngượng ngập muốn giấu . Sang tuổi 40 càng rất sợ người biết tuổi mình đã trung niên . Qua 50 lại khoái nói tuổi ra để chứng minh là mình từng trải việc đời . Đến 60 thì không muốn ai nhắc đến tuổi mình vì sợ ngày chết gần kề .
Tuổi nữ nhân qua thể thái thế nào ?
- Ngoài 15 tuổi , hàm răng hết sắc sữa và đầu răng bằng bặn , không còn hình thái phảng phất nhọn như răng từ 8 đến 12 nữa .
- 20 tuổi , nhìn đôi mắt mờ mờ thấy vài neap răng nhỏ , nếu mặt quang hoạt mà chưa thấy neap răn đó là chưa đến 20.
- Làn da còn non trẻ quang nhuận như tầu lá chuối non , lỗ chân lông thưa chưa hiện thì mới đúng tuổi trăng tròn lẻ . Quá 20 , lỗ chân lông tất hiện lên khả dĩ nhìn thấy rõ .
- Cánh tay nõn nà là thiếu nữ dưới 20 , nếu cánh tay khô và hình dáng chuyển thô là cánh tay người 26,27 tuổi .
- Đôi mắt con gái dưới 20trông kiên thực ( chắc ) tuổi 30 đôi mắt hơi trũng xuống .
- Lông mi con gái 17 , 18 tuổi dài đậm và mềm mại , lông mi người 30 hơi khôn cứng , đầu lông mi hiện vẻ héo úa .
- Gái 30 trán có vết răn , cuối mắt càng thấy rõ hơn .
- Đàn bà 30 , bắp chân da thịt kết lại tuy không được chắc mà mềm mãi như tuổi 20 nhưng còn khả thủ , đến tuổi 40 bắp chân da thịt xệ xuống . - Ngoài 30 tới 40 , cứ theo niên tuế tăng lên mà neap răn nhiều hơn hoặc sâu hơn .
- Tuổi 35,36 nếp răn hiện lên ở góc tai ( nhĩ căn ) .
- Tuổi 40 đùi và mu bàn tay gân xanh nổi, người vất vả gân lên chằng chịt .
- Tuổi 50 , thịt da trên mặt bắt đầu răn chảy xuống , neap răn ở mắt , ở trán càng nhiều .
- Tuổi 60 , khẩu dốc ( mép miệng ) cong xuống , má hóp lại .
- Tuổi 70 , mặt mày neap răn đan như lưới .
Con người ví như cái cây , hình thái phải có nét thời gian , cây sống bao nhiêu năm xem vân gỗ là biết .
Tướng học căn cứ vào luật thiên nhiên , để từ đó mà tìm cái hay cái dỡ . cái thực , cái lạ của hình thái con người . Tỉ dụ , nếu có người đàn bà tuổi đã gần 60 mà da dẻ vẫn như da trẻ tuổi lại đi đôi với cặp mắt dâm nữa thì chính là một bà thuộc loại cuồng dâm chẳng sai , nhưng nếu cũng da thịt như thế mà cặp mắt thanh tú thì lại phải đoán khác . Không biết cái lý thiên nhiên nhận lầm làm tướng cách là tướng học chưa tinh vậy .
*
Sách “ Nhân Luân Đại Thông Phú “ của Trương Hành Giản có câu : “ Duy nữ phú dữ nam dị trinh “ nghĩa là : “ Trời phú tính tình nữ nhân khác hẳn nam phái “.
Khác thế nào ?
Lưu Bá ôn viết trong “ Trích Thiến Tủy “ rằng :
“ Khí tĩnh bình hòa phụ đạo chương “ ( nghĩa là : Đàn bà lấy khí tĩnh bình hòa làm cốt )
Sách “ Mệnh Lý Ước ngôn “ có câu :
“ Mệnh thù nam nữ , lý ứng âm dương
dịch trước khôn trinh
mỹ nạc mỹ ư nhu thuận
kỵ mạc kỵ ư cương cường “.
( nghĩa là : Mệnh nam nữ có khác , phải ứng với lý âm dương , kinh Dịch nói về khôn đạo ( đàn bà ) tốt nhất là nhu thuận , kỵ nhất là cương cường ) .
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment