Đạo 道 Viết chữ Đạo 道 bắt đầu hai phết 丷, tượng trưng Âm Dương, gạch dưới một gạch là chữ Nhứt tượng trưng Âm Dương hiệp nhứt là cơ Sanh hóa, kế bên dưới là chữ Tự自 nghĩa là chính ḿnh, tự tri tự giác, tự giải thoát, chớ không ai làm giùm cho mình được, trên và dưới ráp lại thành chữ Thủ 首 nghĩa là đứng đầu, là trên hết, là nguồn gốc của Càn khôn vũ trụ và vạn vật, phía bên lại có chữ Tẩu 辶 là chạy, tức là vận chuyển biến hóa.
Vậy trong chữ ĐẠO có hàm ý Âm Dương, động tịnh, động thì sanh hóa, tịnh thì vô hình, vô ảnh.
ĐẠO: Tôn giáo, con đường.
ĐẠO: Nguyên lý đầu tiên của Càn Khôn Vũ Trụ.
ĐẠO: Bổn phận và nguyên tắc phải theo.
...
Ôi, chỉ 1 chút chữ nghĩa mà mình thấy rối tinh. Bây giờ tóm sơ qua nguồn gốc của Đạo Đức Kinh.
Lão Tử, nhà tư tưởng vĩ đại thời Cổ Trung Hoa và cũng là người sáng lập ra Lão giáo. Trước khi vể ẩn dật, Ông soạn Đạo Đức Kinh truyền lại cho Doãn Hỉ học tập. Cái triết học "ngược đời " của Ông lại là nguồn gốc của hoà bình, an lạc.
Đạo Đức Kinh, từ nhỏ được nghe về sách này, nhưng dù thấy cũng ko rớ đến vì rất sợ chữ "Kinh", nhìn quyển sách mỏng tang chi chít chữ Hán Việt là ngán đến cổ. Ấy vậy cho đến khi học đại học, Bác nhờ photo sách này, trong thời gian chờ đóng bìa, tôi lật xoành xoạch lướt qua cho đỡ buồn mắt. Theo quán tính, mở ngay giữa sách, vô tình đọc được câu:
Bất thượng hiền. Sử dân bất tranh. Bắt qúy nan đắc chi hóa. Sử dân bắt vi đạo. Bắt kiến thả dục. Sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhơn chi trị.
Nghĩa là : Không tôn hiền tài, khiến dân không tranh giành.
Không quý của khó đặng, khiến cho dân không trộm cướp.
Không phô điều ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.
Vì vậy, cái trị của Thánh nhơn làm dân
Ái dà, tôi thường nghe đất nước nào biết trọng dụng hiền tài thì sẽ phát triển, sao sách này nói ngược ? Xin hãy đọc kỹ lại 1 lần nữa
Không tôn hiền tài, khiến dân không tranh giành.
Không quý của khó đặng, khiến cho dân không trộm cướp.
Không phô điều ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.
Vì vậy, cái trị của Thánh nhơn làm dân
Về mặt nào đó...thật là đúng tâm lý của con người về mặt tiêu cực. Trong công việc, nếu cấp trên ko quan tâm đến nhân tài thì nguy cơ làm mai một, ko sử dụng triệt để nguồn nhân lực sẵn có. Nhưng nếu 1 người nào đó được trọng dụng thì nhiều người khác cũng mong muốn. Nếu tích cực phấn đấu để được yêu chuộng thì ko phải bàn ở đây, nhưng nếu vì lợi danh mà dùng thủ đoạn ngầm hại hiền tài để đạt mục tiêu thì vô tình cấp trên đã gây ra cảnh tương tàn nội bộ, mất đoàn kết. Lão Tử đã xét đến điều này, cách nhìn thật...bi quan nhưng rất phù hợp với cuộc sống đua tranh ngày nay. Vậy đọc hiểu và ...đoán trước những tình huống trong cuộc sống trôi theo quy luật tâm lý con người là cần thiết. Đó là 1 trong những nét tâm đắc mà đầu tiên tôi nhận ra được của quyển sách này, nhưng sau khi đọc xong, tôi thấy...tôi đã nhìn sai, nội dung sách còn nhiều điều...ko như tôi nghĩ nông cạn về lợi ích của sách. Tôi đã "siêng bất chợt" , chép tay lại gần hết, trích những đọan mà tôi hiểu được trong quyển vở ở nhà.
Đó là ngày trước, được cầm sách trên tay xem, đã lâu ko có sách sẵn ở đây, có tìm trên internet nhưng không thấy đầy đủ, đa phần là giới thiệu hay đánh giá sách mà thôi, chưa bao giờ thấy trọn vẹn cuốn sách như ngày xưa. Thật may, 1 lần trao đổi với 1 người bạn quen thân, Anh ấy gửi cho 1 link về sách này, thật vui ko gì bằng, nhưng lại ko copy được, phải gõ lại nên chỉ chọn những đoạn hiểu được và tương đối phù hợp với cuộc sống hiện tại. Chính Lão Tử cũng từng nói với Khổng Tử : "Những người mà Ông nói đã chết hết rồi, chỉ còn lại lời thôi" Vậy cần chọn lọc những gì tương thích để tìm hiểu.
Tranh thủ chút thời gian ít oi, muốn trích lại những đoạn tâm đắc gửi đến như lời cám ơn và gửi đến các bạn, các em như lời chúc phúc đầu năm. Giờ này mọi người đang quây quần bên gia đình cùng nồi bánh tết, các em tôi đang tất bật công việc ở chùa, chỉ tôi là vắng lặng tĩnh yên ngồi gõ những dòng cảm xúc chân thành này, mong đem lại chút mưa pháp đầu xuân làm tươi thêm những hoa tâm vốn trong sáng, minh mẫn của mọi người. Chúc tất cả 1 năm mới an lành, hạnh phước.
Nào, chúng ta bắt đầu bước vào ... Đạo Đức Kinh.
Để nhanh gọn, tôi chỉ trích những phần diễn giải, ko làm rối mắt bằng các câu Hán ngữ.
Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi.
Suy ngẫm thấy...quả như vậy, phân biệt được tốt là phải so sánh với cái ko tốt. Vậy ý Lão Tử ko mong nhận ra điều tốt, Ông muốn sự tự nhiên, cứ như mặt trời sưởi ấm vạn vật 1 cách vô tư, chẳng nghĩ mình tốt hay ko, xem như đó là việc hiển nhiên, đó gọi là...xử sự "vô vi" (làm mà ko suy nghĩ thiệt hơn, làm như ko làm là vô vi) . Đôi khi biết nhiều quá cũng ko hay là vì thế, mất hết sự hồn nhiên.
Có với Không cùng sanh.
Khó và Dễ cùng thành.
Cao và Thấp cùng chiều.
Giọng và Tiếng cùng họa.
Trước và Sau cùng theo.
Vậy nên, Thánh nhơn
Dùng " vô vi" mà xử sự
Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ.
Để cho vạn vật nên mà không cản.
Tạo ra mà không chiếm đoạt.
Làm mà không cậy công.
Thành mà không ở lại.
Vì không ở lại, nên không bị bỏ.
Đoạn này có 1 câu đồng nghĩa hay dùng..."Công thành thân thoái" được trích trong tích truyện Phạm Lãi ngao du Ngũ Hồ, bỏ lại nghiệp công khanh sau khi lập công giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh Ngô Phù Sai khôi phục lại nước Việt. Phạm Lãi có Bạn thân là Văn Chủng cũng hết lòng phò tá Việt Vương. Sau khi thành công, Phạm Lãi khuyên Văn Chủng bỏ đi, đừng theo Vua Việt vì người này đã dám chịu gian khổ nằm gai nếm mật để phục thù thì thâm sâu tạc dạ, có hoạ cùng chịu, nhưng có phước chưa hẳn đã chia, cũng như sau khi thỏ bị bắt thì chó săn cũng bị giết . Nhưng Văn Chủng không nghe, tiếc công sức bấy lâu giúp Vua, nay được bổng lộc sao lại bỏ đi. Quả nhiên sau 1 thời gian, Việt Vương ngầm hại Văn Chủng vì Ông tài quá và biết tất cả cơ mưu của Vua. Chỉ mới xem đến đây, tôi cảm giác Lão Tử ko những là nhà Đạo học mà còn hiểu diễn biến tâm lý thật sâu sắc. Trong Đạo, Lão Tử được tôn vinh như Vị Đại Tiên, nhưng tôi thích nhìn về khía cạnh xã hội, sao sát thực tế, cả người Đạo lẫn Đời đều dễ chấp nhận.
