Thật chưa thấy thằng nào ngu dốt và thiếu thực tế như thằng langkhachvn.
Nó cứ ngoạc mồm ra là phải trọng dụng người tài dùng người tài. Thế chị hỏi mày ở đâu mà không trọng người tài? Người tài không phải là tự mày nghĩ mày tài mà là đã tự chứng minh bản thân qua thực tế công việc. Nghĩa là, người tài phải biết cách mà tự tiến cử mình nữa, và cách nhanh nhất là qua thành quả thực tế từ công việc.
Thật chị chưa thấy thằng/con nào là người tài mà chưa được trọng dụng ở Việt Nam cả. Nói cho chú biết là các công ty tư nhân rất rất khát người tài và họ sẵn sàng bỏ ra rất rất nhiều tiền để dùng người tài.
Người tài không tự sinh ra, mà tất cả là sản phẩm của nền giáo dục. Chị không biết mày đã đi làm, đã cọ xát ở Việt Nam chưa, nhưng cái nền giáo dục này không đào tạo ra nhân tài mà đào tạo ra một bọn dở ông dở thằng. Người tài không chỉ có giỏi chuyên môn mà còn phải giỏi kỹ năng sống, nếu thiếu những kỹ năng sống cơ bản trong cộng đồng, không biết trình bày ý kiến của mình thì sao gọi là người tài được.
Có thực mới vực được đạo. Không phải cứ vinh danh hô hào xã hội là tự dưng sẽ đẻ ra được người tài và người tài được trọng dụng để quay lại mà phục vụ xã hội.
Mày cứ thích nói mấy chục năm qua chẳng có nghiên cứu được cái gì. Thế chị hỏi mày mày thích nghiên cứu ra cái sản phẩm gì mà cần vĩ nhân? Khổ, đã nói xã hội này đếo tiếc tiền và cũng không thiếu tiền để trọng dụng nhân tài. Chị mày bỏ ra gần hai chục tỷ một năm để nghiên cứu mấy cái vớ vẩn thôi mà cũng đếo xong. Như thế có phải vì chị mày không trọng dụng người tài? Chỉ có tâm lý, cơ sở vật chất để trọng dùng người tài thôi thì không đảm bảo là thành công, mà còn tuỳ thuộc rất lớn vào cá nhân của cái “người tài” đó nữa, mày hiểu không?
Ở Việt Nam, giỏi chuyên môn nhưng còn thiếu những cái cơ bản của con người như đạo đức, văn hoá thì làm sao mà thành nhân tài được. Thế cho nên mới phải đầu tư cho phổ cập giáo dục.
Mày rất ngu khi so sánh với Mỹ. Mày có biết tại sao người ta sẵn sàng bỏ ra cả tỷ đô để đầu tư vào người tài cho nó nghiên cứu không? Tất nhiên, thằng đó rất giỏi, nhưng phần khác là vì thằng đó biết thuyết phục nhà đầu tư và quan trọng nhất là thằng tài đó nó có tự trọng. Nếu chưa xong thì nó làm ngày làm đêm để nó xong, không xong thì nó sẵn sàng chấp nhận mất việc làm. Bản thân thằng làm nghiên cứu nó hiểu sự đầu tư đó là một món nợ mà nó phải trả. Đấy là cái khác biệt cơ bản về văn hoá mà bọn làm nghiên cứu ở Việt Nam đếo có được. Mày biết đầu tư tiền cho bọn Việt Nam nghiên cứu mà đếo xong thì nó bảo thế nào không? Chị ơi, không phải lỗi tại em đâu, chị cho em thêm ít tiền nữa; yêu cầu nó phải ra đi thì nó phá nó ăn cắp đủ trò. Mà từ nhà từ xe, có tiếc gì, cho nó hết mà cũng đếo xong.
Cái ví dụ Viagra cũng rất ngu. Mày có biết là trong số 5000 thuốc được thử nghiệm lâm sàng thì chỉ có 1 loại thuốc được chấp thuận sản xuất đại trà không? Nói như thế để mày hiểu dù Viagra mất 15 triệu để nghiên cứu nhưng nó phải gánh chi phí cho hàng nghìn loại thuốc khác mà hãng đó sản xuất.
Nói chung là cái dạng làm thì đếo làm chỉ to mồm như mày thì đếo ai đầu tư cho mày đâu. Có thích biến về Mỹ thì biến. Chị thấy mày thích nói cho mày thì đúng hơn là nói cho những người khác, đếo có thực tâm. Cần ai, cần cái gì, cái đó tự thị trường lao động phải điều tiết, chứ không phải bọn không có ai dùng thì kêu gào ầm ĩ lên.
~~~~~~~~~~~`
@joker:
Phải thế chị ạ, không cái thằng khoa ngôn xảo ngữ này nó cứ tưởng nó là bố đời. Em thật nhéo bằng bác NCC em.
Phàm người thật việc thật, khi nói chỉ cần có ý thôi, loanh quanh kiểu gì người ta cũng hiểu. Còn thằng này nói dài mà tổng kết lại thấy rất nhảm, không xứng tầm như tự xưng! Quanh đi quẩn lại nó cứ đòi tôn trọng nhân tài này nọ.
@Langkhachvn:
Về làm thêm đi đã rồi hẵng vào bi bô. Mà làm thật như chú nói ấy đã nhé.
Trích dẫn:
lãng khách vn viết:
Chẳng hạn anh nói thế này, chừng nào cái tâm lý háo danh ti tiện của người Việt còn tồn tại, chạy theo bằng cấp ảo mà không dựa trên thực lực thì có đầu tư cho lắm hạ tầng giáo dục cũng vứt đi thôi. Chuyện chạy điểm, mua điểm, chạy bằng, mua danh hiệu ngày mỗi ngày lại càng phổ biến. Trong khi đó, nếu xã hội dựa trên một nền tảng mà mỗi con người đều tự trọng và ý thức với những thành quả phấn đấu của bản thân, người dành được nó cảm thấy tự hào vì mình dành được với khả năng thực của chính mình thì tự khắc sẽ có một cái gốc phát triển tri thức lành mạnh. Vậy vấn đề ở đây đé o phải là đầu tư hạ tầng đóng vai trò quyết định, mà là ý thức xã hội mới là chủ yếu.
Đoạn này anh gật, nhưng cái dòng đỏ đỏ thì nhắc chú xem lại mình, kẻo tự mình chửi mình. Chỉ cần nghiêm túc xem lại mình thôi.
Cái gọi là ý thức xã hội ý mà, chú nói chung chung quá, mà thực ra xã hội vẫn ý thức được những gì chú đưa ra đấy, nhưng cái chính là giống người mình phải gọi là nhu nhược và giáo điều nên cái ý thức vẫn chỉ là ý thức.
Giáo điều thì bệnh nặng mẹ nó rồi nên mới có nền giáo dục biến thái thế này. Chú cũng bắt đầu giáo điều rồi đó.
Cái nhu nhược thì nó là ăn vào máu dân mình rồi. Vì đâu? Vì văn hóa, văn hóa bắt nguồn từ đâu? Từ hoàn cảnh nước Việt. Rõ nhất là nghèo nên phải sống đã, không sống cho mình thì phải sống cho người thân mình nên léo dám nói to. Tiếp theo là phận nước nhỏ đã trở thành suy nghĩ thường trực trong đầu người Việt, đến Lý Thường Kiệt đánh nhau vượt biên giới mà rồi vẫn phải rút về để rồi tiếp tục cống nạp cho bọn Tống.
Thế nên, đầu thì nghĩ được, thấy sai, nhưng đứng trước sự việc cụ thể liên quan đến mình thì không dám nói dám làm, sợ nọ sợ kia.
Phải thú nhận là mình cũng nằm trong đó, nhục nhục léo tả!!!
Nhưng thôi, cũng phải biết lựa một chút, đành phải nhìn vào cái mục đích trước vậy. Tuy nhiên, có những việc thì không thể lựa được, phải đập vỗ mặt để mà khắc chế.
Trích dẫn:
langkhachvn viết:
Anh là 1 trong những người luôn có chủ trương, tiền hiện tại tập trung càng ít vào nhà nước càng tốt và để trong dân càng nhiều càng tốt.
Câu này thì hay thật. Dân có tiền dân sẽ mạnh bạo và chủ động hơn, thực hiện được ý tưởng của mình và rất trách nhiệm với tiền của mình. Phải tích lũy để làm chủ mình rồi mới tính chuyện vẽ voi được.
Trích dẫn:
langkhachvn viết:
Nhưng theo quan điểm của anh, những thằng học chuyên thường nó có ý thức và lòng tự trọng rất cao trong học tập. Học là học thực, phấn đấu thực chứ đé o phải dựa dẫm và ỉ lại.
Cái này thì anh thấy chú đúng, nhưng phàm những thằng tự trọng cao, không nhất thiết là phải học chuyên, thì nó sẵn sàng đối mặt với nhiều điều để sống cho đàng hoàng, nó là tính cách con người, là con người được hưởng môi trường giáo dục và tu dưỡng tốt. Còn thành công đến đâu còn tùy vào tính cách và năng lực của nó.
Nhưng đoạn này, nó thể hiện sự ngu dốt và văn vở của chú:
Trích dẫn:
langkhachvn viết:
Kiên không nói làm gì, riêng bác Sáu đến giờ anh vẫn ấn tượng nhất về câu chuyện bác ấy dạy con. Lúc cùng ngồi ăn sáng, bác Sáu vui miệng khoe chuyện dạy cậu con. Sinh nhật 18 tuổi, bác Sáu dẫn ông con đi... Lầu xanh. hệ hệ.
Thế có nghĩa là gì, bác Kiên ấy làm sao? Đặc cái giọng vỉa hè.
Ví dụ sinh động về ông Sáu dạy con nữa chứ. Dm, dạy gì mà cực đoan thế, lên gân cho thằng con phỏng? Chả nhẽ thằng con kém bản lĩnh đến thế, chắc chắn ông này không tin ở thằng con mình rồi.
Dạy con thế mà cũng đem khoe, sao lão suy nghĩ ngoắt nghéo thế nhỉ. Còn chú thì cũng hứng chí mà đem lên đây khoe được, thật không biết suy nghĩ!?
~~~~~~~~~`
Cô/ chú Joker, thật ra anh đé o quan tâm đến những lập luận của cô/ chú làm gì bởi quả thực anh thấy nó đé o đáng để anh phải quan tâm. Vấn đề anh nêu về hạn chế văn hóa và cái bệnh sính hình thức là một căn bệnh thâm căn cố đế của Việt Nam có bề dày lịch sử. Cái này đé o phải là ý kiến của mình anh mà là của những nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử tên tuổi. Anh chỉ khái quát cái thực trạng về tồn tại ý thức xã hội đó trong mối tương quan phát triển tri thức, nghiên cứu khoa học và ứng dụng, và cùng với nó là mối tương quan đến phát triển kinh tế. 4C thủ dâm mà nói rằng xã hội Việt Nam trọng nhân tài, nhân tài đé o bị vùi dập thì thật tương lai đất nước vẫn còn mù mịt lắm. Nói chung cô/ chú cứ giữ quan điểm tự sướng của cô/ chú, anh không có ý định đôi co với chã. Ngoài ra việc cô/ chú joker khoe cô/chú tài trợ 20 tỷ cho việc nghiên cứu cái đé o gì đó, anh nghe anh phục. Việt Nam có được nhiều người như cô/chú thì ắt hẳn sẽ khá lên nhanh lắm. Thêm chút nữa, anh đé o làm nghiên cứu để mà cô/ chú phải nghĩ rằng anh biện luận kiếm tiền tài trợ. Anh cũng như một số người, tiếc thay lại đâm đầu vào kinh doanh, nên 4C cũng khỏi mất công giáo huấn anh về cái thực tế ở Việt Nam nó thế đé o nào. Đe` o mẹ.
Chú YX-I, ý tưởng anh viết ra để chia sẻ, chú thích chú gật hay chú lắc anh đé o quan tâm. Anh đé o có ý định tiến hành cách mạng xã hội và cũng đé o đặt ra cho mình sứ mạng đó, nhất là cách mạng cái chó gì ở cái đất TL này? Anh cũng như 4C, coi chuyện lên TL chỉ là để tán phét và ở một chừng mực nào đó là chia sẻ ý tưởng, chứ đé o phải mục tiêu to tát gì. Tất nhiên khi anh đưa ra quan điểm nào đó, nhất là đặt đối tượng chung về người Việt nam, thì bản thân anh cũng là một phần trong đó. Việc chú chẻ nhỏ ra để bình phẩm ý tưởng của anh, thật sự với anh chẳng có ý nghĩa gì cả. Chú có thể đọc, có thể chiêm nghiệm, đúng hay sai nó có ý nghĩa với chú chứ đé o phải với anh, phỏng chú?
Chú Thổ Phỉ, cái ý tưởng nhân tài phải có khả năng tự khẳng định mình về mặt nguyên tắc thì đé o sai, nhưng nó cũng giống như các quy luật kinh tế, chỉ có ý nghĩa ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Cái này chú muốn tham khảo thì có thể liên hệ với chú Atula, một thằng chã chuyên ăn tục nói phét nhưng có đọc nhiều về kinh tế vĩ mô. Về phương diện văn vở nó có thể giải thích cho chú được. Chuyện nhân tài tự khẳng định mình nó cũng chỉ đúng trong một môi trường văn hóa biết tạo điều kiện để nuôi dưỡng và khai thác tài năng. Riêng ở Việt Nam, cái gọi là nhân tài tự khẳng định bây giờ chỉ duy nhất đúng với những người có khả năng làm kinh doanh chứ ***** phải là những người có khả năng về kỹ thuật. Giả sử chú có tài năng về một lĩnh vực kỹ thuật chuyên sâu nào đó về vật liệu mới, công nghệ mới hoặc sinh học mà những cái đó nếu nghiên cứu thành công sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho xã hội, thì anh e rằng với cái môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay, cái gọi là tự khẳng định mình của những thằng như thế là điều không tưởng. Một số trường hợp thực tế cũng đã chứng minh nhận định ấy. Ngoài ra, về bản chất, tài năng kinh doanh cũng là một loại tài, nhưng nó vẫn đé o phải là cái gốc. Thằng giỏi kinh doanh giàu lên rất nhanh, nhiều trong số đó có thể lên mặt tự phụ về cái gọi là tài năng của mình. Anh đé o phủ nhận cái đó, nhưng một đất nước như Việt Nam không thể giàu mạnh chỉ với những thằng biết làm kinh doanh. 80 triệu dân muốn giàu phải có những thành tựu nghiên cứu tri thức cốt lỗi về khoa học công nghệ, kể cả trong công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ và việc ứng dụng những thành tựu đó vào thực tế. Cái đó thì lại cần đến những tài năng mà gần như rất ít có điều kiện tự khẳng định mình nếu xã hội không có một nền văn hóa trân trọng tri thức.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
11 comments:
Mình nhận thấy một điều thế này: phần lớn các bác ở VN và các bác ở đây nói chung (nếu xem thống kê truy cập theo giờ có thể đưa ra kết luận là đến 70-80% các bác là ở VN) có một thói quen khi thảo luận là đưa ra những nhận xét... rất giống nhau. Nghĩa là cứ nhai đi nhai lại một ý tưởng mà thôi. Trong phần kết luận của các đề tài khoa học, không cần đọc, có thể đoán ra nó kết luận gì rồi. Vậy nên khi mọi người nêu ý kiến (mà ý kiến đó quá phổ biến rồi), thì để nghị đưa thêm chính kiến của mình vào, nếu không thì tốt nhất đừng đưa. Các bác đừng nghĩ mình thiếu khiêm tốn, vì chả ăn nhau gì ở trên diễn đàn này cả. Mình không phải là dân sư phạm, nên những gì mình nêu ở đây chỉ là một góc nhìn hẹp, nhưng mình coi là khá quan trọng.
Xét từ khía cạnh macro: Vấn đề ở đây không phải lỗi ở trường chuyên, hay mọi người tập trung quá vào trường chuyên. Ở đây có hai phương pháp nhìn nhận vấn đề: thứ nhất nhìn theo tiêu chuẩn, dựa trên tiêu chuẩn mà đánh giá, và thứ hai là nhìn từ góc độ thị trường, coi giáo dục là một thị trường. Hoặc đơn thuần gộp chung cả 2 cái lại.
Một trong những điểm đầu tiên khi nhắc đến giáo dục đó là người ta xét đến tỷ lệ học sinh / giáo viên. Ai cũng biết rằng lớp học càng nhỏ, thì mỗi học sinh sẽ có được sự quan tâm tốt hơn từ phía thầy cô giáo. Bất kể trong trường hợp nào, tỷ lệ học sinh / giáo viên càng thấp, thì kết quả cuối cùng của toàn ngành giáo dục sẽ tốt hơn. Tất dnhiên, động đến vấn đề này là động đến vấn đề tài chính, xây thêm trường, lớp, tuyển thêm giáo viên - đều phải chi tiền cả, mà để đạt tiêu chuẩn quốc tế 15 em / thầy, thì với 15 triệu học sinh (không biết có đúng không), thì cần đến 1 triệu giáo viên. Nếu mỗi tháng 1 giáo viên trung bình 100$, thì ngân sách mới chỉ ngốn hết là 1,2 tỷ USD, tương đương 3% GDP - một con số không phải ghê gớm lắm - và tất nhiên không phải tất cả lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, không những thế nó còn tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn người. Vấn đề cụ thể xin bàn sau.
Bên cạnh những gì nêu trên, việc đưa ra những lớp học nhỏ này sẽ giảm thiểu được rất nhiều tiêu cực, ví dụ như những người tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng tìm được việc làm, không phải hối lộ để được nhận vào trường làm việc. Thị trường sẽ ở một dạng dễ vào / dễ ra - sẽ không gây áp lực lớn đối với những người làm nghề sư phạm: dễ vào vì không phải mất tiền chạy chọt, dễ ra vì sự mất mát không phải là lớn. Đồng thời, nó cũng sẽ làm giảm tiêu cực phí đối với phụ huynh, ít nhất là trong 1 lớp học nhỏ như vậy, việc ép học sinh học thêm hay trù dập trở nên lộ liễu hơn, cũng như sự lựa chọn của phụ huynh cũng phong phú hơn.
Mô hình hiện tại rất không linh động, ví dụ các trường chuyên, trường điểm mọi người nô nức đua nhau vào học. Đáng lý ra như thế thì các trường đấy nên mở rộng, tuyển thêm giáo viên, mở thêm lớp học - đằng này lại bị bó hẹp bởi quy hoạch và không gian. Cái này cũng giống như mấy quán đuổi khách ở Hà Nội vậy. Những trường điểm thường là khá giàu, họ không thiếu gì tiền để đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nhưng lại không có chính sách cho việc đó.
Học sinh tiếp thu kiến thức không phải chỉ trên lớp giảng, mà một lượng lớn thông tin được kết nạp từ sách. Học sinh đọc càng nhiều sách thì khả năng về trí nhớ, cũng như sự hiểu biết tăng cao. Rất may là bây giờ lượng sách in trên thị trường rất nhiều và phong phú, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận được một lượng kiến thức khổng lồ. Nhưng không phải ai cũng có tiền mua sách để đọc, vì thế việc xây dựng thư viện phường/xã là một nhu cầu thiết yếu.
Tạm coi là cứ 5000 dân có 1 thư viện, thì cả nước cần có 18.000 thư viện, mỗi thư viện chỉ cần tối đa 3 người làm công, thì cũng chỉ cần có 54.000 người làm việc, tiền mua sách cho 1 thư viện phường xã kiểu này khoảng 2000$ (tính trên công thức là mỗi năm bổ sung 1000 đầu sách, trung bình 2$/đầu sách), thì tổng chi phí là 90 triệu $ mỗi năm. Đại khái con số chả thấm thía gì đối với kinh tế. Những thư viện này sẽ đặc biệt có ích cho người nghèo và nơi hẻo lánh.
Bên cạnh đó thì cần đưa vào chương trình giáo dục làm sao ép được học sinh đọc thật nhiều sách. Mình nhớ là hồi học ở VN giờ học văn toàn đọc mấy trích đoạn vớ vẩn từ mấy tiểu thuyết, trong khi đó khi mình học ở nước ngoài giờ văn học là phải đọc cả cuốn tiểu thuyết dày hơn 1000 trang, tổng cộng 1 năm học phải đọc xấp xỉ 5000 trang sách văn học. Hay như giờ địa lý, thay vì học mấy số liệu khô khan trong SGK, học sinh còn phải đi đọc thêm sách ví dụ như để kể về nền kinh tế của từng quốc gia một. Tức là trong 1 năm học, 1 học sinh lớp 10 ở VN chẳng hạn, theo yêu cầu chỉ phải đọc khoảng 2.000 trang SGK là tối đa (20 đầu sách 100 trang - nếu mình nhớ không nhầm thì như thế là hơi nhiều, vì SGK ở VN thường khá mỏng), trong khi ở nước ngoài trong 1 năm học theo yêu cầu sẽ phải đọc đến xấp xỉ 10.000 trang sách, nếu không nói là hơn.
Trong 2 vấn đề nêu ở trên, cả 2 vấn đề đều liên quan đến tiền. Tức là để phát triển được ngành giáo dục phải đầu tư rất rất nhiều tiền, và liên tục. Tính trung bình 1 học sinh phổ thông ngốn hết của ngân sách mất 100$. Vậy tiền lấy ở đâu ra?
Điều đầu tiên cần nhận xét là ngân sách khó lòng có thể thay đổi, nếu tăng chỗ này thì phải giảm chỗ khác mà thôi. Nó là vấn đề về sự ưu tiền phát triển của nhà nước, nếu nhà nước muốn phát triển ngành giáo dục thì nhà nước phải trích ngân sách và cắt xén chỗ khác, ví dụ như ngừng trợ cấp xăng dầu chẳng hạn. Việc biến giáo dục thành một thị trường cũng không phải là hướng xấu: thúc đẩy và khuyến khích việc mở trường tư thục, bán công, dân lập và kể cả các mô hình như trường từ thiện, trường công giáo v.v.... Bên cạnh đó cho phép các trường công tự xác định mức lương cho giáo viên cũng là một phương pháp giảm thiểu tiêu cực, và làm hài hòa thị trường lao động đáp ứng nhu cầu mưu sinh của người thầy, và nhu cầu giáo viên của nhà trường.
Đấy chỉ là một vài suy nghĩ mà mình coi là cần chú trọng đối với ngành giáo dục.
Vâng, em biết đi vào chủ đề thế này, bảo vệ quan điểm thế này, trên diễn đàn thế này, trước mặt những người thế kia, tức là em đã tự rung hồi chuông cầu hồn cho mình rồi. Bác thì bảo em mất gốc, bác thì bảo em vô văn hóa, bác thì bảo em thiếu giáo dục, có bác còn bảo em điểm kém, lại có bác độc mồm hơn bảo em sắp lấy vợ. Em biết, các bác không vừa lòng vừa mặt với những câu chữ em thành tâm toàn ý trình bày ở trên. Nhưng hẳn các bác cũng phán đoán trước, em dấn bước vào chỗ gian truân này tức là đã mang nặng quyết tâm nói thẳng ruột ngựa, cả gan trình bầy rành rẽ, nhất định đi một mạch đến cùng; không thể vì hai ba lời phản kháng yếu ớt lấy lệ mà lại rụt rè cảm ơn xin lỗi rút lời lại được ạ.
Vì thế, bác Tiều trỏ thẳng mặt em chỉ đồ mất gốc, bác Chốc đánh kẻng khua mõ gọi mẹ ra dọa, bác Châu vỗ vai bá cổ bồn chồn can ngăn, bác Nai đâm ngang chọc dọc vu cáo trù úm, tuy rằng rất ấn tượng, nhưng tuyệt nhiên không làm em lùi bước đâu ạ.
Vì nội dung của vấn đề, cho đến giờ phút này, vẫn thế. Và quan điểm của em, cho đến giờ phút này, vẫn thế. Em hoàn toàn không hề phủ nhận những thành công nhất định của tập thể anh em Thăng Long trong quá trình bảo vệ đồ ăn gốc Việt. Rõ ràng là cũng có những tiềm năng nhất định, thậm chí có rất nhiều tiềm năng đáng khâm phục. Nhưng nó vẫn dừng lại ở mức tiềm năng, lên không được, xuống không xong, cũng như tập thể các bạn học chuyên đi thi học sinh giỏi Quốc tế hay là tập thể máy bay Việt Nam E Lai.
Em không cho rằng tổ chức những hội đồng nhiều mầu sắc như Viện hàn lâm hay Hội mỏ khoét có thể giúp ích cho văn hóa ẩm thực tiến cái bước tiến còn thiếu từ hàng trăm năm nay. Cái còn thiếu không phải là một cố gắng của một cá nhân, một diễn đàn, hay thậm chí một cơ quan công luận có tiếng như báo Việt Nam Nét. Nếu thế, nó cũng sẽ chỉ sản sinh ra những cá thể đặc biệt, ví dụ như món ớt trộn bột lọc mà bác Chốc đã hào hứng đề xuất. Cái còn thiếu là động lực để người ta tự tìm tòi, sáng tạo, kể từ cách lựa chọn, chế biến, cho đến cách thưởng thức, phân biệt món ăn. Động lực từ đâu ra ạ? Như thường lệ, em xin nhường câu hỏi khó nhất cho những người có chuyên môn nhất, tức là tất cả các bác.
Cuối thư, em cũng xin lưu ý các bác rằng đây là bài viết mang mầu mè luyên thuyên nhất của em trong tô bích này. Đến giờ các bác chắc đã hiểu lý do em phải thở dài. Vì sao ạ? Có phải vì em thất vọng khi những lời lẽ mang nhiều nội dung, gợi nhiều suy nghĩ của em bị bỏ ngoài tai, và phải nhường chỗ cho những lời lẽ sáo rỗng như thế này? Hay chỉ đơn giản vì dạ dầy của em đầy hơi quá?
__________________
"... And I raise my head and stare into the eyes of the Stranger."
- Xu hướng của con người giờ là ăn ngon, đã xa rồi cái thời ăn để lấy no.
- Món ăn có giá trị văn hóa thì chưa chắc đã ngon. Điển hình là mấy cái món bánh đúc, bánh khoan hồi còn bé em hay thấy trong các dịp cúng lễ. Ăn thì chả thấy ngon lành gì mặc dù làm rất thủ công và phức tạp. Nên nói chung là dù có "văn hóa" đến mấy nhưng không "ngon" thì cũng bị đào thải.
- Đã xét đến ngon thì là phải nói đến khẩu vị. Có người khen canh chua cá lóc ngon chứ em chúa ghét. Cá nấu canh để nguội ăn tanh, mà ăn nóng thì mau ngán. Em ăn 1 bát là đã thấy ngán, mặc dù cũng vào những nhà hàng như Quê Hương hay gì gì đấy ăn.
Tại sao tụi Mỹ nó thích burger hay pizza? Căn bản là bởi vì tụi nó ăn thấy ngon (chứ chẳng phải vì nhanh), trong khi người Việt mình sang thì chê burger với pizza dở.
- Các bác chê món ăn Mỹ hay Châu Âu dở hơn VN là sai rồi. Có bác lại bảo đồ ăn Mỹ được làm xoay quanh thịt cũng sai toét. Điển hình em làm 1 cái so sánh.
1 đĩa cơm sườn,bì, chả của các bác ở quê là có một miếng thịt to tổ bố với 1 miếng chả to không kém, trong khi trưa nay em ăn bbq tại căn tin trường chỉ có mỗi miếng rib to bằng bàn tay (chưa róc xương).
Một cái double cheese burger bên này thì rau (xà lách + tomato) = 1/3 khối lượng cái burger. Trong khi món cổ truyền ở nhà là thịt luộc chấm nước mắm 3 người ăn hết 1 kí thịt luộc. Thử so sánh xem bên nào ăn thịt nhiều hơn?
- Món ăn Mỹ nhiều cheese, cũng như Ý nhiều cà chua, và VN nhiều gia vị thôi. Nói chung cũng như nhau cả. Món ăn Châu Á thường có nhiều mỡ động vật trong đó, ăn hại sức khỏe trong khi món ăn Tây thường có xài mỡ thực vật và thịt nạc.
- Nói món ăn VN "thanh" như bạn Chim Xanh cũng chưa hẳn. Bạn bắt con cá dưới ao lên rồi nướng trui thì đó chỉ là "dân dã", "đơn giản" chứ cũng chả thanh. Bạn có ăn kiểu ấy mỗi ngày đâu. Hay ngày nào bạn cũng ăn cá thu kho cà chua, canh cá hú, thịt kho hột vịt. Trong khi trưa nay em ăn chỉ có mỗi miếng rib, một chút khoai tây nghiền với 1 lá xà lách, 2 lát cà chua.
- Em cũng chả nhớ bánh khoan là bánh gì, mang máng hồi còn bé thì thấy làm từ đậu hay gì đấy, cắn vào thấy cứng cứng. Mấy loại bánh đó thì em thấy cúng lễ hay có. Em cũng chẳng khẳng định, nhưng ý em là có những món truyền thống ăn vẫn chẳng thấy ngon.
- Okie thôi, em vẫn cứ nghĩ là bên này ăn ít thịt hơn bên VN mình. Bên này ăn ít dầu mỡ hơn mình, không có ăn thịt ba rọi (ba chỉ), không ăn da.
Em không dám nói là healthy hơn nhưng thanh hơn thì chắc là thế.
- Rau quả thì tiêu chuẩn 2 quả chuối hay vài quả táo tráng miệng, uống 1 cốc sữa fatfree là đủ rồi. Bên này em ngày nào cũng uống smoothie nên cũng chả cần ăn hoa quả nhiều.
- Còn rau bên này em thấy toàn ăn sống. Rau ở VN mình toàn xào, nấu canh, chất béo đi cả vào nước hoặc bốc hơi, ăn chưa chắc gì đã bổ béo hơn ăn sống.
- Chưa kể ở nhà em thấy ăn cầu kỳ hơn (positive lẫn negative nhá). Ăn thì phải có cơm, một món mặn, một món canh, rồi nước chấm. Bữa cơm chuẩn bị rất lâu và đòi hỏi nhiều công đoạn.
- Còn nói về miếng sườn trong dĩa cơm ở nhà thì em thấy nó to thật. Dày thì độ 1-1.5 cm, diện tích bề mặt cũng bằng bàn tay chứ chả ít. Đã thế còn bì, còn chả, còn tóp mỡ, còn cơm nữa. So với miếng rib và khoai tây nghiền trưa em ăn thì quả là một trời một vực.
À, bổ sung với bác em và cả Tây nó ăn một cái double cheese burger combo (có khoai) là no lắm rồi bác ạ.
4C tranh luận trong đây khiến anh thất vọng. Từ một vấn đề anh nêu để thấy cái thực trạng nghèo nàn của nước nhà về môi trường phát triển thực chất của khoa học nghiên cứu và ứng dụng (anh đé o thèm nói đến trường chuyên, lớp chọn với trường thường) thì 4C cứ quẩn quanh tranh luận chuyện IQ với lại giáo dục. Thật đúng là ông nói gà bà nói vịt. Đến đây 4C có thể thắc mắc, môi trường phát triển khoa học kỹ thuật nó đé o từ giáo dục mà lên thì nó từ cái đé o gì? Nói như vậy không sai, nhưng căn bản nguồn gốc của nó vẫn từ ý thức tư duy xã hội.
Chẳng hạn anh nói thế này, chừng nào cái tâm lý háo danh ti tiện của người Việt còn tồn tại, chạy theo bằng cấp ảo mà không dựa trên thực lực thì có đầu tư cho lắm hạ tầng giáo dục cũng vứt đi thôi. Chuyện chạy điểm, mua điểm, chạy bằng, mua danh hiệu ngày mỗi ngày lại càng phổ biến. Trong khi đó, nếu xã hội dựa trên một nền tảng mà mỗi con người đều tự trọng và ý thức với những thành quả phấn đấu của bản thân, người dành được nó cảm thấy tự hào vì mình dành được với khả năng thực của chính mình thì tự khắc sẽ có một cái gốc phát triển tri thức lành mạnh. Vậy vấn đề ở đây đé o phải là đầu tư hạ tầng đóng vai trò quyết định, mà là ý thức xã hội mới là chủ yếu.
4C nào ở trên nói, đưa ra con số 300 m USD để phổ cập giáo dục công bằng, anh đọc xong mà thấy hài đé o tả. Một nền giáo dục về bản chất không phải chỉ dựa vào số trường, số lớp. Mà giáo dục ở đây phải dựa trên cái gốc của nó, tức là thầy và trò. 4C nói cần 300m để xây trường trong 10, 15 năm. Ừ cứ cho là 4C xây được trường, mua được bàn ghế, nhưng anh thử hỏi cần bao nhiêu m và bao nhiêu năm để đào tạo được một đội ngũ làm thầy, có trình độ và đạo đức để giáo dục được cái tổng số 15 tr học sinh sinh viên cho nó xứng với tầm thầy???? Đe` o mẹ 4C, anh sợ rằng có vài chục tỷ USD chăng nữa, muốn làm được cũng phải mất non nửa thế kỷ. Nhưng dẫu có những thứ đó chăng nữa mà ý thức xã hội không thay đổi, thì thậm chí câu trả lời còn là never.