Không tôn hiền tài, khiến dân không tranh giành.
Không quý của khó đặng, khiến cho dân không trộm cướp.
Không phô điều ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.
Vì vậy, cái trị của Thánh nhơn làm dân
Hư lòng.
No dạ.
Yên chí.
Mạnh xương.
Thường khiến cho dân không biết, không ham.
Khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cải khôn của mình.
Nếu làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị.
Đoạn này ít nhiều tôi cũng đã trích ở trên nên chỉ thêm ý nhỏ
Thường khiến cho dân không biết, không ham.
Khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cải khôn của mình.
Nếu làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị.
Kẻ trí biết mình trí, nếu là ngừơi hiền thì càng tốt, nhưng nếu ko có thiện ý thì làm hại xã hội không lường được. Vậy người nắm chính trị trong tay phải khéo sao cho người trí ko dùng cái khôn "ranh" của mình đặng. Cấp trên phải biết khuyến khích người giỏi, nhưng qua đó cũng thể hiện sự vững tay của mình để người khác không tung hoành tuỳ ý. Nhưng ở đời, dễ mấy khi tìm được kẻ trên như vậy, xã hội loạn cũng vì đó. Tuy bi quan nhưng Lão Tữ cũng có lối thoát, đó là "Nếu làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị " , làm như vô vi đã được giải thích là làm mà như ko làm. Sẽ có dịp đề cập nhiều hơn về "vô vi"
Trời dài đất lâu.
Trời đất sở dĩ dài lâu.
Vì không sống cho mình.
Nên đặng trường sinh.
Vì vậy Thánh nhơn.
Để thân sau, mà ở thân trước.
Để thân ra ngoài mà thân còn.
Phải chăng vì không riêng.
Mà thành được việc tư ?
Đoạn này còn gì nữa phải bàn ? tôi chỉ bị kinh nghiệm chiến trường là "khiêm tốn bằng bốn tự kiêu", nhúng mình là để nhảy bật xa hơn, cao hơn.
Bậc " thượng thiện" như nước :
Nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh và ở chỗ mọi người đều ko tham chuộng nên yên ổn, nên gần với Đạo.
Nước ở hay lựa chỗ thấp, lòng thì chịu chỗ thâm sâu.
Xử thế thích dùng đến lòng nhân, nói thì trung thành không sai chạy.
Sửa trị thì làm cho được thái bình.
Xét ra, mình là... hạ thiện, chổ nào thấp là tìm cách nhảy lên cao, ko thì chết chìm sao ?
Sống trọn vẹn như bậc thượng thiện thì đúng là...quân tử có tiếng mà ko có miếng. . Nhưng mà...sai rồi đấy, còn chuộng danh thì chưa phải Đạo đâu. Làm như vô vi vậy.
Làm hồn phách hiệp một.
Không thể chia đặng không ?
Làm hơi thở tụ lại.
Như trẻ sơ sanh, đặng không ?
Gột rửa lòng ham huyền diệu.
Đừng còn chút bợn, đặng không ?
Thương dân trị nước.
Mà làm như không làm, đặng không ?
Cửa trời khép mở.
Mà làm như con mái, đặng không ?
Hiểu biết tất cả.
Mà làm như không biết gì cả, đặng không ?