Ý thức xã hội trọng đãi nhân tài phải là một môi trường biết trọng vọng, trân trọng tài năng và tạo điều kiện để tài năng phát triển. Đến lượt nó, tài năng lại quay lại và tạo ra giá trị lớn hơn cho xã hội, so với mức đầu tư ban đầu của nó. Đó chính là nguyên tắc và động lực phát triển không ngừng của xã hội hiện đại. Một nghiên cứu gia trẻ ở Mỹ, đến 30 tuổi nếu thực sự có tài thì đã có thể có cơ hội tiếp cận với những nguồn tài trợ có ý nghĩa để phục vụ việc nghiên cứu của mình, đến năm 40 là đã có thể có những thành tựu lớn đóng góp cho xã hội. Đầu tư cho nghiên cứu luôn đem lại giá trị vượt trội gấp rất nhiều lần. Anh đơn cử ví dụ tổng chi phí nghiên cứu sản xuất Viagra có nhõn 15 tr, nhưng đến giờ lợi nhuận của sản phẩm này đã là hàng tỷ, và trong tương lai còn là hàng tỷ tỷ USD nữa. Ngay cả những người như anh, thận tốt máy khỏe, nhưng rồi cũng phải tính đến chuyện uống Viagra thôi để khi đứng tè khỏi ướt quần. Nhìn thế đủ thấy lợi ích thu về khi dám và quyết đi đến cùng trong một xã hội trọng tri thức sẽ có giá trị đến thế nào. Trong khi đó, ở Việt Nam, một người cứ cho là có khả năng, dẫu có đến 50 tuổi cũng chưa chắc gì có lấy một mảy may cơ hội. 4C đừng bao giờ nói với anh về nguồn tiền tài trợ nghiên cứu từ ngân sách. Anh buồn. Anh là một trong những người luôn có chủ trương, tiền hiện tại tập trung càng ít vào nhà nước càng tốt và để trong dân càng nhiều càng tốt. Tiền từ ngân sách chưa bao giờ đến được với những nghiên cứu đích thực. Hãy xem 30 năm qua, thành tựu nghiên cứu của Việt Nam có những gì? Chưa đến được những nơi đáng ra phải đến thì nó đã teo biến toàn bộ trên đường đi. Trong một bối cảnh đáng thất vọng như thế, chỉ có thể hy vọng đến nguồn lực từ xã hội. Nhưng văn hóa Việt Nam chỉ nghiêng về bằng cấp. Người ta có thể chi rất nhiều tiền để chạy chọt điểm cho con cái, hoặc nhiều hơn nữa để mua lấy một cái bằng, nhưng chi tiền để tài trợ cho một hoạt động nghiên cứu, cho những người có khả năng thì hình như, hầu như chưa bao giờ có. Lác đác có vài người tâm huyết và nghiên cứu, thì hầu như họ đều phải bán nhà bán cửa, bị xã hội gọi là thằng hâm để theo đuổi hoài bão và niềm say mê của mình. Trong một nền văn hóa như thế, một xã hội như thế, đâu là hy vọng để khoa học và tri thức thực sự, tiền đề và động lực căn bản của xã hội phát triển?
Giờ anh cũng loạn bàn phát với 4C về trường chuyên lớp chọn. Anh thì cũng chẳng mất công để mà ngồi bàn luận với 4C rằng nên phổ cập trường chuyên thành trường thường. Đe`o mẹ nghe nó vĩ mô và viển vông hệt mấy thằng hoang tưởng. Chuyên mà thành thường thì đã đé o thể gọi là chuyên. Tây cũng vậy mà ta cũng thế, bao giờ chẳng cần có sự phân biệt giữa tài năng và em chã. Để tài năng ngồi cùng chỗ với em chã thì nó cũng chỉ mai một cụ nó tài năng đi mà thôi. Nhưng cái mà anh thấy đáng ra nên phổ cập, lại là ý thức của những thằng học chuyên so với ý thức của những thằng học trường thường. Cái này có thể chỉ là kinh nghiệm của bản thân anh, và một số ít bạn bè anh nên anh cũng không dám nói rộng. Nhưng theo quan điểm của anh, những thằng học chuyên thường nó có ý thức và lòng tự trọng rất cao trong học tập. Học là học thực, phấn đấu thực chứ đé o phải dựa dẫm và ỉ lại. Ngoài ra, giáo viên dạy các lớp đó cũng thường có khả năng và phẩm chất đạo đức tốt hơn. Nhân đây nói sang cả chuyện học toán. Anh thì anh đánh giá, một xã hội phát triển phải dựa trên những cái đầu biết tư duy lô gíc. Toán học và các ngành học tự nhiên cơ bản phải được chú trọng. Học sinh khối A luôn có tỷ lệ thành công sau này vượt cao hơn các khối khác. Đó là một thực tế. Nghiên cứu và phát triển, thậm chí có là phò phạch như cái ngành xã hội học chăng nữa mà không biết chút ít về toán cũng coi như đi đứt, không nói gì đến những lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao như công nghệ sinh học, viễn thông, thông tin hay vật lý ứng dụng. Có thằng nào không biết cộng trừ mà lại thành công bao giờ?
Chị tâm sự với chú langkhach một tí nhá. Rất đồng ý với chú là muốn có khoa học kỹ thuật phát triển thì phải đầu tư vào con người, vào nhân tài.
Ngày xưa chị mày chót yêu viện sĩ Vật lý nên chị cũng lây mất cái tâm huyết của anh ý. Cho nên từ gần chục năm nay chị rất chú ý đầu tư vào khoa học kỹ thuật. Muốn nghiên cứu được cái này cái kia, muốn làm được những công trình cả trăm triệu USD thì phải có những tập thể mạnh. Mà tập thể mạnh thì phải có các cá nhân mạnh.
Chính vì thế chị rất chú trọng tìm, đào tạo và phát triển nhân tài. Tìm nhân tài qua nhiều cách, từ việc về các trường tới qua giới thiệu, tuyển dụng v.v . Tìm được rồi thì phải đào tạo và phát triển người ta thông qua công việc. Giao việc, lương cao đã đành, rồi còn phải giao việc khó, việc trong nước không đủ khó thì lạy lục Tây để đưa chúng nó ra nước ngoài làm việc. Người tài không thích cái gì dễ nên phải tạo điều kiện cho người ta cọ xát.
Đào tạo phát triển rồi cũng đến lúc phải sử dụng người tài. Để có được một kỹ sư cứng như vậy là phải năm bảy năm chứ không ít. Chị không cần họ phải nợ chị cả đời. Chị hao tâm tổn sức như vậy nhưng chỉ muốn rằng ít nhất có thể cộng tác với nhau năm mười năm, rồi lớp sau lại thế chân lớp trước, lớp trước lại bước vào tầm cao mới, cùng tập hợp trí tuệ thì mới mong làm việc lớn được. Bắt đầu là làm những công trình lớn, rồi tiến tới nghiên cứu lớn, từ đó phát triển thành tổ hợp nghiên cứu đa ngành nghề phục vụ công nghiệp, quốc phòng, phát triển đất nước, đại khái thế. Phải tiến từng bước, làm tốt từ việc nhỏ đến việc lớn thì mới có khoa học kỹ thuật phát triển được. Cho nên chị rất giận thằng langkhach chẳng hiểu cái đếo gì vào kêu gào ầm ĩ.
Nhưng đành phải chua chát mà thấy rằng đầu tư vào con người là đầu tư vào các cái đầu biết đi. Mà trong hoàn cảnh Việt Nam, các cái đầu biết đi này còn không có đạo đức, văn hoá nữa. Khó khăn như vậy nên từ đào tạo được các cá nhân mạnh đến xây dựng tập thể mạnh tưởng chừng như dễ dàng nhưng lại là cái khó nhất.
Người Việt điển hình lúc nào cũng nghĩ rằng mình giỏi và có thể làm được cái này cái kia mà họ không hiểu rằng nhiều thằng như thế tập hợp lại thì sức mạnh tổng hợp sẽ còn lớn hơn sức mạnh của tất cả các cá nhân đó cộng lại. Bọn Tây nó gọi cái này là Synergy thì phải, 1 + 1 = 3. Cũng có thể vì vốn sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó nên cậu nào cũng muốn thu vén cho cá nhân chứ không chịu ở trong một tập thể.
Cho nên, chị mới nói với thằng langkhach là kêu gọi trọng dụng người tài hay một bước cao hơn nữa là trọng dụng người tài vẫn không đảm bảo được sự thành công, phát triển khoa học kỹ thuật đâu. Làm những việc như vậy là xây ngọn mà quên đi cái gốc để phát triển khoa học kỹ thuật là văn hoá.
Công nhận bạn ở Tây, ăn cơm Tây nên văn minh nhỉ. Nhưng tớ thưa bạn là bạn không thể so sánh đĩa cơm sườn bì của các bác ở quê với bbq ở canteen trường bạn được nhé, vì cái bbq ở canteen trường thì nó cũng giống như mấy quán cơm bụi sinh viên ở Việt Nam thôi ạ, chủ yếu là nhanh và rẻ để phục vụ sinh viên, không giống như cơm nhà được bạn ạ.
Thứ hai là các bạn Tây rất thích cho bơ, pho-mát và các loại creme vào món ăn, nên không có chuyện Tây ăn thanh hơn mình đâu ạ. Ví dụ là cái burger của bạn, 1/3 của nó là rau nhưng 1/3 khác thì lại toàn kem với sốt chan vào thôi, mà cái chỗ sốt đấy thì béo hay gầy hả bạn?
Thứ ba bọn Tây hay ăn rau sống, còn Việt Nam lại nhiều món luộc xào các kiểu, công nhận phức tạp nhỉ. Nhưng Việt Nam mình là nước nhiệt đới, có nhiều loại rau mà Tây ứ có, nên nó có muốn làm như mình cũng không được nhé. Nó nhiều các loại rau xứ lạnh như cà rốt, xà lách..v..v..chả đem ăn sống thì sao ạ? Ở Tây không đem súp lơ hay khoai tây ra ăn sống, cũng như Việt Nam không đem rau xà lách ra nấu mà là trộn ăn sống giống như Tây đấy ạ.
Cuối cùng là bạn đừng đem so sánh bữa ăn nhanh của bạn với bữa cơm Việt Nam rồi chê Việt Nam nấu nướng phức tạp và nhiều công đoạn nhé. Bữa cơm 1 đĩa hỗn hợp hay là burger với khoai tây của bạn ứ đem so được đâu, lệch lạc lắm. Nếu muốn so thì đem so một bữa cơm Tây hoàn chỉnh, gồm các món từ khai vị, món chính, món tráng miệng, các loại bánh mỳ, bánh ngọt, các loại đồ uống..v..v..sẽ thấy là nó không hề đơn giản. Cái làm cho món Tây nấu có vẻ đơn giản và nhanh hơn chính là mọi thứ đều được chế biến sẵn rồi, còn Việt Nam mình thì phải chuẩn bị từ A đến Z bằng nguyên liệu thô, vậy thôi.
Nói chung món ăn cũng là văn hóa, đã là văn hóa thì nó thuộc về đặc thù của mỗi quốc gia, chẳng nơi nào giống nơi nào, thế thì người ta mới cần giữ bản sắc dân tộc chứ ạ, không có đi đến chỗ nào cũng thấy giống hệt nhau thì monotone khó chịu chết. Việc người này thích món này, người kia thích món khác là chuyện bình thường, không phải vì mình không ăn được mà mình chê nó dở, vì những người khác vẫn thấy ngon cơ mà. Nhưng bạn Hai mươi ba ứ biết thế nào là món ăn ngon Việt Nam theo đúng nghĩa, mới ăn cơm Tây được mấy năm đã đem cơm Việt ra chê thì mình thấy buồn cho bạn quá.
Đơn giản là đứng ở những nấc thang khác nhau sẽ có tầm nhìn và quan điểm khác nhau. Người có tiền nghĩ khác người ko có tiền, kẻ có quyền nghĩ khác kẻ bị sai khiến, người lo nghĩ khác người làm... Miễn là đứng trên quan điểm nào, tùy vào vị trí mà vận dụng và đạt được thành tựu cho mình thì đã là tốt rồi.
Khi mỗi cá nhân phát huy được sở trường của mình sẽ kéo theo của cả tập thể. Tầm quan trọng của mỗi cá nhân ko tùy thuộc vào vị trí của anh ta thấp cao, mà tùy thuộc vào ...
.
Cả Joker và Evil đều có lý, nếu đặt vào hệ quy chiếu của riêng từng người. Bởi ko có ai hoàn thiện, nên xét ở góc độ nào cũng có hay cái dở. Cơ bản là khi đứng ở những nấc thang khác nhau trong xã hội, tự khắc mỗi cá nhân sẽ kiến tạo những quan điểm và tầm nhìn khác nhau. Nhưng quan trọng hơn là quan điểm ấy, tầm nhìn ấy thích hợp đến mức độ nào với vị trí đang đứng, để đem lại thành công.