Sanh đó, nuôi đó.
Sanh mà không chiếm cho mình.
Làm mà không cậy công.
Làm bậc lớn mà không làm chủ.
Đó gọi là Huyền đức.
Xin miễn bàn phần này, liên quan đến Đạo pháp sâu quá, muốn nói ra e tôi phải nhức đầu vì đọc lại phần lược giảng chữ Hán, rối tinh, ko tiếp được nữa, hihi. Ai chuyên sâu phần này, xin tiếp cho.
Vô tướng bao trùm hửu thể, là cái gì vậy ?
Ví dụ căn phòng trống rỗng (vô tướng), nhờ vậy mới chứa được đồ vật (hữu thể). Hữu là thể hiện cái ích dụng của Vô. Nói theo Nho 1 tí : "Sắc sắc, không không, sự sự kêu" của Bà Đoàn Thị Điểm.
Thôi, chắc phải mai mới tiếp được, buồn ngủ quá rồi, tính gõ đến sáng nhưng liệu không đủ sức tỉnh táo mà suy nghĩ nữa.
Chúc mọi người ngủ ngon.
Mấy ngày nghỉ cũng thèm..ăn chơi 1 tí, nhất là gửi phần đầu cho mọi người xem mà không 1 câu thẩm vấn trở lại,..buồn, chả biết mình có...dở hơi ko đây. Thôi, ngưng ! Được vài lời động viên của 2 Cô Bạn phương xa
Ok, vậy là vui lấy tinh thần soạn tiếp, còn thiếu sót và suy nghĩ nông cạn lắm, nhưng cũng gửi tiếp mọi người xem, mong..chọc được ai ngứa nghề, góp cho ý kiến, chân thành cám ơn vô cùng. Bây giờ...tiếp Đạo Đức Kinh.
Nhắc lại là không đề cập từng chương mục theo thứ tự, chỉ kể đến phần nào mình hiểu và tâm đắc nhất trong quyển kinh...khó nuốt này. Chẳng đủ kiến thức để bàn về ý nghĩa Đạo, chỉ xin xét cái dụng của Đạo mà mình...đem được vào cuộc sống thực tại.
Lấy cái " có " đó để làm cái lợi.
Lấy cái " không" đó để làm cái dụng.
Nhồi đất để làm chén bát.
Nhờ chỗ " không" mới có cái " dụng" của chén bát.
Nếu cái bát không có lòng rỗng thì chả nên hữu dụng chi. Đó là giải thích hiện tượng, còn áp dụng? không biết có phù hợp khi chèn mẫu chuyện Thiền của Phật Giáo: Một vị tăng trẻ đến gặp Thiền Sư xin thọ giáo, nhưng qua đó cũng muổn thể hiện sự hiểu biết. Vị tăng trẻ thao thao về những kiến thức am tường. Thiền Sư im lặng rót trà...mãi không thôi, nước sóng sánh tràn ly mà vẫn thản nhiên rót tiếp, làm Vị tăng trẻ phải ngừng chuyện để hỏi nguyên nhân.
Thiền sư đáp: Thầy cũng như ly trà đầy ắp, còn chổ nào để học hỏi thêm? Sự học cũng vậy, hiểu theo góc nhìn của Lão Tử, phải...cạn, phải trống trãi, phải...khiêm tốn để "dụng" được.
Người khôn ngoan chỉ muốn 1 điều là không muốn gì cả.
Lời nói chân thật thì ít khi hoa mỹ, ngược lại lời hoa mỹ ít khi chân thật. Người thiện lương không mắc lời nên không cần phải biện bạch, người nào phân minh cho mình là người không thiện. Người biết thì không nói, người nói thì không biết. Sinh vật, thảo mộc (bao gồm con người) sinh ra thì mềm yếu, khi chết thì khô cứng lại. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của sự chết, mềm dẽo là dấu hiệu sự sống, sự khiêm nhường. Cây cứng thì dễ bị chặt, cứng mạnh thì phải ở dưới, mếm yếu thì ở trên.
Răng cứng chóng gãy, lưỡi mềm nên bền lâu.
Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp hiều cái khó. Cho nên người hiểu Đạo, coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. Trong tự nhiên, ngay cả việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt được những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình. (phân chia công việc để làm là người biết sức và...kiên trì).
Cái gì giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự cố từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một mầm nhỏ, tháp cao khởi đầu từ viên gạch, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ bước chân. Thường gần đến lúc thành công thì lại dễ thất bại vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.
Người hiểu Đạo cư xử với thiên hạ theo cách "vô vi", luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người hiểu Đạo trước sau không làm việc gì lớn mà được việc lớn, làm mà không tư lợi.
Người giản dị nhất thì ko phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn.
Muốn cho vật gì thu rút lại thì hãy mở rộng nó ra trước đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt, vì nhu thắng cương.
Người đánh xe giỏi không xông bừa đến trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người.
Người biết Đạo, đặt thân mình ở sau mà thân lại ở trước, đặt thân ra ngoài mới còn được. Như vậy, chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình?
Người cực khéo thì dường như vụng, người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh, yên tĩnh thì thắng được nóng.
Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ không tốt luôn cố gắng tỏ ra mình tốt.
Người có 3 vật báu: lòng nhân ái, tiết kiệm và không dám đứng trước người. Vì nhân ái nên sinh lòng dũng cảm. Tiết kiệm nên đầy đủ. Không dám đứng trước người nên làm chủ được người.
Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc.
Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy nhân ái mà giúp người đó.
Người sáng suốt nghe Đạo (điều lành) thì cố gắng thi hành, người thường nghe thì nữa tin, nữa ngờ, người tối tăm thì cười rộ. Nếu không cười thì Đạo đâu còn là Đạo nữa.
Vật mềm mà lại thắng được vật cứng (nước chảy đá mòn). Nước là vật mềm, nó luôn tìm chổ thấp (khiêm nhường), ngày đêm chảy không ngừng, bay hơi thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, gặp gì cản trở thí nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên bất kỳ nơi đâu nó cũng đến được. Đạo cũng ví như nước vậy. Người sống theo Đạo sẽ thấy được cái dụng của nó.
Biết người là khôn, tự biết mình là sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Biết đủ là giàu, gắng sức là có chí. Kẻ sống không rời những điều trên thì sẽ được dài lâu, chết không mất là trường thọ. Người hiểu Đạo làm việc theo quy luật tự nhiên.
Bỏ mưu trí người lợi gấp trăm, dứt nhân bỏ nghĩa, người trở nên hiếu hòa, dứt trí khôn, bỏ lợi lộc, không còn trộm giặc, hichic, làm sao mà làm được trong xã hội này.
Ba cái đó (mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) chỉ là vẻ bên ngoài , không đủ để trị người nên phải bỏ, khiến cho người ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, tâm tư bớt dục vọng mới là tích cực.
Sông biển sở dĩ làm đặng Vua trăm hang.
Vì nó khéo đứng dưới thấp,
Bởi vậy,
Muốn ngồi trên người,
Hẳn lấy lời mà hạ mình,
Muốn đứng trước người,
Hẳn lấy mình để ra sau.
Vậy nên, Thánh nhơn
Ở trên mà người không giận.
Ở trước mà người không hại.
Vì thế
Thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trước,
Bởi không tranh, nên thiên hạ không thể ganh được
Túm lại..khiêm tốn thì lợi ích khôn lường về lâu dài, nhưng thời nay...ép bản thân quá sẽ mất tính linh hoạt trong cuộc sống. Phỏng vấn tìm việc, yêu cầu tường thuật bản thân mà hạ thấp mình thì..đói meo.
Nhưng tính hòa đồng, nhín nhường luôn cần thiết khi sống giữa cộng đồng. Ai cũng căng thẳng, quá vì quyền lợi cá nhân thì...ắt có chiến tranh. Dù ở đâu, làm gì, xin để cái "tâm" thì sẽ ân hậu mai sau.