Có một điều dường như luôn đúng, là chưa bao giờ tồn tại một quan đểm duy nhất, ở Tây cũng như ở Ta, trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả trong khoa học chính xác. Lại càng ko bao giờ chỉ có duy nhất một quan điểm ở chốn TàLaTùmLum này.
Trước hết, các bác phải phân biệt thế nào là "quản lý". Trong trường đại học ở Mỹ, nếu tính bậc cao nhất, thì thường có 2 chức president và provost. Nếu gọi president là quản lý thì phe bác Phỉ, bác Joker nói tương đối đúng. Nếu provost là quản lý thì phe bác Vìu, bác Mac nói đúng.
President mang chức năng đối ngoại, nôm na là đi xin tiền, quảng bá thương hiệu. Thằng president vì thế thường là thằng làm chính trị và/hoặc kinh tế ra. Ví dụ thằng president (vừa mất chức) của Harvard đã làm ở Wall Street nhiều chục năm.
Provost mới là thực sự quản lý nhân sự, phương hướng nghiên cứu và các phương diện academic khác. Thằng provost vì thế thường là các established professors. Thằng provost của Harvard hiện nay là một giáo sư Y Khoa rất giỏi.
Gần tương tự như thế, các chức department chairs và school deans đều được nắm giữ bởi các giáo sư giỏi (không nhất thiết là xuất sắc, nhưng chắc chắn là giỏi). Bởi vì họ phải là "người trong nghề" mới hiểu biết sâu sắc về văn hóa, sinh hoạt, quan hệ trong giới academic. Có điên mà đi tìm một thằng "quản lý" về quyết định tenure promotion, giải quyết chia phần trăm grants, hay xét distinguished professorship, vì thằng đấy đ éo biết gì về impact factors, publication counts, grant proposals, academic mafia and trikeries, ...
Các bác không tin thì cứ tự gúc ra xem provosts, deans, department chairs của MIT, Stanford, Harvard, Berkeley, ... có phải là established professors với cả trăm papers không. Nếu không thì cứ treo em lên cột điện.
Cũng tương tự như thế, ở các phòng labs thì các division directors và vice president of research đều là các nhà khoa học thành danh. Một lần nữa, không hẳn là nhà khoa học cỡ Nobel prize winners (vì bọn nó không có thời gian và hứng thú làm việc này), nhưng chắn chắn là thành danh, vì họ cần làm quản lý nội bộ. Các bác cứ gúc xem lab directors và vice presidents of research của Intel, IBM, Google, Microsoft, Bell Labs, ATT Labs, BLNL, Los Alamos, CERN, ... xem em nói có đúng không. Không đúng em xin đi bằng đ ít.
Trong khi đó, thằng lab director thì không nhất thiết phải là nhà khoa học thành danh vì nó phải đi làm đối ngoại (quan hệ với cấp trên cũng là đối ngoại). Bọn này cần biết thị trường, marketing, fund raising, ... cái mà các scientists thường không thích hoặc không có khả năng làm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~`
Em ít thấy (ngoài Mỹ) bọn nào tự hào về khả năng quản lý các viện khoa học, đại học. Có thể 1 số nơi thành công (thế nào là thành công?) nhưng so sánh với việc hàng trăm hàng nghìn thành công ở các thể loại quản lý trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, cộng đồng khác thì nên công nhận việc quản lý các nhà khoa học (trong các viện nghiên cứu, các trường đại học) là ngạch riêng. Các bác em đâm đầu vào cái thể loại khó nhằn nhất: lợi nhuận khó thấy, bên cạnh tác động cổ điển như nhà nước và thị trường thì còn lại dính đến hàn lâm nữa, thì đến khi nào khóa được cái topic này đây?
Lý thuyết của chị joker (ô, em cứ tưởng anh) áp dụng vào các ngành khác còn lắm thằng chọc ngoáy, đem đến ổ của các thể loại bảo thủ (vâng, các viện sĩ đôi khi cũng rất bảo thủ), thì chờ đến tết Công gô mới thấy tác dụng. Có lần tay bộ trưởng kinh tế trẻ tuổi đăng đàn trước viện Hàn lâm, nói hớ 1 câu đại loại là tôi nhìn thống kê 2-3 năm gần đây, các vị nghiên cứu ra thành quả ít mà tiêu tiền Nhà nước thì nhiều... Đấy là cách nhìn của một nhà quản lý kinh tế, nhưng lại nói thẳng ra trước mặt các bô lão, ở Tây nó cũng gọi là hỗn, y rằng các cụ phản đối, tuần sau cu kia phải viết thư xin lỗi. Năm ngoái bộ GD nước XYZ định thay đổi cơ chế quản lý các trường đại học, bỏ ban giám hiệu, thay bằng ban giám đốc, thay đổi căn bản nhất là quyền quyết định tư duy chiến thuật sẽ to hơn cả các thể loại trưởng khoa. Đã có 1 đống nghiên cứu của viện Hàn lâm (và tham khảo 2-3 topic viết cãi nhau trên TL) từ vài năm trước chống lưng, nghĩa là bộ đưa ra bằng chứng hiệu quả từ 5 hệ thống giáo dục khác của EU. Thế nhưng năm nay cãi nhau vẫn chưa xong.
Đấy là những ví dụ thực tế khi mà có sự vô lý là các viện các trường không muốn phụ thuộc tài chính từ nhà nước, thích ngày càng nhiều sự tự do trong các quyết định nhưng không (muốn) bị xác định trách nhiệm trong những quyết định đấy. Thế mới cần phải thằng quản lý giỏi, nó chỉ cho là các cậu bớt hợm hĩnh đi, bớt bảo thủ đi, chúng tớ sẽ kiếm tiền, kiếm hợp đồng, kiếm danh tiếng cho,... và như thế thì chúng tớ sẽ quyết định cả việc cuối năm thằng trưởng khoa được bao nhiêu tiền thưởng, dựa trên hiệu quả của khoa nó (các cậu đừng tưởng tớ không hiểu nano là cái gì mà tớ không đánh giá được dự án các cậu làm được đến đâu, hiệu quả xử dụng thiết bị ra sao...)
Kỹ năng quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cũng giống như hai hình tháp lồng nhau, quay đầu vào nhau.
Quản lý ở tầng thấp thì đòi hỏi nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết công việc. Quản lý ở tầng trung thì gắn với khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn để xốc vác đội ngũ. Quản lý ở tầng cao hơn thì lại đòi hỏi nhiều hơn về kỹ năng điều hành, phối hợp. Quản lý ở tầng cao hẳn thì có khi chẳng cần tý chuyên môn nào. Nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết của quản lý cấp cao là mang lại thành công/lợi nhuận cho tổ chức, đánh bóng hình ảnh công ty và mang về những hợp đồng/tài trợ lớn, chứ đâu phải ngồi đó mà tính dăm ba chuyện lẻ tẻ.
Post a Comment