Một mẫu chuyện vui về...Sự tranh và không tranh trong Thiền : Hai cậu tiểu nhỏ học Đạo ở 2 ngôi chùa gần nhau. Buổi sáng 1 cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường. "Anh đi đâu đấy?" một cậu hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu kia trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu kia bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó: ‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu kia trả lời.
Thế là cậu bé trước ngẫn ngơ, thiu năo về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.
Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau, lần thứ ba.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu kia trả lời.
Năm màu khiến người tối mắt, năm giọng khiến người điếc tai, năm mùi khiến người tê lưỡi. Sải ngựa săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó đặng, khiến người gặp nhiều tai hại.
Điều này nghe..thối chí quá, phải có thử thách mới thấy giá trị của nó chứ, để ti`m cái tối ưu phải so sánh, cân đo đong đếm, nhưng Lão Tử lại chủ trương…no mất ngon hay tham thì thâm. Cuộc sống nên đơn giản hoá, không tập cho mình tính quá cầu toàn, sống phải biết đủ, biết dừng lại. Trời Đất cũng như vậy, cái tương đối bao gồm sự tuyệt đối. Vậy cũng cần mở rộng tầm nhìn cách ứng dụng về thuyết tương đối này. Đừng nghĩ theo lối mòn trí não, cái gì cũng căng ra như dây cung, sẽ dễ đứt…gân máu lắm, hihi. Chủ trương của Lăo Tử là không đua tranh, trầm tĩnh mà làm, suy nghĩ vượt lên dục vọng. Tuy không thành công trước mắt nhưng bền lâu. Theo cách của Ông thì không phiêu lưu mạo hiểm, không phù hợp với tuổi trẻ, nhưng nếu đã trưởng thành, đã va chạm nhiều, kinh nghiệm thất bại nhiều thì…mới thấm thía vậy. Tôi chưa hân hạnh biết qua cảm giác này, vẫn co`n chạy như điên trong nhịp sống xoay cuồng, nhưng ngẫm nghĩ biết sẽ có 1 ngày nhìn lại và hiểu hơn.
Đạo lớn mất, mới có Nhân Nghĩa.
Trí Huệ sanh, mới có dối trá.
Lục thân chẳng hóa, mới có hiếu từ.
Nước nhà rối loạn, mới có tôi ngay.
Đó gần như quy luật rồi, chẳng thể xoay chuyển được, có ai muốn chiến tranh?
Nước loạn mới thấy tôi trung, Lão Tử xét nguồn gốc phát sinh nên không mong có "tôi trung", thà yên bình miên viễn mà chẳng cần đến trung thần ái quốc. Điều ao ước này không có thật trong bất kỳ xă hội nào. Tôi cảm thấy đây không phải là lời khuyên răn mà chỉ là sự than thở về tình hình thế sự. Hiện tại, đất nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên mất dần bản sắc dân tộc, cụ thể là vườn đào Nhật Tân ở Hà Nội đã bị phá bỏ để xây dựng mới theo tiến độ xã hội giữa lòng thủ đô. Có người vui mừng, có người ngao ngán tiếc nuối những nét đẹp văn hoá nước nhà. Được cái này, mất cái kia là điều hiển nhiên. Vì vậy Ông có chút ngụ ý nhắc nhở, phải suy tính thật kỹ trước khi thay đổi, nhất là đừng đặt cái "tôi " vị kỷ vào, làm sai lệch lợi ích chung. Âu cũng là lời khuyên tương đối, phù hợp với người này nhưng không đúng cho người khác. Riêng với tôi thì...không áp dụng nổi, hichic.
Đời xưa , kẻ khéo thi hành Đạo.
Không làm cho dân "khôn lanh"
Mà làm cho dân "thực thà"
Dân mà khó trị,
Vì nhiều trí mưu.
Bởi vậy,
Lấy trí mà trị nước,
Là cái vạ cho nước.
Không lấy trí mà trị nước.
Lấy cái phúc cho nước.
Thời đại chúng ta đã ...hết ngày xưa rồi, đã đi đến bước cuối cùng "Lấy trí mà trị nước" hay nói đúng hơn là dùng pháp trị. Vậy có là cái vạ cho quôc gia ko ? Vỏ quýt dày thì có vuốt nhọn. Luật pháp càng sát sao, kẻ trục lợi càng có nhiều phương cách qua mặt, quy luật tồn tại là vậy. Đi xa nhà, học nhiều cái khác kạ với xứ sở mình, hay có, dở có. Nhiều khi thấy vẻ đẹp văn hoá của đất người mà mong quê hương mình được như vậy. Người đi xe tự giác trả phí lộ hành, ko ai xét vé hay kiểm tra. Một người già bước lên xe thì gần như tất cả người trẻ hơn ngồi gần đứng lên nhường ghế hoặc người quen gặp nhau trên đường thì dừng lại cuối đầu thật sâu chào hỏi,... Đất nước Việt cũng có nét hay này, nhưng lớp trẻ mai một dần dần, sao lại phải ngần ngại khi tươi cười chào hỏi người khác? sợ người ta ko đáp lại à? đừng lo, chính người làm lơ kia mới là người phải ray rức, hối hận. Ta đã hồn nhiên cho thì niềm vui tự nhiên sẽ đáp lại, không nhất thiết được đáp trả tương ứng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
Trích dẫn:
Đạo lớn mất, mới có Nhân Nghĩa.
Trí Huệ sanh, mới có dối trá.
Lục thân chẳng hóa, mới có hiếu từ.
Nước nhà rối loạn, mới có tôi ngay.
Đó gần như quy luật rồi, chẳng thể xoay chuyển được, có ai muốn chiến tranh?
Nước loạn mới thấy tôi trung, Lão Tử xét nguồn gốc phát sinh nên không mong có "tôi trung", thà yên bình miên viễn mà chẳng cần đến trung thần ái quốc. Điều ao ước này không có thật trong bất kỳ xă hội nào. Tôi cảm thấy đây không phải là lời khuyên răn mà chỉ là sự than thở về tình hình thế sự....
Theo tôi, đấy là Lão Tử muốn nói về tính hai mặt trong cuộc sống. Có xấu mới có tốt, có giàu mới có nghèo, có ban đêm mới có ban ngày. Đừng cầu toàn tuyệt đối, vì không có gì là hoàn hảo. Đừng quá thiên lệch, tham nhiều ắt phải trả giá.
"Yên bình miên viễn" là gì? Lão Tử không hề nhắc đến điều đó. Mong càng nhiều thì thất vọng càng nhiều. Hòa bình và loạn lạc vốn cũng là 2 mặt đối lập. Hòa bình càng kéo dài ắt sẽ xuất hiện nhiều kẻ thị phi. Loạn lạc kéo dài cuối cùng cũng có bậc anh hào tức chí dẹp yên bờ cõi.
To nghi:
Con người thì mãi vẫn là con người. Làm người khó tránh được thị phi.
Bạn cần một niềm tin? Tôi không biết bạn cần gì, nhưng tôi biết tôi tin vào điều gì. Tôi tin vào cuộc sống, tôi tin là tôi được hạnh phúc khi cho đi, tôi tin là nếu tôi làm tốt phần việc của mình ngày hôm nay, tôi sẽ không hối hận vào ngày mai.
Trích dẫn:
Chẳng lẽ tôi cũng phải sống như vậy ? Tình thương yêu rồi có giá trị gì khi mà không có gì để đền bù, khi cái tôi này sẽ vĩnh viễn không tồn tại dù bất cứ ở đâu và bất cứ hình thức nào ?
Tồn tại hay không tồn tại? Thế nào là tồn tại? Bạn hãy thử tự tìm lấy câu trả lời. Hãy nhớ là, tồn tại không chỉ có ý nghĩa về thể xác. Bạn không thể giữ cho cơ thể không thành cát bụi, nhưng bạn có thể giữ mãi linh hồn mình trong những con tim.
Bạn theo chủ nghĩa duy vật?
Vũ trụ là vô biên. Khoa học Tây phương như thuyết tương đối, lượng tử,... và triết học Đông phương như luật nhân quả, đạo,... đều chỉ là những thế giới quan khác nhau được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Không có một học thuyết nào có thể mô tả vũ trụ này một cách hoàn chỉnh cũng như giải thích được mọi hiện tượng trong cuộc sống.
Ví dụ khoa học không thể giải thích được hiện tượng những người có năng lực khác thường như người hút được vật dụng kim loại, bẻ cong muỗng sắt bằng ý nghĩ, thần giao cách cảm... Triết học Đông phương cũng bó tay trước những thứ gọi là nguyên tử, năng lượng hạt nhân, không gian 4 chiều... Luật nhân quả không đề cập đến tính hai mặt của vấn đề cũng như thuyết âm dương không đề cập đến nguyên nhân và kết quả.
Bởi vậy, trước khi bạn đánh giá một thứ đúng hay sai, bạn phải xem bạn đang nhìn nhận nó ở góc độ nào.
Khoa học phương Tây ngày nay vẫn đánh giá rất cao những thành tựu của hệ thống lý luận phương Đông. Sách về Lão Tử được đề cập rất nhiều trong những bài báo (bạn có thể search về Lao Tzu). Âm dương ngũ hành cũng được tranh luận rất nhiều.
Một ví dụ điển hình nhất đó là khoa học châm cứu. Nó đã xuất hiện khá lâu ở TQ và không có 1 cơ sở khoa học nào cho tới khi phương Tây tìm hiểu về nó. Họ tìm thấy ngay tại vị trí các huyệt đạo có những mao mạch nhỏ xoắn lại. Khoa học không thể lý giải được tại sao châm vào đó lại có tác dụng, cũng như lịch sử không thể lý giải được từ đâu con người có hiểu biết về những huyệt đạo đó. Chỉ biết là nó đã tồn tại và thực tế trị bệnh đã chứng minh châm cứu là một phương pháp đúng đắn (tất nhiên còn tùy vào trình độ của thầy thuốc).
Thử nhìn về luật nhân quả, giả sử hôm đó bạn ra đường và tình cờ gặp được người mà sao này sẽ là người vợ yêu dấu của mình. Nếu bạn *đã* lười và không ra đường thì hẳn là đã không gặp được người đó, tương lai sẽ thay đổi hoàn toàn. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Mọi việc bạn có hôm nay là kết quả của hành động ngày hôm qua của bạn.
Khoa học luôn tập trung vào việc đi tìm cái nguyên nhân. Vì sau có trái đất? Vì sao có mặt trời? Vì sao tuyết lại rơi? Vì sao nước lại sôi?...
Có một câu chuyện:
Một người hành hương đã hỏi một vị cao tăng:
- Có phải tu luyện đắc đạo như ngài thì sẽ được ra ngoài vòng nhân quả?
Vị cao tăng trả lời:
- Phải.
Sau khi vị cao tăng đó chết đi, ông đầu thai vào kiếp chồn. Hơn một trăm năm sau ông vẫn đầu thai làm chồn. Ông không thể hiểu tại sao lại như vậy. Thế là ông tìm đến một vị sư già để hỏi cho ra nhẽ. Sau khi nghe kể lại câu chuyện, vị sư già rút ra kết luận:
- Ngày trả lời như vậy là không đúng. Người xuất gia đắc đạo chỉ có thể thấu hiểu được nhân quả, chứ không thể tránh khỏi nhân quả.
Câu chuyện tuy mang màu sắc hoang đường nhưng nó nói lên một điều, luật nhân quả luôn tồn tại dù ta có thể không thừa nhận nó. Sự thật chứng minh ở khắp mọi nơi.
Tóm lại vẫn là một câu, vũ trụ là vô hạn.
Post a Comment